bản tin logistics - gemadept.com.vn · nhà bán lẻ quần áo trẻ em gymboree sẽ đóng...

21
SỐ 57 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2018 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 03/2018 5. Công ty Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 57

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2018

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 03/2018

5. Công ty Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

ÁP DỤNG BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG: LỢI HAY HẠI?

Chuỗi cung ứng là một ngành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và Omnichannel – bán lẻ đa kênh, các nhà bán lẻ bắt buộc phải suy nghĩ nhanh, hành động nhanh về cách khai thác sức mạnh của công nghệ để tăng hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp của mình. Cũng vì lí do đó, chuỗi cung ứng không còn là ‘chức năng hành chính – back office’, mà đã trở thành một hệ thống then chốt để tạo sự minh bạch và nhanh nhạy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Báo cáo từ Accenture – Is Blockchain the new Internet? – mới đây đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về khả năng của Blockchain để loại bỏ sự phức tạp từ các chuỗi cung ứng toàn cầu và tối ưu hóa dòng chảy hàng hoá và tài chính để đạt được sự xuất sắc trong lĩnh vực Logistics.

Lợi ích của Blockchain tập trung vào ba trụ cột chính: minh bạch, không thay đổi và an ninh.

Dễ dàng theo dõi hành trình của sản phẩm

Việc đưa hàng giả vào chuỗi cung ứng là một trong những mối quan tâm hiện nay của các nhà quản trị. Theo tổ chức bảo vệ IP, FACT, chi phí này cho các doanh nghiệp châu Âu rơi vào khoảng 300 tỷ Bảng Anh mỗi năm. Hàng giả có thể bao gồm thực phẩm, máy móc và phụ tùng ôtô, hóa chất, thuốc, đồ chơi, sữa cho trẻ sơ sinh, dụng cụ y tế, nước hoa và túi xách dưới dạng hàng hoá giả mạo không hợp lệ, bị lỗi hoặc nguy hiểm.

Ngoài chi phí này, khách hàng cuối cùng ngày càng đòi hỏi những thông tin thời gian thực về vị trí gói hàng trong chu kỳ phân phối. Blockchain có thể tạo ra một “danh tính số” cho từng mục hoặc lô hàng, sử dụng các mã nhận dạng mật mã như các thẻ bảo mật Graphene được sơn 2-D, có thể dễ dàng đọc bằng điện thoại thông minh, hoặc các số series. Khi các mặt hàng di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng – từ nguyên liệu, đến các linh kiện, hàng lắp ráp, đến thành phẩm, đến phân phối khách hàng cuối cùng – những thẻ này có thể được theo dõi để xác định xuất xứ và tính xác thực. Cuộc hành trình này có thể được ghi lại bởi các ‘nhân chứng’ đáng tin cậy ở những điểm chính trên đường đi và không thể thay đổi được một khi đã ghi vào Blockchain. Tại thời điểm giao hàng, bất kể từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ hay nhà bán lẻ đến khách hàng, người nhận có thể kiểm tra xem lịch sử của mặt hàng đó có phù hợp với tuyên bố ban đầu của người bán hay không. Do đó, chúng ta có một hồ sơ chứng minh thời gian thực, có thể kiểm soát được và không thể giả mạo về hành trình đầy đủ của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng thông qua chuỗi cung ứng.

Thanh toán phù hợp với tiến độ

Tất nhiên, sự chuyển động của hàng hoá này liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng tài chính, chảy theo hướng ngược lại – từ khách hàng đến nhà cung cấp. Tài chính chuỗi cung ứng là một ngành công nghiệp có quy mô lớn, với 2 nghìn tỷ đô la trong các khoản thanh toán có tính thanh toán cao trên toàn cầu. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại nhiều lỗi cũng như chưa hoạt động thực sự hiệu quả. Đáng chú ý nhất là do những rủi ro về đối chiếu sự đồng nhất trong quá trình xử lí thủ công giữa các đơn đặt hàng thanh toán và hóa đơn. Quá trình này không chỉ dễ bị lỗi, mà còn tốn nhiều thời gian, tốn kém và chịu sự chậm trễ do sự khác biệt giữa các hệ thống thanh toán bù trừ.

Trong bối cảnh này, các hợp đồng thông minh được kích hoạt bởi Blockchain có thể theo dõi quá trình của sản phẩm, từ giai đoạn sản xuất đên khi giao hàng thông qua chuỗi cung ứng và giải phóng các khoản thanh toán cho các chủ hàng hoặc nhà cung cấp trong từng giai đoạn. Điều này làm mất đi sự cần thiết phải đối chiếu thủ công, bất kể có bao nhiêu bên tham gia trong chuỗi. Điều này cũng cho phép các nhà bán lẻ thanh toán theo giai đoạn hoặc các khoản thanh toán từng phần cho các đối tác khi sản phẩm của họ được vận chuyển đến địa điểm cuối cùng

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Tiền đề cho sự phát triển

Như trong nhiều ngành công nghiệp khác, việc sử dụng Blockchain đang bị cản trở do thiếu các nhà phát triển có chuyên môn để tạo ra các giải pháp cụ thể cho ngành. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi, với sự xuất hiện của các cộng đồng mới đang phát triển các công cụ tùy biến cho các doanh nghiệp nhanh hơn và rẻ hơn bằng việc sử dụng mã nguồn mở Blockchain.

Với sự tham gia của những “người chơi lớn” trong ngành công nghiệp, sự phát triển của công nghệ và sự cải thiện của chính sách đang ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa sự đổi mới và hiện thực. Với ý nghĩ này, chúng ta có thể thấy công nghệ này thực sự sẽ “cất cánh” và o năm 2018. Các công ty như Deloitte và IBM đã giới thiệu các dịch vụ cung cấp chuỗi cung ứng chuyên dụng cho các doanh nghiệp, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề minh bạch sản phẩm.

Các giải pháp sẽ tiếp tục phát triển khi nhu cầu ngày càng tăng kích thích cho việc phát triển các khả năng sáng tạo và công nghệ cao hơn. Trong thế giới kết nối toàn cầu ngày nay, sự đổi mới này sẽ là chìa khóa cho chuỗi cung ứng tận dụng những lợi thế cạnh tranh và giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp cạnh tranh.

Ngày 23/4/2018, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã thành lập Chi hội Blockchain nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong các hoạt động kinh tế. Trong giai đoạn đầu, Chi hội Blockchain sẽ ưu tiên hoạt động tư vấn, phản biện các chính sách và quy định pháp luật nhằm tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain.

Hiện nay, hai lĩnh vực thu hút sự quan tâm cao của xã hội cũng như cộng đồng kinh doanh là truy xuất nguồn gốc xuất xứ nông sản và logistics. Ứng dụng công nghệ blockchain sẽ nâng cao hiệu quả của hai lĩnh vực này.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

AMAZON, FACEBOOK, ALIBABA MANG BÃO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẾN VIỆT NAM

Bán lẻ Việt Nam được dự báo là phải chống chọi với cơn bão TMĐT (e-commerce) tăng trưởng phi mã.

Cú sốc từ Mỹ

Thông tin Walgreens - chuỗi dược phẩm lớn nhất tại Mỹ thành lập năm 1901 và đang vận hành hơn 8.000 cửa hàng tuyên bố sẽ đóng 600 cửa hàng trong năm nay đang gây sốc với nhiều người trong lĩnh vực này.

Những cửa hàng Walgreens thường tọa lạc ở nơi rất thuận tiện cho khách vào mua sắm, nên dù sự tiện lợi khiến khách hàng phải trả giá cao hơn khoảng 50% so với các cửa tiệm Walmart, Target hay cửa hàng bán thực phẩm khác, song người tiêu dùngvẫn thường ghé vào Walgreens bởi sự hấp dẫn của những chương trình giảm giá thức ăn ngũ cốc, sản phẩm trang điểm, xà bông cục, xà bông lỏng và các loại kem dưỡng da,… Không gian hạn chế của tiệm thuốc tây khiến Walgreens thường xuyên giảm giá hàng hóa để dành chỗ cho sản phẩm mới.

Thế nhưng, trong cơn bão phá sản hàng loạt của các thương hiệu bán lẻ ở Mỹ, Walgreens không tránh khỏi thiệt hại. Theo thống kê của Business Insider, Walgreens chỉ đứng sau hãng bán lẻ đồ chơi Toys R Us - tên tuổi cũng vừa tuyên bố phá sản - về số lượng cửa hàng sẽ đóng cửa trong năm nay (600 cửa hàng).

Business Insider cũng phân tích, tỷ lệ đóng cửa làm rung chuyển ngành bán lẻ năm 2017 ở Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng trong năm nay, dự kiến hơn 3.800 cửa hàng. Trong đó, nhiều cửa hàng đã đóng cửa hoặc đang trên bờ vực đóng cửa. Ví dụ, Walmart đã đóng 63 cửa hàng của Sam's Club vào đầu năm nay. Nhà bán lẻ quần áo trẻ em Gymboree sẽ đóng 350 cửa hàng. Children's Place dự kiến đóng 144 cửa hàng vào năm 2020. Target sẽ đóng 12 siêu thị. Danh sách hãng bán lẻ đóng cửa tiếp tục kéo dài với nhiều tên tuổi lớn, như: GAP, Kmart, Michel Kors, Best Buy…

Và thủ phạm gây ra kết cục bi thảm này đã được chỉ ra, đó là các công ty kinh doanh trực tuyến.

Đến Việt Nam

Những gì diễn ra ở Mỹ khiến giới phân tích trong ngành rùng mình về trận địa bán lẻ ở Việt Nam. Theo họ, Việt Nam đi sau thế giới khoảng 15 năm, đang ở giai đoạn thâu tóm và mở chuỗi. Rõ nhất là lĩnh vực phân phối, bán lẻ dược phẩm thời gian này khi hàng loạt tên tuổi bán lẻ điện máy đi thâu tóm chuỗi dược phẩm nhỏ và thể hiện bản thân trong trận địa mới.

FPT Retail, sau khi mua chuỗi nhà thuốc Long Châu, tuyên bố sẽ mở khoảng 400 cửa hàng trong vòng 4 năm tới. Theo đó, 80% khách đến chuỗi này là bệnh nhân, tìm thuốc chữa bệnh, chứ không phải sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) mua đứt lại CTCP Chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang sở hữu khoảng 20 cửa hàng bán lẻ dược phẩm quy mô trung bình tại TP. HCM. So với FPT Retail, MWG có vẻ thận trọng, chậm rãi hơn vì xác định đây là lĩnh vực hoàn toàn mới. Nhiều khả năng MWG chỉ tham gia lĩnh vực này với định hướng trung dài hạn. Trước mắt, họ tập trung nguồn lực để mở rộng chuỗi Bách hóa xanh, một tham vọng mới ở thị trường phía Bắc khi thâu tóm Điện máy Trần Anh.

Nhìn lại, thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam mới thực sự nở rộ khoảng 10 năm trở lại đây. Đây là lý do dẫn đến nhiều mối lo khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Nhất là khả năng sụp đổ kênh phân phối bán lẻ truyền thống cũng như hiện đại do sự xuất hiện và thâu tóm của các “ông lớn” bán lẻ từ nước ngoài. Mối lo vẫn còn lớn ngay cả khi thực tế cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã từng bước thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường này.

Tuy nhiên, cú sốc từ Mỹ và những gì bán lẻ thế giới đang đối mặt báo trước viễn cảnh không mấy vui của bán lẻ Việt Nam trước cơn bão lớn có tên thương mại điện tử.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Ngạt thở bởi Amazon, Facebook, Alibaba

Sau khi các hãng bán lẻ trực tuyến càn quét thị trường thế giới, cùng với một số nước mới nổi ở châu Á, Việt Nam trở thành tâm bão.

Mặc dù Amazon vào Việt Nam chưa rõ nét, nhưng với mô hình họ đang làm ở thị trường Mỹ, có thể thấy cách họ đánh bại các nhà bán lẻ hàng trăm năm tuổi như thế nào. Không chỉ bán online, Amazon làm cả cửa hàng tiện lợi Amazon Go. Sẽ khó phân biệt Amazon Go với các cửa hàng tiện ích thông thường, vì có đủ các thứ, từ đồ ăn sẵn, thức uống và các đồ dùng hàng ngày. Khác biệt ở chỗ, khách hàng sau khi chọn được đồ không phải xếp hàng chờ thanh toán, không phải trả tiền hay quẹt thẻ. Sự dễ dàng của Amazon Go đã ghi điểm trong mắt người tiêu dùng hiện đại.

Để vào cửa Amazon Go, các giá để hàng ở đây đều gắn thiết bị cảm ứng, khi khách hàng chọn món đồ đó hoặc không, thiết bị sẽ thêm hoặc bớt trên hàng trên giỏ. Khi khách hàng bước chân ra khỏi cửa hàng cũng là lúc hoá đơn điện tử được thiết lập và tiền được trừ từ tài khoản của khách hàng.

Thực tế, ngoài nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, giá hấp dẫn, tối ưu hóa dịch vụ, các nhà bán lẻ truyền thống đã tạo ra sự tiện lợi hơn cho khách. Hầu hết hãng bán lẻ đều có trang web riêng để phát triển mảng kinh doanh trực tuyến cùng với bán hàng tại cửa hàng. Thậm chí, họ thâu tóm các trang thương mại điện tử chuyên biệt để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.

Minh chứng, Central Group sở hữu bán lẻ điện máy Nguyễn Kim mua Zalora, một website thương mại điện tử chuyên về thời trang. Một số nhà bán lẻ tự xây dựng trang thương mại điện tử của riêng mình, như Aeon có AeonEshop với ưu thế hàng Nhật chất lượng. Hay Lotte Mart cho ra đời các trang Lotteshop chuyên bán thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc chính hãng và trang mua sắm tổng hợp Lotte.vn. Adayroi của Vinmart (Vingroup). MWG đang chiếm 10% thị phần bán hàng online, nhiều hơn cả Lazada và Zalora và trở thành tên tuổi dẫn đầu liên tục trong danh sách nhà bán lẻ online từ năm 2011 đến nay. Hiện MWG còn đầu tư trang Vuivui.com, nhưng phải đến năm 2020, trang này mới trở thành động lực tăng trưởng cho MWG. Lúc này, bán hàng tại các chuỗi vẫn là nồi cơm chính của MWG.

Tuy nhiên, với cách mở rộng liên tục nhiều cửa hàng nhằm tiếp cận khách hàng nhanh nhất của một vài tên tuổi lớn hiện nay khiến giới phân tích lo ngại họ sẽ phải co lại sau 7-10 năm hoạt động, thậm chí phá sản hàng loạt như ở Mỹ.

Trong khi đó, mặc kệ Amazon, các hãng công nghệ của Trung Quốc đang tỏ ra nguy hiểm hơn. Lazada (thuộc Alibaba) đã mở rộng hoạt động tại nhiều thị trường Đông Nam Á, trong khi Tencent Holdings lại hỗ trợ Shopee, hãng đang giành thêm khách hàng nhờ dịch vụ vận chuyển miễn phí và Tiki, vốn mới nhận được khoản đầu tư lớn từ JD.com. Đặc biệt, một cách gián tiếp, hàng triệu người Việt bán hàng qua Facebook cũng khiến cửa hàng bán lẻ truyền thống chao đảo.

Chi phí thuê mặt bằng cao, sử dụng nhiều nhân công và không mạnh về công nghệ là những điểm yếu của ngành bán lẻ truyền thống. Ngược lại, đối với hình thức mua hàng trực tuyến, khách hàng chỉ được xem hình, video, hay xem các bình luận để thẩm định chất lượng hàng hóa. Với một số người thì dường như chưa đủ thỏa mãn. Sự có mặt kịp thời của Amazon Go với sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu, được cho là mô hình bán lẻ kiểu mới, sẽ chiếm trọn trái tim người dùng. Đó là mô hình các nhà bán lẻ Việt Nam phải tính đến nếu không muốn bị nuốt chửng.

Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn năm 2018-2020. Cụ thể, với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng ngàn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Báo cáo của Statista ước tính, tổng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 4 tỷ USD vào năm 2020, chiếm dưới 2% so với tổng doanh thu bán lẻ truyền thống. Nếu so với năm 2017, chỉ số này lần lượt là hơn 1 tỷ USD và chưa tới 1%.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN IMO

Ngày 30/03/2018, Thứ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 633/QĐ-BGTVT Ban hành Kế hoạch thực hiện các công ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải mà Việt Nam là thành viên và triển khai gia nhập các văn kiện của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

Theo đó, xác định nội dung các công việc phải thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Vụ, Cục và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong việc thực hiện các công ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải mà Việt Nam là thành viên và triển khai gia nhập các văn kiện của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên, quốc gia có cảng, quốc gia ven bờ và quốc gia có tàu mang cờ. Đồng thời, bảo đảm phù hợp theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tiễn của xã hội Việt Nam.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

TÀU NƯỚC NGOÀI QUA LÃNH HẢI VIỆT NAM PHẢI ĐÚNG LUỒNG TUYẾN

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2018/NĐ-CP về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hoặc tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác không vì mục đích thương mại đi qua lãnh hải và nội thủy, để vào cảng biển Việt Nam phải hành trình đúng tuyến luồng và thực hiện thủ tục tàu thuyền theo quy định.

Bên cạnh đó, tàu thuyền đi qua lãnh hải và nội thủy Việt Nam nhưng không đến cảng biển Việt Nam thì thuyền trưởng của tàu thuyền đó phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải khu vực biết về lý do, mục đích tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam trong các trường hợp sau đây: Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu; tránh, trú bão; thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn...

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/04/2018.

QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC BẾN CẢNG THUỘC CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Ngày 03/4/2018, Thứ trưởng Bộ FGTVT đã ký Quyết định số 652/QĐ-BGTVT công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

Theo Quyết định, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện quản lý, khai thác bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng năm tổ chức cập nhật, trình Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam; Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong tổ chức quản lý, khai thác và công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 480/QĐ-BGTVT.

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Ngày 22/09/2017, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGTVT về một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về phụ tùng của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cụ thể:

- Quy chuẩn số QCVN 32:2017/BGTVT về kính an toàn của xe ô tô.

- Quy chuẩn số QCVN 34:2017/BGTVT về lốp hơi của xe ô tô.

- Quy chuẩn số QCVN 35:2017/BGTVT về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/04/2018.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

HIỆU LỰC ÁP DỤNG DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG VỚI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

Tại Quyết định số 04 ngày 9/3/2017 của Thủ tướng quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện; trong đó, xe mô tô, xe gắn máy phải thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 1/1/2020 (thời gian khuyến khích áp dụng đến 31/12/2019). Theo đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe mô tô, xe gắn máy thực hiện dán nhãn năng lượng đến hết 31/12/2019. Còn từ ngày 1/1/2020, xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới trước khi đưa ra thị trường thuộc đối tượng bắt buộc phải dán nhãn năng lượng.

BỘ GTVT CẮT GIẢM GẦN 400 ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

Ngày 17/04/2018, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 767/QĐ-BGTVT công bố cắt giảm, đơn giản 384/570 điều kiện kinh doanh trong đó số danh mục cắt giảm của các lĩnh vực như sau:

- Đường hàng không: 74,36%

- Đường sắt: 73,08%

- Đường bộ: 68,5%

- Đường thuỷ: 67,34%

- Đường biển: 65,08%

- Lĩnh vực đăng kiểm cơ giới đường bộ: 61,43%

- Lĩnh vực dịch vụ vận tải đa phương thức, vận chuyển hàng nguy hiểm: 61,74%.

Quyết định nêu rõ các cơ quan nhanh chóng triển khai việc soạn thảo văn bản để kịp trình Chính phủ ban hành trước ngày 30/10/2018.

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 04/04/2018, Bộ GTVT đã ký Quyết định số 666/QĐ-BGTVT phê duyệt đề án lắp đặt thiết bị tự động nhận dạng AIS và trang bị VHF trên phương tiện thủy nội địa. Đề án đề ra các giải pháp triển khai lắp đặt thiết bị AIS và VHF đồng thời nêu rõ lộ trình triển khai thực hiện giai đoạn 2018-2020, giai đoạn 2021-2022 và giai đoạn sau 2022.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

BAN HÀNH THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 28/03/2018, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa. Theo đó, Thông tư gồm 6 chương, 26 điều quy định về công tác phòng, chống thiên tai để bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết bị, tài sản phương tiện và con người trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2018.

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG

Ngày 03/04/2018, Thứ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Quyết định số 655/QĐ-BGTVT về việc Công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT.

Theo đó, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hàng không bao gồm: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không; Cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/05/2018.

HẢI PHÒNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

Ngày 23/04/2018, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã nêu 3 kiến nghị với Chính phủ:

1- Tiếp tục cho xây dựng khởi công các bến tiếp theo của cảng quốc tế Lạch Huyện. 2- Xây dựng và nâng cấp tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai.

3- Trình Bộ Công thương cho phép lập 1 trung tâm logistics cấp vùng quy mô 150ha tại KKT Đình Vũ trong tổng 5 khu vực trung tâm phát triển logistics lớn trên địa bàn với quy mô 300ha.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Ngành vận tải biển giảm nửa lượng khí thải Carbon vào năm 2050

Ngày 13/4/2018, các thành viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã ký một thỏa thuận giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050 so với năm 2008.

Vận chuyển và hàng không là hai lĩnh vực không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định khí hậu của Liên Hiệp Quốc (UN) được ký tại Paris vào năm 2015 nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

Trong khi ngành hàng không đã đạt được kế hoạch giảm phát thải cách đây 2 năm, ngành vận chuyển lại mất nhiều thời gian hơn vì phụ thuộc vào các tàu chạy đường dài sử dụng nhiên liệu dầu nặng khiến việc cắt giảm carbon trở nên khó khăn hơn.

Theo Ngân hàng Thế giới, ngành vận chuyển chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon toàn cầu và có thể tăng lên khoảng 15% nếu không được kiểm soát.

Vận tải biển sẽ gặp rủi ro trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Ngành công nghiệp vận tải biển có rất nhiều thứ để mất trong cuộc chiến thương mại tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hàng triệu việc làm và các công ty vận tải hàng hải lớn- chiếm 80% tổng lượng thương mại toàn cầu, đều phụ thuộc vào hàng hóa đi qua đường biển. Theo quản lý cao cấp về nghiên cứu vận tải container tại Drewry, một công ty tư vấn nghiên cứu hàng hải tại London (Anh), ngay cả trong thời điểm giao dịch thương mại mạnh mẽ, lợi nhuận biên của ngành công nghiệp này vẫn khá mỏng, khoảng 3%.

Bây giờ khi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đe dọa sẽ áp thuế lên đến 25% đối với hàng loạt hàng hóa của nhau, ngành công nghiệp hàng hải lo rằng lượng hàng sẽ giảm cùng với lợi nhuận.

Hạn chế đối với các sản phẩm khác sẽ ảnh hưởng đến những thành phố cảng bận rộn nhất của Mỹ như New York, Los Angeles và Long Beach. CNN trích số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết gần 10 triệu người Mỹ làm việc trong ngành vận tải hàng hóa.

ONE chính thức hoạt động từ 01/04/2018

Ngày 01/04/2018, Ocean Network Express, gọi tắt là ONE – Hãng vận tải mới của Nhật Bản bao gồm NYK, MOL và K Line đã thông báo các tuyến dịch vụ toàn cầu. ONE sẽ khai thác thêm 44 dịch vụ riêng biệt trên tuyến thương mại Nam Mỹ, nội Á, Châu Đại Dương và Châu Phi. Ngoài 33 dịch vụ bao gồm các tuyến Đông-Tây, như các tu yến Á-Âu/Địa Trung Hải, xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương được cung cấp bởi ONE cùng với Hapag-Lloyd và Yang Ming như một phần của Liên minhThe Alliance.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 3/2018

/2017

/2017

4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

HMM xác nhận đóng mới 20 tàu container

Hyundai Merchant Marine đã xác nhận kế hoạch đặt đóng mới 20 tàu container, trong đó có 12 tàu cỡ >20.000 TEU và 8 tàu cỡ 14.000 TEU. Những tàu container cực lớn sẽ được triển khai trên tuyến thương mại Á-Âu, trong khi đó những tàu 14.000 TEU sẽ được sử dụng trên tuyến xuyên Thái Bình Dương và bờ Đông Hoa Kỳ.

Việc xác nhận đơn hàng được thực hiện theo kế hoạch tái cơ cấu ngành vận tải biển và đóng tàu do chính phủ Hàn Quốc công bố. Kế hoạch bao việc đóng mới lên tới 200 tàu, bao gồm 60 tàu container, được tiến hành cho đến năm 2020 và sẽ được hỗ trợ bởi các nguồn vốn nhà nước.

HMM và Sinokor tổ chức lại liên kết Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và miền Bắc Việt Nam.

Hyundai Merchant Marine (HMM) và Sinokor trong những tuần qua tiếp tục tổ chức lại các liên kết tương ứng giữa Viễn Đông - Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Việt Nam. Tháng 12 năm ngoái, HMM và Sinokor đã cùng hợp tác để điều hành hai dịch vụ chung 'CRE / CRX' và 'KHPR /. Sự hợp tác này kết thúc vào cuối tháng 3, với HMM hoạt động một mình dịch vụ ‘CRE’ trong khi Sinokor trở thành nhà khai thác duy nhất của dịch vụ ‘KHPR’.

Heung-A và Sinokor hợp nhất lĩnh vực vận chuyển container

Ngày 3/4/2018, hai hãng vận chuyển Hàn Quốc là Heung-A Shipping và Sinokor Merchant Marine đã quyết định hợp nhất lĩnh vực vận chuyển container để tăng cường tính cạnh tranh trên toàn cầu, động thái này tương tự như của ba hãng vận chuyển Nhật Bản là NYK, MOL và K Line.

Heung-A với đội tàu có sức chở 47.000 Teu, đang khai thác 69 tuyến vận chuyển tại khu vực châu Á, trong khi đó Sinokor khai thác đội tàu 55.000 Teu trên 60 tuyến vận chuyển. Hai hãng đang là thành viên của KSP (Korea Shipping Partnership), với 14 thành viên là hãng tàu quốc gia Hàn Quốc.Sau khi sáp nhập, Heung-A và Sinokor sẽ vẫn tham gia KSP và tiếp tục hợp tác với các thành viên khác.

SM Line và Cosco mở rộng quan hệ đối tác

Hãng vận chuyển Hàn Quốc SM Line và China Cosco Shipping đã đồng ý mở rộng quan hệ đối tác thông qua việc ra mắt các dịch vụ mới không chỉ ở châu Á mà còn ở Bắc Mỹ.

Theo SM Line, hai công ty đã đồng ý thảo luận chi tiết để cùng nhau đưa ra các dịch vụ mới tại Châu Á trong ngắn hạn và sau đó là Bắc Mỹ.

SM Line đã hợp tác với Cosco Shipping vào ngày 1 tháng 3 để triển khai một dịch vụ mới tại Trung Quốc-Ấn Độ.

Ngoài Cosco Shipping, Orient Overseas Container Line, Wan Hai Lines, Interasia Lines và X-Press Feeders cũng cung cấp các tàu cỡ 4,300 TEUs để cùng tham gia hợp tác trên tuyến này. SM Line cho biết vào thời điểm đó thực tế hãng này đã cố gắng để hợp tác với các công ty vận tải toàn cầu như Cosco và OOCL, điều đó cho thấy vị thế đang tăng lên của công ty trên thị trường quốc tế.

Interasia và Wan Hai giới thiệu tuyến Hàn Quốc - Đài Loan – Bắc Việt Nam

Tuyến Interasia và Wan Hai Line sẽ đưa vào nửa cuối tháng Tư một dịch vụ hàng tuần nối trực tiếp miền Nam Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Tuyến này sẽ được cả hai hãng vận tải là "Japan Korea Haiphong" (JKH) cung cấp dịch vụ và họ sẽ liên tục ghé thăm Busan, Ulsan, Kwangyang, Keelung, Kaohsiung, Hải Phòng, Shekou, Hong Kong, Xiamen, Hakata, Moji, Busan. Nó sẽ trở lại trong ba tuần sử dụng ba tàu 1,200-1,300 TEU, WAN HAI 205, WAN HAI 203 và WAN HAI 213.

APL và TS Lines giới thiệu tuyến trực tiếp của Nam Trung Quốc - Thái Lan

APL (CMA CGM Group) và TS Lines vừa thông báo việc giới thiệu một tuyến hàng tuần nối Nam Trung Quốc và Thái Lan, phục vụ riêng cho hàng lạnh và cũng chấp nhận các chuyến hàng rời. Tuyến mới sẽ được đưa vào thị trường là 'China Bangkok Express' (CBX) bởi dịch vụ APL và 'Reefer Express' (RFX) của TS Lines. Cheng Lie Navigation Co (Công ty chị em của APL thuộc Tập đoàn CMA CGM) sẽ nhận chỗ.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

Cần hơn 5 tỷ USD để xây tuyến đường sắt từ Vientiane – Lào tới Vũng Áng – Việt Nam

Liên danh Tư vấn Dohwa – KRTC – Sambo vừa có báo cáo cuối kỳ Dự án nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt nối từ Vientiane (Lào) đến cảng Vũng Áng (Việt Nam) với chiều dài toàn tuyến 554,73 km.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi Dự án tuyến đường sắt nối từ Vientiane (Lào) đến cảng Vũng Áng (Việt Nam) do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ đã đưa ra 3 phương án. Trong đó, phương án kiến nghị lựa chọn là xây dựng tuyến đường sắt điện khí hóa, có tốc độ 150 km/h, khổ đường ray 1.435 mm, bán kính đường cong tối thiểu là 1.200 mm, bề rộng nền đường trên 8 m. Tổng chiều dài tuyến đường là 554,73 km, trong đó phạm vi thuộc lãnh thổ Việt Nam từ đèo Mụ Giạ đến cảng Vũng Áng là 102,74 km. Trên tuyến có 63 cầu với tổng chiều dài 6,96 km; 15 hầm có tổng chiều dài 37,63 km; 8 nhà ga (1 depot, 3 ga giữa và 4 ga trung chuyển); đầu máy toa xe sử dụng hệ thống động cơ động lực phân tán EMU…

Tại phạm vi biên giới Việt Nam – Lào sẽ kết nối bằng đường hầm có chiều dài 2,3 km. Theo tính toán, toàn Dự án có tổng mức đầu tư 5,062 tỷ USD (Lào 3,508 tỷ USD, Việt Nam khoảng 1,554 tỷ USD). Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả đầu tư, Tư vấn kiến nghị đầu tư trước đoạn từ Thakhek – Vũng Áng có chiều dài 241,92 km (Lào 139,18 km, Việt Nam 102,74 km) với tổng mức đầu tư khoảng 2,842 tỷ USD. Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, thời gian xây dựng là 7 năm (từ 2018 – 2024).

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng container đường sông đầu tiên ở Miền Bắc đi vào hoạt động

Ngày 18/4/2018, CTCP Đầu tư Bắc Kỳ đã tổ chức Lễ ra mắt Dự án cảng sông Tri Phương, dự án cảng container đường sông đầu tiên ở Miền Bắc.

Dự án có quy mô 2,5 ha tại xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Logistics- ICD Tiên Sơn 7km. Cảng Tri Phương là dự án mở rộng, bổ trợ cho Trung tâm logistics ICD Tiên Sơn nhằm cung cấp dịch vụ trọn gói Door – Door cho khách hàng bao gồm: dịch vụ vận tải đa phương thức, kho bãi (ngoại quan, CFS, kho thường), dịch vụ khai báo hải quan.

Cảng cảng container này có sức chứa khoảng 900 TEUs, 4 sà lan trọng tải 120 TEUs, công suất dự kiến hằng năm 200.000 TEUs. Ngoài ra cảng còn có 100 xe đầu kéo trung chuyển hàng hoá.

Cảng Tri Phương tập trung phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của năm tỉnh của miền bắc bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội thông qua vận chuyển container bằng đường thủy giữa các tỉnh trên và cảng Hải Phòng.

Trước mắt, Cảng Tri Phương có giá cước cạnh tranh, thấp hơn 20 - 25% so với cước vận chuyển bằng đường bộ. Cảng có tần suất phục vụ bốn sà lan với 4 chuyến cố định/ngày: 2 chuyến Bắc Ninh - Hải Phòng và hai chuyến Hải Phòng - Bắc Ninh/ngày.

Chủ đầu tư cho biết, khách hàng trực tiếp của Bắc Kỳ chủ yếu là các khách hàng lớn, tiềm năng thuộc ngành: Dệt may, điện tử, năng lượng (solar), nguyên vật liệu (hạt nhựa, chất dẻo), gỗ và các sản phẩm gỗ, giấy, vật liệu xây dựng.

CTCP Cảng Xanh VIP: Hơn 63,2 triệu cổ phiếu VGR của lên sàn UPCoM

Ngày 12/4/2018, hơn 63,2 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Cảng Xanh VIP (mã VGR) đã được giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị đăng ký giao dịch hơn 632 tỷ đồng. Công ty cổ phần Cảng Xanh VIP thành lập vào năm 2014 với 2 cổ đông lớn là Công ty cổ phần Container Việt Nam (Vinconship Corp) và Công ty cổ phần Vận tải Xăng Dầu VIPCO với số vốn điều lệ là 450 tỷ đồng.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Cảng Hải Phòng: Đón tàu chở container lớn nhất từ trước đến nay vào làm hàng

Chi nhánh cảng Tân Vũ (Công ty CP Cảng Hải Phòng) vừa đón tàu X-press Makalu quốc tịch Singapore của hãng tàu X-pree Feeder cập cầu cảng số 1.

Đây là tàu chở container lớn nhất từ trước đến nay cập cảng. Tàu dài 210,96m, rộng 32,2m, có thể chở 2.000 teu container, tương đương 32.161 tấn. Tàu xuất phát từ cảng Hồng Kông đến chi nhánh Tân Vũ để xếp dỡ 600 teu container hàng xuất nhập khẩu.

Cảng Đình Vũ: Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2018 đều giảm sút 16% so với cùng kỳ.

CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) vừa công bố nội dung tài liệu dự kiến trình ĐHCĐ thường niên năm 2018 trong đó đề xuất chia cổ tức năm 2017 tỷ lệ 40%.

Theo đó, kế hoạch năm 2018 như sau:

- Sản lượng ước đạt 580.000 TEUs, tương đương 8,12 triệu tấn

- Doanh thu dự kiến 585 tỷ đồng

- Lợi nhuận trước thuế ước đạt 260 tỷ đồng

- Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ tối thiểu 25%.

Trên thực tế, quý 1/2018 doanh thu Cảng Đình Vũ đạt 134,4 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 61,75 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cũng giảm sút 16%, xuống còn 55,4 tỷ đồng. Nếu so với chỉ tiêu đặt ra, kết thúc quý 1 Cảng Đình Vũ đã thực hiện được 24% kế hoạch.

Quảng Ninh: liên danh đề xuất đầu tư cảng nước sâu Hòn Nét- Con Ong

Trong buổi làm việc với HĐND Tỉnh Quảng Ninh, liên danh gồm: Tập đoàn Vision Transportation Group (VTG), CTCP Đầu tư xây dựng Hải Đăng, Công ty Đầu tư và phát triển Sunny World đã đề xuất 3 dự án đầu tư. Trong đó có dự án Khu đô thị công nghiệp, cảng nước sâu Hòn Nét – Con Ong.

Đây là dự án có quy mô 500ha và tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD, dự kiến, hệ thống cảng sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn (giai đoạn đầu là một bến cảng đa năng dài 350-400m, có thể xử lý các tàu 150.000 tấn và xà lan).

Theo các nhà đầu tư, Nhà ga có thể xử lý container, hàng hóa thông thường và hàng rời. Tổng thiết kế 12 bến, công suất xử lý thiết kế là 800.000 TEU mỗi bến. Khi nhu cầu đạt 70% công suất thiết kế của một bến, sẽ kích hoạt sự phát triển thêm một bến.

Cảng Quy Nhơn vận hành cẩu trục 200 tỷ đồng

Ngày 14/4/2018, Cảng Quy Nhơn đã chính thức vận hành cẩu trục chuyên dụng 200 tỷ đồng bằng việc đón tàu Stgide (Hãng tàu MCC) cập cảng nhập 450 container.

Hệ thống thiết bị xếp dỡ được Cảng Quy Nhơn đầu tư gồm 2 cẩu trục chuyên dùng STS chạy trên đường ray và 5 cẩu RTG xếp dỡ khu vực bãi container được nhập nguyên chiếc từ Nhật Bản. Các cẩu chuyên dụng này được đối tác Nhật Bản chuyển về cảng Quy Nhơn từ trung tuần tháng 2/2018.

Với hệ thống cẩu trục chuyên dụng này, cảng Quy Nhơn sẽ rút ngắn 1/2 thời gian của tàu neo đậu làm hàng tại cảng và tăng năng suất xếp dỡ với sản lượng gấp đôi so với hệ thống cẩu cũ từ 18moves/giờ/cẩu lên đến 36moves/giờ/cẩu.

Cảng Sóc Trăng đi vào hoạt động

Ngày 19/04/2018, Cảng Sóc Trăng với tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 114 tỉ đồng vừa được đưa vào hoạt động có công suất 750.000 tấn/năm.

Cảng Sóc Trăng có tổng diện tích 4ha, kinh phí đầu tư trên 114 tỉ đồng, cầu cảng dài 200m, kho

chứa hàng 1.306m² và bãi chứa hàng gần 11.000m².

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

NGÀNH LOGISTICS

Top 10 thương hiệu Logistics có giá trị nhất thế giới

Theo báo cáo mới nhất của Logistics Finance 25, mặc dù giá trị thương hiệu đã giảm xuống 1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 22 tỷ USD, tuy nhiên UPS vẫn là thương hiệu Logistics có giá trị nhất thế giới.

Top 10 đầy đủ (giá trị thương hiệu):

UPS – 22 tỷ USD

FedEx – 18,17 tỷ đô la

Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản – 11,1 tỷ đô la

DHL – 10,7 tỷ đô la

Union Pacific – 7,8 tỷ đô la

Công ty McLane – 4,88 tỷ đô la

Poste Italiane – 4,84 tỷ đô la

CN- $ 4,41 tỷ

Deutsche Post – 4,25 tỷ đô la

CSX – 4 tỷ đô la

Top 25 nhà cung cấp giải pháp công nghệ Logistics châu Á - Thái Bình Dương 2018

Tạp chí APAC CIO Outlook đã bình chọn Top 25 nhà cung cấp giải pháp công nghệ logistics châu Á - Thái Bình Dương 2018. Đây là chương trình bình chọn hoàn toàn độc lập, được thực hiện hàng năm.

1. Blackbay 2. Blackbuck 3. Boon Software 4. Detrack Systems 5. Hanel Software Solution 6. Inet Logistics 7. Info – X 8.Ironbark 9.Jaix Logistics Software 10. Krifal Ventures 11.LogiNext Solution 12. LogisFleet 13. LogiSoft

14. Mapmy India 15. Microlistics Warehouse Management Systems 16. Neovia Logistics Services 17. Openport 18. Ramco 19. Scan-it 20. Shanghai FLUX Information Technology 21. Sino Services 22. Transporeon Group 23. Transwide 24. Cargo Cloud 25. TradEx

Nguồn: Tạp chí APAC CIO Outlook (Tạp chí Giám đốc công nghệ thông tin châu Á – Thái Bình Dương)

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ ĐÓN CHUYẾN TÀU ĐẦU TIÊN CỦA HÃNG ONE

Ngày 08/04/2018, Cảng Nam Hải Đình Vũ của Gemadept tại Hải Phòng đã hân hoan đón chuyến tàu đầu tiên của hãng Ocean Network Express (ONE) cập cảng làm hàng- M/V MOL HOPE. Với lượng xuất nhập 1.136TEU, Cảng đã tổ chức làm hàng an toàn, hiệu quả, đạt năng suất tốt với hơn 50 moves/h.

Tàu MOL HOPE dài 172m, tải trọng, 22.000 DWT, được sử dụng khai thác tuyến TVH (Hải Phòng – Sekou – Leamchabang- Hải Phòng).

Mặc dù đây là chuyến tàu đầu tiên của hãng cập cảng Nam Hải Đình Vũ nhưng mọi công việc phối hợp khai thác giữa Cảng với hãng tàu đều diễn ra suôn sẻ và đúng kế hoạch.

CẢNG NAM ĐÌNH VŨ CHUẨN BỊ CÁC CÔNG TÁC CHO LỄ KHAI TRƯƠNG

Sau thời gian tích cực triển khai thi công, hoàn thành công tác lắp dựng 4 cẩu bờ QC và 6 cần trục giàn RTG hiện đại, Cảng Nam Đình Vũ đã hân hoàn chào đón đón chuyến tàu đầu tiên ngay từ những ngày đầu năm mới. Với sản lượng gia tăng tích cực chỉ sau gần 3 tháng đưa vào khai thác, Ban dự án Cảng cùng Tập thể CBCNV Gemadept giờ đây đang chuẩn bị những bước tiếp theo cho buổi Lễ Khai trương Cảng ngay từ đầu tháng 5 này.

Đối với Thành phố Cảng, Cảng Nam Đình Vũ ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của cụm cảng nói riêng và trong chiến lược phát triển kinh tế cảng biển nói chung của thành phố, là bước đệm quan trọng thúc đẩu sự phát triển đột phá và chuyển mình đi lên của toàn Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải cũng như thành phố Hải Phòng.

Đối với Gemadept, đây là cảng biển thứ 3 của Gemadept tại Hải Phòng với quy mô lớn gấp 3 lần cảng Nam Hải Đình Vũ và lớn gấp 10 lần cảng Nam Hải hiện hữu, sở hữu vị trí thuận lợi và được đầu tư công nghệ tiên tiến thế giới có thể bốc dỡ hàng hóa tàu tải trọng lên tới 3 vạn tấn. Sau khi toàn bộ 3 giai đoạn của Cảng Nam Đình Vũ được đưa vào khai thác, với sự đa dạng về quy mô và vị trí địa lý của các cảng, khách hàng chắc chắn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn với những chính sách linh hoạt và chất lượng tốt nhất từ hệ thống Cảng của Gemadept.

Thật vậy, với mạng lưới cảng của Gemadept tại Hải Phòng nói riêng và trên cả nước nói chung, sự kiện khai trương Cảng Nam Đình Vũ trong tháng 5 đầy nắng và rực rỡ sắc đỏ của cờ và hoa, Gemadept tự tin sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển hệ thống cảng biển và Logistics không chỉ của riêng khu kinh tế Đình Vũ mà còn của toàn Thành Phố Biển Hải Phòng nói chung.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

GEMADEPT TIẾP TỤC ĐẦU TƯ THÊM MỘT TÀU TẢI TRỌNG LỚN - PRIDE PACIFIC

Nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường vận tải nội địa, đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng, đồng thời nằm trong kế hoạch xây dựng và phát triển đội tàu để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Logistics và Khai thác cảng của Gemadept, tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Gemadept đã chính thức đầu tư thêm một tàu container với tải trọng lớn vào khai thác.

Là con tàu biển trẻ với tải trọng 15.000DWT ~1.054 Teus, tàu Sinar Bromo được Gemadept đặt tên mới Pride Pacific treo cờ Việt Nam là một trong số rất ít tàu được đóng tại Nhật Bản, nơi có chất lượng đóng tàu cao, chế độ bảo quản tốt, đáp ứng các yêu cầu về khai thác cũng như thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chống ô nhiễm dầu trong lĩnh vực vận tải hàng hải.

Với việc đầu tư thêm tàu Pride Pacific, đội tàu của Gemadept đã nâng lên 35 chiếc các loại, góp phần nâng cao năng lực vận tải tuyến nội địa cũng như kết nối các tuyến ở Asean và Campuchia.

GEMADEPT DUNG QUẤT PHỐI HỢP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2018.

Hòa chung không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2018) và hưởng ứng tháng thanh niên tháng 03-2018, ngày 20/03/2018 CTCP Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất đã tham gia tổ chức chương trình tặng quà cho học sinh lưu trú tại nhà bán trú dân nuôi dân tộc Kor và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt vượt khó học giỏi tại Trường THCS Bình An – Bình Sơn – Quảng Ngãi cùng Chi đoàn Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi và các đơn vị khối hàng hải trong khu vực Cảng Dung Quất.

Đến thăm trường THCS Bình An, huyện Bình Sơn, đoàn đã tiến hành trao 58 suất học bổng kèm các phần quà đến các em. Mỗi suất học bổng trị giá 300.000 đồng.

Đây là chương trình thường niên của các đơn vị quản lý, hoạt động hàng hải khu vực cảng Dung Quất, nhằm động viên, khích lệ các em học sinh đồng bào dân tộc có hoàn cành có khăn vươn lên trong học tập. Chương trình nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các đơn vị trong nhiều năm qua.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

ROBOT TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Công nghệ 4.0 sẽ chỉ ảnh hưởng tới những lao động phổ thông là một định kiến hoàn toàn sai lầm! Một công ty Thương mại điện tử tại Đức đang áp dụng trí tuệ nhân tạo để đặt hàng, lên kế hoạch tồn kho và cải thiện kết quả kinh doanh hoàn toàn không cần bất kỳ sự tác động của con người.

Khi "nhân viên 4.0" có hiệu quả làm việc cao hơn nhân viên văn phòng

Tương lai của bán lẻ dường như đang được diễn ra tại một văn phòng nhỏ tại Hamburg, Đức. Otto - công ty Thương mại điện tử tại đây đang ứng dụng tối đa tiềm năng của Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động hàng ngày của mình. Những "nhân viên 4.0" đang vượt xa khả năng của các đồng nghiệp con người trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh vi mô và vĩ mô, với tốc độ, tính chính xác và hiệu quả cao nhất trong lịch sử của công ty.

Big data (Dữ liệu lớn) và Machine learning (Máy học) đã được ứng dụng trong lĩnh vực bán lẻ từ khá lâu, nổi bật là những ứng dụng và thành công từ gã khổng lồ công nghệ Amazon. Công nghệ 4.0 hiện đang chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong cô ng đoạn thu thập và phân tích số lượng dữ liệu khổng lồ, để từ đó có thể đưa ra các dự đoán về sở thích của khách hàng, giới thiệu cho họ những sản phẩm phù hợp cũng như các dịch vụ đi kèm để tăng sự thỏa mãn của khách hàng lên mức cao nhất.

Những "vấn nạn" của Thương mại điện tử

Nhưng ứng dụng 4.0 được đưa lên một đẳng cấp khác tại Otto. Công ty Thương mại điện tử Đức này đang áp dụng AI, Big Data và Machine Learning cho mọi quyết định kinh doanh hằng ngày chứ không chỉ tập trung ở phân khúc dịch vụ khách hàng như Amazon. Trí tuệ nhân tạo hiện đang chịu trách nhiệm chính nhằm giảm tỷ lệ hủy đơn hàng, một "vấn nạn" khiến Otto phải tiêu tốn hàng triệu Euro mỗi năm để giải quyết.

Một thực trạng rất đáng lo ngại cho thị trường thương mại điện tử hiện nay là khách hàng có xu hướng hủy đơn hàng hoặc trả hàng nếu nhận được sản phẩm lâu hơn 2 ngày kể từ lúc đặt mua. Những nguy cơ nếu sản phẩm được giao tới khách hàng trễ bao gồm: Khách hàng có thể phát hiện đúng sản phẩm đó với giá bằng hoặc rẻ hơn và quyết định mua ngay tại cửa hàng, khách hàng không còn khả năng thanh toán cũng như "nghĩ kỹ lại" và quyết định không cần sử dụng sản phẩm nữa, dù những vị "thượng đế" sẽ không tốn một xu nào khi hủy và trả hàng, Otto ngược lại phải chịu phí vận chuyển và phí trả hàng lại, cũng như rất có thể là phí tồn kho và khấu hao của sản phẩm qua thời gian.

Thêm vào đó, khách hàng cũng rất ghét phải nhận hàng nhiều lần, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hầu hết những người mua hàng trên mạng mong muốn nhân được tất cả hàng hóa của mình vừa mua trong 1 lần duy nhất. Và vì Otto có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, công ty này đứng ở một vị thế "tiến thoái lưỡng nan" mỗi khi khách hàng đặt nhiều món 1 lúc: Liệu Otto sẽ đợi đến lúc có đủ hàng rồi vận chuyển một lần để giảm chi phí vận chuyển cũng như đóng gói, hay Otto nên "tranh thủ" gửi ngay món nào có sẵn đến tay khách hàng để tránh bị hủy đơn.

Để giải bài toán hóc búa trên, trong quá khứ, Otto có hẳn một phòng ban kế hoạch để ngày qua ngày tính toán và đặt mua những sản phẩm mà khách hàng có thể mua trong tương lai. Nhận thấy sự chậm chạp và kém hiệu quả của cả một phòng ban kia, Otto đầu tư vào một startup công nghệ mang tên Blue Yonder để ứng dụng tối đa tiềm năng của Trí tuệ nhân tạo vào mọi ngóc ngách kinh doanh.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Và như thế, một thuật toán thông minh chuyên phân tích những thí nghiệm hạt nhân phức tạp tại Geneva đã được đưa vào ứng dụng trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của Otto. Trí tuệ nhân tạo bắt đầu bằng việc phân tích hơn 3 tỷ đơn hàng trong quá khứ với hơn 200 biến thiên khác nhau (Chẳng hạn như: từ khóa tìm kiếm, lịch sử mua sắm, và thậm chí là thời tiết và tình hình chính trị) để từ đó dự đoán danh mục và số lượng hàng hóa mà khách hàng sẽ mua trong tương lai và "ra tay" mua trước một bước.

Và hiệu quả "thần kỳ" của các "nhân viên 4.0"

Không phụ lòng Otto, hệ thống Trí tuệ nhân tạo này đã đem lại kết quả có thể nói là "thần kỳ": Dự đoán chính xác đến 90% mặt hàng và số lượng sẽ được bán trong 30 ngày sắp tới. Otto tin tưởng vào "hệ thống 4.0" của mình đến mức cho phép nó tự động đặt hơn 200.000 món hàng mỗi tháng đến các đối tác mà không có bất kì tác động nào của con người. Đây là một con số "bất khả thi" trước đó vì khối lượng công việc vượt xa khả năng của các nhân viên tại Otto.

Qua một thời gian ứng dụng, số lượng hàng tồn kho tại Otto chỉ còn 1/5 so với cùng kỳ. Hệ thống Trí tuệ nhân tạo còn được "khen hết lời" khi số đơn hàng bị hủy giảm hơn 2 triệu đơn so với năm ngoái. Khách hàng của Otto luôn nhận được sản phẩm sớm hơn dự kiến, góp phần tăng thêm chất lượng dịch vụ và các doanh số lương lai của công ty. Ngoài ra thì Otto còn nhận được sự ủng hộ của các Ủy ban môi trường khi nguyên liệu đóng gói hàng hóa được giảm một các đáng kể do số lượng đơn hàng cả đi và về được giảm một cách triệt để.

May mắn thay, đến giờ thì số lượng nhân viên văn phòng tại Otto vẫn chưa có gì biến đổi, nhưng với sự thành công và hiệu quả của hệ thống kia, rất nhiều nhân viên sẽ không tránh khỏi những nghi ngại về tương lai công việc của mình. Thế mới biết, thời kỳ 4.0 sẽ ảnh hưởng không chừa một ai

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

VẬN TẢI XANH – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Vận tải Xanh (Green Transportation) là gì?

Vận tải là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông hiện tại đi kèm với một loạt các vấn đề bao gồm nóng lên toàn cầu, suy thoái môi trường, ý nghĩa về sức khoẻ (thể chất, tình cảm, tinh thần, tinh thần) và tăng khí thải nhà kính. Trong thực tế, lĩnh vực vận tải chiếm tới 23% lượng khí thải nhà kính toàn cầu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, và trong đó các phương tiện vận tải đường bộ chiếm khoảng 75%. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai nếu hiện tại chính phủ không đưa ra được những hành động thiết thực nhằm giảm phát lượng khí thải nhà kính cũng như nhu cầu về dầu.

Hiểu được điều này, tại nhiều quốc gia đã ban hành những quy định hết sức chặt chẽ và được cập nhật liên tục về nồng độ từng loại khí thải riêng biệt trong không khí. Một trong những ví dụ điển hình là khu vực EU, từ đầu những năm 1990, các mẫu xe mới đã phải đáp ứng các giới hạn ô nhiễm khí thải ngày càng nghiêm ngặt, được gọi là tiêu chuẩn khí thải Euro, trước khi được bán ra thị trường.

Và Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao những tiêu chuẩn về khí thải môi trường. Để đạt được điều này, cần phải có sự nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, quản lý các phương tiện và sự đổi mới của các phương tiện cá nhân và sản xuất các phương tiện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học và thủy điện.

Lợi ích của Giao thông Xanh

Vận tải xanh mang lại nhiều lợi ích, cho không chỉ môi trường, sức khoẻ, kinh tế, mà cả ngân sách cá nhân. Được liệt kê dưới đây là một số lợi ích chính của việc sử dụng phương tiện giao thông xanh:

Ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường

Các phương thức vận chuyển hiện tại sử dụng các nguồn năng lượng như nhiên liệu hóa thạch đã và đang tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính ra môi trường. Sử dụng các phương tiện vận tải Xanh có thể giúp góp phần loại bỏ các khi thải nhà kính do những phương tiện này chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch và không gây hại đến môi trường.

Tiết kiệm chi phí

Bằng việc sử dụng các phương tiện giao thông xanh như xe đạp, xe ô tô chở nhiều người, và xe máy điện sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí liên quan đến việc mua nhiên liệu hóa thạch.

Góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững

Sản xuất và phân phối các loại phương tiện Xanh sẽ đi cùng với việc cải tiến các hệ thống vận tải hiện có. Điều này sẽ dẫn đến việc tạo thêm nhiều việc làm trong ngành giao thông, do đó giảm thiểu sự chênh lệch về kinh tế xã hội và xây dựng một nền kinh tế bền vững. Nó cũng sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.

Sức khoẻ được cải thiện

Các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên, than và dầu thải ra các khí độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta. Trên thực tế, các loại khí này có liên quan đến các trường hợp ung thư và các bệnh tim mạch khác. Khí thải được tạo ra bằng phương tiện xanh không gây hại cho sức khoẻ con người, do đó, việc vận chuyển xanh sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ của một quốc gia.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

CHI PHÍ THỰC SỰ CỦA MỘT ĐÔI GIÀY NIKE HOẶC ADIDAS LÀ BAO NHIÊU?

Chắc hẳn không ít lần bạn đã lướt qua những bình luận trên Internet về giá những đôi giày thể thao như sau:

“Nike làm giày của họ với $ 2.”

“Một đôi giày Yeezy Boost chỉ tốn khoảng 76$ để sản xuất và Adidas thì bán nó với giá 350$. Vậy Adidas tạo ra mức lợi nhuận là 274$.”

“Các đôi giày Sneakers có thể rẻ hơn rất nhiều nếu các thương hiệu ngừng trả tất cả số tiền đó cho các gương mặt đại diện như Kanye West, Stephen Curry và Lebron James “

“Tôi đã mua một chiếc giày trị giá 200$ chỉ với 50$ vào ngày Black Friday, và công ty giày hẳn vẫn có thể tạo ra lợi nhuận khi bán với mức giá đó.”

Vậy sự thật đằng sau giá bán của các thương hiệu giày đình đám này là như thế nào? Hãy cùng VILAS tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích hình ảnh này nhé. Trong trường hợp không có bất kỳ bối cảnh nào, những hình ảnh trên có thể khiến các khách hàng của những hãng giày này phật lòng. Một chiếc giày (Adidas Energy Boost 3) bán với giá 160$ chỉ tốn chi phí 30$ để thực hiện? Đó là lợi nhuận 130$ một đôi! Các công ty này đang buôn bán những đôi giày với “giá cắt cổ” mà!

Nhưng khoan hãy nóng giận nào! Một ví dụ đơn giản hơn, nếu một người kiếm được một mức lương 200.000$ một năm, và một người khác nhận xét rằng, ‘200.000$ một năm? Người đó có thể tiết kiệm được tới một triệu đô la trong 5 năm. ‘ Điều đó này dường như không có ý nghĩa phải không? Bởi vì với số tiền lương 200.000$, một người phải chi cho nhiều chi phí khác như tiền thế chấp, bảo hiểm, lương thực, giáo dục, nhiên liệu, thuế và nhiều chi phí khác nữa. Vì vậy, trong khi 200.000$ một năm là một mức lương thoải mái để sống, số tiền tiết kiệm thực tế còn sót lại sau khi chi tiêu chỉ là một phần nhỏ. Tương tự với giá bán lẻ của giày, các công ty chỉ có thể nhận được một khoản lợi nhuận ròng nhỏ sau thuế.

Cụ thể, năm ngoái, Adidas kiếm được 4,1% lợi nhuận sau thuế, và Nike chiếm 10,7%. Nhưng hãy nhớ rằng báo cáo thu nhập thương hiệu dựa trên doanh thu bán buôn chứ không phải giá bán lẻ.

Vì vậy, nếu bạn phải tính tỷ suất lợi nhuận thương mại theo tỷ lệ phần trăm của giá bán lẻ, thì Adidas và Nike đã đạt được 2,05% và lợi nhuận 5,3%. Điều này giả định rằng doanh thu bán buôn là một nửa giá bán lẻ. Nói cách khác, đối với giày có giá 100$, Adidas kiếm được chỉ 2.05$ và Nike kiếm được 5.3 $. Nhưng không phải chúng ta vừa nói một chiếc giày được bán với giá 160 USD được sản xuất với giá 30 USD hay sao? Vậy thì phần tiền còn lại đã biến đi đâu?

Chi phí dỡ hàng, doanh thu bán buôn và lợi nhuận gộp

Chi phí sản xuất tại nhà máy là chi phí đầu tiên của sản phẩm hoàn chỉnh và trước khi đến tay người tiêu dùng, chi phí sẽ còn tiếp tục tăng lên. Cụ thể, khi nó rời khỏi nước xuất xứ (nơi sản xuất), chi phí bổ sung sẽ được thêm vào, và chi phí dỡ hàng là một trong số đó.

Chi phí FOB chỉ bao gồm giai đoạn vận chuyển giày từ nhà máy đến cảng biển địa phương, còn các chi phí vận chuyển từ Châu Á (nơi sản xuất và lắp ráp giày) đến Hoa Kì (trung tâm phân phối) thì các thương hiệu phải chịu. Ngoài ra, nếu tàu không may gặp một cơn bão trong quá trình vận chuyển, và một vài Container chứa hàng ngàn đôi giày sneaker bị rớt xuống biển (Vâng, điều này đã xảy ra) thì thương hiệu phải trả tiền bảo hiểm để nhằm trang trải bất kỳ trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra. Điều này hoạt động giống như như mua bảo hiểm du lịch cá nhân với vé máy bay của bạn.

Vào thời điểm này, chi phí của nhà máy (FOB) đã biến thành Chi phí + Bảo hiểm + Cước vận chuyển (CIF). Đó là chi phí trước khi giày được vận chuyển ra khỏi thuyền và bắt đầu các hoạt động thông quan để vào thị trường Mỹ. Khi chiếc giày cuối cùng đến cảng của Hoa Kỳ, lô hàng được đánh giá theo thuế hải quan. Việc tính thuế hải quan rất phức tạp, dựa vào hệ thống mã số thuế hài hoà phức tạp (HTSUS) để đánh giá mức thuế phải trả là bao nhiêu.

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Thuế nhập cảng có thể khác nhau ngay cả đối với cùng một mặt hàng. Vì vậy, một loại giày dép có thể có thuế suất 10%, và một loại khác có thể lên đến 20%.

Tại thời điểm này, chi phí nhà máy đã trở thành chi phí + bảo hiểm + cước phí + thuế nhập khẩu tùy chỉnh. Điều này được gọi là chi phí dỡ hàng (landed cost), như bạn thấy trong tính toán, cao hơn 21% (xấp xỉ, có thể thấp hơn) so với chi phí của nhà máy. Trong báo cáo kinh doanh của công ty, chi phí dỡ hàng được sử dụng để chuyển hóa thành “chi phí bán hàng” hoặc “chi phí thu nhập”.

Và doanh thu thuần có nghĩa gì đối với một thương hiệu?

Khi mua một đôi giày, bạn có thể không nhất thiết phải mua trực tiếp từ thương hiệu. Có thể bạn sẽ tới trang Roadrunnersports hoặc Zappos, hoặc có thể là Footlocker tại địa phương, Dickssportinggoods hoặc các cửa hàng khác. Các cửa hàng và chuỗi cửa hàng này mua sản phẩm trực tiếp từ các nhãn hiệu như Adidas và Nike với giá đủ để họ có để trang trải các chi phí hoạt động và kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ.

Tỷ lệ chiết khấu được cung cấp cho các nhà bán lẻ được gọi là “thu nhập hoặc doanh thu thuần” cho các thương hiệu. Mức trung bình của ngành bán lẻ khoảng 50%, có nghĩa là một thương hiệu như Adidas hoặc Nike bán đôi giày 100$ cho đối tác của họ với giá 50$.

Tỉ lệ này sẽ khác biệt trong trường hợp các hãng mở cửa hàng hay website của riêng họ và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh thu trực tiếp vẫn chỉ là một phần nhỏ trong việc kinh doanh thương hiệu giày thể thao. Đối với tất cả các mục đích thực tế, người ta có thể giả định lợi nhuận ròng là số tiền nhận được sau khi bán cho các đối tác bán lẻ hoặc bán buôn.

Sự khác biệt giữa chi phí dỡ hàng (chi phí doanh thu) và giá chào bán cho các nhà bán lẻ (doanh thu hoặc doanh thu thuần) được gọi là ‘lợi nhuận gộp’ trong kế toán Lingo.

Như bạn thấy trong hình minh họa ở trên, một chiếc giày giá 100$ đã tốn 22$ chi phí dỡ hàng và thương hiệu bán nó cho một nhà bán lẻ bên thứ ba với giá 50$. Đối với thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận gộp trong giá trị đồng đô la là 50$ – 22$ = 28$.

Theo tỷ lệ phần trăm, nó sẽ là ($28/$50) x 100 = 56%. Số lợi nhuận gộp này được đưa vào bảng kê thu nhập có sẵn.

Với mức lợi nhuận này, việc hoạt động của các hãng giày vẫn rất tốt. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thảo luận về các chi phí khác, như chi phí để vận hành một thương hiệu giày.

LOGISTICS NHÌN TỪ NHỮNG CHUYỆN “NHỎ NHƯ CON THỎ”

Logistics là một chuỗi từ ý tưởng, thiết kế, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng… chứ không phải chỉ là “kho hàng” và vận tải và được hình thành trên nền tảng văn hóa - văn minh, chứ không đơn thuần là lợi ích. Đề cập vấn đề này, tác giả Trần Ngọc Châu đã kể một câu chuyện thú vị…

Thomas Friedman - tác giả của cuốn sách lừng danh “Thế giới phẳng”- từng viết trong một cuốn sách khác cũng rất nổi tiếng, và thuộc loại bán chạy nhất ở Mỹ, được dịch sang tiếng Việt với tựa đề: “Chiếc Lexus và cây oliu”: “Tôi sang Hà Nội, ăn tối một mình trong khách sạn Metropole. Việt Nam lúc này đang vào mùa quýt, ở mọi góc đường người ta bày bán những thúng quýt cao ngất, vàng bóng, ngon mắt.

Sáng nào tôi cũng ăn vài quả. Bữa ăn tối hôm đó, khi người hầu bàn hỏi tôi có dùng món tráng miệng không, tôi bảo chỉ cần một quả quýt. Anh ta đi một lúc rồi quay lại.

“Xin lỗi ông, hết quýt rồi”, anh nói.

“Sao thế”, tôi hơi bực vì “sáng nào ăn sáng tôi cũng thấy dọn cả bàn đầy quýt cơ mà. Thế nào trong bếp chẳng còn vài quả”.

“Xin lỗi”, anh ta lắc đầu rồi nói “hay ông dùng tạm dưa hấu”?

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

“Cũng được, cho tôi ít dưa hấu”, tôi nói.

Năm phút sau người phục vụ quay lại, mang theo một chiếc đĩa có 3 quả quýt.

“Tôi tìm được quýt rồi nhưng lại không có dưa hấu”, anh ta nói (sách đã dẫn, trang 33, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2007).

Thomas Friedman kết luận: “Những gì đón đợi tôi ngoài cửa và trên bàn ăn thường không phải là những gì tôi đã định trước”.

Có thể thấy sự thất vọng của ông ta chính là logistics.

Tôi vẫn khao khát làm một điều tra về “độ chênh giữa những giấc mơ và hiện thực của con người", với giả định rằng nguyên nhân chính cho độ chênh đó là lỗi của chuỗi cung ứng hay kĩ thuật logistics.

Có lần tôi nhận được một giấy mời trang trọng tham gia một hội thảo tổ chức ngay tại thủ đô Hà Nội trong một khách sạn quốc tế năm sao do một tổ chức quốc tế lừng danh tài trợ và được điều hành bởi một hội đoàn thuộc loại lớn nhất và uy thế nhất của Việt Nam.

Họ chỉ mời mà không hề nói thêm là đi đến đó bằng phương tiện gì (chắc chắn không thể đi Honda từ Sài Gòn ra Hà nội), ở đâu (hình như ban tổ chức mặc định rằng tất cả các diễn giả người Việt Nam đều phải biết nhà khách trung ương nằm ở đâu, nên không có một thông tin nào về địa chỉ này), rồi… sau đó khi được “xác nhận” nhiều lần mới biết sẽ được đi bằng máy bay ra Hà Nội, nhưng từ sân bay Nội bài đến trung tâm thành phố đi thế nào, có xe đưa đón hay không, thì ban tổ chức cũng không hề nhắc tới.

Hầu như những gì mà một người khách mời cần biết về các phương tiện hỗ trợ và làm cho người khách thoải mái, tiện nghi để sẵn sang tham dự sự kiện thì dường như những nhà tổ chức không quan tâm. Khi kể chuyện này thì một người trong ban tổ chức thẳng thừng “chuyện nhỏ như con thỏ…, chỉ có bác mới đòi hỏi, phải ngầm hiểu chứ!”.

Một chuyện khác, tháng 1/2017, tôi nhận một giấy mời sang tận Chile, Nam Mỹ. Kèm theo đó họ hướng dẫn chi tiết mọi việc như khi nào thì mua vé may bay, lấy visa thế nào, tiền đi lại để lấy visa ai trả, thậm chí họ còn ghi chú “nhớ mang xách tay với các đồ vệ sinh cá nhân để có thể cần dùng khi transit trễ ở các sân bay, vì hành lí đã gửi theo máy bay hết”. Khi tôi kể ví dụ này để so sánh, một bạn trẻ học khoa du lịch nói ngay: “Họ là ban tổ chức quốc tế mà”.

Logistics là một văn hóa toàn cầu, thậm chí mang tính nhân loại, vì nói cho cùng nó phải làm “tối ưu hóa” tất cả dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người để đạt tới cái “tối ưu” của công việc.

Logistics còn là một chuỗi từ ý tưởng, thiết kế, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng… chứ không phải chỉ là “kho hàng” và vận tải và được hình thành trên nền tảng văn hóa - văn minh, chứ không đơn thuần là lợi ích.

Cho nên một con người thành công như tác giả “Thế giới phẳng”, đành mang cảm giác thất bại khi đi chơi Việt Nam chỉ vì những người phục vụ không hiểu hết rằng “dù là một trái quýtt nó cũng phải được tôn trọng theo một qui trình logistics và nó phải được hiểu đúng là trái quýt chứ không phải là… dưa hấu!

Và nếu khi tôi đòi hỏi được biết “địa chỉ của nhà khách” hay “từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà nội đi bằng cái gì?” thì phải hiểu đó là yêu cầu của con người văn minh theo cái văn hóa “thấu cảm” của logistics, bởi vì “thà mất lòng trước mà được lòng sau” còn hơn để cho công việc trở nên thất bại vì tránh né “những trái quýt”. Nói những chuyện như vậy để hiểu tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao đến 20,7% (có số liệu cho rằng khoảng 14,5 - 19,2%).

Bởi vì nếu hiểu logistics chính là một chuỗi tư duy và phản xạ tự nhiên của văn hóa, một loại văn hóa thấu cảm (empathism), nói nôm na là đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thì khi đó không chỉ Chính phủ, doanh nghiệp mà mọi cá nhân trong xã hội đều biết cách làm cho công việc hợp lý hơn (logistics) và từ đó sẽ không quá khó để nâng cao tính cạnh tranh trong kinh tế quốc gia!

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

CUỘC THI ẢNH: LOGISTICS VIỆT NAM – NHỮNG GÓC NHÌN – LẦN 1 – NĂM 2018

Ý nghĩa: Khám phá nét đẹp Logistics/ Chuỗi cung ứng Xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm phát hiện và khắc họa hình ảnh về con người, cơ sở vật chất, công cụ - công nghệ, nguồn nhân lực... đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, chuỗi cung ứng – xuất nhập khẩu hàng hóa, để từ đó tìm ra những nét đẹp của ngành, nhằm tôn vinh những đóng góp của ngành logistics đối với nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bảo trợ: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) - Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics VN (VLA)

Tổ chức: Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) - Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR)

Đối tượng dự thi: Là những người yêu thích nhiếp ảnh, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, người Việt Nam hay người nước ngoài đang làm việc và cư trú tại Việt Nam.

Thời gian gửi ảnh: đến hết ngày 25/7/2018

HỘI THẢO “BLOCKCHAIN- TỪ CÔNG NGHỆ TỚI CHÍNH SÁCH”

Chi hội Blockchain sẽ tổ chức lễ ra mắt tại Hội thảo “Blockchain: Từ Công nghệ tới Chính sách” – hội thảo đầu tiên mang tầm vĩ mô tại Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 6/2018.

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Education does not end at any point in our lives; it is an ongoing journey to be carried with us everyday throughout our lives.”

- Thomas Powell -