agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/bao cao afta- ver 03_15582.doc · web viewnhiều nước có...

225
Quỹ nghiên cứu ICARD – MISPA TOR số MISPA/2003/06 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA Nhóm nghiên cứu Th.s Phạm Anh Tuấn TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn Th.s Nguyễn Thị Kim Dung

Upload: others

Post on 20-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Quỹ nghiên cứu ICARD – MISPATOR số MISPA/2003/06

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Khả năng cạnh tranh

của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập AFTA

Nhóm nghiên cứu

Th.s Phạm Anh Tuấn

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Th.s Nguyễn Thị Kim Dung

Hà Nội, tháng 8 năm 2005

Page 2: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................11.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1

1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................31.1.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................31.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................41.1.4. Cơ cấu đề tài......................................................................................................4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................................52.1. Lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và hội nhập vùng.......................................52.2. Các vấn đề về thương mại nông sản quốc tế..........................................................8

2.2.1. Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu........................................82.2.2. Xu hướng bảo hộ hàng nông sản trong thương mại quốc tế và lợi ích của tự do hoá thương mại.......................................................................................................92.2.3. Thương mại hàng nông sản và hội nhập vùng.................................................11

2.3. Các chỉ số về bảo hộ và cạnh tranh......................................................................122.3.1. Các chỉ số đánh giá bảo hộ.............................................................................122.3.2. Các chỉ số đánh giá lợi thế so sánh.................................................................132.3.3. Một số các chỉ số khác.....................................................................................14

2.4. Mô hình..................................................................................................................142.4.1. Nhu cầu nội địa:..............................................................................................142.4.2. Hàm cung trong nước......................................................................................152.4.3. Cân bằng cung cầu..........................................................................................152.4.4. Tương tác giá...................................................................................................15

2.5. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................172.5.1. Thu thập thông tin và số liệu có sẵn................................................................172.5.2. Tiến hành khảo sát và điều tra thực địa..........................................................172.5.3. Phương pháp hội thảo nhóm, tham luận.........................................................19

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AFTA.....................................................................................................................20

3.1. Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam..........................213.2. Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản các nước ASEAN.................26

3.2.1. Nông nghiệp các nước ASEAN........................................................................263.2.2. Thương mại nông sản của các nước ASEAN...................................................30

3.3. Hội nhập AFTA và các cam kết trong AFTA.......................................................373.3.1. Các cam kết hội nhập AFTA............................................................................373.3.2. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA trong nông nghiệp thời gian qua...............39

3.4. Kết luận..................................................................................................................43CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC AFTA...............................................................................................44

4.1. Tình hình chung....................................................................................................444.2. Mặt hàng lúa gạo...................................................................................................47

4.2.1. Sản xuất...........................................................................................................47

i

Page 3: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

4.2.2. Thị trường trong nước.....................................................................................514.2.3. Thị trường ngoài nước.....................................................................................54

4.3. Thịt lợn...................................................................................................................574.3.1. Tình hình sản xuất...........................................................................................574.3.2. Tình hình thị trường.........................................................................................58

4.4. Dứa.........................................................................................................................614.4.1. Tình hình sản xuất...........................................................................................614.4.2. Tình hình thị trường.........................................................................................63

4.5. Tiêu.........................................................................................................................654.5.1. Tình hình sản xuất...........................................................................................654.5.2. Tình hình thị trường.........................................................................................67

4.6. Chè..........................................................................................................................684.6.1. Tình hình sản xuất...........................................................................................684.6.2. Tình hình thị trường.........................................................................................69

4.7. Chính sách nông nghiệp các nước trong khu vực...............................................704.7.1. Indonesia..........................................................................................................704.7.2. Thai land..........................................................................................................734.7.3. Malaysia..........................................................................................................774.7.4. Philipines.........................................................................................................79

4.8. Kết luận..................................................................................................................82CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM...............................................................................................................84

5.1. Lúa gạo...................................................................................................................845.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu......................................................................845.1.2. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo..........................................................875.1.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh........................................................................885.1.4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)......................93

5.2. Sản phẩm chăn nuôi..............................................................................................945.2.1. Xu hướng phát triển chăn nuôi trong những năm qua....................................945.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi.....................................1005.2.3. Phân tích SWOT............................................................................................111

5.3. Chè........................................................................................................................1125.3.1. Sản lượng chè Việt Nam................................................................................1125.3.2. Xuất khẩu.......................................................................................................1135.3.3. Thị trường......................................................................................................1155.3.4. Đánh giá lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh..............................................1175.3.5. Phân tích SWOT............................................................................................122

5.4. Tiêu.......................................................................................................................1245.4.1. Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam.......................................................................1245.4.2. Kênh tiêu thụ tiêu...........................................................................................1265.4.3. Xuất khẩu.......................................................................................................1275.4.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh......................................................................1305.4.5. Phân tích SWOT............................................................................................134

5.5. Dứa.......................................................................................................................1355.5.1. Tình hình sản xuất dứa của việt nam............................................................1355.5.2. Xuất khẩu dứa................................................................................................138

ii

Page 4: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.5.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh......................................................................1425.5.4. Phân tích SWOT............................................................................................151

5.6. Kết luận................................................................................................................152

iii

Page 5: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Danh sách các bảng

Bảng 3.1. Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (1000 tấn).................................22Bảng 3.2. Tỷ trọng thương mại nông sản trong GDP nông nghiệp...................................23Bảng 3.3. Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (nghìn tấn)..........................24Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (triệu USD)..........................24Bảng 3.5. Một số số liệu các nước ASEAN năm 2003......................................................28Bảng 3.6. Sản lượng một số cây trồng chính của một số nước Đông Nam Á năm 2003 (nghìn tấn)..........................................................................................................................29Bảng 3.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN....................................31Bảng 3.8. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của các nước ASEAN năm 2003 (nghìn USD).......................................................................................................................31Bảng 3.9. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang ASEAN (triệu USD)........................................................................................................................34Bảng 4.1. Vai trò của lĩnh vực nông nghiệp trong kinh tế bốn nước (2002).....................45Bảng 4.2. Hạn ngạch nhập khẩu gạo của Thái Lan 1995-2000 (tấn)................................74Bảng 5.1. Hệ số bảo hộ danh nghĩa...................................................................................90Bảng 5.2. Hệ số nguồn lực nội địa (DRC).........................................................................91Bảng 5.3. So sánh chi phí công tác tiếp vận tại cảng Sài gòn và Cần thơ (USD/tấn).......93Bảng 5.4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị nông nghiệp bình quân.....................94Bảng 5.5. Phân bổ trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam, 2001.......................97Bảng 5.6. Quy mô chăn nuôi lợn của hộ nông thôn năm 1994 -2001...............................98Bảng 5.7. Sản lượng thịt hơi ở Việt Nam (1990-2002)...................................................101Bảng 5.8. Chi phí sản xuất 1 giỏ trứng 18 kg (USD)......................................................102Bảng 5.9. Chi phí sản xuất gà con, gà thịt và thức ăn một số nước, năm 2002 (USD/kg).........................................................................................................................................102Bảng 5.10. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn......................................................................104Bảng 5.11. Chi phí chăn nuôi gà năm 2004.....................................................................105Bảng 5.12. Hệ số ước lượng phương trình lợi nhuận theo quy mô.................................106Bảng 5.13. Tỷ lệ thịt nạc và thịt xô của một số loại theo vùng (%)...............................106Bảng 5.14. Tỉ lệ chết bệnh của một số gia súc gia cầm (%)............................................107Bảng 5.15. Tổn thất toàn quốc do gia súc chết................................................................108Bảng 5.16. Chi phí đầu tư và sản xuất tiêu......................................................................125Bảng 5.17. Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2004...........................................130Bảng 5.18. Chi phí chế biến 1 tấn dứa khúc 20.0Z trong nước dứa năm 2003...............147

iv

Page 6: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Danh sách các hình

Hình 3.1. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP của nền kinh tế và nông nghiệp hàng năm (%/năm)...........................................................................................................................................21Hình 3.2. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2003 (%).............25Hình 3.3. Một số số liệu về thương mại của ASEAN........................................................30Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản và kim ngạch xuất khẩu nông sản của 1 người dân nông thôn của một số nước Đông Nam Á năm 2002..................................................32Hình 3.5. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam (%)..............................33Hình 3.6. Thu nhập và nhập khẩu nông sản bình quân đầu người của một số nước ASEAN năm 1990 và năm 2002.......................................................................................34Hình 3.7. Thuế suất bình quân các mặt hàng theo lộ trình thuế tổng thế thực hiện CEPT của Việt Nam.....................................................................................................................39Hình 4.1. Đóng góp của GDP nông nghiệp trong tổng GDP bốn nước............................45Hình 4.2. Sản lượng gạo một số nước ASEAN (1000 tấn)...............................................47Hình 4.3. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia (1000 tấn)....48Hình 4.4. Tổng cung, xuất khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Thái Lan (000 tấn)........49Hình 4.5. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước Malaysia (000 tấn).............50Hình 4.6. Tiêu dùng gạo một số nước ASEAN.................................................................52Hình 4.7. Lượng nhập khẩu gạo một số nước ASEAN (nghìn tấn)..................................54Hình 4.8. Tỉ lệ xuất khẩu gạo của các nước sang Malaysia năm 2004 (%).......................55Hình 4.9. Tỉ lệ xuất khẩu gạo một số nước ASEAN trong tổng xuất khẩu thế giới (%)...56Hình 4.10. Lượng xuất khẩu gạo một số nước ASEAN....................................................57Hình 4.11. Sản xuất thịt lợn ở một số nước ASEAN (tấn)................................................58Hình 4.12. Nhập khẩu thịt lợn một số nước ASEAN (tấn)................................................59Hình 4.13. Thị phần nhập khẩu thịt lợn của Philipines 2003............................................59Hình 4.14. Tỉ lệ tiêu thụ lương thực Philipines (%)..........................................................60Hình 4.15. Diện tích trồng dứa một số nước ASEAN.......................................................61Hình 4.16. Sản lượng dứa một số nước ASEAN (tấn)......................................................62Hình 4.17. Giá dứa công ty của Thái Lan (baht/kg)..........................................................62Hình 4.18. Xuất khẩu dứa các nước ASEAN 2002 (tấn)...................................................63Hình 4.19. Sản lượng tiêu một số nước ASEAN (tấn)......................................................65Hình 4.20. Diện tích trồng chè một số nước ASEAN.......................................................67Hình 4.21. Xuất khẩu hạt tiêu các nước ASEAN (tấn)......................................................67Hình 4.22. Sản lượng (tấn) và diện tích (ha) chè Indonesia..............................................69Hình 4.23. Sản xuất và xuất khẩu chè của Indonesia........................................................70Hình 5.1. Diện tích và năng suất lúa Việt Nam 1990-2004...............................................85Hình 5.2. Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 1991-2004........................86Hình 5.3. Chi phí sản xuất lúa của một số nước................................................................90Hình 5.4. DRC của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.................................................91Hình 5.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về đầu con.........................................95Hình 5.6. Số lượng các trang trại thương mại trong cả nước............................................96Hình 5.7. Lượng thịt tiêu thụ bình quân (kg hơi/năm)......................................................99Hình 5.8. Mức tiêu thụ thịt (kg/người/năm 2002)...........................................................100Hình 5.9. Giá ngô của Việt Nam và thế giới 1998-2003(USD/tấn)................................103

v

Page 7: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.10. Giá đậu tương của Việt Nam và thế giới 1998-2003 (USD/tấn)...................103Hình 5.11. Lượng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam (1995-2004)...................................109Hình 5.12. Hệ số Chi phí nguồn lực nội địa....................................................................110Hình 5.13. Sản lượng và diện tích chè của Việt Nam từ 1990-2003...............................113Hình 5.14. Sản lượng và khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 1990-2003 (tấn chè khô)....................................................................................................................114Hình 5.15. Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Việt Nam.....................................115Hình 5.16. Nước nhập khẩu chè Việt Nam 1999-2003...................................................116Hình 5.17. Tỷ lệ xuất khẩu theo loại hình sở hữu công ty 2004.....................................117Hình 5.18. Thị trường xuất khầu chè thế giới (%)...........................................................118Hình 5.19. Tỷ trọng nhập khẩu chè của một số nước 2000-2002....................................118Hình 5.20. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và giá thế giới 1990-2003 (USD/tấn).......119Hình 5.21. Giá trị đơn vị của các nước xuất khẩu chè lớn 2002 (USD/tấn)....................120Hình 5.22: Tỷ trọng trong tổng giá trị gai tăng chè bán tại các siêu thị nước ngoài.......121Hình 5.23. Chi phí nguồn lực nội địa của chè Việt Nam 1995-2004..............................122Hình 5.24. Xu hướng phát triển tiêu của Việt Nam.........................................................124Hình 5.25. Kênh tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam..............................................................126Hình 5.26. Lượng và kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam 1992-2004.....................128Hình 5.27. Thị trường XK tiêu VN, 2003........................................................................128Hình 5.28. Thị trường XK tiêu VN, 2004........................................................................128Hình 5.29 Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam , 1996-2002.........................................129Hình 5.30. Tỷ lệ xuất khẩu tiêu Việt Nam trên tổng thế giới (% giá trị).........................131Hình 5.31. Giá thành chế biến một số loại tiêu đen 2003/04...........................................132Hình 5.32. Chỉ số DRC của tiêu và một số nông sản khác năm 2004.............................133Hình 5.33. Diện tích và sản lượng dứa Việt Nam...........................................................135Hình 5.34. Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (000ha)......................................136Hình 5.35. Tỷ trọng sản xuất dứa của một số nước trên thế giới (%).............................138Hình 5.36. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (000 USD).................139Hình 5.37. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, năm 2000 và 2004........140Hình 5.38. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc..140Hình 5.39. Xuất khẩu dứa của Việt Nam 1994-2002 (USD)...........................................141Hình 5.40. Xuất khẩu dứa hộp các nước trên thế giới năm 2002(000 USD)..................143Hình 5.41. Tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp trên thế giới năm 2002......................................144Hình 5.42. % xuất khẩu dứa chế biến của Thái Lan,Philipin và Malaysia......................145Hình 5.43. Giá dứa hộp xuất khẩu Việt Nam- Thái Lan (USD/tấn)................................146Hình 5.44. DRC của một số mặt hàng năm 2003...........................................................148

vi

Page 8: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Danh sách các hộp

Hộp 3.1. Những lợi thế của ASEAN.................................................................................26Hộp 3.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan........................................................35Hộp 3.3. Các mục tiêu của AFTA.....................................................................................37Hộp 5.1. Doanh nghiệp Tấn Hưng...................................................................................132Hộp 5.2. Việt nam mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì không thương hiệu................148Hộp 5.3. Hàng VN kém cạnh tranh tại Mỹ vì thương hiệu chưa mạnh...........................149

vii

Page 9: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đềTrong thập kỷ vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt những bước phát triển vượt bậc, chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhiều nông lâm sản Việt Nam đã đạt sản lượng xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, sản lượng càng tăng thì giá xuất khẩu càng giảm, điển hình là trường hợp cà phê, đường, hạt tiêu trong những năm 1998-2002. Thu nhập từ sản xuất nông sản xuất khẩu do đó cũng giảm theo. Trước tình hình đó, việc tìm hiểu thị hiếu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là những thị trường mang lại giá trị cao là hết sức quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam. Gia nhập ASEAN mở ra những thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng nông sản Việt Nam. Ngoài tiếp cận thị trường tương đối lớn của các nước ASEAN (420 triệu dân, tổng thu nhập 714 tỷ USD, không kể Việt Nam) thông qua khu vực mậu dịch tự do AFTA, Việt Nam còn có thể vươn ra các thị trường lớn như Trung Quốc khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN-China FTA, và có thể thị trường Hàn Quốc nếu khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn quốc được hình thành (ASEAN secretary, 1999). Tiến trình hội nhập AFTA đối với các thành viên ASEAN cũ (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Brunei, Phillipines) đã được hoàn thành vào năm 2002. Hầu hết hàng hoá giao thương giữa 4 nước này đã được giảm thuế nhập khẩu xuống không quá 5% và các rào cản phi thuế quan, các hạn chế định lượng đã được dỡ bỏ, chỉ còn lại một số mặt hàng thuộc diện hàng hoá nhạy cảm sẽ được giảm thuế nốt vào năm 2010. Việt Nam là thành viên mới, cũng thực hiện tiến trình giảm thuế theo khung CEPT mà các thành viên cũ đã áp dụng, nhưng hạn hoàn thành được kéo dài đến 2006 đối với hầu hết hàng hoá và 2013 đối với hàng hoá nhạy cảm. Hạn hoàn thành AFTA đối với các thành viên mới còn lại (Myanmar, Lào, Cam pu chia) dài hơn Việt Nam 2-4 năm. Thêm vào đó, chương trình mậu dịch tự do ASEAN-China sẽ được áp dụng vào năm 2010. Như vậy, phần cơ bản của khối mậu dịch tự do AFTA giữa các nước ASEAN cũ đã hoàn thành xong và phần mở rộng đối với các nước mới và Trung quốc cũng sẽ được hoàn thành trong thời gian rất gần. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các nông sản chính của Việt Nam trong việc giữ vững thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên AFTA là rất quan trọng cho sự phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá của Việt Nam.Cho đến nay, đã có tương đối nhiều nghiên cứu về vấn đề hội nhập của Việt Nam vào ASEAN (Fukase and Martin, 1999; ISGMARD, 2002; ISGMARD, 2002b; McCarty, 1999; Kanokpan, 2002; Flatters, 1997; FAO and MARD, 2000; MARD, 2000; Pham, 1999; Wilson and Mei, 1996; Vo, 2001; Than, 2001; Zimmermann, 1996). Hầu hết các nghiên cứu này đã mô tả cụ thể tiến trình hội nhập của ASEAN, từ khi ASEAN thành lập, việc nhận thêm 4 thành viên mới, cho đến khi các thành viên mới hoàn thành tiến trình giảm thuế CEPT. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới chỉ nghiên cứu chung cho toàn diện nền kinh tế Việt Nam.

1

Page 10: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Một số các nghiên cứu đi chi tiết hơn vào các ngành hàng nông sản của Việt Nam như FAO and MARD (2000), ISGMARD (2002), MARD (2000), Flatter (1997). Nghiên cứu FAO and MARD (2000) “The Competitiveness of the Agricultural Sector of Viet Nam: A Preliminary Analysis in the Context of ASEAN and the AFTA” (Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam: phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập ASEAN và AFTA) trong dự án TCP/VIE/8821 đã mô tả tương đối chi tiết tiến trình giảm thuế trong AFTA nói chung và tiến trình giảm thuế của Việt Nam trong AFTA nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không đi sâu vào tiến trình giảm thuế cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. Mặc dù đã đánh giá khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như lúa gạo, thịt lợn, tôm cá, gỗ, mía đường, cà phê, cao su, cà chua và dứa, phân Urê, động cơ Diezel nhỏ, hầu hết các đánh giá khả năng cạnh tranh này là đánh giá định tính, chỉ số được dùng để đánh giá là chỉ số bảo hộ (Norminal Protection Rate) nên chưa phản ánh đúng khả năng cạnh tranh của ngành hàng và không có những so sánh cụ thể với các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Nghiên cứu ISGMARD (2002) “Impact of trade liberalization on some agricultural sub-sectors of Vietnam: Rice, coffee, tea and sugar” (Tác động của tự do hoá thương mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường) đi sâu hơn vào đánh giá tác động của AFTA. ISGMARD (2000) sử dụng mô hình cân bằng riêng phần để đánh giá tác động của AFTA đối với gạo, cà phê, chè và mía đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy AFTA sẽ giúp xuất khẩu nông sản tăng cả về số lượng và về giá xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10.5% với giá tăng 4.2%, lượng cà phê xuất khẩu tăng 2.3% với giá tăng 1.9%, lượng chè tăng 1.3%, giá tăng 0.8%. Với ngành hàng mía, khi không còn trợ cấp chính phủ và hàng rào thuế quan, tất cả các nhà máy mía công suất dưới 150 nghìn tấn/năm sẽ phải đóng cửa và lượng cung trong nước sẽ giảm xuống 35% so với năm 1999-2000. Tuy nhiên, số liệu được sử dụng là số liệu điều tra nông hộ thuần tuý nên chỉ số cạnh tranh (NRC) của nghiên cứu này không phản ánh đúng chỉ số cạnh tranh của toàn ngành hàng Việt Nam (các yếu kém về chế biến, lưu trữ, buôn bán trong nước và xuất khẩu không được xem xét, chỉ xem xét ở nông hộ với giá lao động rẻ nên chỉ số thiên lệch).

Nghiên cứu ISGMARD, 2002a. Evaluation of potential impacts on Vietnam’s agriculture during implementing Common effective preferential tariff program (CEPT) under Agreement on Asean Free Trade Area (AFTA) (Đánh giá các tác động tiềm năng đến ngành nông nghiệp Việt Nam trong quá trình áp dụng CEPT, AFTA) đã mô tả khái quát quá trình hội nhập AFTA đối với các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam và sắp xếp thứ tự về khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự sắp xếp này dựa trên một số chỉ tiêu đơn giản và chưa đề cập đến những thay đổi về tiềm năng và khả năng phát triển, hạn chế khi gia nhập AFTA.

Như vậy, tuy hội nhập AFTA đang được tiến hành ngày càng rộng và thời điểm Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào AFTA đã đến gần, nhưng cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tổng thể khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA và ACFTA và tìm ra những bước đi cụ thể nhằm mở rộng các

2

Page 11: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

thị trường tiềm năng cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam và nâng cao cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu đề tài “Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA” là hết sức cần thiết.

1.1.1. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu tổng quát:Đánh giá khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA (gạo, hạt tiêu, chè, dứa, chăn nuôi), từ đó góp phần hỗ trợ cho công tác xây dựng và điều chỉnh chính sách ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu của các mặt hàng nông lâm sản này vào các thị trường khu vực ASEAN, Trung Quốc và giữ thị trường nội địa.Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu và xây dựng hồ sơ thông tin về thị trường nông sản khu vực ASEAN, chú trọng các thị trường có thay đổi mạnh về rào cản thuế quan và phi thuế quan sau AFTA. Nội dung hồ sơ bao gồm quy mô thị trường, thị hiếu tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, kênh thị trường, luật pháp và chính sách thương mại.

- Nghiên cứu tiến trình giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ AFTA.

- Nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA.

- Nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập khu vực mậu dịch tự do.

- Đề xuất các chính sách và biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh khả năng thâm nhập của 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường khu vực và giữ vững thị trường nội địa

- Đề xuất nghiên cứu mới.

1.1.2. Giả thuyết nghiên cứuAFTA là khu vực mậu dịch tự do đầu tiên Việt Nam tham gia. Việc tham gia khu vực mậu dịch này có khả năng làm thay đổi lớn về thị phần của nông sản Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như thị trường khu vực. Một số ngành hàng như gạo, cà phê có thể tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một số ngành sản xuất khác như chăn nuôi, rau quả có thể sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn ngay trên sân nhà. Một số ngành hàng khác như tiêu, chè của Việt Nam có thể sẽ chịu tác động ít khi gia nhập AFTA.

3

Page 12: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

1.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu1. Hiện tại các ngành hàng nông sản đang đứng ở đâu về khả năng cạnh tranh so với

các nước trong khu vực và trên thế giới? 2. Những nước trong khu vực có lợi thế gì về sản xuất nông sản so với Việt Nam?3. Việc thực hiện tiến trình gia nhập AFTA này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng

cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với các đối thủ trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu?

4. Liệu Việt Nam có thể tăng xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi gia nhập AFTA hay không?

5. Việt Nam có khả năng phát triển sản xuất nông sản thay thế nhập khẩu khi ra nhập AFTA hay không?

1.1.4. Cơ cấu đề tàiBáo cáo nghiên cứu bao gồm các chương sau:

Chương I. Giới thiệu chungChương II. Tổng quan lý luận và phương pháp Chương III. Tổng quan nông nghiệp việt nam trong bối cảnh hội nhập AFTA

Chương IV Tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của các nước trong khu vực Chương V. Đánh giá khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản Việt Nam.

Chương VI. Ảnh hưởng gia nhập AFTA đối với ngành hàng nông sản Việt NamChương VII. Kết luận và kiến nghị chính sách

4

Page 13: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Chương này hướng tới các mục tiêu sau:

1. Tổng quan lý luận về vai trò của hội nhập kinh tế vùng và mối liên hệ của nó đối với hội nhập kinh tế đa phương.

2. Đặc điểm của thương mại nông sản quốc tế, các vấn đề cần quan tâm đối với hàng nông sản khi tham gia hội nhập quốc tế.

3. Các khái niệm và chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh theo ngành hàng4. Mô hình cân bằng không gian đơn giản cho các mặt hàng khi tham gia hội nhập

quốc tế5. Phương pháp thu thập số liệu

2.1. Lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và hội nhập vùng

Thời gian gần đây, có 4 cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề phúc lợi của hội nhập vùng và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Một trường phái [Bhagwati và Panagariya (1996), Bhagwati và Krueger (1995), Srinivasan (1998)] cho rằng hội nhập vùng là một ý tưởng tồi, làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và tách rời các cố gắng mở rộng tự do hoá toàn cầu của WTO. Trong khi đó những người khác như Ethier (1998) lại lập luận rằng hội nhập vùng hỗ trợ hội nhập đa phương và là băng chứng cho thấy các nước nhỏ muốn tham gia vào hệ thống thương mại đa phương hiện đang bị thống trị bởi các nước đã phát triển. Xét trên khía cạnh khoảng cách, Krugman (1993) cho rằng có khả năng có các khối thương mại tự nhiên giữa các nước láng giềng mà trong đó chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo ra các lợi ích nếu các nước này thành lập khối thương mại vùng. Thêm vào đó còn có một quan điểm cho rằng các nước tìm cách tham gia vào các hiệp định thương mại vùng vì sợ bị loại trừ, hay còn gọi là lý thuyết domino về hội nhập vùng của Balwin và Venables (1995).

Các phân tích lý thuyết về ảnh hưởng phúc lợi tiềm năng của tự do hoá thương mại phần lớn dựa trên các mô hình tân cổ điển chịu ảnh hưởng của Ricardo trong việc nhấn mạnh tới lợi thế so sánh tương đối và tác dụng của thương mại quốc tế giữa các nước. Theo như khung lý thuyết của Heckscher-Ohlin-Samuelson, tự do hoá toàn cầu sẽ giúp cho các nước đạt được cấu trúc sản xuất, thương mại và phân công lao động theo đúng lợi thế so sánh tương đối của họ, và điều này giúp tăng hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực và tăng phúc lợi toàn cầu. Vì thế, việc thành lập các khối kinh tế vùng (RTA) chỉ là lựa chọn thứ hai so với tự do hoá thương mại toàn cầu.

Lý thuyết của Viner (1950) và Meade (1955) là cơ sở cho các lý luận về việc thiết lập các khối kinh tế vào những năm 1950-1960. Lý thuyết này tập trung vào các khái niệm tĩnh

5

Page 14: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

như “tạo ra thương mại” và “chệch hướng thương mại”. Sự “tạo ra thương mại” xảy ra khi một nước thành viên của khối kinh tế vùng tăng nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên khác trong khối có chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước ngoài khối, và giảm sản xuất các mặt hàng có thể nhập khẩu đó ở trong nước. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi do giá hàng nhập khẩu thấp hơn so với hàng trong nước. Việc hạ giá sẽ giúp tăng thu nhập thực tế, tăng nhu cầu tiêu dùng và điều đó sẽ giúp tăng nhập khẩu và thương mại cho cả các nước trong và ngoài khối kinh tế vùng.

Sự “chệch hướng thương mại” xảy ra khi thương mại giữa các nước thành viên trong khối tăng lên do thuế quan ưu đãi và thay thế cho các hàng nhập khẩu ngoài khối có giá thành rẻ hơn. “Chệch hướng thương mại” không chỉ gây tổn thất cho các nước trong khối do phải trả giá hàng nhập khẩu cao hơn mà còn gây tổn thất cho các nước ngoài khối do không xuất khẩu được hàng hoá hoặc bị bắt buộc phải giảm giá xuất khẩu của họ để cạnh tranh.

Bhagwati và Panagariya (1996) và Panagariya (1998, 1996) lập luận rằng RTA dường như sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và cản trở tự do hoá thương mại đa phương. Do RTA tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho các nước thành viên nên nó sẽ chuyển hướng thương mại từ các nước ngoàI khối có chí phí cung cấp thấp nhất. Việc chuyển hướng thương mại này dường như sẽ lấn át việc tạo ra thương mại, vì thế RTA sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên. Để chứng minh điêù này họ sử dụng mô hình Viner về khối kinh tế trong đó 2 nước loại bỏ các hàng rào thương mại song phương. Nếu các nước còn lại là nhà cung cấp có chi phí rẻ nhất và có chi phí không đổi, RTA với các nhà cung cấp có chí phí tăng sẽ chỉ có thể làm chệch hướng thương mại. Nước thực hiện tự do hoá sẽ bị thiệt do họ đã bỏ đi khoản thuế thu được từ hàng nhập khẩu của đối tác mới trong khi không đạt được giá nội địa thấp hơn đối với các hàng nhập khẩu bởi phần còn lại của thế giới mới là người đặt giá. Trong khung phân tích này, nếu đối tác thương mại chiếm tỷ lệ càng lớn trong hàng nhập khẩu thì sự mất mát doanh thu thuế càng lớn khi RTA được thành lập. Tương tự, đối với đối tác thương mại mà có mức thuế ban đầu cao thì họ cũng bị thiệt từ việc thiết lập RTA bởi vì doanh thu thuế bị phân phối lại cho người khác sẽ nhiều hơn.

Ngược lại nếu các đối tác trong RTA là các nhà cung cấp có chi phí ổn định thì việc thiết lập RTA sẽ cải thiện phúc lợi của các nước tự do hoá thương mại theo khối. Điều này đạt được từ việc giảm giá mà vẫn thu được thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu của các nước ngoài khối. Tuy nhiên, Panagariya (1996) lập luận rằng phần lớn các trường hợp các nước ngoài khối có chi phí cung ổn định trong khi đó các nước trong khối thường có chi phí cung tăng lên. Trong khi có sự “tạo ra thương mại” trong một số mặt hàng thì phần lớn các hàng hoá khác sẽ được nhập khẩu từ các nước thành viên có chi hpí cung tăng lên – “chệnh hướng thương mại” sẽ lấn át trong phần lớn các RTA.

De Melo và các cộng sự (1993) đưa ra một quan điểm cân bằng hơn về ảnh hưởng phúc lợi của RTA trong một khung phân tích có tính tới cả sự ‘tạo ra thương mại’ và “chệch hướng thương mại”. Trong trường hợp này các nước hạ thấp hàng rào thương mại đối

6

Page 15: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

với các đối tác trong khối sẽ có mức giá mới trong nước thấp hơn so với mức giá gồm cả thuế của các nhà cung cấp có chi phí ổn định (phần còn lại của thế giới), nhưng cao hơn so với trường hợp thương mại tự do. Tác động phúc lợi cho các nước giảm thuế nhập khẩu không rõ ràng: họ bị thiệt do chuyển hướng nhập khẩu ra khỏi các nhà cung cấp có chi phí thấp nhất, nhưng họ lại được lợi từ việc tổng nhập khẩu tăng lên. Trong trường hợp đó: (1) mức độ thuế nhập khẩu của một khu vực nào càng cao thì lợi ích của RTA càng cao và chi phí của RTA càng thấp; (2) thuế suất cho các nước ngoài khối sau khi RTA được thiết lập càng thấp thì khả năng giảm nhập khẩu các hàng có giá rẻ hơn của các nước ngoàI càng thấp; (3) mức độ bổ sung của nhu cầu nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối càng lớn thì việc thiết lập RTA mang lại lợi ích càng lớn, có nghĩa là lợi ích của RTA giữa các nước đang phát triển và đã phát triển (với cấu trúc nguồn lực khác nhau) sẽ rất lớn.

De Rosa (1998) đưa ra mô hình của Meade trong đó giá tương đối ở thị trường thế giới và nội địa đều có thể được đIũu chỉnh trong khung cân bằng tổng thể. Một kết quả của mô hình này là nếu một nước tham gia vào RTA tăng lượng nhập khẩu từ tất cả các nguồn khác nhau thì phúc lợi của nước đó sẽ tăng lên. Để đảm bảo rằng không có “chệch hướng thương mại”, De Rosa gợi ý rằng các nước thành viên trong khối nên cùng nhau giảm hàng rào thương mại đối với các nước ngoàI khối. Có nghĩa là việc thiết lập RTA trong khung cảnh tự do hoá thương mại đa phương tăng lên có thể đem lại các ảnh hưởng về mặt phúc lợi khác với việc thiết lập RTA trong bối cảnh bảo hộ tăng lên.

Một nhược điểm cơ bản của các lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển là nó chỉ có thể chỉ ra chiều hướng của ảnh hưởng tuy nhiên lại không thể chỉ ra mức độ của các ảnh hưởng đó. Chính điều này thúc đẩy việc sinh ra các lý thuyết thương mại mới (new trade theory). Các lý thuyết thương mại mới không chỉ xem xét cấu trúc thị trường theo kiẻu tân cổ điển mà còn tính tới các đặc điểm khác như tính kinh tế theo quy mô, cạnh tranh không hoàn hảo, chuyển giao công nghệ, ngoại ứng thương mại và các ảnh hưởng động khác như quan hệ giữa tự do hoá thương mại, tăng trưởng năng suất tổng hợp của các đầu vào và tích tụ vốn. Các nghiên cứu thực chứng về RTA tính tới các yếu tố mới trong lý thuyết thương mại mới đều tìm ra rằng sự “tạo ra thương mại” lấn át mạnh mẽ sự “chệch hướng thương mại”, và dường như không có một sự “chệch hướng thương mại” nào cả vì sự tăng trưởng của các thành viên trong khối giúp mở rộng thương mại kể cả giữa các nước trong khối và giữa các nước trong khối với phần còn lại của thế giới.

Một trong các hiện tượng điển hình cho việc thành lập RTA là sự tăng lên mạnh mẽ của thương mại trong cùng ngành, đặc biệt là các hàng hoá trung gian. Đây chính là yếu tố chính để “tạo ra thương mại”. Nguyên nhân tiềm ẩn không thể giải thích bằng khung lý thuyết của Ricardo theo đó thương mại chủ yếu diễn ra giữa các nước có cấu trúc nguồn lực khác nhau. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng sự tăng lên của thương mại trong từng ngành là do RTA đưa ra các thị trường mở rộng ổn định và cho phép các hãng đạt được tính kinh tế thông qua chuyên môn hoá tốt hơn – quan điểm lý thuyết đưa ra bởi Adam Smith.

7

Page 16: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Khi các nước tăng cường thương mại do có các cấu trúc nguồn lực khác nhau theo kiểu Ricardo và lập ra các RTA tạo điều kiện có các thị trường ổn định và liên kết, thì nó cũng tạo ra các kích thích cho những người sản xuất tận dụng các lợi ích theo kiểu của Smith. Nếu như vậy, thì sẽ là quá thiển cận nếu dùng khung phân tích về “tạo ra thương mại’ và chệch hướng thương mại” của Viner-Meade để đánh giá ảnh hưởng phúc lợi của RTA bởi vì mô hình kiểu này bỏ qua các lợi ích kiểu Adam Smith.

Trong một vài hiệp định thương mại vùng, đã có bằng chứng cho thấy có sự tăng lên đáng kể thương mại trong từng ngành. Đồng thời, phần lớn tăng trưởng thương mại thế giới là do thương mại giữa các nước đã phát triển chứ không phải do thương mại giữa các nước đã phát triển và đang phát triển. Trong các mô hình tân cổ điển thì người ta cho rằng sẽ có nhiều thương mại giữa các nước có cấu trúc đầu vào khác nhau, nhưng thực tế trên đây lại cho thấy phần lớn sự “tạo ra thương mại” lại xuất hiện đối với các nước có điều kiện giống nhau. Vì thế cần nhớ rằng, sự khác biệt về các yếu tố sản xuất không phải là nhân tố chủ yếu cho tăng trưởng thương mại khi thiết lập các hiệp định thương mại vùng.

2.2. Các vấn đề về thương mại nông sản quốc tế

2.2.1. Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu

Theo như báo cáo của Diaz-Bonilla và các cộng sự (2002), sản lượng nông nghiệp bình quân đầu người của các nước đang phát triển (bao gồm cả Trung Quốc) tăng lên đều đặn theo xu hướng chung của thế giới, trong đó khu vực châu á tăng mạnh nhất trong thập kỷ 80 và phần lớn thập kỷ 90 và chỉ bị ngắt quãng do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Tương tự như vậy, sản xuất lương thực (chiếm tới 90% của sản lượng nông nghiệp) cũng tăng đều đặn. Châu á đã đạt được thành tựu đáng kể nhất về các sản phẩm ngũ cốc, dầu thực vật và chăn nuôi.

Tiêu dùng bình quân đầu người (calorie trên ngày) cũng tăng lên trong các nước đang phát triển, trong đó đáng kể nhất là khu vực châu á. Các nước châu á, đặc biệt là Nhật Bản chứng kiến sự tăng lên đáng kể của nhập khảu ròng sản phẩm lương thực. Trong khi đó, nhập khẩu ròng lương thực và sản phẩm nông nghiệp và lương thực của các nước EU giảm dần từ đầu những năm 80 và khôí này có xuất khẩu ròng sản phẩm lương thực tăng lên từ năm 1993. Hơn một nửa trong số 20 nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng đầu là các nước đã phát triển và 9 trong số đó thuộc EU, 3 nước châu Mỹ La tinh (LAC) và 4 nước châu á (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Indonesia).

Rất nhiều nước xuất khẩu lớn cũng lại là những nước nhập khẩu lớn hàng nông sản. Cán cân thương mại hàng nông sản của các nước châu á bị thâm hụt và ngày càng tăng. Sáu trong số các nước nhập khẩu lớn là các nước châu á, trong đó Nhật Bản nhập khẩu chiếm 8% trong tổng nhập khẩu thế giới và đứng thứ hai sau Đức.

8

Page 17: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Mặc dù Mỹ là nước đứng thứ ba về nhập khẩu lương thực nhưng đây cũng là nước xuất khẩu lương thực ròng lớn nhất thế giới do họ chiếm phần lớn nhất trong tổng xuất khẩu lương thực thế giới. Không giống như các nước xuất khẩu lương thực lớn, 6 trong số các nước xuất khẩu lương thực ròng là các nước đang phát triển: 1 châu Phi (Bờ biển Ngà), 3 châu á (Thái Lan, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ), và 4 LAC (Argentina là nước đứng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lương thực ròng).

Các nước đã phát triển chiếm phần lớn xuất khẩu nông nghiệp của thế giới. Có 3 loại sản phẩm chính trong xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển: rau quả, cây hạt dầu và cà phê - chè – ca cao; chiếm tới hơn một nửa tổng xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển. Các sản phẩm ngũ cốc, đường, mật, thịt chiếm 20% tổng xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1961-65 đến 1996-99, rau quả và cây hạt dầu là các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất của các nước đang phát triển trong khi đó vai trò của cà phê - chè – ca cao giảm dần. Mặc dù xuất khẩu ngũ cốc chiếm dưới 10% tổng xuất khẩu, các nước đang phát triển (theo cả nhóm) lại là những nước nhập khẩu ròng ngũ cốc.

Rau quả và cây hạt dầu chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong tổng xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển châu á (trừ Trung Quốc) mặc dù khu vực này vẫn nhập khẩu ròng các cây hạt dầu. Mặc dù tỷ lệ xuất khẩu của cà phê - chè – ca cao giảm dần nhưng các nước đang phát triển châu á vẫn là các nước xuất khẩu ròng các sản phẩm này. Xuất khẩu nông nghiệp của các nước châu á chủ yếu hướng tới các nước đã phát triển trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc và nhập khẩu chủ yếu từ EU, Bắc Mỹ và các nước châu á khác.

Châu á là khu vực nhập khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp và thặng dư thương mại của các mặt hàng cà phê, ca cao, rau quả không đủ để bù đắp cho thâm hụt thương mại trong các sản phẩm nông nghiệp khác như ngũ cốc và sản phẩm sữa.

2.2.2. Xu hướng bảo hộ hàng nông sản trong thương mại quốc tế và lợi ích của tự do hoá thương mại

Ingco và Nash (2004) đã ghi nhận rằng trong vòng hơn 30 năm (1970-2000) thương mại quốc tế là dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu trên khắp các khu vực. Tổng thương mại hàng hoá đã tăng lên gấp 18 lần kể từ khi GATT được ký kết vào năm 1947 và phần lớn do tác động của tự do hoá thương mại. Mặc dù thương mại nông sản đã tăng lên về số tuyệt đối nhưng vai trò của nó trong tổng thương mại thế giới giảm dần trong thế kỷ trước.

Nói chung đã có một số tiến bộ trong các chính sách cải tổ thương mại nông sản toàn cầu nhưng các thành quả còn mong manh và không đưa ra được các hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tự do hoá mà các nước đang phát triển hy vọng từ vòng đàm phán Urugoay (mất động lực). Tổng kết kinh nghiệm thực hiện Hiệp định thương mại nông nghiệp của vòng đàm phán Urugoay (URAA) cho thấy khó có thể cải tổ chính sách nội địa và tự do hoá thương mại ở cả các nước OECD lẫn các nước đang phát triển do 4 nguyên nhân sau:

9

Page 18: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Các nước OECD vẫn duy trì mạnh mẽ các chính sách bảo hộ và bóp méo thị trường nông sản nội địa (trợ cấp xuất khẩu và hàng rào bảo hộ chủ yếu làm lợi cho các nông trại lớn)

Việc duy trì hàng rào thuế quan cao cho các mặt hàng nông sản thô và chế biến cao ở nhiều nước (gấp 6 lần so với bảo hộ công nghiệp).

Mức độ trợ cấp xuất khẩu cao của các nước OECD tiếp tục bóp méo thị trường thế giới của các sản phẩm nông sản chính.

Các chính sách (thuế, quản lý giá trực tiếp và tỷ giá hối đoáI, hàng rào thuế quan giữa các nước đang phát triển) của các nước đang phát triển tiếp tục tạo ra sự bất lợi cho khu vực nông nghiệp của chính cách nước đó và của các nước đang phát triển khác

Tăng trưởng hàng nông nghiệp và công nghiệp trên toàn thế giới trong thập kỷ 1990 được duy trì như ở thập kỷ 1980. Tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển ngang bằng với tăng trưởng xuất khẩu công nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển khác tăng lên gâp đôi trong khi xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển sang các nước đã phát triển lại bị đình trệ. Trong khi đó, xuất khẩu hàng công nghiệp của các nước sang phát triển sang các nước đã phát triển vẫn tiếp tục tăng manh. Điều đó cho thấy các hàng rào thương mại đã có nhiều hiệu lực hơn trong việc kiềm chế thương mại nông nghiệp hơn sovới thương mại công nghiệp.

Theo các nghiên cứu mới nhất của World Bank thì tổng phúc lợi của thế giới sẽ t ăng thêm 142 tỷ USD hàng năm nếu có cải tổ chính sách thương mại nông nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Phần lớn sự tăng lên đó có thể đạt được từ cải tổ chính sách thương mại nông nghiệp của chính các nước đang phát triển (khoảng 114 tỷ USD), trong khi ảnh hưởng của tự do hoá thương mại cho các nước đang phát triển của các nước thu nhập cao là 31 tỷ USD, vào khoảng 61% của tổng viện trợ cho các nước đang phát triển.

Xét một cách toàn diện, ảnh hưởng tiềm năng của tự do hoá thị trường nông sản (khoảng 248 tỷ USD) sẽ cao hơn rất nhiều so với tự do hoá thị trường công nghiệp (111 tỷ USD), mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng thương mại hàng hoá thế giới. Điều đó chứng tỏ mức độ bảo hộ nông nghiệp rất lớn tại các nước có thu nhập cao.

Phần lớn lợi ích của tự do hoá thương mại sẽ thuộc về các nước chấp nhận tự do hoá thương mại. Khoảng 70% lợi ích của việc xoá bỏ các can thiệp thị trường nông nghiệp của các nước thu nhập cao sẽ thuộc về các nước đó. Mặc dù vậy các nước đang phát triển cũng được hưởng lợi 40% (khoảng 31 tỷ USD) trong tổng số lợi ích (khoản 75 tỷ USD) của việc tự do hoá thương mại nông nghiệp của các nước công nghiệp. Đối với các nước đang phát triển, 83% lợi ích của việc tự do hoá thương mại của chính họ sẽ thuộc về họ.

Tuy nhiên các con số trên vẫn chưa tính tới hết các lợi ích động khác của tự do hoá thương mại nông nghiệp toàn cầu. Thêm vào đó, hiệp định thương mại nông nghiệp còn là điều kiện cần và đủ để cho việc thiết lập một hiệp định thương mại chung.

10

Page 19: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Để có thể nắm được toàn bộ lợi ích của tự do hoá thương mại, các nước đang phát triển cần có các cải tổ và đầu tư hỗ trợ khác, bao gồm cả việc tạo ra mạng lưới an ninh để giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực của tự do hoá thương mại (thị trường yếu tố đầu vào - đất, tín dụng, các công ty buôn bán nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ thương mại, nâng cao năng lực kỹ thuật để đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ của các nước OECD). Đối với các nước thu nhập trung bình, cần ưu tiên vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cảI tổ hệ thống tài chính. Đỗi với các nước thu nhập thấp và đang chuyển đổi, cần chú trọng hỗ trợ việc thiết lập các thị trường đầu vào. Trong khi đó, đối với các nước thu nhập trung bình thì vấn đề lại nằm ở chỗ làm thế nào để các thị trường đó hoạt động có hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, trong các nước thu nhập trung bình thì khu vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, vì thế cung của các yếu tố đầu vào co giãn nhiều hơn so với các nước thu nhập thấp.

2.2.3. Thương mại hàng nông sản và hội nhập vùng

Khu vực nông nghiệp tạo ra các vấn đề phức tạp hơn trong hội nhập vùng bời vì cho đến gần đây thì nông nghiệp vẫn bị gạt ra ngoài các vòng đàm phán của GATT. Rất nhiều nước có các chương trình hỗ trợ nội địa cho nông nghiệp và các chương trình này thường mâu thuẫn với tự do hoá thương mại. Nếu hội nhập vùng có thể tạo ra cải tổ đối với các chương trình hỗ trợ nội địa thì hội nhập vùng sẽ thúc đẩy mức độ hội nhập quốc tế của các nước thành viên.

Burfisher và Jones (1998) cho thấy hội nhập vùng sẽ “tạo ra thương mại” nhiều hơn là làm “chệch hướng thương mại”. Hơn thế nữa, hội nhập vùng sẽ “tạo ra thương mại ròng” trong nông nghiệp; và trong một số trường hợp không có một chút “chệch hướng thương mại” nào.

Hertel và các đồng sự (1997) cho thấy tác hại của việc bóp méo thị trường nội địa còn nguy hiểm hơn tác hại của “chệch hướng thương mại” của hội nhập vùng trong trường hợp mở rộng EU.

Lewis và Robinson (1996), Lewis, Robinson và Wang (1995) phát triển một mô hình CGE đa quốc gia để phân tích các ảnh hưởng tiềm năng của APEC và ASEAN, đưa ra các kết quả sau:

Việc thiết lập hiệp định thương mại trong APEC và ASEAN giúp tăng phúc lợi cho các nước thành viên

Tổng “tạo ra thương mại” lớn hơn rất nhiều so với “chệch hướng thương mại” Trong trường hợp APEC, việc loại bỏ các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và Trung

Quốc sẽ làm giảm phúc lợi cho các nước còn lại cũng như các nước trên Trong trường hợp của ASEAN, sẽ là tốt hơn nếu các nước thành viên chấp nhận

thêm ít nhất là một nước lớn, tốt nhất là một nước đã phát triển làm thành viên Kể cả khi RTA được thiết lập, tự do hoá thương mại đa phương sẽ tăng phúc lợi

cho cả các nước thành viên và các nước ngoài khối. Vì thế việc thiết lập RTA phù hợp với sự tăng lên của tự do hoá thương mại đa phương.

11

Page 20: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

2.3. Các chỉ số về bảo hộ và cạnh tranh2.3.1. Các chỉ số đánh giá bảo hộ

Tỷ lệ bảo vệ danh nghĩa (norminal protection rate) NPR

Pi d

NPR i = ( ___________ - 1) * 100

Pi b

Trong đó: Pi d , Pi b là giá trong nước và giá quốc tế (CIF đối với sản phẩm nhập và FOB đối với sản phẩm xuất) tại cùng một điểm trên kênh marketing có thể so sánh với nhau của sản phẩm i (ngô, sắn, đậu tương)

Nếu NPR i > 0 (Bảo hộ - khuyến khích nông dân)

Nếu NPR i < 0 (Không bảo hộ -không khuyến khích nông dân)

Tỷ lệ bảo vệ hiệu quả (effective protection rate) EPR

VAi d - VAi b

EPR i = ___________________ * 100

VAi b

Trong đó: VAi d , VAi b giá trị gia tăng theo giá trong nước và giá quốc tế (CIF đối với sản phẩm nhập và FOB đối với sản phẩm xuất).

EPR i > 0 (Bảo hộ - khuyến khích nông dân)

EPR i > 0 (Không bảo hộ - không khuyến khích nông dân)

Thuế ngầm (implicit tariff - IT) đối với các loại đầu vào sử dụng để sản xuất các loại nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như phân đạm, phân lân, phân kali, xăng dầu…

Pj d

ITj = ( ___________ - 1) * 100

12

Page 21: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Pj b

Trong đó: Pj d , Pj b là giá trong nước và giá quốc tế đối với đầu vào j

Nếu ITj < 0 (khuyến khích - bảo hộ nông dân)

Nếu ITj > 0 (không khuyến khích - không bảo hộ nông dân)

2.3.2. Các chỉ số đánh giá lợi thế so sánh

Chi phí các nguồn lực trong nước DRC (Domestic resource cost)

DRC là chỉ số thường được dùng để đánh giá lợi thế so sánh của ngành hàng. DRC biểu thị tổng chi phí của các nguồn lực trong nước được sử dụng tương ứng với 1 đô la thu được từ sản phẩm đem bán. Do đó, DRC nhỏ hơn 1 có nghĩa là sản phẩm có lợi thế so sánh và ngược lại. DRC càng nhỏ thì lợi thế so sánh càng cao.

Qdi Sd

DRCi = __________________________________

(1 + FX Premium) (PibQi - Qfi Pfb)

Trong đó: Qdi khối lượng các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm i;

Sd giá xã hội của các đầu vào nói trên;

OER là tỷ giá hối đoái chính thức;

Pib là giá quốc tế của sản phẩmi;

Qi là khối lượng sản phẩm i;

Qfi khối lượng các loại đầu vào nhập khẩu sử dụng để sản xuất SP i;

Pfb là giá quốc tế của các đầu vào nhập khẩu

FX Premium là độ chênh giữa tỷ giá hối đoái xã hội và tỷ giá hối đoái chính thức (ở các nước đang phát triển, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái gây ra độ chênh khoảng 20%)

Lợi nhuận xã hội ròng NSP (Net social profitability):

Sản phẩm nông nghiệp từ khâu mua nguyên liệu để sản xuất đến khi bán/xuất khẩu trải qua tác động của nhiều chính sách bóp méo như thuế, hạn ngạch, trợ giá… Chỉ số lợi

13

Page 22: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

nhuận ròng NSP cho biết sản phẩm sản xuất ra có thực sự mang lại lợi nhuận cho xã hội hay không:

NSP = Giá trị xã hội của sản phẩm - Giá trị xã hội của các đầu vào sản xuất ra sản phẩm đó

Hay:

Lợi nhuận xã hội ròng = Giá trị sản phẩm theo giá quốc tế - (Chi phí các đầu vào có thể nhập khẩu theo giá quốc tế + Chi phí các nguồn lực khác trong nước hoặc các đầu vào sản xuất trong nước theo giá xã hội hoặc chi phí cơ hội xã hội)

Nếu NSPi > 0: Sản phẩm i có lợi thế so sánh

Nếu NSPi < 0: Sản phẩm i không có lợi thế so sánh

2.3.3. Một số các chỉ số khác

Bên cạnh những chỉ số trên, một hệ thống các chỉ số khác cũng rất quan trọng nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của quốc gia, nhất là giúp chúng ta có thể có nhìn nhận chung khi so sánh khả năng cạnh tranh của nông sản giữa các quốc gia, đó là:

Chỉ số về năng suất, sản lượng, tốc độ phát triển, sản lượng bình quân đầu người Chỉ số về lượng xuất khẩu nông sản của các nước, xu hướng Chỉ số giá thành sản xuất, giá xuất khẩu (giá quốc tế)

2.4. Mô hình

Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình cân bằng không gian nhằm đánh giá tác động của tự do hoá thương mại tới một số ngành nông sản. Việc xây dựng mô hình, thu thập số liệu khá phức tạp. Vì thế trong nghiên cứu này trong tôi chỉ hy vọng xây dựng mô hình cân bằng giản đơn và cho một vàI mặt hàng.

Mô hình Cân bằng không gian giản đơn có thể miêu tả qua các phương trình, hệ pgương trình cân bằng sau:

2.4.1. Nhu cầu nội địa:

QD = f (PC, PS, I)

Trong đó:

QD = tổng cầu;

PC = Giá trong nước;

PS = Giá hàng hoá thay thế;

14

Page 23: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

I = Thu nhập.

Độ co giãn EPC=(%QD)/(%PC)

2.4.2. Hàm cung trong nước

QS = f (PF, PO, T)

Trong đó:

QS = Tổng cung;

PF = Giá tại chỗ;

PO = Giá của hàng hoá khác;

T = xu thế

Độ co giãn EPF=(%QS)/(%PF)

2.4.3. Cân bằng cung cầu

QS + M - X = QD

Trong đó:

M = Tổng nhập;

X = Tổng xuất;

2.4.4. Tương tác giá

PC = Pcif + thuế + phí vận chuyển

PF = a + bPC

Hệ số co giãn giá chuyển đổi ET =(%PF)/(%PC)

Tác động của việcgiảm thuế quan

Pw = Giá thế giới (Sw = Cung thế giới)

P1 = Pw + T1 (P1 = Giá trong nước; T1 = Tariff)

P2 = Pw + T2 (P2 = Giá trong nước; T2 = Tariff)

15

Page 24: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Với T1>T2

Tác động T1 T2

1. Giá P1 P2

2. Tổng cầu QD1 QD2

3. Sản xuất QS1 QS2

4. Nhập khẩu M1 M2

5. Doanh thu chính phủ ( từ thuế) Diện tích(ABED) Diện tích (CFHG)

6. Lợi ích người tiêu dùng Diện tích (P1BFP2)

7. Mất của người sản xuất Diện tích (P1ACP2)

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Thu thập thông tin và số liệu có sẵn

16

Page 25: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

o Các thông tin về lịch trình giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan của AFTA, ACFTA, ASEAN-Korea FTA có thể thu thập từ trang Web của ASEAN Secretariat, Bộ Tài chính Việt Nam và các nghiên cứu trước đây

o Thông tin về các thị trường ASEAN có thể thu thập từ website phòng Hải quan của các nước, dịch vụ xúc tiến thương mại của các nước như Mỹ, Canada, úc, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Thương Mại của Việt Nam

o Kết quả đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành hàng mía đường, cà phê, lúa gạo, chè có thể thu thập được từ các nghiên cứu đã được thực hiện.

o Thu thập thông tin về sản xuất nông nghiệp của các nước trong khu vực.2.5.2. Tiến hành khảo sát và điều tra thực địa

Trong nghiên cứu này, chúng tôi dự định sẽ điều tra một số thành phần tham gia chính vào thị trường, tổ chức khảo sát tình hình thực tế, các thảo luận nhóm và phỏng vấn nhanh nhằm đánh giá khả năng sản xuất, xuất khẩu, mức độ cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam . Các đối tượng điều tra khảo sát dự định sẽ bao gồm:

Người sản xuất Nhà buôn bán/ chế biến Nhà xuất khẩu Lãnh đạo địa phương

a. Về khảo sát các hộ sản xuất:

Như đề cập ở trên, do phạm vi nghiên cứu quá rộng và do hạn hẹp về thời gian kinh phí nên trong phân điều tra các hộ sản xuất, nhóm nghiên cứu không sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi điều tra với số mẫu lớn. Nhóm nghiên cứu chỉ dự định khảo sát các vùng sản xuất và tổ chức phỏng vấn theo phương pháp lựa chọn nhóm và đánh giá nhanh. Dự kiến mỗi mặt hàng sẽ phỏng vấn nhóm từ 30-40 hộ.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các thông tin cập nhật nhất về tình hình sản xuất của các địa phương, thu thập và kiểm tra lại các thông tin về chi phí sản xuất, lợi nhuận (được thu thập từ các nghiên cứu có sẵn từ các Sở Nông nghiệp tỉnh/huyện) những khó khăn, hạn chế đối với hộ sản xuất. Những thông tin sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu tính toán các chỉ số để có thể lượng hoá khả năng năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu có thể sẽ đi khảo sát riêng một số hộ nông dân, trang trại lớn, trang trại tham gia xuất khẩu để tìm hiểu cụ thể về tình hình hoạt động, những kinh nghiệm và đánh giá tiềm năng của ngành. Việc phân vùng điều tra sẽ được trình này ở phần sau

b. Khảo sát các nhà buôn bán/chế biến

17

Page 26: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hiện nay, thống kê về giá mua, chi phí chế biến, đầu tư ban đầu, chi phí vận chuyển và giá bán của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu còn rất hạn chế nên việc điều tra các doanh nghiệp này là rất cần thiết. Bên cạnh thu thập những thông tin để có thể giúp chúng tôi so sánh, đánh hiệu quả của các cơ sở, chạy mô hình, việc khảo sát các nhà buôn bán chế biến cho phép nhóm nghiên cứu cập nhật được những vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ sở. Phương pháp điều tra nhóm nghiên cứu sử dụng ở đây là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Tuy nhiên, cũng như điều tra hộ sản xuất, nhóm nghiên cứu cũng phải kết hợp sử dụng những kết quả của các nghiên cứu khác để có thể bổ sung và hoàn thiện số liệu phân tích, nhất là trong mô hình đánh giá tác động của AFTA vào ngành hàng nông sản mà nhóm nghiên cứu dự định sẽ sử dụng.

Do phạm vi rộng, nhóm nghiên cứu chỉ điều tra một số cơ sở điểm. Dự kiến, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát khoảng 30 nhà buôn bán/chế biến nông sản; mỗi mặt hàng điều tra 3 nhà buôn bán/chế biến. Việc phân vùng điều tra sẽ được trình này ở phần sau

c. Khảo sát các nhà xuất khẩu:

Đây là phần rất quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản. Rất nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh ở mức nông hộ (nguyên liệu) nhưng do chi phí marketing và chế biến cao nên giá thành sản phẩm không có khả năng cạnh tranh, hay mức độ cạnh tranh giảm sút.

Bên cạnh những vấn đề về chi phí sản xuất, việc khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cho thấy được những khó khăn, bài học kinh nghiệm về tiếp cận thị trường, bài học kinh doanh và từ đó có thể đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động hội nhập, từng bước tháo gỡ khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Phương pháp điều tra nhóm nghiên cứu sử dụng ở đây là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Nhóm nghiên cứu dự kiến điều tra khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu, mỗi nhóm hàng dự định điều tra 2 doanh nghiệp. Việc phân vùng điều tra sẽ được trình này ở phần sau.

d. Phỏng vấn lãnh đạo địa phương:

Thu thập các ý kiến của các nhà lãnh đạo tỉnh huyện và xã trong quá trình điều tra nhằm nắm bắt thêm các thông tin về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh. Thu thập thêm các thông tin về chi phí sản xuất, chế biến của hộ, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua lãnh đạo địa phương nhóm nghiên cứu sẽ thu thập những ý kiến, đánh giá về hiện trạng và tiềm năng sản xuất các ngành hàng nông sản của tỉnh., những chiến lược về chuyển đổi cơ cấu, phát triển của tỉnh, huyện để từ đó có cái nhìn thực tế hơn, hỗ trợ cho quá trình viết báo cáo và nhất là khi đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách cho Nhà nước, cho tỉnh.

e. Địa bàn điều tra khảo sát

18

Page 27: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Từ nội dung và phạm vi điều tra ở trên nhóm nghiên cứu dự định tién hành khảo sát ở các vùng sau (phân theo các mặt hàng)

Mặt hàng Địa bàn điều tra hộ/nhà buôn bán

Địa bàn điều tra nhà xuất khẩu

Gạo Cần thơ Cần thơ, Hồ Chí Minh (Tổng công ty lương thực II), Hà Nội (Tổng công ty lương thực I)

Tiêu Bình phước Bình phướcChè Thái Nguyên Thái Nguyên, Hà Nội (Tổng

Công ty chè)Chăn nuôi (thịt lợn/gà) Hải Phòng/Hải Dương Hải Phòng/Hải Dương, Hà

Nội (Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam)

Rau quả Tiền Giang Tiền Giang, Hồ Chí Minh, VinaFruit

2.5.3. Phương pháp hội thảo nhóm, tham luận

Vì trong phạm vi đề tài không tổ chức phỏng vấn điều tra trực tiếp với quy mô lớn. Hơn nữa, phạm vi đề tài khá rộng về số lượng ngành hàng, nên việc tổ chức hội thảo nhóm, gửi bài tham luận là rất cần thiết. Dự kiến, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia đã từng có nghiên cứu trong các ngành hàng nông sản viết các bài tham luận; mời các nhà kinh doanh ở các Tổng Công ty hội thảo và viết các bài nói về khả năng cạnh tranh, tình hình xuất nhập khẩu nông sản, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu, những bước chuẩn bị của công ty/doanh nghiệp khi Việt Nam ra nhập AFTA.

19

Page 28: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AFTA

Xu thế tự do hoá thương mại khu vực và song phương đang phát triển nhanh chóng. Đó là hậu quả của việc không tiến triển trong tiến trình tự do hoá thương mại đa phương. Theo thống kê của WTO, tính đến cuối năm 2002, có khoảng 250 FTA được ký kết và thông báo cho WTO, trong đó có khoảng 170 FTA vẫn còn hiệu lực. Còn khoảng 70 FTA nữa sẽ có hiệu lực nhưng chưa thông báo. Dự kiến đến cuối năm 2005, có khoảng 300 FTA có hiệu lực trong thương mại toàn cầu (www.wto.org). Với những tiến bộ đạt được trong tự do hoá thương mại (AFTA), ASEAN đang là tâm điểm thu hút của các nước muốn liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường, phát triển kinh tế và ổn định khu vực.

Việt Nam là thành viên mới của ASEAN, đã tham gia tích cực vào AFTA ngay từ khi gia nhập tổ chức này. Đến nay, về cơ bản, đã thực hiện cắt giảm thuế quan một cách toàn nhập, đến 1/1/ 2006 sẽ hoàn thành cắt giảm thuế quan trong AFTA. Tuy bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại, nhưng với xuất phát điểm là trình độ phát triển kinh tế thấp nên còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tham gia tự do hoá thương mại khu vực và thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho nông lâm sản, phù hợp với mục tiêu phát triển hướng ra xuất khẩu của Ngành. Tuy nhiên, giống như các ngành kinh tế khác, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành hàng nông sản còn rất yếu kém, hội nhập sẽ đem lại thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp.

Trong khuôn khổ báo cáo này, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá tổng quan ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong hội nhập AFTA. Báo cáo cố gắng phác hoạ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh môi trường khu vực đang có những xu hướng thay đổi rất nhanh về cạnh tranh, cơ cấu thị trường, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập kinh tế, từ đó đề xuất những kế hoạch chuẩn bị tốt hơn nhằm thu được lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro trong hội nhập AFTA. Các nội dung chính của báo cáo là: Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản của ASEAN

20

Page 29: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Các cam kết và tiến trình thực hiện AFTA trong ngành nông nghiệp

3.1. Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam. Những cải cách trong nông nghiệp như xoá bỏ kinh tế tập thể, giao đất cho hộ nông dân và tăng sự tiếp cận của nông dân đối với thị trường đã tạo cho người nông dân toàn quyền tự chủ trong sản xuất và mua bán sản phẩm, kết quả là kích thích động lực sản xuất của người nông dân. Những thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế nước nhà.

Hình 3.1. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP của nền kinh tế và nông nghiệp hàng năm (%/năm)

-2

0

2

4

6

8

10

1986

1988

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

Tăng trưởng GDP (% thay đổi hàngnăm)

Tăng trưởng GDP Nông nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê các năm 1997, 1999, 2000, 2001

Kể từ khi đổi mới năm 1998 sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ bình quân khoảng gần 4%/năm, trong đó sản xuất lương thực tăng gần 5%/năm. Giai đoạn 1995-2004, sản lượng cà phê tăng khoảng 4 lần, sản lượng cao su tăng hơn 2 lần, chè tăng 4 lần, điều tăng 4 lần. Nông nghiệp Việt Nam đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đa dạng, hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số mặt hàng đã vươn lên cạnh tranh khá và có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản.

21

Page 30: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Kể từ sau đổi mới, diện tích và sản lượng các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng. Những tác động của chính sách đổi mới đã kích thích người nông dân tăng sản lượng thông qua mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới. Giai đoạn 1995-2004, diện tích lúa tăng khoảng 10%, diện tích mía đường tăng trên 25%. Bên cạnh đó do giá và thu nhập của một số cây trồng tăng khá đã thúc đẩy xu hướng đa dạng hoá cây trồng. Giai đoạn 1995-2004, diện tích một số cây công nghiệp tăng mạnh như cà phê khoảng 200%, hồ tiêu gần 400%, cao su 50%, chè 40%.

Nhờ tăng diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 1995-2004, tổng sản lượng lúa tăng từ 24,9 triệu tấn lên gần 35 triệu tấn, tăng khoảng 43%. Cũng trong giai đoạn trên, các cây công nghiệp tăng với tốc độ nhanh như cà phê 282%, cao su 220%, mía đường tăng 48,2%.

Bảng 3.1. Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (1000 tấn)  1995 1998 2000 2003 2004

Lúa 24964 29146 32529 34519 35867

Chè 180,9 254,48 314,69 448,6 487,6

Cà phê 218 409 803 771 834,6

Cao su 125 194 291 314 400,1

Mía đường 10711 13844 15246 16524 15879,6

Hạt điều 51 54 68 159 206,4

Lạc 334 386 353 400 451,1

Hồ tiêu 9 15 39 70 73,6

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi luôn đóng vai trò tích cực qua việc cung cấp các sản phẩm thịt, trứng, sức kéo, phân bón... và là một nguồn thu nhập quan trọng của rất nhiều hộ nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, góp phần ổn định xã hội.

Trong những năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn về thức ăn, thú y, kỹ thuật và nhất là thị trường, ngành chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng nhất định và tỏ ra có triển vọng trong một số lĩnh vực. Trong giai đoạn 1995-2004, số đầu lợn tăng bình quân khoảng 4%/năm, số lượng gia cầm tăng 7%/năm, số lượng bò tăng gần 2%/năm. Sản lượng thịt

22

Page 31: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

hơi trong các năm qua cũng tăng lên đáng kể. Phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm cùng cấp sữa tươi cho tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, thay thế sữa bột phải nhập khẩu hàng năm.

Hai đặc trưng quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam là tính hàng hoá và định hướng xuất khẩu. Nhờ sản xuất phát triển nên ngoài một số ít sản phẩm còn phải nhập khẩu như sữa, dầu ăn, bông, thuốc lá... hầu hết các nông lâm sản của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, và có dư để xuất khẩu. Bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng được nhu cầu trong nước, một số sản phẩm đã thâm nhập vào thị trường thế giới, như: gạo, cà phê, điều, lạc..., đã làm tăng đáng kể vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong năm 1995, doanh thu xuất khẩu chiếm tới 32% tổng giá trị ngành nông nghiệp, và trong năm 1999 tỷ trọng này lên tới trên 40%. Năm 2003 đã đạt gần 40%. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng sản lượng sản xuất hàng năm; cà phê chiếm 95%; chè chiếm 60%; cao su chiếm khoảng 85%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản hàng năm tăng bình quân 15%, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 3.2. Tỷ trọng thương mại nông sản trong GDP nông nghiệp  1995 2001 2003GDP nông nghiệp (tỷ USD) 5,65 7,42 8,47Thương mại nông sản (tỷ USD) 1,75 2,57 3,25

Tỷ trọng (%) 0,31 0,35 0,38Nguồn: TCTK

Gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều đã trở thành những mặt hàng nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang là một trong hai, ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng nhanh từ 1,9 triệu tấn năm 1995 lên mức 4 triệu tấn năm 2004. Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tăng nhanh như cà phê xuất khẩu năm 1995 đạt 248 ngàn tấn, năm 2004 đạt 936 ngàn tấn, cao su năm 1995 xuất 138 ngàn tấn đã tăng lên mức 483 ngàn tấn vào năm 2004.

Bảng 3.3. Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (nghìn tấn)

23

Page 32: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

  1995 1998 2000 2004Gạo 1988 3748 3476 4070Cà phê 248 382 733.94 936Cao su 138 191 273.4 485Chè 18.8 33.21 55.66 96Điều 98.9 25.2 34.2 107Hồ tiêu 18 15.1 37 109

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005

Nhìn chung, giai đoạn 1995-2004 kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng khá, như chè tăng từ 25 triệu USD lên 92 triệu USD, điều từ 88 triệu USD lên 425 triệu USD, hồ tiêu tăng từ 38 triệu USD lên khoảng 148 triệu USD. Trong số các mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu gạo và cà phê đóng vai trò quan trọng nhất. Xuất khẩu gạo năm 1995 đạt 530 triệu USD, năm 2004 đạt gần 1 tỷ USD.

Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (triệu USD)  1995 1998 2000 2004

Gạo 530 1024 672 947Cà phê 598 594 501 616Cao su 188 127.47 166 565Chè 25.3 50.5 69.61 92Điều 88.8 117 167.32 425Hồ tiêu 38.9 64.45 145.93 148

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005

Chất lượng của các nông sản xuất khẩu cũng được cải thiện đáng kể. Chênh lệch giá giữa hàng xuất khẩu của Việt Nam và giá xuất khẩu của các nước khác được thu hẹp dần. Nhiều năm trước, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn giá xuất khẩu gạo tương ứng của Thái lan tới 80-100 USD/tấn, tuy nhiên mức chênh lệch giá giảm xuống còn 10-20 USD/tấn.

Việc tham gia ngày càng sâu rộng kinh tế khu vực và quốc tế sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh sâu rộng dến đời sống kinh tế của toàn xã hội. Một mặt, gia nhập các tổ chức kinh tế và tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, giải quyết được trở ngại lớn nhất đang cản trở sức phát triển của sản xuất nông nghiệp là sự hạn chế về thị trường xuất khẩu, mặt khác hội nhập đồng nghĩa với mở cửa, trong hoàn

24

Page 33: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

cảnh trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, công nghiệp chế biến còn non trẻ, phải chấp nhận cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực chưa đủ mạnh là một thách thức to lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

Hình 3.2. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2003 (%)

Châu Mỹ11%

Châu Âu23%

Châu Á45%

Châu Đại Dương

2%

Các nước khác19%

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005

Nông lâm sản của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 80 nước trên thế giới. Một số nông sản đã có bạn hàng dài hạn và nhiều thị trường lớn. Thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam là Châu á, tuy nhiên tỷ trọng của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cũng tăng đáng kể. Hiện nay, gạo Việt Nam được bán tới trên 30 nước trên toàn thế giới trong đó hơn nửa là tới các nước ASEAN (khoảng trên 50%). Các nước châu á khác chiếm khoảng 15%, châu Âu chiếm 20%, Mỹ chiếm 4%. Đối với mặt hàng cà phê, thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam là châu Âu, chiếm trên 50% lượng xuất khẩu. Các thị trường đáng kể khác là ASEAN khoảng 20%, Mỹ với trên 14%. Đối với hạt điều, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung quốc với 50%, rồi đến Ôxtrâylia với 16,1%, Mỹ với 15,4% và châu Âu với 9,7%. Trung quốc cũng là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam chiếm tới gần 50. Châu Âu nhập 27,7% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, các nước ASEAN chiếm 15,2%. Hai thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam là Đài loan (37,2%) và Irac (37,1%). Đối với hồ tiêu, các nước ASEAN nhập tới 61% tổng lượng xuất khẩu, trong khi châu Âu chiếm 15,2%, các nước châu Á khác với 12,7%. Đối với các nông sản khác như rau quả và lâm sản, các nước ở châu á cũng là thị trường xuất khẩu chính.

25

Page 34: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

3.2. Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản các nước ASEAN

3.2.1. Nông nghiệp các nước ASEAN

Cho đến nay, bất chấp những tổn thất to lớn do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997 gây ra, ASEAN vẫn tiếp tục khẳng định được thế và lực kinh tế đã xác lập được sau khoảng 2 thập niên tăng trưởng "thần kỳ". Mặc dù thế và lực này chủ yếu là kết quả của sự nỗ lực quốc gia riêng lẻ, trước hết và chủ yếu là nhờ các nước ASEAN - 6, song sự tồn tại của ASEAN lại giúp tạo dựng hình ảnh của một khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô thị trường lớn (đồ thị 1, 2 và 3) và nhờ đó, có sức hấp dẫn cao đối với toàn thế giới. So với nhiều khu vực khác, nhất là khu vực các nước đang phát triển, sự kết hợp của hai yếu tố đó: thực lực quốc gia + hình ảnh khối liên kết thực sự là một lợi thế phát triển to lớn của ASEAN. Trên thực tế, ASEAN đã tận dụng lợi thế này khá có kết quả để củng cố vai trò của mình trong các quan hệ chính trị, ngoại giao quốc tế; còn trong lĩnh vực kinh tế, kết quả không thể hiện rõ như vậy.

Các số liệu tổng quát trên đều chứng tỏ quy mô kinh tế của ASEAN là khá lớn. Số dân đông (hơn 520 triệu người), sản xuất ra khối lượng GDP không nhỏ 542,9 tỷ , thị trường tiêu dùng có dung lượng lên tới 320 tỷ USD năm 2000 và tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực thuộc loại cao trên thế giới là những chỉ số chứng tỏ ASEAN có tiềm năng phát triển và sức hấp dẫn đầu tư - thương mại lớn đến mức khó có thể nghi ngờ.

Hộp 3.1. Những lợi thế của ASEAN

ASEAN có tiềm năng và lợi thế phát triển tự nhiên không nhỏ. Khu vực này có các nguồn lực cơ bản dồi dào, bao gồm dầu mỏ, gỗ, cây công nghiệp, cây lương thực và thuỷ sản. Đây là cơ sở để các thành viên ASEAN trở thành những nhà sản xuất có vị thế toàn cầu.

7 thành viên ASEAN có các nguồn dầu và khí đốt dồi dào. Indonesia, Brunei nằm trong số 5 nước sản xuất dẫn đầu thế giới về khí đốt hoá lỏng. Tính tổng cộng, ASEAN kiểm soát 40% tổng nguồn cung dầu lửa và khí đốt trong khu vực châu á - Thái Bình dương. Riêng hai loại sản phẩm này hàng năm mang lại cho khu vực 45-50 tỷ USD.

Nhờ có các cánh rừng nhiệt đới, ASEAN cũng là nhà cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ lớn bậc nhất thế giới. ASEAN chiếm 19% thị phần thế giới về gỗ tròn; 10% về đồ gỗ nội thất; 12% về gỗ xẻ và 10% về gỗ vật liệu xây dựng.

26

Page 35: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

ASEAN cũng nằm trong số những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dầu cọ, cà phê, cao su tự nhiên, gạo, bột sắn. ASEAN cũng là đối tác lớn hàng đầu về hàng thuỷ sản (đóng góp 10% sản lượng cá thế giới). Các sản phẩm thuỷ sản của ASEAN như tôm, cá có vị thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới.

Đối với ngành nông nghiệp, trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp của các nước ASEAN đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù chỉ chiếm có chiếm 8,3 % dân số thế giới nhưng các nước ASEAN cung cấp tới 38% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới trong khi vẫn đảm bảo mức cung cấp lương thực ngày càng cao cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Không những thế, các nước này còn chiếm tỷ lệ 84% cọ dầu, 89% cao su tự nhiên và nhiều nông lâm sản xuất khẩu khác trên thị trường thế giới. Sở dĩ các nước ASEAN có được khả năng cung cấp lớn về nông lâm sản là vì các nước này có nhiều lợi thế về tài nguyên và xã hội. Lao động trong vùng nhiều và có trình độ văn hóa cao và có kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông lâm ngư nghiệp từ lâu đời. Nhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như Việt Nam, Indonesia, Lào. Mặc dù mật độ dân số bình quân các nước khá cao nhưng nhiều nước vẫn có quĩ đất canh tác khá dồi dào; ví dụ Thái lan có 0,64 ha nông nghiệp /đầu người, Malaysia có 1,76 ha nông nghiệp /đầu người. Các nước ASEAN có một đội ngũ cán bộ khoa học và mạng lưới viện nghiên cứu, trường đại học nông lâm nghiệp khá mạnh, có Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đóng tại Philipin, bởi vậy tiềm năng về khoa học kỹ thuật trong vùng là rất lớn.

Toàn vùng nằm trong vùng nhiệt đới, trừ miền Bắc Việt Nam, hầu hết các nước khác không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Với nhiệt lượng dồi dào sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm. Đất đai trong vùng phì nhiêu với nhiều đồng bằng như Đồng Bằng sông Mê kông, đồng bằng sông Chaopraya phù hợp cho việc sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản và các cao nguyên rộng lớn thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Bên cạnh các thế mạnh sẵn có về tự nhiên, xã hội nêu trên, các nước ASEAN đều đầu tư cho nông nghiệp theo hai mục tiêu chính: tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực.

Bảng 3.5. Một số số liệu các nước ASEAN năm 2003

27

Page 36: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

GDP (triệu USD)

GDP Nông nghiệp (triệu USD)

Tỷ trọng nông nghiệp trong nền

kinh tế (%)

Tỷ trọng lao động nông nghiệp (%)

Singapore 91341 94 0,1 0,2Malaixia 103161 9767 9,5 13,8Thái Lan 143179 13970 9,8 44,1Inđônêxia 191890 31816 16,6 41,9Việt Nam 39047 8524 21,8 55,1Campuchia 3969 1500 37,2 65,7Lào 2110 1025 48,6 88,0

Nguồn: ADB, 2004 Giữa các nước ASEAN có sự chênh lệch về trình độ phát triển khá lớn. Singapore đã là nước phát triển, các nước như Malaixia, Thái Lan hay Inđônêxia đang tăng trưởng nhanh theo hướng công nghiệp hoá, tỷ trọng nông nghiệp và lao động nông nghiệp trong nền kinh tế còn nhỏ. So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế khá cao 22% và tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn ở trên 50%.

Đối với ASEAN, tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng còn rất cao. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có tưới còn thấp (4,5% ở Malaysia, 15% ở Indonesia, 17% ở Lào và Philipin) nếu tỷ lệ này được mở rộng, qui mô và chất lượng sản xuất nông nghiệp sẽ tăng đáng kể. Theo số liệu GDP nông nghiệp và xuất khẩu nông sản thì trong khối ASEAN các nước như Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam có nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu khá mạnh. Những nước này có thế mạnh tương đồng ở một số mặt hàng nông sản như gạo đối với Thái Lan, Việt Nam, hạt tiêu đối với Việt Nam và Inđônêxia, cà phê của Việt Nam và Inđônêxia, cao su của Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia…

28

Page 37: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 3.6. Sản lượng một số cây trồng chính của một số nước Đông Nam Á năm 2003 (nghìn tấn)

Gạo Hạt tiêu Điều Cà phê Cao suDầu cọ

Mía đường

Malaixia 2258 22 13 40 986 13355 41Thái Lan 27241 9 23 60 2506 81488Inđônêxia 52078 67 90 702 4225 2078Việt Nam 34518 70 637 810 565 14500Nguồn: FAO và Tổng cục Thống kê

Đối với mặt hàng gạo, hiện tại, tổng sản lượng gạo trong vùng khoảng trên 100 triệu tấn năm trong khi nhu cầu toàn vùng khoảng 80 triệu tấn. Khả năng mở rộng sản xuất của Việt Nam và Mianmar còn khá đáng kể. Sau nguy cơ thiếu lương thực do khủng hoảng kinh tế năm 1997, các nước trong vùng đều chăm lo hơn đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp và cố gắng đảm bảo an ninh lương thực cho từng nước và cho cả vùng. Nếu có định hướng đầu tư đúng, có sự phối hợp nhịp nhàng, nhất định các nước ASEAN sẽ trở thành nhóm nước có thế mạnh rõ rệt về nông lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong các quốc gia ASEAN, Thái Lan là nước có nền nông nghiệp mạnh nhất. Hiện nay Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sản xuất và xuất khẩu cao su, tôm sú, đứng thứ ba về xuất khẩu đường. Đối với Inđônêxia, khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra, Inđônêxia cũng loại bỏ các quy định thương mại đối với một số hàng nông sản chính, trừ mặt hàng gạo vì lý do xã hội, loại bỏ độc quyền buôn bán và giảm thuế xuất khẩu đối với gỗ. Tuy nhiên do đồng Rupiah của Inđônêxia giảm giá làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên nên Inđônêxia vẫn phải tiến hành trợ cấp để ổn định giá trong nước, đặc biệt đối với một số thực phẩm chủ yếu như gạo và dầu ăn.

Sau khủng hoảng, đồng Rupiah giảm giá, tăng mạnh giá nhập khẩu. Thay đổi này làm một số mặt hàng nông sản của Inđônêxia chuyển từ không có lợi thế thành có lợi thế cạnh tranh, dẫn đến nông dân tăng sản xuất. Kết quả là Inđônêxia có thể tự túc một số mặt hàng nông sản như lúa mì, bột mì, dầu và có dư để xuất khẩu. Tình trạng trên dẫn đến thiếu hụt trong nước và làm tăng lạm phát nếu các nhà kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng trên ra nước ngoài. Để khắc phục khó khăn này, Chính phủ Inđônêxia tạm thời ban hành quy định cấm xuất khẩu các mặt hàng gạo, lúa mì, bột mì, dầu cọ và các hàng hoá

29

Page 38: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

thiết yếu khác. Kể từ tháng 12 năm 1998 Inđônêxia đã chuyển những quy định này thành thuế xuất khẩu.

3.2.2. Thương mại nông sản của các nước ASEAN

Theo WTO, hiện nay xuất khẩu nội khối của ASEAn là 105 tỷ USD, chiếm khoảng chừng 1,4% trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Giai đoạn 1995-2003, mặc dù về mặt tuyệt đối giá trị xuất khẩu trong nội khối của các nước ASEAN tăng lên, song tỷ trọng của nó so với tổng kim ngạch xuất khẩu của khối ra thị trường toàn cầu lại có xu hướng giảm, từ 25% xuống còn 23%.

Hình 3.3. Một số số liệu về thương mại của ASEAN

0

5

10

15

20

25

30

1995 2000 2003

Tỷ trọng trong xuấtkhẩu toàn cầu

Tỷ trọng XK nộikhối trong tổng XKcủa khối

Tỷ trọng NK nộikhối trong tổng NKcủa khối

Nguồn: www.wto.org

Trong những năm qua, thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tăng. Giai đoạn 1995-2004, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng từ 1,1 lên 3,8 tỷ USD, và nhập khẩu tăng từ 2,3 lên 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên xét về tỷ trọng lại có xu hướng giảm xuống. Giai đoạn 1995-2004, tỷ trọng thị trường xuất khẩu sang ASEAN giảm từ 20 xuống còn 14% và nhập khẩu giảm từ 29 xuống 24%.

30

Page 39: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 3.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEANNăm Xuất khẩu

(tỷ US$)Nhập khẩu(Tỷ US$)

(1) (2) (3) (4) (5)Kim ng¹ch Tû träng Kim ng¹ch Tû träng

1995 1,112 20,4% 2,378 29,1%1996 1,364 18,8% 2,788 24%1997 1,911 20,8% 3,166 27,31998 2,372 25,3% 3,749 32,61999 2,463 21,3% 3,288 28%2000 2,612 18% 4,519 29%2001 2,551 17% 4,226 26,1%2002 2,426 14,5% 4,770 24,2%2003 2,958 14,7% 5,957 24%2004 3,874 14,6% 7,766 24,7%

Nguồn: Bộ Thương mại

Vì nằm trên cùng một khu vực nhiệt đới nên các nước ASEAN có thế mạnh tương tự nhau về các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Những nước có sản xuất nông nghiệp mạnh như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam đều xuất khẩu mạnh một trong các sản phẩm như hạt tiêu, điều, cà phê, cao su. Ngoài ra Inđônêxia và Malaixia lại mạnh về xuất khẩu dầu cọ. Nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu của một số nông sản thuộc diện cao trong khu vực và có mặt ở hầu hết các mặt hàng nông sản quan trọng, chỉ trừ đối với mặt hàng dầu cọ.

Bảng 3.8. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của các nước ASEAN năm 2003 (nghìn USD)

  Gạo Hạt tiêu Điều Cà phê Cao suMalaixia 1673 33097 5 1977 3581000Thái Lan 1828480 1293 24 4200Inđônêxia 93445 36968 259107 840000Việt Nam 947000 1480000 425000 616000 565000Campuchia 1456 53 32Lào 10973

Nguồn: FAO

31

Page 40: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản và kim ngạch xuất khẩu nông sản của 1 người dân nông thôn của một số nước Đông Nam Á năm 2002

Malaixia

InđônêxiaViệt Nam

Philippin

Thái Lan

0

200

400

600

800

1000

1200

0 5000 10000 15000 20000

Kim ngạch (triệu USD)

kim

ngạ

ch/n

gườ

i (U

SD/n

gười

/năm

)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ADB, 2004

Tuy nhiên, nếu nhìn vào xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương quan của khu vực thì có thể thấy rằng kim ngạch còn kém so với các nước có nền nông nghiệp mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam khoảng chừng 4 tỷ USD/năm chỉ tương đương với Philippin, trong khi đó Inđônêxia là 10 tỷ USD, Malaixia là 13 tỷ USD và Thái Lan là 15 tỷ USD. Số liệu vĩ mô cho thấy nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trên 1 đầu dân nông thôn thì của Việt Nam chỉ có chừng 46 USD/năm, còn kém hơn cả Phillipin một nước không phải có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp là 67 USD/năm, và Inđônêxia 78 USD/năm, còn kém xa Thái Lan 300 USD/năm và Malaixia 1000 USD/năm.

32

Page 41: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 3.5. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam (%)

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

2000 2001 2002 2003

Các nước khác

Châu Đại Dương

Trung quốc +HK

Nhật Bản

Trung Đông

ASEAN

Châu Âu

Châu Mỹ

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thương mại nông sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN năm 2000 đạt 400 triệu USD đến năm 2003 đạt 585 triệu USD, trong cùng giai đoạn tỷ trọng xuất khẩu nông sản sang khu vực này đã tăng lên từ 15% lên 18%. Bước chuyển biến quan trọng trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN đó là giảm khâu trung gian và xuất sang tiêu thụ trực tiếp. Trước đây, ASEAN đặc biệt là Singapore là cầu nối của hàng xuất khẩu Việt Nam rat thị trường thế giới, hàng hoá Việt Nam chủ yếu đi qua trạm chung chuyển này trước khi xâm nhập thị trường thế giới. Sau này khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã trực tiếp xuất khẩu ra thị trường thế giới thì xuất khẩu nhiều mặt hàng qua ASEAN đã giảm mạnh, ví dụ như các mặt hàng cà phê, hồ tiêu. Trong khi đó một số mặt hàng phục vụ trực tiếp xuất khẩu tăng mạnh sang các nước ASEAN là hạt điều, sản phẩm gỗ, các sản phẩm rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, lạc nhân…

33

Page 42: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 3.9. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang ASEAN (triệu USD)

1999 2000 2001 2002 2003Cà phê 96,3 58,9 22,7 20,4 40Cao su 38,5 21,6 23,2 54,3 38,7Chè 1,7 2,9 2,6 2,3 1,9Gạo 569,6 276,9 200 295,5 388,7Hàng TCMN 10,7 9,4 8,5 17,3 6,7Hạt điều 0,3 0,9 0,6 2 5,2Hạt tiêu 83,4 57,5 26,2 13,7 11Rau qủa 21 7,6 9,6 19 20,5Lạc nhân 31,8 36 31,5 50,7 46,4Nguồn: Bộ Thương mại

Số liệu cho thấy, giai đoạn 1999-2003, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN giảm từ 96 xuống còn 40 triệu USD, hàng thủ công mỹ nghệ giảm từ 10,7 xuống còn 6,7 triệu USD, đặc biệt là hạt tiêu giảm từ 83 xuống còn 11 triệu USD. Trong khi đó đối với mặt hàng gạo, ASEAN vẫn là một thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 1998, khủng hoảng tài chính và khó khăn của sản xuất nội địa nên Inđônêxia tăng nhập khập khẩu gạo mạnh, xuất khẩu của Việt nam sang thị trường ASEAN do đó tăng vọt lên 569 triệu USD, những năm sau duy trì ở mức 200 đến 300 triệu USD.

Hình 3.6. Thu nhập và nhập khẩu nông sản bình quân đầu người của một số nước ASEAN năm 1990 và năm 2002

34

Page 43: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

90

2002

90

200290

2002

902002

200290

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

0 50 100 150 200 250

Nhập khẩu nông sản (USD/người)

Thu

nhập

(USD

/ngườ

i)

Malaixia

Inđonêxia

Philippin

Thái Lan

Việt Nam

Nguồn: tính toán từ số liệu của ADB

Về phía cầu của các nước ASEAN, nhập khẩu nông sản và thu nhập cho thấy tương quan khá rõ nét. Kinh tế tăng trưởng, lối sống đô thị hoá nên nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng lên. Số liệu của hai năm 1990 và 2002 cho thấy các nước Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia có thu nhập tăng lên và nhập khẩu nông sản cũng tăng lên. Các nhóm nước phân chia rõ rệt, với Malaixia, Thái Lan, Philippin và Inđônêxia có mức thu nhập trung bình và khá nên mức tiêu thụ và nhập khẩu nông sản trên đầu người ở mức cao. Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá, và thu nhập tăng nhanh nên thị trường tiêu thụ nông sản cũng tăng nhanh, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm qua chế biến. Trong một nghiên cứu năm 2004, Pingali cho rằng những xu hướng tiêu dùng thực phẩm chính của các nước châu Á đặc trưng bởi: (i), giảm tỷ trọng tiêu dùng gạo. Thu nhập tăng cùng với quá trình đô thị hoá đã làm cho nhu cầu tiêu thụ mặt hàng gạo giảm tương đối, tỷ trọng ngân sách cho tiêu dùng gạo giảm xuống; (ii) Tăng tiêu thụ lúa mì; (iii), Tăng tiêu thụ các sản phẩm rau quả, sữa, thịt. Đây là một xu hướng chung và rất đáng lưu ý về phía cầu đối với định hướng sản xuất và chế biến nông sản phục vụ thị trường xuất khẩu1.

1 Trong một cuộc phỏng vấn, Tham tán thương mại Thái Lan Somkia Saranapanichkul đã phát biểu:"Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nước ASEAN 6 khi thực sự bước vào AFTA. Xin đơn cử một ví dụ, chúng tôi nhập nhiều nhất từ Việt Nam những mặt hàng dầu thô, hải sản, vi tính, hàng điện tử. Còn những thứ mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như hàng dệt may, giày dép, gạo, cà phê, hoa quả... thì chỉ vào Thái với số lượng vô cùng nhỏ. Lý do là Thái Lan hoàn toàn đứng vững trong các lĩnh vực này. Ngược lại Việt Nam lại nhập từ Thái Lan số lượng lớn linh kiện xe máy, máy móc công nghiệp nhẹ, nhựa, thép, vải, tân dược... 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu của Thái Lan gần 480 triệu USD. Như vậy, sau khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ trong khuôn khổ AFTA, các nhà sản xuất Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, tác động chỉ thực sự mạnh mẽ từ năm 2004 và là bước ngoặt với Việt Nam vào 2006".Nguồn www.vnexpress.net 27/12/2002.

35

Page 44: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Trong khi đó nếu nhìn vào đối thủ Thái Lan thì nước này đang tiến mạnh sang phát triển công nghiệp và xuất khẩu thực phẩm chế biến, và do đó đang thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô sang chế biến.

Hộp 3.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan

Thái Lan đang cho thấy nước này đang giành được những cơ hội rất lớn cho ngành chế biến thực phẩm. Doanh thu nội địa đối với các sản phẩm này đang tiếp tục tăng lên. Các công ty chế biến thực phẩm Thái Lan đã tăng trưởng cả về số lượng và giá trị trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Riêng doanh thu các sản phẩm chế biến của Thái Lan đã xấp xỉ 10 tỷ US $/ năm. Thái Lan hiện đang có khoảng 9.900 nhà máy chế biến thực phẩm và đồ uống có quy mô từ nhỏ đến lớn, sử dụng khoảng 600.000 lao động. Hầu hết các nhà máy này có quy mô nhỏ và trung bình, cung cấp chủ yếu cho thị trường nội địa. Trong khi đó, các nhà máy chế biến có quy mô từ trung bình đến lớn có xu hướng sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng chuẩn quốc tế và được người tiêu dung trên toàn thế giới chấp nhận. Các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan gồm có: Nhật Bản (22.23%), USA (19.11%) và EU (12.53%). Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm của Thái Lan đã góp phần vực dậy nền kinh tế. Nhiều nguồn tài chính đang được đầu tư để nâng cấp công nghệ và tự động hoá. Các công ty chế biến lương thực của Thái Lan đang hướng vào phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng với những thị trường sinh lợi như EU, Nhật Bản và Mỹ. Hầu hết các công ty xuất khẩu tôm đều hướng tới các sản phẩm được chế biến sẵn sàng cho người sử dụng. Các công ty xuất khẩu tôm đã thực hiện nhiều nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Dân số của Thái Lan hiện nay là 62.31 triệu người, và là dân số trẻ (40% là dưới 25 tuổi) với mức thu nhập đang tăng lên. Số lượng khách du lịch Thái lan ra nước ngoài cũng như lượng du khách quốc tế đến với Thái Lan tăng lên cũng làm thay đổi đáng kể về thái độ và mẫu tiêu dùng thực phẩm của người dân Thái. Hơn nữa, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng cũng như người phụ nữ ngày càng có vai trò tích cự hơn trong xã hội khiến cho nhu cầu đối với thực phẩm đã chế biến cũng tăng lên. Thái Lan hiện đang là một trong những nước xuất khẩu hàng nông sản đứng đầu thế giới và là nước xuất khẩu lương thực ròng duy nhất ở châu Á. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩn của Thái Lan phát triển nhất Đông Nam Á, bao gồm các sản phẩm như: gạo, tôm đông lạnh, đường, gia cầm, thịt cá ngừ đóng hộp, bánh kẹo và snack, dứa đóng hộp, bột sắn hộp, và các đồ uống có cồn. Thái Lan chỉ nhập khẩu một số nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: ngũ cốc, hoá chất và chất phụ gia, men, dầu, chất béo, các chất tạo mùi, trái cây khô, gia vị, thảo mộc, thịt, hạt có múi, hột đậu, đường, rau tươi và rau khô. Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu với những mặt hàng này là 311 triệu USD và năm 2001 là 302 triệu USD, số liệu nhập khẩu từ Mỹ qua các năm tương ứng là 27% và 20%. Chế biến lương thực mới chỉ bắt đầu vào những năm 70 nhưng Thái Lan hiện nay đang được xếp là 1 trong 10 nước xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới với một số sản phẩm sau đây:

- Đứng đầu thế giới về dứa đóng hộp, nước dứa và nước cốt dứa.

36

Page 45: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

- Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hải sản (đặc biệt là cá ngừ)- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tôm đông lạnh.- 1 trong 10 nước xuất khẩu gà đông lạnh lớn nhất thế giới.

Nguồn: Sukanya Sirikeratikul. 2004

3.3. Hội nhập AFTA và các cam kết trong AFTA

Thực hiện chính sách chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã từng bước mở cửa nền kinh tế, tham gia các mối liên kết kinh tế quốc tế. Bằng việc gia nhập ASEAN năm 1995, tham gia Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thông qua Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), hoàn thành tự do hoá thương mại vào năm 2006, Việt Nam cam kết đưa nền kinh tế cả nước nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng tham gia cạnh tranh với các nước ASEAN. Mặc dù, mới chỉ là tự do hoá cấp khu vực, song với mức độ cắt giảm thuế toàn diện, AFTA đặt ra những thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam, nhất là đối với hàng nông sản chế biến.

Ngay từ khi trở thành thành viên ASEAN (7/1995), Việt Nam đã có bước chuẩn bị tích cực để thực hiện các quy định của Hiệp định về CEPT/ AFTA. Sau 6 năm thực hiện Hiệp định, Việt nam đã được các nước Thành viên đánh giá là nước có nhiều thiện chí trong việc thực hiện các cam kết chung.

Hộp 3.3. Các mục tiêu của AFTANăm 1992, tại Singapore, 6 nước thành viên cũ của ASEAN đã ký Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung với mục đích: - Thiết lập một Khu vực mậu dịch tự do trong khối với mức thuế quan nhập khẩu thấp (0 - 5%) và không có các hàng rào phi thuế.- Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khối ASEAN, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn khối.

37

Page 46: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN.

3.3.1. Các cam kết hội nhập AFTA

Theo các quy định và cam kết tham gia AFTA của Việt nam trong lĩnh vực tự do hoá thương mại, nước ta sẽ thực hiện các nghĩa vụ chính sau:

Thực hiện chương trình CEPT:- Xây dựng danh mục cắt giảm thuế (Danh mục IL) với lộ trình cụ thể, từ 01/01/1996 và hoàn thành vào 01/01/2006.- Chuyển các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào Danh mục IL thành 5 đợt tương đương nhau (20% số lượng mặt hàng mỗi năm, bắt đầu từ 01/01/1999 và kết thúc vào 01/01/2003) để đạt mức thuế 0-5% vào 01/01/2006.- Chuyển các mặt hàng trong Danh mục hàng nông sản nhạy cảm (SEL) vào thực hiện CEPT từ 01/01/2004 để đạt mức thuế suất 0-5% vào 01/01/2010.- Đối với một số mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, liên quan đến trật tự an toàn xã hội, sức khoẻ của con người, của động thực vật… sẽ được loại trừ hoàn toàn không thực hiện tự do hoá theo chương trình CEPT/AFTA (Danh mục GEL).

Loại bỏ các hạn chế về số lượng (QRs) và các hàng rào phi quan thuế khác (NTBs):

- Các hạn chế số lượng sẽ phải loại bỏ ngay khi sản phẩm được đưa vào thực hiện CEPT.- Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ phải được xoá bỏ dần trong vòng 5 năm sau đó.

Tiến hành hợp tác trong lĩnh vực Hải quan:- Tham gia với các nước ASEAN để xây dựng và đưa vào áp dụng Danh mục biểu thuế quan chung của ASEAN (AHTN) vào năm 2002.- áp dụng hệ thống tính giá Hải quan theo Hiệp định trị giá Hải quan của GATT/WTO (GVA) vào năm 2004.- Xây dựng và áp dụng hệ thống luồng xanh Hải quan; thống nhất và đơn giản hoá các thủ tục Hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại trong ASEAN.

Tháng 12/2000 Chính phủ đã thông qua lộ trình tổng thể thực hiện CEPT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 để giảm thuế cho toàn bộ 97% số mặt hàng trong hơn 6.200 mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Theo lịch trình này, mức thuế bình quân của

38

Page 47: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

riêng các mặt hàng thuộc chương trình CEPT của Việt Nam sẽ được cắt giảm xuống tới mức bình quân 3,1% (so với mức thuế bình quân hiện hành 16,3%-xem đồ thị)

Hình 3.7. Thuế suất bình quân các mặt hàng theo lộ trình thuế tổng thế thực hiện CEPT của Việt Nam

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp 2002

Năm 2005, Thủ tướng ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của VN để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho các năm 2005-2013, theo đó Thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhiều khoản phụ thu được cắt giảm hoặc bãi bỏ. Theo danh mục này, nhiều loại hàng hóa được giảm thuế phù hợp với lộ trình gia nhập của VN vào CEPT/AFTA như: Mức thuế suất nhập khẩu các loại ngan, ngỗng con, vịt con loại khác, mặc dù vẫn giữ mức 5% trong các năm 2005-2006 nhưng sẽ giảm xuống còn 3% trong năm 2007 và 0% trong các năm tiếp theo.

Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi hoặc đông lạnh còn giữ ở mức 10% năm 2005, sẽ giảm còn 5% trong các năm 2006-2007

39

Page 48: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

và còn 0% trong các năm tiếp theo. Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ... có thuế suất 50% trong các năm 2005 và 2006, sẽ giảm còn 40% trong năm 2007-2008 và giảm dần xuống còn 5% vào năm 2013. Thuế nhập khẩu nhiều loại rượu cũng sẽ giảm còn 20% trong năm nay và chỉ còn 5% trong năm 2006.

3.3.2. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA trong nông nghiệp thời gian qua

Hàng nông sản trong Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE):

Trong các nước ASEAN, riêng Philipin và Tháilan đã không đưa hàng nông sản vào Danh mục loại trừ hoàn toàn. Các nước còn lại, có 7/10 nước (trừ Myanma) đều đưa vào GE mặt hàng rượu; Chỉ có Việt Nam và Brunei đưa mặt hàng thuốc lá vào GE. Trong ASEAN, Brunei là nước có tỷ trọng nhóm hàng nông sản trong GE lớn nhất (6% tổng số mặt hàng nông sản), tập trung vào 3 nhóm hàng rượu, thuốc lá và thuốc phiện.

Danh mục Hàng nông sản nhạy cảm (SEl). Thời hạn cắt giảm thuế kéo dài hơn ( 2003 – 2010)

Trừ Singapore là không có nhóm hàng này (ngoài các mặt hàng đã loại trừ hoàn toàn, Singapore đều có thuế suất 0% đối với toàn bộ các mặt hàng còn lại). Các nước ASEAN khác thường đưa vào danh mục hàng nhạy cảm một số loại lương thực- thực phẩm thiết yếu, có sức cạnh tranh yếu kém và phải nhập khẩu nhiều từ các nước ASEAN, cụ thể:- Gạo là mặt hàng nhạy cảm ở 5 nước: Inđônêsia, Lào, Myanma, Malaysia, Philipin;- Cà phê thô (hoặc sơ chế) là mặt hàng nhạy cảm của 5 nước: Bruney, Lào, Myanma, Malaysia, Tháilan;- Đường là mặt hàng nhạy cảm ở 3 nước: Myanma, Malaysia và Việt Nam (gần đây có thêm Inđônêsia);Ngoài các mặt hàng trên, các nước ASEAN (trừ 3 nước Bruney, Indonesia và Singapore) còn đưa vào danh mục này một số mặt hàng khác như thịt, rau, quả.Theo số liệu tổng hợp về phạm vi nhóm mặt hàng đưa thuộc danh mục nhạy cảm, có nhiều nhất là Malaysia (12 nhóm), thứ hai đến Lào (10 nhóm), tiếp đến là Việt Nam (8 nhóm, gồm: gia cầm sống hay thịt, trứng, thịt chế biến, thóc, quả có múi và đường).

Hàng nông sản trong Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) đưa vào cắt giảm chậm hơn, nhưng có chung thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế xuống 0-5% như danh mục IL:

40

Page 49: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Tính đến hết năm 2004, 6 nước ASEAN cũ đã đưa vào thực hiện CEPT đối với 99% các mặt hàng nông sản. Các nước thành viên mới của ASEAN cũng đã đưa được khoảng 80% số mặt hàng nông sản.

Đối với Việt Nam đến 1/ 1/ 2004, 91,3% số dòng thuế hàng nông sản đã tham gia CEPT. Mức cao nhất (NS chế biến) hiện nay là 10%, của 2006 là 5%. Mức thuế bình quân theo CEPT là gần 7% (2004), 4,9% (2005) và 3,7% (2006) so với mức thuế MFN hiện hành khoảng 24,5%.

Danh mục hàng nông sản nhạy cảm chiếm gần 6 % số dòng thuế hàng nông sản, tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như đường mía, giống gia cầm, quả có múi, thịt chế biến, thóc và một số sản phẩm chăn nuôi khác. Trong vòng 3 năm (2004- 2006) phải đưa hàng hoá vào CT cắt giảm để đạt được 0-5% vào 2010. Danh mục loại trừ hoàn toàn chiếm gần 3% số dòng thuế hàng nông sản, tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như thuốc phiện, thuốc lá, rượu. Việt nam phải bỏ thuốc lá, rượu ra khỏi danh mục này. Việt Nam đang tham gia sáng kiến đẩy nhanh AFTA trong lĩnh vực nông nghiệp (nông sản, đồ gỗ)2. 

Mức cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản trong chương trình CEPT:Đối với Singapore và Bruney, do hầu hết mọi mặt hàng đều đã có mức thuế MFN

là 0% nên thực tế không có chênh lệch ưu đãi theo CEPT dành cho hàng nhập khẩu của các nước thành viên khác trong ASEAN.

Các nước ASEAN cũ khác, tình hình thực hiện CEPT như sau:- Tháilan là nước có mức bảo hộ cao nhất đối với hàng nông sản, với mức thuế

MFN bình quân là 28,8%. Đến nay, Tháilan đã thực hiện cắt giảm hầu hết các mặt hàng trong danh mục, xuống mức bình quân theo CEPT. Một số nhóm hàng có mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế suất MFN cao, đáng chú ý là: rau quả tươi và chế biến, hạt có dầu, lương thực-thực phẩm chế biến và đồ uống, cao su sơ chế.

- Malaysia nhìn chung đã có mức độ mở cửa khá cao, với thuế suất MFN bình quân của hàng nông sản đã ở mức khá thấp 5,1%. Tuy mức thuế MFN không cao, nhưng Malaysia đã có các bước cắt giảm đáng kể theo CEPT, giảm 63%, xuống mức bình quân 1,9%. Các nhóm hàng có mức cắt giảm đáng kể là cá, hạt có dầu, thịt chế biến, lương thực chế biến, cà phê tinh chế.

2 Danh mục hàng nông sản nhạy cảm của Việt Nam hiện có 89 dòng thuế (theo AHTN: biểu thuế quan hài hoà ASEAN). Dựa vào Nghị định thư trên, Bộ Tài chính dự kiến chuyển các mặt hàng nhạy cảm vào thực hiện CEPT trong 2 năm 2005 (46 mặt hàng) và 2006 (những mặt hàng còn lại).

41

Page 50: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

- Philipin có mức mở cửa trung bình đối với hàng nông sản, mức thuế MFN bình quân 14,5%. Tuy nhiên, nhóm hàng nông sản của Philipin có mức cắt giảm không cao so với các hàng khác, chỉ giảm 18%- xuống mức bình quân 11,9%. Các mặt hàng có mức cắt giảm đáng kể cho CEPT là chè, cà phê sơ chế, rau quả chế biến, thịt chế biến và thực phẩm chế biến khác.

- Inđônêsia có mức độ mở cửa chung đối với hàng nông sản cao hơn so với Philipin, mức thuế MFN bình quân 8,7% - mức khá thấp so với trình độ phát triển của Inđônêsia. Mức cắt giảm cho CEPT của Inđônêsia đến nay không nhiều, chỉ giảm 7%, xuống mức bình quân 8,1%. Các sản phẩm có mức cắt giảm khá, đáng chú ý có: sản phẩm xay xát, dầu thực vật, mứt, kẹo, cao su thô.

- Việt Nam có mức cắt giảm tương đương mức giảm của Philipin, giảm bình quân 19,7% (từ mức 26,5% xuống 21,3%). Mức cắt giảm thuế tương đối lớn, đáng chú ý chỉ mới có với các sản phẩm xay xát, hạt có dầu.

- Các nước mới gia nhập thực hiện ưu đãi CEPT với hàng nông sản không nhiều, mức cắt giảm chỉ ở khoảng 3-4% (Myanma hầu như chưa có cắt giảm thuế).

Như vậy, chỉ có Malaysia và Tháilan đã có tiến hành cắt giảm thuế đều và tương đối cao cho nhóm hàng nông sản, các nước còn lại (không kể Singapore và Brunêi) đều có xu hướng không cắt giảm thuế nhiều trong thời gian đầu và dồn lại vào giai đoạn cuối của chương trình CEPT mới thực hiện cắt giảm nhanh để đạt mục tiêu 0-5% của AFTA.

42

Page 51: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

3.4. Kết luận

Việt Nam có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tham gia CEPT/AFTA sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng những ưu đãi về thuế quan để thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN khác. Tham gia AFTA, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phải đổi mới và nâng cao sức mạnh cạnh tranh , đặc biệt đối với công nghệ nông sản.

Đây là bước tập dượt đối với ngành nông nghiệp trong hội nhập nền kinh tế Khu vực trước khi bước vào tiến trình hội nhập quốc tế với việc đàm phán ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một số tác động của AFTA đến nền kinh tế và ngành Nông nghiệp Việt Nam như sau:

ASEAN là một thị trường khá lớn, khoảng 420 triệu dân với mức sống và chi tiêu khá cao, trong khi thị trường trong nước là 78 triệu dân. Như vậy hội nhập AFTA thay vì chỉ tập trung vào cung ứng cho thị trường nội địa, những nhà sản xuất Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường ASEAN.

Việc giảm thuế suất CEPT sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh hơn trong ASEAN đối với một số những ngành công nghiệp được bảo hộ của Việt Nam và do đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả và phân bổ tài nguyên trong nước tốt hơn.

Thị trường ASEAN có thể coi là như "sân tập" cho các doanh nghiệp Việt Nam để từng bước vươn ra cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Cơ cấu nông nghiệp của các nước ASEAN tương đối giống nhau, trong khi công nghiệp chế biến, bảo quản của Việt Nam có trình độ phát triển kém hơn các nước

43

Page 52: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

ASEAN cũ nhất là Singapore, Thai Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin. Hàng nông sản chế biến của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với các nước này.

CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC AFTA

4.1. Tình hình chung

Khu vực Đông Nam Á là khu vực phát triển khá mạnh về nông nghiệp, với mức tăng trường GDP nông nghiệp bình quân đạt 1.7%/năm giai đoạn 1992-2002. Trong 10 nước ASEAN có 5 nước thành viên phát triển mạnh nông nghiệp là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Indonesia là một quốc gia bao gồm hàng chục ngàn hòn đảo lớn nhỏ, với dân số khoảng 205 triệu người. Philippine cũng là một quốc đảo gồm nhiều hòn đảo, một số đảo có khí hậu riêng biệt tạo nên sự đa dạng của khí hậu. Malaysia có diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm 14,9% diện tích cả nước, bình quân đầu người là 0,25 ha đất canh tác. Thái Lan có đất đai rộng, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thích hợp với sự phát triển của nhiều loại cây con. Thái Lan có cả các đồng bằng châu thổ rộng lớn thích hợp trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản và cả các cao nguyên, vùng núi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Việt Nam cũng có khí hậu nhiệt đới với các điều kiện tương tự như Thái Lan, tạo cơ hội lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.

Cùng với Việt Nam, các nước này đóng góp 45% gạo xuất khẩu, 80% cao su tự nhiên xuất khẩu, phần lớn cà phê và dầu ăn xuất khẩu trên thế giới. Mặt khác 4 nước này do có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam nên có những mặt hàng là khách hàng của Việt Nam, có những mặt hàng là đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam (gạo, cà phê, cao su, tiêu, thuỷ sản), và có những mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu (dầu ăn, gỗ ván nhân tạo). Các nước trên đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế và đang phục hồi để tiếp tục tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Kinh nghiệm của các nước là những bài học kinh nghiệm có giá trị để Việt Nam tham khảo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của mình.

Cả bốn nước đang tiến hành công nghiệp hoá theo mức độ nhanh chậm khác nhau, nhìn chung lĩnh vực nông nghiệp đều đóng vai trò quan trọng ở mỗi nước. Malaysia có cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nhất, Thái Lan cũng như Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nhanh và phần đông lao động sống và làm việc ở nông

44

Page 53: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

thôn. Philippine và Indonesia tuy vẫn là những nền kinh tế nông nghiệp nhưng mức tăng trưởng nông nghiệp không cao.

Bảng 4.1. Vai trò của lĩnh vực nông nghiệp trong kinh tế bốn nước (2002)

Nước GDP/người (US $)

LĐ NN trong tổng LĐ (%)

GDP NN trong tổng GDP (%)

Tăng trưởng GDP NN (%), 1992-2002

Malaysia 2617 42,9 8,0 -0,1Thai Lan 1752 59,5 7,8 0,4Philippine 687 41,8 14,9 2,3Indonesia 648 48,8 17,5 1,7Việt Nam 443 52,6 22,13 4,0

Nguồn: FAO Stat, 2004

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng đang diễn ra những biến đổi quan trọng.

Hình 4.1. Đóng góp của GDP nông nghiệp trong tổng GDP bốn nước

45

Page 54: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Sơ đồ 1: Đóng góp của GDP nông nghiệp trong tổng GDP 4 nước

14.6

12.3

20.718.7

8 7.8

14.9

17.5

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

Malaysia Thai Lan Philippine Indonesia

(%)

N¨m 1992N¨m 2002

Malaysia có dân số khoảng 25 triệu dân, là một trong những nước đông dân trong số các nước phát triển khu vực Đông Nam Á. Khoảng 61% dân số có thu nhập trên trung bình. Nền kinh tế của nước này có nền tảng vững chắc dựa trên các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong vòng 10 năm qua, đóng góp tương đối của nông nghiệp vào nền kinh tế đang liên tục giảm từ 14,6% năm 1992 xuống chỉ còn 8% năm 2002. Lực lượng lao động trong nông nghiệp của Malaysia giảm mạnh, dự kiến từ 1,5 triệu năm 1995 xuống còn 930 nghìn năm 2010, phản ánh xu thế công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh ở nước này. Kể từ năm 2000, nền kinh tế của Malaysia tăng trưởng chậm lại do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình này buộc Malaysia phải thực hiện một số giải pháp vào năm 2001 như giảm thuế công ty và cá nhân, duy trì mức lãi suất thấp, tăng lương cho công chức chính phủ và tăng chi tiêu nhà nước. Kết quả là năm 2003, GDP của Malaysia tăng khoảng 5,3%, vượt xa mức dự báo ban đầu là 4,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 7% năm 2004 và 6,3% năm 2005. Chính phủ Malaysia áp dụng các chương trình bình ổn giá như kiểm soát giá các mặt hàng lương thực cần thiết để hạn chế lạm phát ở mức 1,7% năm 2003. Malaysia có nền kinh tế chính trị ổn định, mở cửa khá rộng rãi. Các dịch vụ vận chuyển, thông tin liên lạc, ngân hàng và y tế hiện đại và hoạt động hiệu quả.

Indonesia là nước đông dân thứ 4 thế giới (216 triệu dân năm 2003). Từ năm 1998/1999, Indonesia đã chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội. Năm 2004, nền kinh tế vĩ mô của Indonesia đã dần ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 4,8% và dự kiến sẽ đạt hơn 5% trong năm 2005. Đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế là hàng loạt chính sách cải cách như cải thiện môi trường kinh doanh, tăng tỉ lệ đầu tư, cơ cấu lại khu vực ngân hàng, cải cách hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường chính trị ổn định. Thời kỳ 1982 - 1992, ngành nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,7% một năm, thời kỳ 1992 - 2002 là 1,7%, trong khi đó các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng

46

Page 55: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

với tỷ lệ 7,8% (giai đoạn 1986-1996). Đóng góp của nông nghiệp đối với GDP giảm từ 18,7% năm 1992 xuống còn 17,5% năm 2002.

Tại Philippine, phần đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP) ngày càng giảm dần, từ trung bình 30% trong giai đoạn từ 1966 đến giữa những năm 1970 xuống còn 20,7% năm 1992 và 14,9% năm 2002. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, chiếm khoảng 9,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, 8,6% tổng kim ngạch nhập khẩu và 42% tổng việc làm. Năm 2003, ngành nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ 3,8%, cao hơn mức dự kiến 3,4% với tổng sản lượng nông nghiệp tăng 5,21%. Sự phục hồi của ngành nông nghiệp giúp GDP cả nước đạt mức tăng trưởng cao 4,5%, cao hơn năm 2002 0,1%. Dự kiến năm 2004/05, GDP của Philipines sẽ đạt mức tăng trưởng 4,9-5,8%. Tỉ lệ lạm phát dự kiến sẽ tăng trong năm 2004 do giá dầu tăng. Nông nghiệp và kinh tế tăng trưởng ổn định và dân số đạt 84 triệu năm 2004 là những yếu tố kích thích tiêu thụ nông sản.

Tỉ lệ giảm việc làm trong ngành nông nghiệp chậm hơn mức giảm trong tỉ lệ đóng góp vào GDP, từ 42,7% năm 1991 xuống còn 41,8% năm 2001. Mặc dù tỉ lệ giảm nhưng khối lượng người làm trong ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng (từ 12,28 triệu lao động năm 1991 lên 12,54 triệu năm 2001). Trong khi đó, tỉ lệ việc làm trong ngành chế tạo chỉ tăng đôi chút từ 9% năm 1980 đến 11,6% năm 1991. Ở Philippin, nông nghiệp đang và vẫn sẽ là ngành chủ yếu mang lại nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Sau giai đoạn khủng hoảng 1997-98, năm 2002-2004, Thái Lan phục hồi hoàn toàn với mức tăng trường GDP đạt 6,9% năm 2003 và 6,1% năm 2004 nhờ các chính sách mở cửa của chính phủ như khuyến khích phát triển kinh tế làng nông thôn; tăng cường thể chế tài chính, tài khoá quốc gia; đẩy mạnh đàm phán và ký kết hiệp định thương mại để tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là hiệp định với Mỹ.

Đóng góp của nông nghiệp trong tổng GDP đã giảm dần từ 12,3% năm 1992 xuống còn 7,76% năm 2002, trong khi tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực phi nông nghiệp tăng đáng kể. Nhóm người làm trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng một nửa dân số. Xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, trong khi nhập khẩu nông sản chiếm khoảng 6% trong tổng giá trị nhập khẩu. Mặc dù năng suất một số nông sản thấp hơn so với các nước sản xuất chính nhưng Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các mặt hàng như gạo, cao su, tôm đông lạnh, cá hồi đóng hộp và dứa đóng hộp và đứng trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về thịt gà, hải sản và đường. Ngoài ra, thu nhập đầu người tăng mạnh và ngành công nghiệp du lịch phát triển là những điều kiện kích cầu các sản phẩm nhập khẩu như đồ ăn uống phương tây (các sản phẩm sữa, thịt, quả, đậu đỗ...). Mặc dù đã vào WTO và có một nền kinh tế khá mở cửa, Thái Lan vẫn áp dụng các biện pháp bảo hộ thị trường như (i) thuế cao; (ii) 23 mức thuế quan trong hạn ngạch và các hàng rào kỹ thuật khác như biện pháp kiểm dịch vệ sinh dịch tễ; (iii) áp dụng giấy phép nhập khẩu một số mặt hàng.

4.2. Mặt hàng lúa gạo4.2.1. Sản xuất

47

Page 56: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Lúa gạo là một trong những thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á, với các nước sản xuất gạo đứng đầu thế giới như Thái Lan và Việt Nam.

Hình 4.2. Sản lượng gạo một số nước ASEAN (1000 tấn)

Trong thời gian qua, sản lượng, diện tích trồng lúa ở một số nước sản xuất lớn ASEAN khá ổn định với mức tăng trưởng cao nhất là ở Việt Nam. Từ năm 1992 đến 2002, tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm của Việt Nam đạt 1,8% trong khi tốc độ tăng trưởng ở các nước khác như Thái Lan đạt 1,4% và Indonesia là 0,7%. Việt Nam và Thái Lan cũng là hai nước đạt mức tăng trưởng sản lượng cao nhất (4,7% và 3%). Tốc độ tăng trưởng sản lượng của Indonesia đạt khoảng 1%.

Indonesia

Trong 3 thập kỷ qua, tăng trưởng trong sản xuất lượng thực đóng góp một phần quan trọng trong tổng tăng trưởng ngành nông nghiệp. Nửa đầu thập kỷ 80, sản xuất lương thực của Indonesia tăng trưởng hơn 8%/năm, chủ yếu là nhờ thành công của cuộc cách mạng xanh. Điều này đã giúp Indonesia tự túc được lương thực từ giữa thập kỷ 80, một thành tựu được coi là “thần kỳ Indo”. Nửa đầu thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng chậm dần và tiếp tục có xu hướng giảm trong nửa cuối thập kỷ này do các vấn đề về kinh tế, chính sách và môi trường sinh thái như giá nông sản giảm, tốc độ tăng diện tích đất nông nghiệp giảm dần; mật độ cây trồng đã đạt đến ngưỡng sinh thái, hạn hán và thiên tai. Việc duy trì tự túc về lương thực như giữa thập kỷ 80 trở nên ngày càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, ngay từ đầu thập kỷ 90, Indonesia đã bắt đầu nhập khẩu gạo. Ngoài ra, đất nước này cũng đa dạng hoá sản xuất các cây trồng hàng hoá, đặc biệt là ở vùng núi thông qua chương trình đầu tư công của chính phủ.

Hình 4.3. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia (1000 tấn)

48

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

IndonesiaThái LanVi?t NamCác nư?c ASEAN khác

Nguồn: FAO (2004)

Page 57: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Sản xuất gạo Indonesia năm 1998 giảm 23% so với năm 1996 và 9% so với năm 1997), còn 26,3 triệu tấn gạo. do các nhân tố như hạn hán nghiêm trọng do hiện tượng El Nino năm 1997; hiện tượng Úng lụt El Nina năm 1998; nhiều vùng đất lúa bị chuyển sang các mục đích khác và một số yếu tố khác.

Năm 2002, sản xuất lúa đạt 51,3 triệu tấn, thấp hơn một chút so với năm 2003. Diện tích thu hoạch năm 2003 tăng hơn chút ít đạt 11,6 triệu ha song do một số khó khăn về hệ thống thuỷ lợi nên sản lượng gạo chỉ đạt 51,5 triệu tấn. Năm 2003, Indonesia đã chuyển sang trồng lúa ở một phần diện tích đất khó khăn nhằm tăng tổng diện tích thu hoạch của cả nước trong khi vẫn đảm bảo chất lượng mặc dù không có cải thiện lớn về năng suất. Indonesia cũng tăng lượng giống được thẩm định chất lượng. Năng suất trung bình của Indonesia đạt khoảng 4,4-4,5 tấn/ha, cao hơn Thái Lan tới 2 tấn/ha. Trong những năm gần đây, Indonesia sử dụng nhiều thiết bị nông nghiệp cơ giới hoá, do đó chi phí sản xuất khá cao; trong khi đó không cung cấp được tín dụng đặc biệt cho nông dân và thiếu dịch vụ khuyến nông đã làm hạn chế sự phát triển của nông nghiệp. Ngoài ra, nông dân cũng phải chịu các chi phí cao hơn, trong khi chính phủ cắt dần trợ cấp về điện và nhiên liệu.

Thái Lan

Do đất đai rộng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào và giao thông thuận lợi, Thái Lan có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Diện tích đất trồng lúa tăng từ gần 9,1 triệu ha năm 1996 đến 10,2 triệu ha năm 2004. Lúa gạo chiếm tới 33,9% GDP nông nghiệp giai đoạn 1972-76, 22,8% giai đoạn 1992-96. Tuy nhiên, giá lao động tăng, nước tưới có hạn, thâm canh thấp (năng suất 2,38 tấn/ha so với 4-5tấn/ha của Indonesia và Việt Nam) là những thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh gạo của Thái Lan. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp Thái đã nghiên cứu và đưa ra ứng dụng một loạt giống hạt dài mới có chất lượng cao để tăng cạnh tranh trên thị trường gạo, thúc đẩy sản xuất gạo thơm để đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore.

49

-5,000

10,00015,00020,00025,00030,00035,00040,000

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

S?n xu?t

Nh?p

Nguồn: FAO (2004)

Page 58: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 đến năm 2003, sản xuất lúa gạo của Thái Lan tăng liên tục, đạt tốc độ tăng trung bình 2,5%/năm. Đặc biệt có những năm, tốc độ tăng trưởng lên tới 10,5% trong năm 1996, 7,5% năm 1990 và 1999. Trong tổng lượng cung gạo, Thái Lan xuất khẩu được trung bình khoảng 38%, với lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm.

Hình 4.4. Tổng cung, xuất khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Thái Lan (000 tấn)

Vụ 04/05, sản xuất gạo của Thái Lan giảm 3,4% so với vụ trước xuống còn 17,4 triệu tấn. Mặc dù giá tăng kích thích tăng diện tích gieo trồng và thời tiết thuận lợi với lượng mưa lớn trong suốt thời kỳ gieo hạt và tăng trưởng; nhưng mưa vào giai đoạn đâm bông đã khiến cho năng suất tiềm năng giảm mạnh. Diện tích bị hạn hán trong thời kỳ này lên tới 1,4 triệu ha, trong đó 1,2 triệu ha là đất lúa. Các tỉnh phía Đông Bắc Thái Lan (sản xuất tới 60% tổng sản lượng) bị thiệt hại nặng nề nhất.

Malaysia

Tuy lúa gạo là ngành chiến lược và nhận được ưu đãi đặc biệt của chính phủ vì lý do an toàn lương thực và kinh tế-xã hội nhưng Malaysia vẫn là nước sản xuất lúa gạo nhỏ. Tổng sản lượng gạo của nước này chỉ bằng 0,4% sản lượng thế giới. Phát triển sản xuất lúa bảo đảm tự cung tự cấp lương thực, giúp phần lớn dân nông thôn nghèo tăng thu nhập. Lúa gạo chủ yếu là do tiểu nông sản xuất. Diện tích trung bình của mỗi nông trại gia đình là khoảng 1,5 ha. Diện tích trồng lúa trên toàn quốc đạt khoảng 676.000 ha năm 2002. Tuy nhiên, sản lượng gạo của Malaysia thay đổi thất thường, có những năm tăng trưởng tới hơn 5% (2000) nhưng có những năm giảm tới 8% (1998). Năm 2002, sản lượng gạo nước này đạt khoảng 1,4 triệu tấn.

Hình 4.5. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước Malaysia (000 tấn)

50

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

T?ng cung

Trong nư?c

Xu?t kh?u

Nguồn: USDA (2005)

Page 59: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Mặc dù tăng mạnh diện tích gieo trồng nhưng vụ 2004, sản xuất gạo nước này vẫn giảm 3,4% xuống còn 1,4 triệu tấn. Năng suất lúa trung bình năm 2004 cũng giảm do lũ lụt trong suốt nửa năm đầu và xuất hiện nhiều cỏ dại địa phương. Trong những năm qua, việc chăm sóc đồng lúa ở Malaysia gặp nhiều khó khăn do thanh niên đã bỏ làng đến các khu vực khác để tìm việc thu nhập cao hơn.

Philipines

Sản lượng lúa ở Philipin tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ giảm dần. Sản xuất gạo tăng trưởng mạnh từ giữa những năm 1970 do tăng năng suất nhờ chương trình áp dụng giống hiện đại, thuỷ lợi và tín dụng. Sản xuất lúa gạo từ 1981-1985 tăng trưởng 3%/năm, giảm 26% so với 1975-1980 chủ yếu nhờ tăng diện tích canh tác. Thời kỳ 1986-1990, năng suất tiếp tục giảm, tăng trưởng sản lượng gạo hàng năm giảm còn 0,2%/năm. Giai đoạn 1991-2002, sản lượng gạo phục hồi, tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 3,3%, đạt 8,85 triệu tấn.

Mặc dù có bão liên tục cuối năm 2004 nhưng sản xuất gạo vẫn đạt mức kỷ lục 14,5 triệu tấn nhờ sử dụng giống gạo của Trung Quốc có tính hiệu quả và thích nghi cao. Bên cạnh đó, thời tiết cũng rất thuận lợi, khuyến khích tăng sản xuất.

Dự báo sản xuất gạo một số nước ASEAN

Dự báo sản xuất gạo cho khu vực châu Á năm 2005 nhìn chung là thuận lợi, dự kiến tăng khoảng 15 triệu tấn so với năm 2004, đạt 562 triệu tấn. Trong đó, 40% mức tăng này là nhờ tăng sản lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Sản xuất gạo của Thái Lan dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2005 sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách thu mua nhằm giữ giá trong nước cao và kích thích vụ mùa chính. Sản xuất gạo Việt Nam vẫn sẽ không thay đổi so với mức kỷ lục năm 2004 nhờ sử dụng giống tốt. Ngược lại, sản lượng gạo của Indonesia dự kiến sẽ giảm chút ít trong năm 2005 do dự báo bão lụt trong đầu mùa lúa. Tuy nhiên, tổng sản lượng của nước này năm 2005 vẫn sẽ là mức cao thứ hai từ trước đến nay nhò giống lúa lai năng suất cao và chính sách hỗ trợ tự cung tự cấp lúa gạo của Chính phủ.

51

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

T?ng cung

Trong nư?c

Nh?p kh?u

Nguồn: USDA (2005)

Page 60: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Vụ 05/06, dự báo sản xuất gạo của Malaysia sẽ tăng đôi chút do tăng diện tích gieo trồng. Các vùng trồng lúa chính đều sẽ đạt mức năng suất trung bình và cao trong vụ reo trồng thứ nhất. Dự báo sản xuất vụ này sẽ đạt khoảng 1,45 triệu tấn. Về lâu dài, Malaysia sẽ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia mạnh vào sản xuất lúa gạo hàng hoá, đặc biệt là ở những tỉnh nhiều đất như Sabah và Sarawak.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Philipines, sản xuất gạo năm 2005 dự kiến duy trì ở mức năm 2004 do chi phí sản xuất tăng cao và nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái: thâm hụt ngân sách làm giảm khả năng cung cấp vốn vay cho nông dân cùng những biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, trợ cấp phân bón và giống... Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia (NEDA), chi tiêu chính phủ giảm khoảng 0,8%. Tình hình thời tiết cũng không ổn định do hiện tượng El Nino và một số hiện tượng bất thường khác như mưa lớn ở nhiều khu vực trong khi những nơi khác lại khô hạn. Mặc dù vậy, từ tháng 12/2004, Cơ quan lương thực quốc gia (NFA) tăng giá mua lúa trong mùa mưa từ 0.164 USD/kg lên 0.182 USD/kg do nông dân phàn nàn chi phí sản xuất tăng cao. Do vậy, Bộ Nông nghiệp vẫn dự báo sản xuất gạo năm 2005 đạt khoảng 15 triệu tấn.

4.2.2. Thị trường trong nước

Tăng trưởng kinh tế và thu nhập nhanh, xu thế đô thị hoá và toàn cầu hoá đã khiến cho thói quen tiêu dùng của người Châu á dần chuyển từ các loại lương thực truyền thống sang sản phẩm chăn nuôi và sữa, rau quả, chất béo và dầu. Xu thế tiêu dùng lương thực của người châu á đang dần hoà nhập với phương tây. Sự xuất hiện của các dây chuyền siêu thị toàn cầu và các nhà hàng ăn nhanh vừa thể hiện lại vừa kích thích xu thế trên phát triển.

Xu thế tiêu dùng lương thực của châu Á thay đổi theo 6 hướng sau đây:

- Giảm tiêu thụ gạo bình quân đầu người

- Tăng tiêu thụ lúa mỳ và các sản phẩm lúa mỳ

- Tăng các khẩu phần ăn đa dạng

- Tăng protein và năng lượng trong khẩu phần ăn

- Tăng tiêu thụ các sản phẩm ôn đới

- Tăng tiêu thụ các sản phẩm ăn nhanh, tiện lợi và đồ uống.

Indonesia

Do nền kinh tế ngày càng phát triển và dân số ngày càng đô thị hoá nên người dân Indonesia có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ đã chế biến, tuy tỉ lệ vẫn còn thấp. Chi tiêu cho lương thực chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu của người dân Indonesia. Trong số 60% đó, chỉ có 25% chi cho thức ăn đã chế biến và đồ uống (khoảng 8,55 tỉ USD, trong đó 6,67 tỉ USD chi cho thức ăn đã chế biến).

52

Page 61: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Tiêu thụ lúa gạo ở Indonesia tăng mạnh cùng với tốc độ tăng dân số và thu nhập trong 2 thập kỷ qua. Mức tiêu thụ gạo của Indonesia được xếp vào loại cao nhất châu Á. Tiêu thụ lúa gạo bình quân đầu người của nước đông dân nhất Trung Quốc chỉ khoảng 80 kg/năm. Con số này ở Nhật Bản và Hàn Quốc là 60-70kg. Trong khi đó, mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người của Indonesia là 123kg/năm (theo điều tra kinh tế xã hội quốc gia) và thậm chí là 150 kg (theo cơ quan hậu cần lương thực Indonesia BULOG). Mức tiêu thụ gạo cao như vậy có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Indonesia trừ khi đất nước này thực sự tiến hành công cuộc đa dạng hoá nông nghiệp.

Hình 4.6. Tiêu dùng gạo một số nước ASEAN

Một khía cạnh quan trọng khác trong vấn đề tiêu thụ lúa gạo là trợ cấp lương thực. Cho đến năm 1998, Chính phủ Indonesia vẫn duy trì trợ cấp cho nhập khẩu và mua bán gạo và một số mặt hàng lương thực thiết yếu khác. Trong năm 1998, tổng mức trợ cấp lương thực cho gạo, đường, đậu tương, lúa mì, lúa miến và bột cá dự kiến tăng từ khoảng 12 tỉ Rp đến 14 tỉ Rp. Tuy nhiên, người trồng cây lương thực vẫn là nhóm người nghèo nhất ở Indonesia. Các chính sách làm giảm giá lương thực cũng sẽ đồng thời làm giảm mức chi tiêu cho nhóm người này.

Trong những năm đầu thiên niên kỷ mới, tiêu thụ gạo ở Indonesia chỉ tăng đôi chút do có những sản phẩm lương thực thay thế như lúa mỳ, ngô, sắn và sago. Tổng tiêu thụ gạo năm 2002 đạt 36,5 triệu tấn, năm 2003 chỉ tăng chút ít 36,7 triệu tấn.

BULOG vẫn tiếp tục duy trì chương trình gạo cho người nghèo, cho phép người nghèo mua 20kg gạo/hộ/ tháng với giá 1000 Rp/kg. Năm 2003, cơ quan này phải chi 533 triệu USD cho chương trình trợ cấp này. Ngoài ra, BULOG cũng chịu trách nhiệm triển khai chương trình Raskin phân phối khẩu phần gạo cho lực lượng cảnh sát, quân đội, tù nhân và cán bộ nhà nước ở vùng sâu vùng xa. BULOG dự kiến sẽ mua 2,2 triệu tấn gạo của

53

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Indonesia PhilippinesThái Lan Vi?t Nam

Nguồn: FAO (2004)

Page 62: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

nông dân và nhập khẩu để thực hiện các chương trình cứu trợ nhân đạo và bình ổn giá nếu cần thiết. Như vậy, tổng tiêu thụ nội địa của nước này dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Thái Lan

Tiêu thụ gạo bình quân đầu người của Thái Lan đạt khoảng 110kg/năm. Mặc dù lúa mỳ đang trở nên ngày một phổ biến nhưng vẫn không thể thay thế gạo trong thói quen ăn truyền thống. Thời gian gần đây, xu thế thay gạo bằng thức ăn phương tây đã xuất hiện nhưng chủ yếu là ở những trung tâm, thành phố lớn. Tiêu thụ gạo trong nước từ năm 1990 đến nay của Thái Lan vẫn giữ ổn định, trung bình khoảng 9 triệu tấn/năm.

Tiêu thụ gạo Thái Lan trong nước tăng 2,5% trong năm 2004, đạt 9,8 triệu tấn/năm bao gồm cả xuất khẩu gạo tiểu ngạch của một số nước láng giềng. Hiện tượng buôn lậu gạo vẫn tiếp diễn mặc dù chính phủ đã có những biện pháp kiềm chế hiện tượng này. Tiêu thụ năm 2005 dự kiến sẽ tiếp tục tăng 2,4 đến 2,5%. Tốc độ tăng tiêu thụ gạo trong nước cao hơn đôi chút so vớI mức tăng dân số.

Malaysia

Dân số Malaysia tăng với tốc độ khoảng 2,3-2,4%/năm, trong đó nhóm tuổi từ 20-49 chiếm khoảng 44%. GDP đầu người của Malaysia cao thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Singapore và Brunei), nhờ vậy tiêu thụ đầu người cá nhân tăng 21%, từ 1446 USD năm 1999 đến 1754 USD năm 2002 và dự kiến đạt khoảng 1817 USD năm 2004. Dân số thành thị vẫn tiếp tục tăng mạnh từ 50% năm 1991 đến 62% năm 2000. Năm 1999, thu nhập bình quân hộ hàng năm ở khu vực thành thị là 9792 USD trong khi ở nông thôn chỉ có 5424 USD. Do thu nhập ở khu vực thành thị cao nên chi tiêu hộ ở khu vực này cũng đạt 6132 USD, trong đó 1461 USD chi cho lương thực thực phẩm (với 288 USD cho hoa quả tươi). Trong khi đó chi tiêu hộ nông thôn chỉ đạt 4008 USD, trong đó 1164 USD chi cho lương thực (với 216 USD cho hoa quả tươi).

Tiêu thụ đầu người về gạo và các sản phẩm khác làm từ gạo (102kg/năm) chiếm tới 1/3 tổng lượng tiêu thụ lương thực thực phẩm mỗi ngày.

Tiêu thụ gạo của Malaysia trong thập kỷ 90 giữ ở mức khá ổn định, khoảng 1,7 triệu tấn/năm. Đầu thế kỷ XXI, lượng gạo tiêu thụ trong nước tăng lên đáng kể, đạt mức trung bình 2,01 triệu tấn/năm, do dân số tăng và thói quen tiêu dùng gạo ở nước này.

Philipines

Theo Uỷ ban Điều phối Thống kê Quốc gia (NSCB), năm 2004, tốc độ tăng GDP hàng năm đạt 6,1%, sản lượng nông nghiệp tăng 4,9% so với 3,8% năm 2003. Dự báo năm 2005, nền kinh tế chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5% do thâm hụt ngân sách lớn. Ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng chậm hơn, chỉ đạt khoảng 4,2% do chi phí sản xuất tăng (do giá dầu tăng) và nhu cầu giảm (do giá sản phẩm đầu ra cũng cao hơn).

Trong thập kỷ 90, tiêu thụ gạo của Philipinines ổn định ở mức trung bình 7,2 triệu tấn/năm. Từ năm 2000 đến nay, tổng lượng tiêu thụ gạo trong nước tăng mạnh, đạt trung bình 9,6 triệu tấn/năm, cá biệt năm 2004 tổng mức tiêu thụ lên tới 10,3 triệu tấn/năm.

54

Page 63: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Năm 2005/06, tiêu thụ gạo dự kiến tiếp tục tăng nhờ nguồn cung đầy đủ, giá gạo ổn định và giá lúa mỳ tăng cao. Việc chuyển từ tiêu thụ các loại lương thực khác sang gạo sẽ tiếp tục làm tăng cầu về gạo.

4.2.3. Thị trường ngoài nướcNhập khẩu

Đông Nam Á cũng là khu vực nhập khẩu gạo tương đối lớn trên thế giới. Theo số liệu của FAO, từ năm 1992 đến 2002, khu vực này chiếm trung bình khoảng 14% tổng lượng nhập khẩu gạo thế giới. Indonesia, Malaysia và Philipine là 3 nước nhập khẩu gạo chính trong khu vực. Tổng lượng nhập khẩu trung bình của 3 nước này từ năm 1992 đến 2002 chiếm khoảng 94% tổng lượng nhập khẩu gạo của khu vực này. Tuy nhiên, biểu đồ trên cho thấy, lượng nhập khẩu gạo của cả ba nước này đều có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây. Trong đó, nhập khẩu gạo của Indonesia luôn biến động bất thường, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nhập khẩu gạo của Malaysia và Philipines đều có xu hướng giảm đi do các nước này triển khai chính sách tự cung tự cấp lương thực và cải tiến khoa học công nghệ.

Hình 4.7. Lượng nhập khẩu gạo một số nước ASEAN (nghìn tấn)

Chính phủ Indonesia chủ trương duy trì lượng dự trữ gạo lớn (lên tới 2 triệu tấn) để phòng những lúc thị trường thế giới biến động bất thường. Lượng dự trữ chủ yếu là từ gạo nhập khẩu, đặc biệt là những lúc mất mùa. Lượng gạo nhập khẩu của Indonesia tăng mạnh trong giai đoạn 1990-1995 (từ 74 nghìn tấn đến 3,2 triệu tấn). Sau năm 1995, lượng nhập khẩu gạo vẫn cao nhưng biến động bất thường. Năm 1997, do tác động của hiện tượng El Nino nên chính phủ quyết định tăng lượng nhập khẩu gạo dành cho dự trữ trong hai năm liên tiếp 1998-99 để ngăn chặn tình trạng tương tự. Lượng nhập khẩu trong hai năm này lên tới 3 và 4,7 triệu tấn. Nhập khẩu gạo của nước này năm 2002-2003 vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao 3,3 - 3,5 triệu tấn.

55

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

4,500

5,000

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

IndonesiaMalaysiaPhilipinesCác nư?c ASEAN khác

Nguồn: FAO, 2005

Page 64: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 4.8. Tỉ lệ xuất khẩu gạo của các nước sang Malaysia năm 2004 (%)

Malaysia cũng là nước nhập khẩu gạo lớn trong khu vực, chủ yếu là từ Thái Lan và Việt Nam, sau đó là Pakistan, Miến Điện và Ấn Độ. Năm 2003, nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ nước láng giềng Thái Lan khoảng 80.000 tấn. Năm 2004, nhập khẩu gạo tiểu ngạch lên tới 70.000 tấn, nâng tổng mức nhập khẩu lên 600.000 tấn. Năm 2005, dự kiến nước này cần khoảng 660.000 tấn.

Tại Philipines, do sản xuất gạo đạt mức kỷ lục trong năm 04/05 nên chính phủ đã yêu cầu WTO kéo dài chương trình hạn chế nhập khẩu gạo Dự kiến nhập khẩu gạo của nước này năm 2005 ở mức 1,4 triệu tấn. Năm 2005, Philipines chủ yếu nhập khẩu gạo của hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam, trong đó Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất cho nước này 400.000 tấn.

Để tăng cường đảm bảo an ninh lương thực, Philipines tiếp tục đẩy mạnh dự trữ gạo bằng cách tăng nhập khẩu sau mùa mưa bão liên tục năm 2004.

Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo các nước châu Á

Nhìn chung, nhập khẩu gạo của các nước châu Á dự kiến đạt khoảng 11,5 triệu tấn năm 2005, hầu như không thay đổi so với năm 2004. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia, sẽ có một số nước nhập khẩu chính tăng lượng mua trong khi một số nước khác giảm lượng mua. Dự kiến Bangladesh sẽ mua khoảng 1 triệu tấn năm 2005, tăng 200.000 tấn so với năm 2004 nhằm giữ giá nội địa. Dự kiến Philipines cũng sẽ tăng khoảng 500.000 tấn, đạt 1,6 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 1998. Sau hiện tượng hạn hán làm ảnh hưởng sản xuất của nửa năm 2004, Cơ quan Lương thực Quốc gia đã cam kết sẽ tăng lượng nhập khẩu. Nam Triều Tiên và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tăng nhập khẩu gạo. Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 29% lượng nhập khẩu gạo. Nhập khẩu của một số nước Trung Đông và Srilanka cũng sẽ giảm. Năm 2005, Malaysia sẽ cần khoảng 660.000 tấn. Dự kiến Indonesia vẫn sẽ nhập khẩu như năm 2003 và 2004.

Xuất khẩuThái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Từ năm 1992 đến 2002, xuất khẩu gạo của hai nước này chiếm trung bình 27 và 13% trong tổng lượng xuất

56

Pakistan8%

Khác2%

Việt Nam27%

Thái Lan63%

Nguồn: USDA, 2005

Page 65: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

khẩu thế giới. Trong khi đó, các nước ASEAN khác chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng này. Vì vậy trong phần này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào tình hình xuất khẩu gạo của Thái Lan.

Hình 4.9. Tỉ lệ xuất khẩu gạo một số nước ASEAN trong tổng xuất khẩu thế giới (%)

Xuất khẩu gạo năm 2001 của Thái Lan giảm khoảng 6% xuống còn 6,3 triệu tấn, chủ yếu là do xuất khẩu sang Indonesia giảm và thuế nhập khẩu ở Nigeria tăng. Sản xuất ở một số nước xuất khẩu chính như Việt Nam và Miến Điện tăng cùng với giá gạo Việt nam rẻ khiến cho Thái Lan cũng bị cạnh tranh không nhỏ. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo thơm tăng lên đôi chút trong 2 năm liền sau khi giảm 11-15% trong năm 1999 do nhu cầu nhập khẩu mạnh của Trung Quốc và Malaysia. Giá gạo thơm rẻ hơn cũng khiến nhu cầu của Philipine tăng. Bắc Triều Tiên thay Indonesia trở thành nhà nhập khẩu lớn gạo vỡ 5%. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo chất lượng thấp giảm mạnh và vì vậy kéo tổng lượng xuất khẩu xuống.

Xuất khẩu gạo vụ 03/04 đạt mức kỷ lục 9,7 triệu tấn chủ yếu do các nhà xuất khẩu chính không mua được gạo của Việt Nam và Ấn Độ, 2 đối thủ cạnh tranh chính của Thái Lan. Xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi tăng mạnh do nguồn cung của các nước xuất khẩu khác giảm.Lượng nhập khẩu của Nigeria từ Thái Lan sẽ lên tới 697 nghìn tấn, tăng so vớI 432 nghìn tấn của vụ trước. Nhu cầu nhập khẩu gạo trắng của Trung Quốc cũng tăng mạnh do nguồn cung của nước này hạn hẹp. Từ tháng 1 đến tháng 10/04, xuất khẩu gạo trắng của Thái Lan sang Trung Quốc đã đạt 415 nghìn tấn, so vớI chỉ khoảng 10 nghìn tấn của năm trước. Trong khi đó, lượng nhập khẩu gạo Thái thơm của Trung Quốc cũng tăng 8%, đạt 119 nghìn tấn. Thêm vào đó, xuất khẩu gạo sang các nước Trung đông cũng tăng mạnh, đặc biệt là Iran và Iraq, đủ để bù cho mức giảm xuất khẩu sang Indonesia vì nước này vẫn tiếp tục áp dụng lệnh cấm nhập khẩu. Trong vụ này, dự trữ gạo đạt khoảng 1,5 triệu tấn, giảm mạnh so vớI vụ trước do nhu cầu xuất khẩu quá lớn.

Hình 4.10. Lượng xuất khẩu gạo một số nước ASEAN

57

0

5

10

15

20

25

30

35

40

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Thái LanVi?t Nam

Nguồn: FAO (2004)

Page 66: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Tuy nhiên vụ 04/05, xuất khẩu gạo của Thái Lan ước đạt 8,3 triệu tấn, giảm đôi chút so với vụ trước, chủ yếu là do sản lượng của nước nhập khẩu chính Trung Quốc đã bắt đầu tăng. Xuất khẩu của Thái Lan tới các nước khác trong khu vực như Indonesia và Philipine cùng sẽ giảm dần do các nước này cũng đã bắt đầu tăng sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, giá đồng Baht và giá hàng hoá trong nước tăng (chủ yếu là do thay đổi trong mức giá can thiệp) cũng làm giảm một phần giá trị xuất khẩu hàng hoá của Thái Lan. Giá can thiệp được đặt cao hơn mức năm ngoái tới 25-30% so với 18% tăng giá xuất khẩu gạo của năm ngoái. Dự trữ gạo dự kiến sẽ ở mức thấp trong 2 năm liên tiếp do sản xuất trong nước gặp khó khăn vì hạn hán và xuất khẩu vẫn ở mức cao.

4.3. Thịt lợn4.3.1. Tình hình sản xuất

Philipines, Thái Lan và Việt Nam là ba nước sản xuất thịt lợn chính ở khu vực Đông Nam Á. Từ đầu thập kỷ 90, sản xuất thịt lợn ở ba nước này liên tục tăng với tốc độ bình quân 5,3%/năm. Trong đó, sản xuất thịt lợn ở Việt Nam tăng mạnh nhất, với tốc độ trên 7% do nhu cầu tăng mạnh, thu nhập người dân cao hơn và thói quen tiêu thụ nhiều thịt lợn ở nước này. Thái Lan và Philipines có tốc độ tăng trưởng thấp hơn chút ít (4% và 6%/năm).

Theo Tổng cục Thống kê Nông nghiệp của Philipines, năm 2003 ngành chăn nuôi của nước này tăng trưởng khoảng 3%, chủ yếu là chăn nuôi lợn (chiếm 80% tổng sản xuất). Do tiêu thụ nội địa tăng nên sản xuất lợn vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3-4% năm 2004 mặt dù giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới đang tăng mạnh.

Giá cổng trại thịt lợn trong quý đầu năm 2004 tăng khoảng 20%, trong khi đó cùng kỳ năm 2003, mức giá này giảm tới 3%. Giá thịt lợn tăng từ quý III/2003 chủ yếu là do giá thức ăn gia súc tăng, đặc biệt là giá ngô và đậu tương nhập khẩu. Theo FAO, giá thịt lợn tiếp tục tăng trên thị trường thế giới do nhu cầu thịt bò và gia cầm giảm vì dịch bệnh như cúm gà và bò điên.

Hình 4.11. Sản xuất thịt lợn ở một số nước ASEAN (tấn)

58

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Thái LanVi?t NamCác nư?c ASEAN khác

Nguồn: FAO (2004)

Page 67: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

1,400,000

1,600,000

1,800,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Việt Nam

Philipines

Thái Lan

Nguồn: FAO (2004)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn của nước này đã gặp phải một số khó khăn lớn như dịch bệnh lan tràn làm suy yếu nền kinh tế, chi phí giao dịch và marketing cao, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thất thường và nguồn gien giống lợn cũng hạn chế. Để giải quyết các vấn đề này, các chuyên gia trong nước cho rằng phải có sự kết hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân, tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đặc biệt là trong các lĩnh vực như cải tiến nguồn gien, dinh dưỡng vật nuôi, quản lý dịch bệnh và tăng cường chất lượng.

Đầu năm 2004, chính phủ Philipines đã tuyên bố miễn thuế nhập khẩu ngô và bột đậu tương để giảm bớt chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới rất cao nên chỉ có khoảng 10.000 tấn trong kế hoạch 200.000 tấn được nhập khẩu trong chương trình này.

Dự kiến giá thịt lợn, bò và các loại thịt khác vẫn đạt mức cao trong hai năm tới do giá thức ăn vẫn tiếp tục tăng.

4.3.2. Tình hình thị trường

Các nước nhập khẩu thịt lợn chủ yếu của khu vực Đông Nam Á bao gồm Malaysia và Philipines. Lượng nhập khẩu của hai nước này năm 2003 cao gấp hơn 13 lần tổng lượng nhập khẩu của các nước Đông Nam Á khác.

Năm 2003, lượng nhập khẩu tối thiểu thịt lợn các loại của Philipines tăng chút ít từ 13 đến 15%. Thịt lợn nhập khẩu của Philipines chiếm hơn 10% tổng mức tiêu thụ trong nước. Mặc dù có chương trình nhập khẩu tối thiểu thịt lợn (đạt 50595 tấn năm 2003), nhập khẩu thịt lợn vẫn chưa nhiều, chủ yếu là do thuế quan rất cao: 35% trong hạn ngạch và 40% ngoài hạn ngạch đối với thịt ngỗng.

Hình 4.12. Nhập khẩu thịt lợn một số nước ASEAN (tấn)

59

Page 68: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Philipines

Malaysia

Nguồn: FAO (2004)

Hình 4.13. Thị phần nhập khẩu thịt lợn của Philipines 2003

Philipines chủ yếu nhập khẩu ở các nước Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Pháp và Mỹ. Một nửa số thịt lợn nhập khẩu (25000 tấn năm 2003) gồm thịt lợn chế biến, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Một trong những yếu tố khiến cho nhập khẩu thịt lợn tươi sống ở mức thấp là do người Philipines thích thịt lợn tươi sống. Có tới 90% thịt được bán tươi tại chợ bán lẻ, chỉ có 10% hiện được bán tại siêu thị. Thịt lợn tiêu thụ trong nước được giết mổ trong đêm và chở ngay đến chợ. Thịt đông lạnh chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, những cải cách gần đây trong khu vực bán lẻ, đặc biệt là tự do hoá thị trường và phát triển siêu thị hiện đại đang dần thay đổi xu hướng tiêu thụ và cách lựa chọn đồ ăn của người Philipines. Ngoài ra, ngành nông nghiệp và kinh tế tăng trưởng ổn định và dân số đạt 84 triệu năm 2004 là những yếu tố kích thích tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thịt lợn

60

PhápĐ?c

Nam Tri?u Tiên

Trung Qu?cKhác

Nguồn: USDA

Page 69: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Khác, 2

Cá và hải sản, 68

Thịt lợn, 14

Thịt chế biến, 3

Gia cầm, 10

Thịt bò, 3

Nguồn: USDA

Lượng nhập khẩu tối thiểu năm 2004 có tăng đôi chút do giá bán lẻ thịt lợn nội địa vẫn tăng cao. Chính phủ Philipines cũng triển khai chương trình giảm thuế nhập khẩu ngắn hạn để giảm giá. Đây sẽ là động lực giúp tăng lượng nhập khẩu thịt lợn.

Người Philipines thích thịt lợn hơn là thịt gà và bò. Dân số Philipines tăng với tốc độ 2,36%/năm, vì vậy một trong những thách thức của ngành sản xuất thịt lợn trong 2 thập kỷ tới là phải tăng gấp 3 lần sản lượng thịt lợn để đáp ứng cầu.

Dự kiến cầu sản phẩm thịt chế biến vẫn tiếp tục tăng. Người Philipines vẫn thích thực phẩm đóng hộp. Mặc dù trong những năm gần đây sản phẩm đóng hộp không còn được ưa chuộng nhiều như trước do nhận thức về dinh dưỡng và sức khoẻ của dân ngày càng cao nhưng các công ty cung cấp hiện đang thực hiện chiến dịch rất mạnh nhằm kích thích lại nhu cầu các sản phẩm này. Do thu nhập đầu người Philipines vẫn thấp nên cầu các sản phẩm đông lạnh vẫn rất nhạy cảm với biến động giá.

Hình 4.14. Tỉ lệ tiêu thụ lương thực Philipines (%)

Cầu lương thực chế biến nhập khẩu vẫn mạnh do các yếu tố sau: xu hướng thích tiêu thụ đồ ăn kiểu tây, thu nhập tăng và xuất hiện nhiều sản phẩm chế biến thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, xu thế đô thị hoá cũng là một yếu tố kích thích tiêu thụ sản phẩm này.

4.4. Dứa4.4.1. Tình hình sản xuất

Thị trường dứa thế giới rất sôi động. Dứa có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Theo FAO, trung bình hơn 80 nước trên thế giới sản xuất gần 14 triệu tấn

61

Page 70: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Thái

Indonesi

Philipines

Việt Nam

Nguồn: FAO (2004)

dứa. Thái Lan (2,3 triệu tấn), Philipines (1,5 triệu tấn), Brazil (1,4 triệu tấn), Trung Quốc (1,4 triệu tấn) và Ấn Độ (1 triệu tấn) là 5 nước sản xuất dứa chính trên thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan, Indonesia, Philipines và Việt Nam là 4 nước có diện tích trồng dứa lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong số 4 nước này, chỉ có Thái Lan và Philipines có sản lượng tương đối lớn, đặc biệt là Thái Lan (nước xuất khẩu dứa đóng hộp lớn trên thế giới). Điều này cho thấy năng suất trồng dứa ở Indonesia và Việt Nam thấp hơn Thái Lan và đặc biệt là Philipines.

Hình 4.15. Diện tích trồng dứa một số nước ASEAN

Hình 4.16. Sản lượng dứa một số nước ASEAN (tấn)

62

Page 71: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Thái

Philipi

Indonesia Việt Nam

Khác

Nguồn: FAO (2004)

Sản lượng dứa của Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động giá. Năm 1992-1993, giá dứa thế giới tăng mạnh đã kích thích nông dân Thái Lan đầu tư lớn vào sản xuất dứa. Kết quả là cuối năm 1993, nước này ở trong tình trạng dư thừa dứa, khiến cho giá lại giảm xuống. Tuy nhiên, năm 1994, do sản lượng thế giới giảm, Thái Lan lại tiêu thụ được hầu hết lượng dứa dư thừa, chiếm tới 46% lượng nhập khẩu vào Mỹ, đạt giá trị hơn 79 triệu baht. Theo Phòng Kinh tế Nông nghiệp, diện tích trồng dứa của Thái Lan giảm từ 610.552 rai năm 2000/01 xuống còn 552.456 rai năm 2001/02, tương đương với 9,5%. Năm 2002/03, diện tích thậm chí còn tiếp tục giảm 10,2% xuống còn 496.482 rai.

Hình 4.17. Giá dứa công ty của Thái Lan (baht/kg)

Do diện tích giảm nên tổng sản lượng dứa năm 2001/02 đạt 1,9 triệu tấn, giảm 300.000 tấn so với năm 2000/01. Năm 2002, sản lượng dứa tươi của Thái Lan lại hạn chế do

63

00.5

11.5

22.5

33.5

44.5

2000 2001 2002 Giá trung bình99-01

Nguồn: Phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan

Page 72: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

  Indonesia, 6.13

  Malaysia, 2.10

  Philippines, 14.42

Thái Lan, 25.29

Việt Nam, 0.45

Nguồn: FAO (2004)

lượng dứa tươi dư thừa năm 2001, khiến cho giá dứa năm 2002 tăng mạnh tới 2,02 baht/kg, so với mức 1,32 baht/kg của tháng 3/2001.Ngoài yếu tố giá cả, thời tiết cũng là yếu tố quyết định lượng dứa tươi sản xuất tại nước này.

Indonesia và Philipines là hai đối thủ chính của Thái Lan trong ngành sản xuất dứa tươi và dứa đóng hộp ở châu Á. Cả hai đối thủ cạnh tranh này hiện đang cố gắng tăng năng suất và phát huy tiềm năng của ngành. Số lượng nhà máy sản xuất dứa ở nước này đều nhiều hơn so với Thái Lan. Hai nước này cùng cung cấp mặt hàng dứa tươi, trong khi đó hầu hết các nhà máy Thái Lan vẫn đang phải thu mua nguyên liệu thô từ những nước này. Thời tiết và chất lượng sản phẩm cũng là những thách thức lớn đối với ngành sản xuất dứa của Thái Lan.

Theo Phòng Thống kế Nông nghiệp Philipippines, hiện nay, Philipines chiếm khoảng 17% tổng lượng sản xuất dứa thế giới. Diện tích trồng dứa giảm đôi chút từ 43.663 ha năm 1995 xuống còn 40.233 ha năm 1998, song lại tăng 43.256 ha năm 1999 và 44.042 ha năm 2001. Sản lượng dứa của Philipines tăng liên tục do mở rộng diện tích. Năm 1998, sản lượng dứa của nước này đạt 1,5 triệu tấn, năm 1999-2000 tăng lên 1,6 triệu tấn.

4.4.2. Tình hình thị trường

Xuất khẩuHình 4.18. Xuất khẩu dứa các nước ASEAN 2002 (tấn)

Thái Lan, Philipines và Indonesia chiếm tới 80% lượng xuất khẩu dứa đóng hộp thế giới.

64

Page 73: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Thái Lan là nước xuất khẩu dứa lớn nhất trong khu vực ASEAN, chiếm 52% tổng xuất khẩu dứa khu vực Đông Nam Á và 25% thị phần thế giới trong năm 2002. Sản phẩm dứa xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là dứa đóng hộp.

Philipines không chỉ tăng sản lượng dứa mà còn là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu, mặc dù ban đầu gặp phải những khó khăn nhất định khi thâm nhập thị trường Úc. Tổng lượng xuất khẩu dứa tháng 1 và tháng 6 năm 2002 của nước này đạt trị giá khoảng 16 triệu USD, bao gồm 9,4 triệu USD dứa đóng hộp, 1,3 triệu USD nước ép dứa và 2,8 triệu USD dứa cô đặc. Sắp tới, tình hình xuất khẩu dứa của nước này còn tiếp tục được cải thiện nếu người trồng và công ty chế biến tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng.

Hiện nay, thị trường dứa đang trong thời kỳ khó khăn. Dự trữ dứa đóng hộp trong suốt thời kỳ giá giảm (2000-2001) được sử dụng để đáp ứng một phần nhu cầu. Việc thị trường dứa thế giới rơi vào tình trạng khó khăn này cũng là hiện tượng mang tính chất chu kỳ. Mức giá thấp năm 2000-01 khiến cho nhiều nông dân, đặc biệt là ở Thái Lan bỏ đất trồng dứa, khiến các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Năm 2002, ngành sản xuất nước quả của Thái Lan chỉ hoạt động khoảng 50% công suất. Kết quả là giá dứa tăng mạnh, khoảng 5 baht/kg, so với mức 1,5 baht/kg năm 2000. Giá nước dứa cô đặc cũng tăng mạnh, đạt tới 1350 USD/tấn năm 2002. Xu thế tương tự cũng diễn ra đối với dứa đóng hộp với mức giá tăng từ 6,15 USD đến 8 USD. Đầu năm 2003, thời tiết thuận lợi và giá cao lại khuyến khích nông dân quay trở lại sản xuất, làm giá giảm được đôi chút xuống còn 6 USD/tấn.

Tiêu thụ quả (dứa) trong nướcIndonesia

Là một nước đông dân thứ 4 trên thế giới, thị trường tiêu thụ quả của Indonesia ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là mặt hàng táo và bưởi. Tiêu thụ bình quân quả đầu người của Indonesia năm 2001 là khoảng 42 kg/năm.

Với dân số hơn 216 triệu dân với 62% là dân số trẻ từ 10-49 tuổi. Gần 60% dân số sống ở đảo Java, tiêu thụ 60-65% lượng quả. Khoảng 15% dân số thuộc nhóm thu nhập trung bình và cao, hầu hết sống ở khu vực thành thị Jakarta, Surabaya, Yogyakarta, Bandung, Medan, Makassar và Manado.

Người tiêu dùng Indonesia rất nhạy cảm với sự tăng giảm giá và thay đổi trong thu nhập, đặc biệt là các hộ gia đình thu nhập thấp. Trong ngày nghỉ, lễ tết, chi tiêu cho quả tăng mạnh, đặc biệt là cho các loại quả tươi nhập khẩu. Người tiêu dùng Indonesia ngày càng có xu hướng tiêu thụ sản phẩm có lợi cho sức khoẻ và dinh dưỡng cao. Người Indonesia đặc biệt thích các loại quả ngọt. Đây là tiêu chí chọn lựa cơ bản của người Indonesia.

Thuế nhập khẩu quả hiện nay là 5%. Ngoài 5% thuế, Indonesia còn áp dụng 10% thuế giá trị gia tăng và 2,5% thuế doanh thu. Ngoài ra, người buôn bán còn phải đóng phí kiểm dịch.

Malaysia

Tổng lượng tiêu thụ thực phẩm tươi của Malaysia tăng từ 2,3 triệu tấn năm 1999 đến 2,5 triệu tấn năm 2001 và dự kiến tăng đến 2,7 triệu tấn năm 2004. Tiêu thụ bình quân đầu

65

Page 74: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

người thực phẩm tươi đạt khoảng 100 kg năm 1999 (1/2 là rau và 1/2 là quả). Với mức tăng thu nhập như đã đề cập ở trên, tiêu thụ đầu người tăng tới 104 kg năm 2001 và khoảng 109 kg năm 2004. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng Malaysia không chỉ tiêu thụ các sản phẩm tươi mà nhiều loại khác nữa. Điều này buộc Malaysia phải nhập khẩu với tỉ lệ nhập khẩu trong tổng tiêu thụ tăng từ 32% năm 1999 đến 38% năm 2001.

Tiêu thụ đầu người quả tươi của Malaysia tăng từ 50kg năm 1999 đến 52kg năm 2001 và 55kg năm 1994. Tỉ lệ quả tươi nhập khẩu trong tổng tiêu thụ tăng từ 18% năm 1999 đến 23% năm 2001 và 28% năm 2004. Người Malaysia ở cả nông thôn và thành thị đều thích các loại quả nhập khẩu như táo, cam, quýt...

4.5. Tiêu4.5.1. Tình hình sản xuất

Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Việt Nam và Malaysia là 3 nước sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất, trong đó, Indonesia và Việt Nam là những nước sản xuất lớn nhất nhì thế giới. Trong giai đoạn 1991-2002, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình của Việt Nam đạt cao nhất: 18%, trong khi đó tỉ lệ này ở Malaysia và Indonesia chỉ đạt 1,4 và 0,6%. Tuy nhiên, tính theo giá trị tuyệt đối, năm 2002, sản xuất tiêu của Indonesia vẫn cao hơn Việt Nam 16000 tấn.

Hình 4.19. Sản lượng tiêu một số nước ASEAN (tấn)

Sản xuất tiêu của Indonesia biến động lớn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 1990 đến nay là 0,6% nhưng có những năm tốc độ tăng trưởng lên tới 38% (năm 1998) nhờ thời tiết thuận lợi nhưng có những năm tốc độ đạt -18% (năm 1994). Năm 2001, sản

66

010,00020,00030,00040,00050,00060,00070,00080,000

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Indonesia

MalaysiaViệt Nam

ASEAN khác

Nguồn: FAO (2004)

Page 75: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

lượng tiêu của nước này giảm tới 3%, còn 66.810 tấn, so với gần 70.000 tấn năm 2000. Năm 2002, sản lượng có tăng đôi chút, đạt 67.000 tấn. Năng suất sản xuất trung bình của nước này đạt 0,8 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với một số nước như Malaysia (2 tấn/ha), Việt Nam (3,2 tấn/ha)...

Hầu hết lượng tiêu sản xuất ra giành cho xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chiếm tới trung bình gần 74% sản lượng từ năm 1990 đến nay. Năm 2002, xuất khẩu của nước này chiếm tới hơn 94% lượng sản xuất.

Khi bắt đầu sản xuất vào năm 1870, Malaysia chỉ thu được sản lượng 4 tấn/năm. Cho đến nay, nước này đã trở thành nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 4 trên thế giới sau Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Với sản lượng 18000 tấn năm 1997, Malaysia chiếm tới 9,6% tổng sản lượng thế giới. Về xuất khẩu, Malaysia đứng thứ 3 thế giới về lượng (24,808 tấn), chiếm 18% tổng lượng xuất khẩu thế giới.

Sarawak là tỉnh sản xuất hạt tiêu chính của Malaysia. Hiện nay, có khoảng 40000 nông dân nhỏ ở tỉnh trồng hạt tiêu với quy mô đất rất nhỏ, khoảng 0,1-0,4 ha. Năm 1997, diện tích trồng hạt tiêu của tỉnh khoảng 10200 ha.

Năm 1997, sản xuất hạt tiêu thế giới đạt khoảng 187.444 tấn, giảm 5577 tấn so với năm 1996 (tương đương với 2,9%). Mức giảm này chủ yếu là do các nước sản xuất chính giảm sản lượng vì hiện tượng Elnino gây hạn hán kéo dài. Do đó, xuất khẩu hạt tiêu năm 1997 của thế giới cũng giảm mạnh từ 140.076 tấn năm 1996 xuống còn 138.132 tấn năm 1997 (khoảng 1,4%). Năm 1997, Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn nhất với 35.778 tấn, sau đó là Indonesia (32.511 tấn), Malaysia (24.808 tấn), Việt nam (23000 tấn) và Brazil (13.364 tấn). Tiêu thụ hạt tiêu năm 1997 của thế giới đạt 203.250 tấn. Như vậy, với mức sản xuất 187.444 tấn, thế giới thiếu hụt khoảng 15800 tấn hạt tiêu, khiến giá tăng cao.

Hình 4.20. Diện tích trồng chè một số nước ASEAN

67

Page 76: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

180,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Vi?t Nam

Indonesia

Malaysia

Nguồn: FAO (2004)

Hình 4.21. Xuất khẩu hạt tiêu các nước ASEAN (tấn)

4.5.2. Tình hình thị trường

Từ năm 1998 đến nay, Malaysia đạt tốc độ tăng trưởng hạt tiêu khá ổn định là 12%, chỉ cá biệt có năm 1998, tốc độ chỉ còn 5%. Diện tích trồng hạt tiêu của nước này cũng tăng liên tục, trung bình khoảng 3%/năm từ năm 1990 đến nay. Năng suất hạt tiêu trung bình của Malaysia khá cao, khoảng 2 tấn/ha, so với mức trung bình của thế giới là 0,7 tấn/ha. Ngoài sản xuất, Malaysia cũng nhập khẩu hạt tiêu nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng 1875 tấn/năm. Hầu hết hạt tiêu sản xuất ra đều được xuất khẩu. Tỉ lệ giữa lượng xuất khẩu trên lượng sản xuất và nhập khẩu của nước này từ năm 1990 đến nay đạt khoảng trên 98%.

68

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Indonesia

Myanmar

Vi?t Nam

ASEAN khác

Nguồn; FAO (2004)

Page 77: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

4.6. Chè

4.6.1. Tình hình sản xuất

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam, Myanmar và Indonesia là 3 nước sản xuất chè lớn nhất. Trong những năm qua, diện tích trồng chè của Indonesia và Myanmar đều có xu hướng tăng dần, tuy không nhiều (khoảng 1,2 lần từ năm 1990 đến 2003). Diện tích trồng chè tăng nhiều nhất ở Việt Nam, từ khoảng 60 nghìn ha năm 1990 đến gần 100 nghìn ha năm 2003, gần 1,65 lần. Cùng với mức tăng về diện tích, sản lượng chè của Việt Nam và Indonesia cũng tăng mạnh.

Chè đóng vai trò quan trọng nền nông nghiệp của Indonesia trong hơn hai thế kỷ qua. Người Hà Lan lần đầu tiên phát hiện ra cây chè ở Indonesia vào những năm 1700. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất chè ở nước này bị suy thoái nghiêm trọng. Năm 1984, ngành công nghiệp này được khôi phục lại, Indonesia bắt đầu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Kể từ đó, ngành sản xuất chè liên tục được hiện đại hoá. Sản phẩm chè của Indonesia khác với các nước khác về vị trí, loại đất và khí hậu. Chè được trồng trên vùng cao, trên đất núi lửa và khí hậu nhiệt đới. Sản phẩm chủ yếu là chè đen với 80% sản xuất được xuất khẩu. Chè của Indonesia nhẹ, thơm ngon. Trong những năm gần đây, Indonesia còn tăng cường xuất khẩu loại chè có hương vị.

Trong những năm vừa qua, mặc dù diện tích trồng chè được duy trì khá ổn định nhưng sản lượng có biến động nhiều, đặc biệt là giữa thập kỷ 90 do thời tiết thất thường. Kể từ năm 1999, sản lượng chè của Indonesia bắt đầu tăng ổn định trong khoảng 160.000-165.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2004, do thời tiết hạn hán nên sản lượng chè của Indonesia chỉ đạt 140.000 tấn, chủ yếu là chè xanh và chè đen, giảm hơn 20.000 tấn so với năm 2002.

69

Page 78: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 4.22. Sản lượng (tấn) và diện tích (ha) chè Indonesia

4.6.2. Tình hình thị trường

Nhờ đạt sản lượng cao nên xuất khẩu chè của Indonesia cũng trong danh sách đứng đầu thế giới. So với Việt Nam và các nước ASEAN khác, lượng xuất khẩu chè của Indonesia lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do xuất khẩu chè của Việt Nam tăng đột biến nên tỉ phần xuất khẩu của Indonesia có giảm đôi chút.

Sản xuất chè thế giới năm 2004 đạt khoảng 3,2 triệu tấn, cao hơn năm 2003 khoảng 2%, chủ yếu là nhờ thời tiết thuận lợi. Trong đó, sản lượng tăng chủ yếu ở các nước Sri Lanka, Kenya và Trung Quốc, mức tăng đủ lớn để bù cho mức giảm của Ấn Độ và Bangladesh.

70

125,000

130,000

135,000

140,000

145,000

150,000

155,000

160,000

165,000

170,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 20020

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000 S?n lư?ngDi?n tích

Page 79: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 4.23. Sản xuất và xuất khẩu chè của Indonesia

4.7. Chính sách nông nghiệp các nước trong khu vực

4.7.1. Indonesia

a. Cam kết trong vòng đàm phán Uruguay-WTO:

Bộ Thương mại nước cộng hoà Indonesia đã ký hiệp định cuối cùng trong vòng dàm phán Uruguay (UR) tại Marrakech tháng 4 năm 1994. Thoả thuận UR về nông nghiệp bao gồm ba phần: (i) thoả thuận về cam kết đối với việc tiếp cận thị trường, trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu, (ii) thoả thuận về các biện pháp vệ sinh dịch tễ, (iii) thoả thuận cấp bộ trưởng có liên quan đến các nước kém phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực dòng. Hiệp định trọn gói này cũng nhằm giải quyết rất nhiều vấn đề khác bao gồm các điều khoản khuyến khích sử dụng các chính sách hỗ trợ trong nước để giảm thiểu sự méo mó thương mại nhằm duy trì sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm bớt gánh nặng của sự điều chỉnh và thực hiện cam kết một cách linh hoạt.

Theo thoả thuận đã ký, Indonesia cam kết những vấn đề sau:

- Chỉ duy trì mức thuế với 95% biểu thuế và 92% mặt hàng nhập khẩu ở tỉ lệ thuế trần là 40%. Những ràng buộc về thuế này có hiệu lực ngay khi Indonesia trở thành thành viên của WTO.

- Việc đánh thuế và ràng buộc đối với tất cả những mặt hàng nông nghiệp (giảm thuế ít nhất 10% trong mỗi biểu thuế) sẽ được thực hiện trong vòng 10 năm. Việc nhập 7000 tấn gạo/năm (với mức thuế 90%) sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Trợ cấp cho xuất khẩu gạo sẽ được duy trì trong khoảng 27,6 triệu USD (1995) đến 21,5 triệu USD (2004) (tương đương với mức 295000 và 257000 tấn).

71

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

180,000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

S?n xu?t

Xu?t kh?u

Nguồn: FAO, 2004

Page 80: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

- Xóa bỏ tất cả những hàng rào phi quan thuế (NTB) đánh vào những mặt hàng đã chịu thuế trong vòng 10 năm. Vào thời điểm Indonesia ký kết hiệp định UR cuối cùng (4/1994), cam kết này đã có ảnh hưởng đến 179 biểu thuế (trong số 269 biểu thuế có NTB). Giá trị của những hàng rào phi quan thuế được tháo gỡ khoảng 358 triệu USD.

- Indonesia tự cam kết trong vòng 10 năm sẽ xoá bỏ những gánh nặng nhập khẩu đánh vào các mặt hàng đã được nêu trong yêu cầu tiếp cận thị trường. Vào thời điểm nước này ký kết hiệp định cuối cùng, gánh nặng thuế được áp dụng cho 220 mặt hàng chịu thuế. Sau đợt thực hiện phi điều tiết trọn gói tháng 6/1994, gánh nặng này đã được loại bỏ khỏi 108 mức thuế và được giảm ở 13 mức thuế.

- Cam kết tự do hoá hoặc ràng buộc với những cơ hội tiếp cận với thị trường hiện có cho 5 ngành dịch vụ: viễn thông, dịch vụ công nghiệp, du lịch, dịch vụ tài chính và ngân hàng.

b. Cam kết với khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA):

Vào tháng 1/1993, AFTA đã đạt được một thoả thuận về chương trình thuế ưu đãi hiệu quả chung (CEPT). Trọng tâm của thoả thuận này là thừa nhận mức thuế chung, thấp và hiệu quả từ 0 đến 5% đối với tất cả các đầu mối thương mại trong khu vực ASEAN. Hàng nông sản chưa qua chế biến là một trong những mặt hàng được đưa vào danh sách nhạy cảm, tạm nhập tái xuất, thuộc phạm vi điều chỉnh của CEPT.

Trong cuộc họp hội đồng AFTA lần thứ 10 tại Jakarta tháng 9/1996, các bên đã đạt được một thoả thuận nhất trí rằng tự do hoá các mặt hàng nông sản nhạy cảm sẽ được bắt đầu thực hiện vào tháng 1/2003 và kết thúc vào cuối năm 2010, riêng Indonesia và Philipin được phép sử dụng linh hoạt một số hình thức đảm bảo vào năm 2010. Với sự linh hoạt này, Indonesia có thể duy trì thuế nhập khẩu đối với gạo và đường ở mức trên 5% sau năm 2010 và thực hiện những biện pháp đảm bảo để bảo vệ sản xuất trong nước.

c. Thuế nhập khẩu của Indonesia:

Trong trường hợp các hàng rào phi quan thuế bị suy giảm, thuế trở thành yếu tố rất quan trọng quyết định cơ cấu bảo hộ. Mặc dù thuế trung bình nhìn chung còn tương đối cao nhưng Chính phủ Indonesia đã giảm được tương đối mức thuế trong thập kỷ trước. Trong thời kỳ 1985-1994, tỉ lệ thuế bình quân đơn giản, bao gồm cả thuế nhập khẩu giảm từ 27 xuống còn 20% hoặc nếu tính trên cơ sở thuế bình quân gia quyền giảm từ 13% xuống còn 8%. Mức thuế bình quân của sản xuất trong nước trong thời kỳ này cũng giảm từ 19% xuống còn 10%.

Sau hàng loạt các động thái phi điều tiết, hầu hết thuế áp dụng đều từ 0 đến 40%. Trong năm 1989, tỉ lệ thuế từ 0 đến 40% chiếm 77,4% các mức thuế. Tỉ lệ thuế từ 0 – 5% năm 1989 chiếm 30,7% tổng danh mục thuế, trong khi đó trong năm 1994, những tỉ lệ thuế này chiếm 34,5%. Trước khi tiến hành phi điều tiết cả gói vào 6/1994, 220 danh mục thuế được tăng thêm, nhưng sau khi phi điều tiết, số lượng danh mục giảm xuống còn 112.

72

Page 81: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Cuộc cải cách thuế trọn gói đưa ra năm 1995 đã thiết lập được một cơ cấu thuế ba tầng cho đến năm 2003 để thực hiện những cam kết CEPT-AFTA. Miễn thuế chỉ được áp dụng hạn chế cho những mặt hàng nông sản nhất định (gạo và đường), ngoài ra có bia, rượu, xe máy, chất hoá học và kim loại. Chương trình cải cách trọn gói tháng 6/1996 đề ra: (i) dự định thực hiện giảm thuế trong vòng 7 năm tới cho đến năm 2003; (ii) giảm 5% điểm cho thuế của hơn 1000 mặt hàng (có mã số HS 9 con số); (iii) tiếp tục giảm thuế cho những hàng hoá giá cao như máy móc phục vụ cánh đồng lúa; (iiii) hợp nhất thuế tăng nhập khẩu với thuế hải quan. Nếu chương trình giảm thuế này đựoc thực hiện theo kế hoạch thì thì thuế của Indonesia sẽ thấp nhất trong số các nước đang phát triển lớn.

d. Hạn chế xuất khẩu

Trái với việc nới lỏng thủ tục cấp phép cho hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của Indonesia vẫn bị điều tiết bởi các nguyên tắc và biện pháp như cấm xuất khẩu, xuất khẩu bị điều tiết, xuất khẩu bị kiểm soát và thuế xuất khẩu. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu chủ yếu là nhằm: (i) tăng cường bảo vệ những nguồn lực khan hiếm; (ii) khuyến khích các ngành chế biến trong nước tăng giá trị gia tăng và công ăn việc làm; (iii) bảo vệ môi trường. Với mục tiêu như vậy, các biện pháp hạn chế xuất khẩu chủ yếu được áp dụng đối với những hàng nông sản và lâm sản chưa chế biến hoặc sơ chế.

Có hai nhóm hàng phải xin giấy phép của Bộ Thương mại khi xuất khẩu. Thứ nhất, nhóm hàng chỉ có thể được các nhà xuất khẩu đăng ký hoặc cho phép xuất khẩu như sản phẩm dệt, quần áo, xăng dầu, bột sắn viên, gia vị (như hạt tiêu), gỗ dán và gỗ chế biến. Thứ hai, các sản phẩm xuất khẩu thuộc sự kiểm soát của Chính phủ để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước (bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và phân bón).Theo tính toán của Ngân hàng thế giới năm 1997, cho đến năm 1996, các biện pháp hạn chế xuất khẩu đã ảnh hưởng tới gần 2000 mặt hàng, chủ yếu là lâm sản và nông sản.

Trong năm 1996, Indonesia hầu như không đạt được tiến bộ nào trong việc giảm hạn chế xuất khẩu. Thay vào đó, nước này lại chỉ tập trung nới lỏng các hình thức hạn chế xuất khẩu (như hải quan, giảm thuế giá trị gia tăng, nới lỏng thuế và áp dụng chi phí tín dụng thấp hơn) đối với những nhà sản xuất về các mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, sáng kiến này không những không giải quyết được các vấn đề cơ bản nảy sinh từ biện pháp xuất khẩu đặt ra mà còn loại bỏ những nhà xuất khẩu tiềm năng.

e. Bảo hộ trong nước:

Các chính sách thương mại đã làm chuyển dịch việc phân bổ các nguồn lực bằng cách thay đổi cơ cấu bảo hộ trong nhiều ngành của nền kinh tế. Nhìn chung, cho đến năm 1994, tỉ lệ bảo hộ hiệu quả của ngành chế tạo cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp (tỉ lệ bảo hộ đối với hàng nông sản chế biến, dệt và may mặc, sản phẩm giấy và sản phẩm phi kim loại lần lượt là 22, 62, 22 và 30% năm 1994).

Từ thập kỷ 60, Indonesia đã duy trì chính sách hai giá cho mặt hàng gạo. Thứ nhất là chính sách giá sàn nhằm giữ giá cổng trại cao hơn chi phí sản xuất. BULOG lúc đó là đơn vị giữ vai trò bình ổn, mua dự trữ tất cả số gạo thừa trên thị trường, đặc biệt là trong mùa gặt. Thứ hai là áp dụng giá trần để đảm bảo người thu nhập thấp cũng có thể mua được gạo vì giá gạo thường tăng mạnh vào mùa gieo trồng và lúc hạn hán. Trong những trường hợp như vậy, BULOG thường bán gạo với giá rẻ cho nhóm người khó khăn.

73

Page 82: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Sau gần 20 năm bất ổn định kinh tế chính trị dưới thời tổng thống Soekarno, thời tổng thống mới Soeharto áp dụng một phương thức hoàn toàn mới. Đầu tư tập trung mạnh vào kinh tế nông thôn để tăng sản lượng gạo và tiếp tục ổn định giá gạo là những chính sách chủ yếu được áp dụng giai đoạn này. Thực tế cho thấy những chính sách này rất thành công. Từ năm 1969 đến 1990, sản xuất gạo tăng 4,6%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số 2,1%/năm. Năng suất đất nông nghiệp tăng mạnh khoảng 2,7%/năm nhờ đầu tư mạnh của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, xây mới và bảo dưỡng thuỷ lợi, trợ cấp phân bón và thuốc trừ sâu, xây dựng các chương trình dự trữ lúa gạo. Mặc dù chính sách bình ổn giá tạo ra một mức giá trong nước thậm chí còn ổn định hơn giá quốc tế nhưng lại có nguy cơ đe doạ đến nông dân, những người trả thuế, đặc biệt là thu nhập và phúc lợi của người dân. Ngoài ra, việc áp dụng chính sách bình ổn giá tổng thể cũng làm méo mó nền kinh tế, gây mất cân bằng thị trường và lạm dụng hoạt động thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng.

Ngoài ra, để bù đắp chi phí đầu vào cao cho nông dân, GOI đã ra thông tư trợ cấp giá phân bón cho nông dân từ tháng 11/2003, đảm bảo có đủ phân bón cho sản xuất lúa đến tận cấp huyện. GOI cũng tăng thuế nhập khẩu gạo từ 0% lên 30 % (430 Rp/kg) nhằm nâng cao lòng tin của nông dân và tạo động lực tăng sản xuất. Tuy nhiên GOI cũng thừa nhận rằng mức tăng thuế hiện nay cũng chỉ khiến cho buôn bán gạo bất hợp pháp tăng. Trong khi đó, hội nông dân vẫn tiếp tục yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghệ và Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu gạo lên 735 Rp/kg (tương đương với 51% - vẫn nằm trong khuôn khổ của WTO – 61%).

4.7.2. Thai land

a. Chính sách thuế quan

Mặc dù Thái Lan tuân thủ theo quy định thuế quan của WTO nhưng hầu hết các dòng thuế đối với nông sản của nước này đều cao nhất trong số các nước ASEAN. Chính phủ Thái Lan sử dụng thuế như một công cụ tăng thu nhập và bảo vệ sản xuất trong nước. Trong báo cáo năm 2003 gửi WTO, Thái Lan đã cơ cấu lại chế độ thuế và thủ tục hải quan để tăng khả năng cạnh tranh. Trong hệ thống thuế mới, dự kiến thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 1% cho các sản phẩm thô, 5% cho các sản phẩm trung gian và 10% cho thành phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, Thái Lan chưa đạt được mục tiêu này. Mặc dù thuế nông sản trung bình có giảm từ 32.7 % năm 1999 xuống còn 25.4% năm 2003, nhưng thuế suất nông sản hiện nay vẫn còn cao hơn nhiều so với mức 1-10%. Ngoài ra, năm 2003, thuế suất trung bình của nông sản (25.4%) vẫn cao hơn mức thuế của các sản phẩm phi nông nghiệp rất nhiều (12.9%).

Ngày 4/10/2003, Chính phủ Thái Lan tiếp tục cơ cấu lại lịch trình thuế quan cho 1511 mặt hàng (bao gồm 464 mặt hàng nông sản và 1047 mặt hàng công nghiệp) để tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước và giải quyết sự không nhất quán trong cơ cấu thuế nhập khẩu hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, 403 mặt hàng vẫn còn nằm trong danh sách chờ đàm phán thương mại quốc tế. Nếu xem chi tiết từng mức thuế, có thể thấy hầu như không có thay đổi nào về thuế cho các măt hàng nông sản.

Ngoài thuế cao, chính phủ cũng đang áp dụng mức phí xin giấy phép nhập khẩu không công bằng cho các sản phẩm thịt đỏ tươi sống, thịt gia cầm và lục phủ ngũ tạng. Thịt nhập khẩu phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều thịt sản xuất trong nước. Năm 1999,

74

Page 83: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Quốc hội đã thông qua luật điều chỉnh các loại phí thu từ hoạt động thương mại và vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi. Theo đó, Bộ Nông nghiệp đã chỉnh sửa lại mức phí xin giấy phép nhập khẩu cho thịt và lục phủ ngũ tạng. Phí áp dụng cho thịt đỏ vẫn giữ nguyên 5 baht/kg, trong khi mức phí của các sản phẩm khác đều tăng cao

Rõ ràng là hàng rào thương mại mà Thái Lan đang áp dụng không tuân thủ theo quy định của WTO do hầu hết các phí áp dụng cho thịt nhập khẩu đều cao hơn chi phí kiểm định thú y do Cục Chăn nuôi Thái Lan quy định. Phí trong nước hiện lên tới US$ 4/tấn thịt bò, US$ 4/tấn thịt trâu, US$ 15/tấn thịt lơn và US$ 17/tấn thịt gia cầm.

b. Hàng rào phi quan thuế

Thái Lan từ lâu đã cấm nhập khẩu gạo để bảo vệ nông dân. Tuy nhiên, theo hiệp định Nông nghiệp Uruguay, Thái Lan đã buộc phải mở cửa cho gạo nhập khẩu từ năm 1995. Bộ Thương mại hạn ngạch nhập khẩu gạo từ năm 1995 như sau:

Bảng 4.2. Hạn ngạch nhập khẩu gạo của Thái Lan 1995-2000 (tấn)

Năm Lúa Gạo Cargo Gạo xay xát Gạo tấm Tổng

1995 95145 95145 23786 23786 237863

1996 95673 95145 23918 23918 239184

1997 240506

1998 241828

1999 243149

2000 244470

Số liệu hải quan cho thấy nhập khẩu thực chất năm 1999 tăng gấp đôi, tớI 1477 tấn, vớI giá trị 30,7 triệu baht (811 429 USD), so vớI 724 tấn và 562 nghìn USD năm 1998. Thái Lan nhập khẩu gạo chủ yếu của Mỹ, số ít của Nhật và Trung Quốc. Thái Lan câm xuất khẩu lúa.

c. Thuế suất trong hạn ngạch (TRQ)

Thái Lan được phép áp dụng TRQ cho 23 mặt hàng nông sản theo quy định của hiệp định nông nghiệp WTO. Các sản phẩm trong hệ thống này được chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm các sản phẩm xuất khẩu truyền thống (gạo, dừa) có khả năng cạnh tranh cao mà không cần bảo hộ. Nhóm thứ hai bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng không đủ đáp ứng yêu cầu cao của ngành công nghiệp chế biến.

75

Page 84: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Trong những năm có đủ nguồn cung trong nước, Chính phủ sẽ hạn chế lượng nhập khẩu trong hạn ngạch, đủ để đáp ứng quy định của WTO. Việc quản lý TRQ của chính phủ Thái Lan rất hay thay đổi và không công khai, vì vậy không khuyến khích nhập khẩu.

d. Giấy phép nhập khẩu

Ngoài việc các nhà nhập khẩu thịt tươi sống và lục phủ ngũ tạng phải trả phí giấy phép nhập khẩu cho các dịch vụ kiểm dịch thú y, việc ban hành giấy phép nhập khẩu sản phẩm hợp vệ sinh cũng không được công khai và là một hàng rào cản trở thương mại. Cho đến năm 2003, Cục Chăn nuôi vẫn chưa cấp giấy phép nhập khẩu thịt gà và thịt lợn vì muốn bảo vệ thị trường trong nước, mặc dù Thái lan không hề cấm nhập khẩu gia cầm và thịt lợn. Việc cấp giấy phép nhập khẩu bò cũng phải mất đến 15 ngày. Nhà nhập khẩu phải xin giấy phép cho mỗi lần chuyên chở thịt nhập khẩu vào Thái Lan.

Từ tháng 1/2003, chính phủ Thái Lan ra quy định mới về kiểm soát nhập khẩu thức ăn gia súc, theo đó đối tượng xin giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ quy định về điều kiện vệ sinh dịch tễ. Những quy định này cũng được sử dụng để cấm nhập khẩu các mặt hàng khác. Chỉ có các mặt hàng được kiểm định và phê chuẩn của chính phủ nước xuất khẩu và chính phủ Thái Lan mới được phép nhập khẩu vào Thái Lan. Bộ NN và HTX Thái Lan đươc phép từ chối không cho nhập khẩu các loại hàng hoá không tuân theo quy định này và cơ quan nhập khẩu sẽ phải chịu mọi phí tổn có liên quan.

Thực chất Thái Lan thực hiện quy định này là do nhận thấy sức ép mở cửa thị trường của các hiệp định thương mại đa phương (AFTA, WTO…). Ngoài ra, đây cũng là động thái trả đũa những quy định nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi ngặt nghèo của EU có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm và gia cầm sang EU. Vì vậy, Thái Lan đã chuyển hàng rào quan thuế thành phi quan thuế để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước khỏi sự hàng nhập khẩu tràn lan và tránh mất khả năng tiếp cận tới thị trường EU.

e. Hỗ trợ xuất khẩu

Tháil Lan cam kết không cung cấp hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp cho nông dân mặc dù đề nghị có thời gian chuyển tiếp khi thực hiện hiệp định WTO. Tuy nhiên, Chính phủ lại hỗ trợ gián tiếp cho các nhà xuất khẩu nông sản và các nhà chế biến nông sản xuất khẩu. Chẳng hạn như ngân hàng xuất nhập khẩu EXIM triển khai chương trình tái hỗ trợ cho các đơn vị xuất khẩu. Ngân hàng EXIM cũng triển khai một chương trình mới vào năm 2003 để tái hỗ trợ lãi xuất khẩu cho đơn vị nào xuấtt khẩu đến các thị trường mới (41 nước). Chính phủ cũng hỗ trợ xuất khẩu bằng cách đầu tư cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu. Uỷ ban đầu tư (BOI) đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong mọt thời gian ân hạn. BOI cũng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà máy đã đạt được mức tăng thu nhập xuấ khẩu so với năm trước.

f. Hỗ trợ trong nước

Mặc dù chính phủ không có chương trình bảo đảm giá cho các mặt hàng nông sản nhưng đã can thiệp vào thị trường một số mặt hàng để ổn định giá cho nông dân. Các biện pháp can thiệp bao gồm: a) chương trình thế chấp bằng lúa và ngô; b) can thiệp giá cao su, dầu cọ, cà phê, hàng, dứa, trức và gà sống...; c) chương trình can thiệp giá chung cho đường và d) can thiệp giá trong nước cho đậu tương và sữa tươi bằng cách buộc các nhà máy chế biến mua đậu tương/sữa tươi trong nước. Chính phủ Thái Lan vẫn tập trung vào các

76

Page 85: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

chương trình thế chấp bằng lúa. Tuy nhiên, rất ít nông dân tham gia vào chương trình này do giá thị trường cao hơn giá chính phủ. Chương trình năm 2003/04 (kéo dài từ 1/11/2003 đến 15/3/2004) dự kiến mua 9 triệu tấn lúa (trong đó có 5 triệu tấn lúa thơm và 3 triệu tấn lúa thường và một triệu tấn lúa nếp). Cho đến ngày 14/3/2004, chương trình chỉ thu mua được 2,4 triệu tấn (gồm 0,2 triệu tấn lúa thơm, 2,1 triệu tấn lúa thường và 0,05 triệu tấn lúa nếp). Ngoài ra, giá trong vụ thứ hai năm 2004 của chương trình này đã được định cao hơn khoảng 12USD/tấn cho mỗi loại.

Tổ chức tiếp thị của nông dân (MOF) và Tổ chức Dự trữ quốc gia (PWO) đã can thiệp vào thị trường khi giá lúa xuống dưới mức giá mục tiêu. Hai cơ quan này được phép mua tới 1 triệu tấn gạo xay xát với giá cao hơn giá thị trường khoảng 500 baht/tấn và thuê cơ sở xay xát chế biến và chở đến nhà kho để tạo nhu cầu giả và bán gạo theo các hợp đồng chính phủ. Do các cơ sở xay xát không thể cạnh tranh mua lúa nên phần lớn đã phải ngừng hợp tác với chính phủ trong việc xay lúa và chỉ bán gạo vỡ và tấm với giá 500 baht/tấn. Nếu hợp tác với chính phủ, họ sẽ không phải chấp nhận rủi ro về chi phí.

g. Các chương trình hỗ trợ khác

Chính phủ cũng triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn như chính phủ hỗ trợ giá giống cây trồng hoặc cấp đầu vào nông nghiệp cho những nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cục Chăn nuôi tiếp tục chương trình cung cấp vacine và nhân giống nhân tạo cho nông dân ở khu vực nông thôn.

Tháng 6/1999, Bộ Nông nghiệp Thái đưa ra chương trình đầu tư theo chiều sâu để tăng cường khả năng cạnh tranh của 12 mặt hàng chủ lực gồm:

* Nhóm có khả năng cạnh tranh cao như gạo, sắn, caosu, tôm càng, dứa

* Nhóm cạnh tranh trung bình như đường, dầu cọ, ngô, cà phê

* Nhóm đặc sản: nhãn, sầu giêng, hoa phong lan.

Để giúp ngành công nghiệp chế biến đương đầu với cạnh tranh quốc tế, các nhà đầu tư đã chấp nhận áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng “hệ thống quản lý môi trường” (EMS) cho các sản phẩm chế biến. Cố gắng này giúp sản phẩm của Thái đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000 và vượt các rào cản về kỹ thuật để vào thị trường quốc tế.

Ngân hàng Nông nghiệp và HTX Nông nghiệp được thành lập năm 1996 cũng cung cấp tín dụng rộng rãi trực tiếp cho nông dân và gián tiếp qua các tổ chức nông dân. Do tỉ lệ lãi xuất thị trường giảm trong những năm gần đây nên nông dân có thể không nhận được mức lãi suất thấp hơn mức thị trường như trước đây. Nhưng nông dân Thái Lan vẫn thích vay từ ngân hàng do được vay dài hạn và hệ thống ngân hàng nhánh hoạt động tốt. Đến tháng 3/2003, ngân hàng đã cho 3,6 triệu nông dân vay 2,4 tỉ USD và cho 969 HTX nông nghiệp vay 0,69 tỉ USD.

Ngân hàng xuất nhập khẩu cũng hoạt động mạnh. Trong năm 1996, các hoạt động như cho vay với lãi suất thấp, tránh rủi ro về tỷ giá ngoại tệ cuả doanh thu xuất khẩu đã phát triển mạnh. Hiện nay ngân hàng xuất nhập khẩu ưu tiên cho việc cung cấp tài chính trước khi bốc hàng, một dịch vụ mà các nhà xuất khẩu và đầu tư của Thái Lan đang rất cần.

77

Page 86: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Ngoài ra, ngân hàng Thái Lan cũng cung cấp tín dụng cả gói cho cơ sở xuất khẩu và xay xát gạo. Chính phủ đã cung cấp cho ngân hàng EXIM 20 triệu baht để thực hiện chương trình này.

Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng trước và sau xuất khẩu. Đối với tín dụng trước xuất khẩu, người xuất khẩu có thể vay để mua nguyên liệu thô, chuẩn bị sản xuất và trả phí vận chuyển. Để được vay cho lưu kho, nhà xuất khẩu phải sở hữu một lượng hàng hoá nhất định và có thể bổ sung thêm để đủ đáp ứng đơn đặt hàng. Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn vay để mua thêm hàng hay thanh toán chi phí vận chuyển thì có thể dùng hàng hoá làm thế chấp và được vay tới 50% giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu có. Nếu người xuất khẩu chưa có L/C (giấy phép) nhưng cần tiền thì được phép vay tới 70% lượng hàng trong thời hạn không quá 10 ngày sau thời điểm chất hàng lên tầu. Nhà xuất khẩu cũng có thể vay để trang trải phụ thu đối với gạo và đường.

Đối với tín dụng sau xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể vay để thanh toán khi có đủ các giấy tờ xuất khẩu như hoá đơn, chứng nhận xuất xứ.

4.7.3. Malaysia

Trong những năm đầu sau khi giành được độc lập, chiến lược phát triển nông nghiệp chủ yếu tập trung vào mục tiêu cung cấp công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiết kiệm ngoại hối thông qua phát triển các loại cây xuất khẩu như cao su, cọ dầu, cacao; trú trọng các chính sách thay thế nhập khẩu.

Rất nhiều ngành nông nghiệp được bảo hộ thông qua các hình thức thuế và phi quan thuế như hạn ngạch và những rào cản nhập khẩu khác. Ngoài ra Chính phủ cũng trú trọng tăng cường an ninh lương thực, nhằm đạt được mục tiêu tự cung tự cấp 100% sản xuất gạo trong nước. Đồng thời, tiểu ngành cây xuất khẩu cũng bị đánh thuế rất nặng nề để tăng doanh thu cho chính phủ nhằm tài trợ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng thể chế và phát triển đất.

Chính sách nông nghiệp quốc gia đầu tiên được đưa ra năm 1984 nhằm tối đa hoá thu nhập từ nông nghiệp thông qua sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và tăng năng suất. Những chiến lược mới vẫn trú trọng khai hoang đất và cải thiện điều kiện hiện nay, như nghiên cứu và phát triển, khuyến nông và thị trường.

Giai đoạn 1984 - 1990: Ngành nông nghiệp đang vấp phải những khó khăn nghiêm trọng như chính sách hướng vào công nghiệp chế tạo, thiếu lao động, lương ngày càng tăng, cạnh tranh đất… Chính vì vậy NAP thứ hai (1992 – 2010) ra đời, để giải quyết các vấn đề như năng suất, hiệu quả và tính cạnh tranh trong điều kiện phát triển bền vững, đặc biệt là phát triển đất và tạo thêm cơ hội việc làm.

a. Chính sách đầu tư

Năm 1986, đạo luật tăng cường đầu tư (PIA) ra đời nhằm khuyến khích đầu tư và tăng trưởng trong nền kinh tế, giảm một phần hoặc toàn bộ gánh nặng chi trả thuế thu nhập.

78

Page 87: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

b. Chính sách tự do thương mại:

Mặc dù can thiệp giá trong nhiều năm nhưng chính phủ vẫn cố gắng tự do hoá từng bước. Theo chương trình trước đây, tất cả các loại gạo của cơ sở xay xát, người bán buôn và bán lẻ đều bị kiểm soát. Hiện nay, chính phủ chỉ kiểm soát giá của gạo tiêu chuẩn và gạo sơ chế. Giá gạo chất lượng cao nhất hiện đang được thả nổi và do các lực lượng thị trường quyết định.

Vào năm 1995, hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay đã được ký kết, tập trung vào kiểm soát trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu để giảm tối đa những méo mó trện thị trường thế giới. Theo các điều khoản trong thoả thuận, Malaysia chỉ thoả mãn yêu cầu về khả năng tiếp cận của gạo đối với thị trường nhưng vẫn vi phạm điều khoản về trợ cấp trong nước.

c. Các quy định về kiểm dịch hàng nhập khẩu

Tất cả các loại lương thực thực phẩm nhập khẩu đều phải kiểm tra thường xuyên tại 28 chợ điểm trong cả nước để đảm bảo lương thực an toàn, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Tất cả các sản phẩm đều phải được chứng nhận là halal và sản phẩm phải được đưa đến từ các lò mổ được các cơ quan thú y và tôn giáo kiểm định. Các sản phẩm lương thực khác có chứa sản phẩm thịt chăn nuôi phải được đánh dấu rõ ràng.

d. Chính sách thuế

Malaysia có một nền thương mại khá tự do, áp dụng mức thuế tương đối thấp cho hầu hết các sản phẩm. Năm 1993, thuế trung bình và thuế theo giá hàng là 14%. Thuế trung bình cho ngành nông nghiệp chỉ ở mức 13,4%. Mức độ bảo hộ thuế thường xuyên được xem xét lại để điều hoà cơ cấu thuế và giảm bảo hộ quá mức. Trong nhiều trường hợp thuế đánh vào các sản phẩm thường được điều chỉnh giảm xuống, ngoại trừ các sản phẩm được coi là sa xì phẩm và không lành mạnh như xe ô tô, thuốc lá và rượu.

e. Chính sách hỗ trợ trong nước

Chính phủ bảo hộ một số ngành nông nghiệp vì những lý do chiến lược và kinh tế xã hội. Sự bảo hộ này được áp dụng trong những ngành có số lượng hộ nghèo lớn như gạo, chăn nuôi, thuốc lá và quả nhiệt đới, cà phê và bắp cải.

Trong ngành sản xuất gạo, một mạng lưới can thiệp chính sách được áp dụng nhằm điều tiết và bảo vệ ngành, đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường thu nhập của nông dân trong ngành sản xuất gạo. Những biện pháp can thiệp này bao gồm độc quyền nhập khẩu, giá tối thiểu được đảm bảo (GMP) cho lúa, kiểm soát giá ở các nhà máy say xát, giá bán buôn và bán lẻ, trợ cấp phân bón, trợ cấp giá, cải thiện thiết bị tưới tiêu nước và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Trợ cấp phân bón

Chương trình trợ cấp phân bón đầu tiên được thực hiện vào đầu những năm 50 với mục tiêu khuyến khích nông dân dùng phân bón. Và từ đó cho đến năm 1971, mức trợ cấp tăng 30%. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Chương trình sẽ chấm dứt khi giá phân bón giảm. Nhưng trên thực tế, giá phân bón không giảm mà lại tăng, buộc chính phủ phải thực hiện chương trình trợ cấp phân bón toàn diện hơn vào năm 1979, và sau đó

79

Page 88: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

là trợ cấp 100%. Chương trình này chỉ dành cho các chủ đất chứ không phải người thực hiện. Tổng giá trị trợ cấp phân lên tới 231 triệu RM/ha (33% tổng chi phí sản xuất một ha). Vào năm 1997, tổng trợ cấp phân bón tăng thêm 22 triệu RM, đáp ứng yêu cầu của nông dân, do lúc đó chi phí sản xuất tăng cao và đồng ringgit của Malaysia bị giảm giá trị.

Trợ cấp giá

Chương trình được đưa ra dưới hình thức một giá tối thiểu được bảo đảm (GMP) và trợ cấp giá. GMP được đưa ra lần đầu tiên sau khi Malaysia giành độc lập năm 1957, lúc đó thu nhập của người trồng lúa xuống quá thấp. Theo chương trình này, một mức giá sàn được ấn định khoảng 250 RM/tấn. Tuy nhiên chương trình này không tăng được thu nhập cho người trồng lúa và cũng không giảm được đói nghèo, do chương trình không có khả năng tiếp tục hỗ trợ cho thu nhập của người sản xuất trong khi đó lại bảo vệ người tiêu dùng không phải chịu mức tăng giá cao. Kết quả là trong thập kỷ 70, chính phủ đã phải tiến hành những biện pháp trực tiếp hơn bằng cách kiểm soát giá gạo. Để thực hiện được điều này, một cơ quan chuyên trách đã được thiết lập (LPN) tham gia vào quá trình chế biến và giải quyết đầu ra cho lúa. Biện pháp kiểm soát giá đã đảm bảo mức giá gạo công bằng cho mọi người tiêu dùng, trong khi đó can thiệp của chính phủ trong việc thu mua, chế biến và bán lúa đã làm tăng cạnh tranh trên thị trường. Vào năm 1974, mức giá tối thiểu được bảo đảm cho những giống lúa hạt dài được áp đặt ở mức 429,9 RM/tấn, cho giống lúa chất lượng cao là 496 RM/tấn và giống lúa chất lượng trung bình là 433 RM/tấn (năm 1979). Chương trình trợ cấp giá chính thức lần đầu tiên được đưa ra trong thập kỷ 80, theo đó nông dân trồng lúa được nhận khoản trợ cấp 33 RM/tấn cho mỗi riggit bán ra. Năm 1982, tỉ lệ này tăng lên 167 RM/tấn và đến năm 1990, con số này được điều chỉnh lại là 248 RM/tấn.

4.7.4. Philipines

a. Chính sách thương mại

Chính sách thương mại Philipin thay đổi qua nhiều thời kỳ. Trước năm 1950, Philipin thực hiện tự do thương mại, tái thiết đất nước và kiểm soát nhập khẩu. Trong thời kỳ này, hiệp định tự do thương mại Philipin ký với Mỹ đã khiến cho nước này phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ về xuất khẩu hàng sơ cấp như đường, sản phẩm dừa, chuối và sản phẩm lâm nghiệp. Luật thương mại Philipin hay Bell Trade Act năm 1946 cố định tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền hai nước: 2 peso =1 USD.

Những năm 1950: chính sách của nước này là kiểm soát hối đoái, thay thế nhập khẩu. Ngược lại, đến những năm 1960, Philipin lại chuyển sang xoá bỏ kiểm soát, phá giá tiền tệ và áp dụng các chính sách tài chính, tiền tệ mở. Đầu năm 1960, Ngân hàng Trung ương đưa ra chính sách hối đoái đa tỷ lệ, sau đó là thả nổi đồng peso. Tới những năm 1970, chính sách của nước này lại là kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu, can thiệp rộng rãi của chính phủ. Những năm 1980 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế và phục hồi, phá giá tiền tệ, tự do hoá thương mại từng phần. Năm 1981, Philipin tiến hành chương trình cải cách thương mại là một phần của chương trình Cho vay Điều chỉnh Cơ cấu của Ngân hàng Thế giới. Cải cách thương mại gồm 2 phần: chương trình cải cách thuế quan (TRP) 1981-1985 và Kế hoạch Tự do hoá Nhập khẩu (ILP). TRP đưa ra một tỷ lệ bảo hộ thống nhất trong và giữa các ngành kinh tế, giảm tỷ lệ bảo hộ hiệu quả (EPRs) và giảm thuế

80

Page 89: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

suất từ 100% xuống còn 50%. Ngoài ra còn bỏ hạn chế số lượng nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Những năm 1990 là thời kỳ cải cách thuế quan, tự do hoá nhập khẩu, thực hiện các cam kết WTO, AFTA-CEPT và APEC.

Trước thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Philippine quyết định thay đổi chính sách từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh. Trước đây chính sách của nước này là trợ giá lúa, ngô, hỗ trợ đảm bảo tín dụng, hạn chế nhập khẩu nông sản, tự do nhập khẩu vật tư, bao cấp hệ thống khuyến nông của chính phủ. Cuối 1997 đầu 1998 Philippine ban hành “Luật Hiện đại hoá Nông Ngư nghiệp” (AFMA), bất đầu áp dụng 3/1998 và là chương trình phát triển trọng tâm của nông nghiệp nước này hiện nay. Nội dung chính của chiến lược này như sau:

* Chuyển hướng sản xuất từ dựa vào tài nguyên sang dựa vào khoa học công nghệ.

* Đảm bảo cho mọi đối tượng tham gia sản xuất có khả năng tiếp cận công bằng đối với loại tài sản, tài nguyên, dịch vụ.

* Phát triển cây trồng có giá trị cao, chế biến để tăng giá trị hàng hoá, hoạt động kinh doanh và công nghiệp nông thôn

* Đảm bảo an ninh lương thực

* Khuyến khích liên kết kinh tế thông qua các tổ chức: Hợp tác xã, hiệp hội, công ty, trang trại,...

* Tăng cường phát triển tài nguyên con người thông qua các tổ chức nhân dân, hợp tác xã và tổ chức phi chính phủ, xây dựng cơ chế kết nối các tổ chức này với quá trình ra quyết định của chính phủ.

* Đẩy mạnh định hướng thị trường để phát triển khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới.

Gần đây, chính phủ Philipines đã thông qua đạo luật nâng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12%. Trong khi đó, khoảng 1/2 thu nhập của hộ gia đình giành cho chi tiêu lương thực, vì vậy, việc tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng xấu đến tiêu thụ lương thực thực phẩm, làm tăng tỉ lệ lạm phát lên tới 4-5%.

b. Chính sách ngành hàng

* Chính sách nhập khẩu gạo:

Chính phủ, thông qua NFA, giữ thế độc quyền trong nhập khẩu gạo. Một Uỷ ban liên Bộ đặt ở Bộ Nông nghiệp giám sát mức cung gạo và kiến nghị lượng gạo cần nhập. Tuy nhiên, gạo được nhập khẩu dựa trên từng quyết định cụ thể, vì vậy nhập khẩu sớm hoặc muộn và thường chậm trễ so với nhu cầu, làm hạ giá hoặc tăng giá gạo quá mức.

Theo luật pháp của Philipin thì từ trước đến nay chỉ có NFA (cơ quan lương thực quốc gia) mới có quyển nhập khẩu gạo, nhưng hiện nay phương thức này đã thay đổi. NFA đề ra kế hoạch khung để tư nhân hoá ngành kinh doanh gạo dựa trên chương trình nghị sự gồm 10 điều của tổng thống Estrada nhằm loại bỏ yếu tố độc quyền trong kinh doanh

81

Page 90: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

gạo. Điều luật mới đảm bảo sẽ không có một công ty nào có thể gây lũng đoạn thị trường nhằm trục lợi vì một đơn vị kinh doanh chỉ được phép nhập khẩu tối đa 15 nghìn tấn. Tuy vậy, nhập khẩu gạo tư nhân gây một số khoản chi phụ khác khiến giá gạo tăng khoảng 0,5 peso/kg. Vì vậy, Philipin phải giảm thuế đánh vào gạo nhập khẩu.

Để giảm chi tiêu ngoại hối, NFA thực hiện một chương trình hàng đổi gạo. Theo đó, Philipines trả tiền mua gạo bằng nông sản sản xuất trong nước. Tuy nhiên, vấn đề này cần nghiên cứu thêm vì hai nước xuất khẩu gạo chính sang nước này là Thái Lan và Việt Nam cũng có những mặt hàng nông sản tương tự và theo hiệu định trao đổi hàng hoá trước đây, cả hai bên đã vấp phải các vấn đề như số lượng trao đổi, thời gian giao hàng và cách định giá trị sản phẩm.

* Chính sách thuế nhập khẩu thịt lợn

Mức thuế nhập khẩu trung bình năm 2004 là khoảng 40% đối với thịt gà, 10% đối với thịt bò và 30% (trong hạn ngạch) và 40 (ngoài hạn ngạch) đối với thịt lợn. Mức thuế nhập khẩu xúc xích, lạp xường thịt lợn tăng khoảng 10% điểm, từ 30% đến 40%. Trong khi đó, thuế cho đồ ăn sẵn nhập khẩu không thay đổi, ở mức 40%.

82

Page 91: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

4.8. Kết luận

Khu vực Đông Nam Á là khu vực phát triển khá mạnh về nông nghiệp, với mức tăng trường GDP nông nghiệp bình quân đạt 1,7%/năm giai đoạn 1992-2002. Trong 10 nước ASEAN có 5 nước thành viên phát triển mạnh nông nghiệp là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Tuy nhiên, đóng góp của Nông nghiệp vào nền kinh tế của 4 nước này đều giảm trong giai đoạn 1992-2002. Lao động nông nghiệp trong tổng lao động cũng có xu hướng giảm ở các nước này.

Lúa gạo là mặt hàng nông sản chủ yếu trong khu vực với các nước sản xuất chính là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Sản xuất lương thực của Indonesia không ổn định do thời tiết bất thường và những thay đổi trong chính sách của chính phủ. Năng suất trung bình đạt rất cao, 4,4-4,5 tấn/ha (cao gấp đôi Thái Lan). Từ thập kỷ 90, Indonesia bắt đầu phải nhập khẩu gạo với lượng nhập khẩu không ổn định nhưng ở mức cao. Diện tích và sản lượng lúa (tăng trung bình 2,5%/năm) của Thái Lan tăng liên tục, nhưng năng suất thấp và tập trung nhiều vào lúa đặc sản, gạo thơm. Sản xuất lúa gạo của Malaysia chỉ chiếm 0,4% sản lượng thế giới. Mặc dù diện tích trồng lúa tăng mạnh nhưng vụ 2004, sản xuất gạo giảm 3,4%. Năng suất lúa trung bình năm 2004 cũng giảm do lũ lụt và cỏ dại. Dự kiến năm 2005, sản xuất gạo ở khu vực châu Á sẽ tăng 15 triệu tấn so với năm 2004, trong đó sản xuất gạo của Malaysia và Thái Lan sẽ tăng, sản xuất gạo của Indonesia giảm đôi chút, sản xuất của Việt Nam và Philipines vẫn duy trì ở mức năm 2004.

Buôn bán gạo trong nội khối ASEAN cũng khá sôi động. Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu chính trên khu vực và thế giới, chiếm 27 và 13% tổng lượng xuất khẩu thế giới. Trong đó, xuất khẩu gạo đặc sản và gạo thơm của Thái Lan tăng liên tục do nhu cầu nhập khẩu mạnh của Trung Quốc và Malaysia. Các nước nhập khẩu gạo chính của khu vực là Indonesia, Malaysia và Philipines. Lượng nhập khẩu gạo của Indonesia giai đoạn 1990-1995 tăng mạnh. Sau năm 1995, lượng nhập khẩu vẫn cao nhưng biến động bất thường. Malaysia cũng nhập khẩu nhiều của Thái Lan và Việt Nam, tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây. Dự báo nhập khẩu gạp của gạo của Châu Á đạt 11,5 triệu tấn trong năm 2005, trong đó nhập khẩu của Malaysia và Philipines sẽ tăng trong năm 2005, trong khi Indonesia vẫn sẽ duy trì lượng nhập khẩu như năm 2003 và 2004.

Tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia đạt cao nhất châu Á (123kg/người/năm), so với mức 102 kg/người/năm của Malaysia, 110 kg/người/năm của Thái Lan và chỉ 60 kg/người/năm của Nhật Bản. Năm 2002, dự kiến tiêu thụ gạo của Thái Lan và Philipines sẽ tăng nhờ giá gạo ổn định và giá lúa mỳ tăng cao.

Philipines, Thái Lan và Việt Nam là 3 nước sản xuất thịt lợn chính của khu vực Đông Nam Á với sản xuất tăng bình quân 5,3%/năm, trong đó sản xuất thịt lợn của Việt Năm tăng trên 7%, Thái Lan 4% và Philipines 6%/năm. Các nước nhập khẩu thịt lợn bao gồm Malaysia và Philipines, trong đó nhập khẩu của Philipines chiếm trên 10% tổng mức tiêu thụ trong nước, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Pháp và Mỹ. Dự kiến nhập khẩu thịt lợn chế biến của khu vực sẽ tăng mạnh do xu hướng tích tiêu thụ đồ tây và thu nhập tăng.

Thái Lan và Philipines là hai nước sản xuất dứa lớn của khu vực Đông Nam Á, và là 2 trong 5 năm nước sản xuất dứa chính trên thế giới. Sản lượng dứa của Thái Lan có xu hướng tăng

83

Page 92: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

nhưng không ổn định do bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động giá. Sản lượng dứa của Philipines tăng liên tục. Xuất khẩu dứa nước này cũng chiếm thị phần lớn trên thế giới với lượng dứa xuất khẩu của Thái Lan chiếm 25% thị phần thế giới. Sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu của nước này là dứa đóng hộp, nước ép dứa và dứa cô đặc.

3 nước sản xuất hạt tiêu lớn của khu vực ASEAN là Việt Nam, Malaysia và Indonesia với tốc độ tăng sản lượng bình quân đạt 18%, 1,4% và 0,6%/năm trong giai đoạn 1991-2002. Sản xuất tiêu của Indonesia biến động lớn do thời tiết và giá thế giới, năng suất trung bình đạt 0,8 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với Malaysia (2 tấn/ha) và Việt Nam (3,2 tấn/ha). Tới 94% sản lượng tiêu của nước này được xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới nhưng không xuất sang khu vực ASEAN. Sản lượng tiêu của Malaysia chiếm tới 9,6% tổng sản lượng thế giới, chiếm 18% tổng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, nước này cũng không xuất khẩu nhiều hạt tiêu vào thị trường ASEAN. Như vậy buôn bán tiêu nội khối trong khu vực ASEAN không đáng kế.

Việt Nam, Myanmar và Indonesia là 3 nước sản xuất chè lớn nhất khu vực. Diện tích trồng chè của Indonesia và Myanmar tăng dần, khoảng 1,2 lần từ năm 1990 đến 2003. Sản phẩm chè chủ yếu là chè đen, với 80% sản lượng ở Indonesia được xuất khẩu. Xuất khẩu chè của nước này đứng đầu thế giới với mức tăng xuất khẩu đạt hơn 1%/năm từ năm 2000 đến nay.

Như vậy, trong số 5 mặt hàng trên, gạo là hai mặt hàng được trao đổi buôn bán lớn trong nội khối ASEAN. Trao đổi thương mại nội khối mặt hàng thịt lợn có tiềm năng khá lớn trong khu vực ASEAN do nhu cầu của các nước như Malaysia và Philipines tăng mạnh. Tiềm năng buôn bán nội khối của các mặt hàng dứa, hạt tiêu và chè không lớn lắm do hiện tại, nhu cầu của 3 mặt hàng này ở các nước trong khu vực vẫn còn nhỏ.

84

Page 93: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM

Phần này sẽ nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của một số nông sản trong bối cảnh hội nhập AFTA, gồm: lúa gạo, chăn nuôi (tập trung vào sản phẩm thịt lợn), chè, dứa xuất khẩu và tiêu.

Nghiên cứu về tình hình sản xuất, xuất khẩu một số loại nông sản của các nước ASEAN (Chương II) cho thấy, có một số sản phẩm Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất mạnh từ các nước trong khối ASEAN như gạo từ Thái Lan; dứa từ Thái Lan, Philipin; chăn nuôi (nhất là sản phẩm gà) từ Thái Lan; tiêu từ Indonesia, Malayssia; chè từ Indonesia. Tuy nhiên bên cạnh các nước trong khối ASEAN, Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Việc xây dựng các hiệp định ký kết trong thời gian tới giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN với Ấn Độ, ASEAN và Nhật Bản hay Hàn Quốc sẽ tạo ra những cơ hội mở rộng thị trường tuy nhiên cũng sẽ mang lại sự cạnh tranh ngày càng gắt gắt và đây là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam và cả các nước xuất khẩu khác.

5.1. Lúa gạo

5.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu

Kể từ cuối thập kỷ 80, sản xuất gạo của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Diện tích lúa tăng đều từ khoảng 6 triệu ha năm 1990 lên trên 7,6 triệu ha năm 2000. Mặc dù có sự giảm xút nhẹ trong mấy năm gần đây do sự chuyển đổi một số vùng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và phát triển cây trồng khác có giá trị cao hơn nhưng Chính phủ chủ trương giữ diện tích lúa trên 7 triệu ha.

Bên cạnh đó, nhờ các chính sách đầu tư của Nhà nước về giống, thuỷ lợi, năng suất lúa có sự tăng lên đáng kể, đạt bình quân trên 4,6 tấn/ha năm 2004, gấp 2 lần so với những năm đầu thập kỷ 80.

Nhờ sự tăng lên diện tích và năng suất, sản lượng lúa tăng liên tục từ 19,2 triệu tấn năm 1990 lên trên 35 triệu tấn năm 2004. Hiện nay Việt Nam không những đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới.

85

Page 94: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.1. Diện tích và năng suất lúa Việt Nam 1990-2004

5,500

6,000

6,500

7,000

7,500

8,00000

0ha

30

32

34

36

38

40

42

44

46

48

50

tạ/ha

Diện tích

Năng suất

Nguồn: MARD

Mặc dù có sự tăng trưởng khá nhanh nhưng sản xuất lúa của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là ĐBSH nơi diện tích lúa bình quân hộ rất manh mún, rời rạc. Điều này hạn chế rất lớn việc áp dụng công nghệ tăng năng suất và hiệu quả canh tác. Để khắc phục hạn chế này trong thời gian gần đây, Chính phủ có chính sách khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất. Tuy nhiên quá trình này mới chỉ ở giai đoạn đầu và quá trình tích tụ còn diễn ra rất chậm.

Bên cạnh khó khăn về đất đai, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa ở Việt nam khoảng 13 – 16%, trong đó 3 khâu tổn thất lớn nhất là phơi sấy, bảo quản và xay sát, 3 khâu này chiếm tới 68 – 70% tổng số hao hụt. Trong khi đó, tổng số hao hụt sau thu hoạch đối với lúa của Nhật chỉ có 3,9 – 5,6%. Lúa vụ Hè Thu ở các tỉnh ĐBSCL có mức tổn thất còn lớn hơn vì thu hoạch vào mùa mưa. Do không đủ thiết bị phơi sấy, tình trạng lúa bị nảy mầm, bốc nóng, mốc khá phổ biến. Với sản lượng 32 triệu tấn thóc, nếu chỉ tính với tỷ lệ tổn thất là 13% thì mỗi năm nước ta mất đi một lượng thóc là 4 triệu tấn, tương đương 4000 - 4500 tỷ đồng.

Bắt đầu từ thập kỷ 90, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh. Nếu như trong năm 1990 Việt Nam mới chỉ xuất được 1,48 triệu tấn thì năm 1999, lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam đã đạt mức kỷ lục là 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên kể từ năm 2000 đến nay do giá cả thế giới bất lợi nên xuất khẩu gạo của Việt Nam có phần giảm xút.

86

Page 95: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.2. Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 1991-2004

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

4,500

5,00000

0 tấn

0

200

400

600

800

1,000

1,200

000

USD

Lượng

Giá trị

Nguồn: MARD

Trong 15 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của sản xuất lúa gạo khá ổn định, tỉ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng gạo đã tăng từ 9,5% trong năm 1990 lên tới 26,7% trong năm 1999. Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ ĐBSCL.

Trong các nước xuất khẩu gạo, Việt Nam và Thái Lan có xu hướng khá ổn định. Hiện nay, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với khoảng 30% tổng xuất khẩu gạo trên thế giới, trong khi đó của Việt Nam là 13%3. Trong các quốc gia ASEAN, Myamar cũng là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu gạo lớn. Khả năng tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Myanmar còn nhiều. Trong vòng 5 năm tới, khả năng xuất khẩu gạo của Myamar sẽ tăng lên bằng thời kỳ xuất khẩu đỉnh cao của những năm 1960-1970, khoảng 2 triệu tấn/năm.

Bên Myamar, Campuchia là nước cũng có nhiều điều kiện thuận lợi sản xuất lúa, có thể mở rộng lên 2,3 triệu ha so với 1,4 triệu ha hiện có. Nếu được đầu tư tốt thì năng suất có thể tăng 1,5 lần đạt khoảng 3 tấn/ha. Campuchia có thể đạt sản lượng lúa 13,8 triệu tấn (hiện nay 4,2 triệu tấn và Việt nam là 32 triệu tấn) trong khi dân số chỉ bằng 1/7 Việt nam. Khả năng xuất khẩu gạo của nước này có thể đạt 2 - 3 triệu tấn trong vòng 5-10 năm tới.

3 FAO

87

Page 96: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.1.2. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo

Hệ thống tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam khá phức tạp thông qua nhiều mắt xích liên hệ giữa các đối tác khác nhau: nông dân sản xuất lúa, người thu gom lúa, cơ sở xay xát, người bán buôn, người bán lẻ và các công ty quốc doanh lương thực. Ngoài ra, công ty lương thực quốc doanh còn phân thành 2 loại: TW (VINAFOOD I ở miền Bắc và VINAFOOD II ở miền Nam) và Địa phương. Hệ thống các kênh tiêu thụ có thể được mô tả khái quát bằng sơ đồ dưới đây.

Kênh tiêu thụ xuất khẩu

Ghi chú: DNQD - Doanh nghiệp quốc doanh; HĐXK - Hợp đồng xuất khẩu

Kênh tiêu thụ gạo

Kênh tiêu thụ lúa

Nhìn chung, kể từ 1980 công cuộc đổi mới cơ chế chính sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hệ thống lưu thông lúa gạo tự do ở Việt Nam. Thị trường lúa gạo trong nước đã được tháo gỡ khỏi mọi hạn chế ràng buộc. Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Page 1

N«ng d©n

DNQD cãHNXKDNQD

kh«ng cãHNXK

Ng. thu gom

Nhà xay xát

Ng. b¸n bu«n Ng. b¸n lÎ

XuÊt khÈu

Ng. tiªu dïng

88

Page 97: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

ĐBSCL và ĐBSH là hai khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam với mức tỉ suất hàng hóa tương đối cao (tức là doanh thu bán sản phẩm chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản lượng lúa gạo). Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn có mức sản xuất hàng hóa cao hơn ĐBSH, một phần là do đất đai bình quân đầu người cao hơn. Sự khác biệt lớn giữa hai vùng đồng bằng châu thổ trong lưu thông lúa gạo đó là ở ĐBSCL hệ thống lưu thông lúa gạo chủ yếu tập trung cho xuất khẩu thông qua các DNQD, trong khi đó ĐBSH chủ yếu hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa.

5.1.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh

Thị phần xuất khẩu lớn và ổn định

Như đề cập ở trên, Việt Nma hiện là nước xuất khẩu gạo nhất nhì trên thế giới. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 13-14% tổng gạo xuất khẩu trên thế giới. Mặc dù có những biến động trong thời gian qua, gií gạo có xu hướng giảm xuống nhưng lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn khá ổn định.

Lượng xuất khẩu gạo của một số nước (tấn)

0

1000000

2000000

3000000

4000000

5000000

6000000

7000000

8000000

9000000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Ấn ĐộThái LanTrung Quốc

Việt Nam

Chi phí sản xuất lúa gạo thấp

Chi phí sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế (IFRRI, Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ, Viện NCKH Thị trường và giá cả...), chi phí sản xuất lúa của Việt nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực Đông Nam á. Riêng ĐBSCL có chi phí sản xuất lúa thuộc loại thấp nhất thế giới.

89

Page 98: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Giá thành sản xuất lúa ở ĐBSCL khoảng 1000-1050 đồng/ka, ở ĐBSH là 1300-1350 đồng/kg, bình quân từ 63,5 đến 90 USD/tấn. Giá thành sản xuất lúa của Thái lan khoảng 73 - 93 USD/tấn, cao hơn giá thành lúa của Việt nam từ 12-15%.

Các yếu tố làm cho giá thành sản xuất lúa của Việt nam thấp hơn của Thái lan là:

Chi phí lao động của Việt nam chỉ bằng 1/3 so với Thái lan.

Năng suất lúa Việt nam cao hơn 1,5 lần so với Thái lan.

Chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL và Thái Lan (USD/tấn)ở ĐBSCL Thái Lan So sánh %

(VN/TL)Tỷ giá Baht/USD

1997 8,97 9,37 95,6 31,4

1998 8,20 7,86 104,2 41,4

1999 7,01 8,62 81,4 37,0

2000 7,79 8,08 96,5 40,1

2001 6,35 7,36 86,3 44,4

Nguồn: MARD, Đánh giá khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, 2003.

So với một số nước khác như Bangladesh thì chi phí sản xuất trung bình của Việt Nam chỉ bằng 2/3. Điều này cho thấy Việt Nam có lợi thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

90

Page 99: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.3. Chi phí sản xuất lúa của một số nước

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

ĐBSCL ĐBSH Thái Lan Bangladesh

Mức độ cạnh tranh cao dựa trên Hệ số nguồn lực nội địa (DRC)

Để đo lường lợi thế cạnh tranh và lợi thế tương đối, các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ số bảo hộ danh nghĩa (NPCs) và Hệ số nguồn lực nội địa. NPCs đề cập đến tương quan giữa giá trong nước và giá thế giới, qua xem xét sự “bóp méo về giá” (price distortion). Nếu NPC lớn hơn 1, có nghĩa là chính sách hiện tại bảo hộ cho người sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy NPC của gạo nhìn chung là lớn hơn 1, điều đó có nghĩa các chính sách hiện tại của Việt Nam vẫn có xu hướng bảo hộ cho người trồng lúa. Và khi tự do hoá thương mại, những người sản xuất sẽ bị ảnh hưởng.

Bảng 5.1. Hệ số bảo hộ danh nghĩaLoại gạo NPC

15 % tấm 1.11

5% tấm 1.04

Nguồn: ACI, 2002

Hệ số nguồn lực nội địa đo lường mức độ cạnh tranh của sản phẩm, đo lường lượng chi phí bỏ ra để sản xuất gạo và doanh thu từ xuất khẩu. Nếu DRC < 1 nghĩa là Việt Nam có lợi khi xuất khẩu, và ngược lại nếu DRC >1 có nghĩa Việt Nam không có lợi thế khi xuất

91

Page 100: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

khẩu. Hệ số DRC càng nhỏ càng cho thấy sản phẩm càng có lợi thế và mức độ cạnh tranh càng cao.

Nghiên cứu DRC của gạo cho thấy, Việt Nam có lợi thế và cạnh tranh cao trong xuất khẩu gạo. Hệ số DRC của các vụ lúa khác nhau của Việt Nam cao nhất là 0,66 và thấp nhất là chỉ có 0.42 với lúa lai trong vụ hè thu. Lúa lai có DRC thấp hơn, điều này cho thấy lợi thế trong việc áp dụng các giống lúa lai.

Bảng 5.2. Hệ số nguồn lực nội địa (DRC)Mùa DRC

Vụ hè thu, giống thường 0.56

Vụ hè thu, giống lai 0.42

Vụ Đông Xuân, lúa thường 0.66

Vụ Đông Xuân lúa lai 0.52

Nguồn: AIC, 2002

Lợi thế xuất khẩu của một mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào giá xuất khẩu. Chính vì thế một số mặt hàng nông sản như cà phê, cao su có giá biến động mạnh đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù có nhiều biến động nhưng trong những năm qua DRC của gạo trong những năm gần đây thấp hơn 1.

Hình 5.4. DRC của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Cà phê

Gạocao su

Nguồn : Tính toán của nhóm nghiên cứu

92

Page 101: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Cơ sở hạ tầng còn yếu hạn chế khả năng cạnh tranh

20 năm qua, Chính phủ đã tập trung phát triển lương thực nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, vốn đầu tư cho thuỷ lợi phục vụ sản xuất lúa chiếm tỷ lệ cao và tăng liên tục. Những năm 80, diện tích tưới lúa tăng 2,9%/ năm; trong thập niên 90, tỷ lệ này tăng lên 4,6%/ năm. Hiện nay, Việt nam là một trong những nước có tỷ lệ lúa được tưới, tiêu nước vào loại cao trong Khu vực. Năm 2000, 88% diện tích gieo trồng lúa được tưới trong tổng số 6,7 triệu ha (trong đó, ĐBSH có diện tích được tưới khoảng 90%, ĐBSCL là 70%). Đây là yếu tố chính đưa năng suất lúa Việt nam tăng nhanh thời gian qua và vượt xa hơn hẳn các nước trong khu vực. Về khâu này, Việt nam có lợi thế hơn Thái lan

Hạ tầng phục vụ lưu thông và xuất khẩu gạo (chợ, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho xuất khẩu gạo...): còn nhiều yếu kém so với Thái lan.

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến cảng và các thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam còn cao so với các nước khác cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo báo cáo điều tra về các ngành công nghiệp chế biến nông sản của Việt nam do UNIDO tài trợ, chi phí cảng, chi phí bốc xếp hàng và các loại chi phí khác liên quan tới cảng Sài gòn, nơi thực hiện phần lớn gạo xuất khẩu của Việt nam khoảng 40.000 USD cho tầu công suất 10.000 tấn, trong khi đó chi phí tại Bangkok chỉ bằng 1/2. Ngoài chi phí trên, thì tốc độ bốc dỡ rất chậm, khoảng 1.000 tấn/ngày so với 6.000 tấn/ngày tại Bangkok (chậm chễ do sửa chữa và bốc xếp hàng làm tốn 6.000 USD/ngày). Những chi phí này các nhà nhập khẩu phải chịu nền kinh tế VN gián tiếp cũng phải chịu, nhất là những người nông dân trồng lúa- phải chịu giá FOB thấp hơn. Với chất lượng gạo và giá FOB xác định trước thì các nhà nhập khẩu thích mua gạo của Thái lan hơn do chi phí cảng, vận tải thấp hơn, và chỉ mua gạo VN nếu giá FOB thấp hơn của Thái lan để còn bù đắp cho các chi phí khác.

Theo ước tính về một số chi phí phục vụ xuất khẩu gạo như chi phí bến bãi, thủ tục xuất khẩu, năng lực điều hành ở Việt Nam còn quá cao, có những khâu chi phí cao hơn từ 3 đến 5 lần.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nomura - Nhật bản hợp tác với Bộ Giao thông vận tải thì có đến 70% lượng gạo từ ĐBSCL được xuất khẩu qua cảng Sài gòn, chỉ có 25% được XK qua cảng Cần thơ, số còn lại được xuất khẩu qua các nơi khác. Trong khi đó, nếu gạo được xuất khẩu tại cảng Cần thơ thì các nhà xuất khẩu có thể tiết kiệm chi phí tiếp vận khoảng 3,1 USD/T

93

Page 102: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.3. So sánh chi phí công tác tiếp vận tại cảng Sài gòn và Cần thơ (USD/tấn)Mục chi phí các công tác tiếp vận Cảng TPHCM Cảng Cần Thơ

Vận chuyển từ nhà kho đến cảng 2,77 0,66

Lợi nhuận thu được khi vận chuyển 0,99 Không đáng kể

Tổng cộng 3,76 0,66

Tiết kiệm 3,1

Nguồn: Trích trong báo cáo của MARD, 2003

Chính vì thế nếu trong những năm tới, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ giảm chi phí trung gian, thời gian vận chuyển, chờ đợi tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu. Với khả năng cạnh tranh như hiện nay, việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ còn tạo lợi thế hơn nữa cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

5.1.4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)Điểm mạnh • Chi phí sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long thấp

• Năng suất cao• Điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất lúa gạo• Có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa gạo• Lao động nông nghiệp nông thôn dồi dào• Chính sách ưu tiên của Chính phủ

Điểm yếu • Quy mô đất trang trại nhỏ và phân tán• Mất mát lớn sau thu hoạch• Không có chính sách ổn định giá cả• Kênh thị trường chưa hiệu quả• Tiếp cận tín dụng ở thời vụ• Cơ sở trang thiết bị và các cơ sở hạ tầng khác (phương tiện bốc

dỡ,cảng) • Gạo xuất khẩu chưa có thương hiệu• Không chủ động được nguồn giống của giống lai• Tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp thấp •

94

Page 103: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Thách thức • Lợi nhuận của nông dân giảm• Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn khác như Thái Lan và Ấn Độ• Cạnh trạnh từ các nước xuất khẩu tiềm năng như Cămpuchia,

Mianma • Cạnh trạnh từ các nông sản có lợi nhuận cao hơn• Giá đầu vào tăng• Năng suất đang tiến tới mức trần và không thể cải thiện nhiều• Điều kiện thời tiết không thuận lợi: hạn hán, bão

5.2. Sản phẩm chăn nuôi

5.2.1. Xu hướng phát triển chăn nuôi trong những năm qua

Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ.

Bảng 5.4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị nông nghiệp bình quânNgành Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

1986-1990 1990-1996 1997-2002 1986-2002

Nông nghiệp 3,4 6,0 5,5 5,2

Trồng trọt 3,4 6,1 5,4 5,2

Chăn nuôi 3,4 5,8 6,7 5,6

Dịch vụ 4,1 4,6 2,3 3,6

Nguồn: TCTK

Nghiên cứu xu hướng tăng trưởng đầu con các loại gia súc gia cầm cho thấy, trong gần 20 năm qua, chăn nuôi gia cầm có sự phát phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm qua các giai đoạn có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3.5% giai đoạn 1986-1990 tăng lên 6,7%/năm trong thời kỳ 1996-2000 và vươn lên 9,1%/năm trong 3 năm gần đây (2000-2003).

95

Page 104: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về đầu con

Nguồn: TCTK

Sản phẩm chủ yếu của chăn nuôi chính là thịt. Chăn nuôi lấy thịt phổ biến nhất ở nước ta trong suốt 20 năm qua. Hiện nay nước ta sản xuất được khoảng 1,8 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 76%. Có khoảng hơn 90% lượng thịt lợn và trên 60% lượng gia cầm của các hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường.

Mặc dù có sự tăng lên đáng kể nhưng tỷ trọng sản lượng thịt của các loại vật không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Tỷ trọng sản lượng thịt từ chăn nuôi lợn chiếm chủ yếu trên 70%, gà từ 15-16%.

Số đầu con gia cầm tăng từ 64,5 triệu con năm 1986 lên 254 triệu con năm 2003. Sự tăng trưởng nhanh của chăn nuôi gia cầm bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90. Và trong những năm gần đây, xu hướng này càng có sự gia tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, sản xuất gia cầm của các hộ chăn nuôi của Việt Nam còn manh mún, quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, việc kiểm soát giống chuyển giao cho người dân chưa chặt chẽ, công tác thú y còn yếu chưa bắt kịp với sự phát triển của sản xuất. Những yếu kém này góp phần chủ yếu vào nguyên nhân gây đại dịch cúm gà và gây thất thoát hàng tỷ đồng.

Trong các loại gia cầm, gà là loại chính là chiếm trên 75% tổng số gia cầm. Bên cạnh đó, trong những năm qua một số loại gia cầm khác cũng khá phát triển như ngan, vịt. Nhu cầu tiêu thụ của các sản phẩm này khá lớn và là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã nhập một số giống mới (ngan Pháp, bồ câu Pháp) và đã

2.00.8

3.83.2 2.6 2.3

0.8

6.04.6

7.2

3.5

6.7

9.1

5.9

-2

0

2

4

6

8

10

1986-1990 1991-1995 1996-2000 2000-2003

Trâu Gia súc LợnGia cầm

96

Page 105: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

cho những kết quả khá tốt khi nuôi tại Việt Nam. Việc đưa các giống gà mới như tam hoàng, rốt ri về hộ nông dân phát triển gà thả vườn đem lại hiệu quả tốt, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Bên cạnh gia cầm, lợn là gia súc cũng có xu hướng tăng khá nhanh trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn sau thập kỷ 90. Trong giai đoạn 1986-1990, số đầu lợn chỉ tăng bình quân xấp xỉ 1%/năm, giai đoạn, 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân đã đạt 5.97%/năm. Giai đoạn 2000-2003, mặc dù thị trường xuất khẩu khó khăn nhưng chăn nuôi lợn vẫn tăng trưởng cao, bình quân 7.2%/năm. Đến nay, cả nước đã có 24.879 ngàn con lợn, gấp trên 2 lần so với năm 1990 (tương đương với trên 12 triệu con), trong khi đó trong giai đoạn 1980 đến 1990, số đầu lợn chỉ tăng 2,25 triệu con).

Xu hướng phát triển các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến trở thành lực lượng chủ yếu tham gia xuất khẩu. Số lượng các trang trại hàng hoá tăng mạnh từ năm 1996 đến nay. Năm 2001, cả nước có khoảng 1762 trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ trang trại chăn nuôi còn khá ít, chỉ chiếm 2.9% tổng số trang trại toàn quốc.

Hình 5.6. Số lượng các trang trại thương mại trong cả nước

Nguồn: TCTK

Phần lớn các trang trại chăn nuôi lớn tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (NES), chủ yếu là các trang trại chăn nuôi công nghiệp. Theo điều tra của TCTK năm 2001, trong tổng số 548 trang trại nuôi lợn với hơn 100 con/trang trại có 418 trang trại nuôi lợn tập trung ở vùng NES. Tình trạng tương tự đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm.

513 834 414

17254

28549

15214

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

Trước 1995 1996 - 1999 2000 - 2001

Trang trại lợn

TT nông nghiệp

97

Page 106: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.5. Phân bổ trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam, 2001

VùngTrang trại lợn

(>100 con/trang trại)

Trang trại gia cầm

(>2000 con/trang trại)

Cả nước 548 615

Đồng bằng sông Hồng 70 48

Đông Bắc 9 6

Tây Bắc 0 0

Duyên hải Bắc Trung Bộ 4 11

Duyên hải Nam Trung Bộ 22 27

Tây Nguyên 17 18

Đông Nam Bộ 418 330

Đồng bằng sông Cửu Long 28 130

Nguồn: TCTK, 2001

Hơn nữa, sản phẩm chăn nuôi do các trang trại tạo ra chiếm chưa đến 10% tổng sản phẩm của ngành, 90% còn lại do các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng sản phẩm phụ, lấy công làm lãi4. Điều này thể hiện qua tỷ lệ thức ăn xanh và thô chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển chăn nuôi 20 năm qua, quy mô hộ chăn nuôi hộ có tăng lên nhưng vẫn còn rất chậm. Tỷ lệ hộ chăn nuôi 1 con lợn giảm đi rõ rệt từ 45% năm 1994 xuống chỉ còn dưới 30% năm 2001. Tuy nhiên, tỷ trọng hộ quy mô dưới 2 con lợn năm 2001 vẫn chiếm 67% tổng số hộ (so với 82% năm 1994). Quy mô phát triển chăn nuôi của các hộ đã lớn hơn nhưng vẫn còn nhỏ, tính chuyên môn hoá chưa cao. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, chủ yếu là trồng trọt.

4 Nguyễn Sinh Cúc, 2003

98

Page 107: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.6. Quy mô chăn nuôi lợn của hộ nông thôn năm 1994 -2001

Năm 1 con 2 con 3 đến 5 con

6 đến 10 con

Từ 11 con trở lên Tổng

Số hộ (hộ)

1994 3434602 2931061 1169098 142242 25213 7702216

2001 2253927 2893969 1977184 475749 131501 7732330

Tỉ trọng (%)

1994 44,59 38,05 15,18 1,85 0,33 100

2001 29,15 37,43 25,57 6,15 1,70 100

Nguồn: TCTK 1994 và TCTK 2001

Trong những năm qua, tăng trưởng trâu có xu hướng giảm xuống khi tốc độ cơ khí hóa nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đàn bò của Việt Nam có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng đầu bò bình quân giaia đoạn 2001-2003 chỉ đạt 2.3%/năm; so với giai đoạn 1996-2003 là 2.6%/năm và giai đoạn 1991-1995 là 3.2%/năm.

Một sự thay đổi nữa trong xu hướng phát triển chăn nuôi của Việt Nam là sự tăng lên một số gia súc mới như dê cừu. Trong hơn 10 năm lại đây (1991-2002), tăng trưởng dê cừu khá cao đạt bình quân 4.4%/năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Bên cạnh phát triển chăn nuôi lấy thịt, trong những năm gần đây chăn nuôi lấy sữa cũng được quan tâm và đầu tư phát triển cung cấp sữa tươi cho tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Xu hướng phát triển bò sữa là một trong hướng chuyển đổi mới của ngành chăn nuôi. Hiện nay một số tỉnh như Đông nai, Thành Phố HCM, Sơn la, Lâm Đồng Hà Nội, Hà Tây đã tập trung phát triển được đàn bò sữa phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong thành phố và thị xã.

Tuy nhiên, lượng sữa nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nhu cầu sữa của Việt Nam, trên 90%. Chăn nuôi bò sữa trong dân hiện nay có lãi. Việt Nam đặt kế hoạch đến năm 2010, sản lượng sữa sản xuất trong nước sẽ đạt khoảng 500 ngàn tấn, chiếm 38% tiêu thụ cả nước. Khả năng phát triển bò sữa của Việt Nam thuận lợi, khó khăn chính hiện nay là thiếu giống tốt, thiếu vốn để đầu tư.

Mặc dù có nhiều đầu tư, quan tâm của Nhà nước nhưng chăn nuôi Việt Nam chưa trở thành ngành mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Hơn 10 năm qua, giá trị sản phẩm chăn nuôi chỉ chiếm 17-20% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi chưa có bước đột phá, phát triển một cách hiệu quả và toàn diện.

Sự phát triển mạnh sảnt xuất chăn nuôi trong thời gian qua nhờ sự tăng trưởng mạnh của thị trường trong nước.

99

Page 108: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.7. Lượng thịt tiêu thụ bình quân (kg hơi/năm)

Lî n

Gia cÇmTr©u

0

5

10

15

20

25

30

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

14.5 kg

26.9 kg

20.2 kg

Hiện nay mức tiêu thụ chăn nuôi thịt của Việt Nam còn có sự chênh lêch giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm thu nhập. Nhìn chung, mức tiêu thụ của các hộ thành thị gấp 1.5 lần so với các hộ nông thôn. Chênh lệch nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất là khá cao (trên 3 lần)

Hình 5.8. Mức tiêu thụ thịt (kg/người/năm 2002)Thành thị và nông thôn Nhóm thu nhập

100

Page 109: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

5

10

15

20

25

30

RRD NE NW NCC SCC CH NES MRD

Thành thị

Nông thôn

Thịt bòThịt trâu

Thịt gà

Vịt, gia cầm khác

0

5

10

15

20

25

30

20% nghèonhất

2 3 4 20% giầu nhất

Nguồn: Trần Công Thắng, 2004

5.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi

Năng suất chăn nuôi thấp

Nhìn chung năng suất chăn nuôi của Việt Nam rất thấp so với các nước trên thế giới. Đây là kết quả của mô hình chăn nuôi nhỏ, tận dụng, mức độ áp dụng các giống lai và ngoại kém thấp, kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt. Mặc dù công tác giống của Việt Nam đã có nhiều sự hỗ trợ và được khá quan tâm, đặc biệt là việc lai tạo các giống lai, ngoại cho năng suất, chất lượng thịt cao nhưng đàn gia súc gia cầm Việt Nam vẫn cho năng suất thịt rất thấp.

Hiện nay, trọng lượng xuất chuồng trung bình của lợn chăn nuôi ở Việt Nam chỉ đạt trên 70 kg hơi (trong thời gian nuôi 6-8 tháng), nhưng của thế giới đã lên tới 100-120kg hơi (trong thời gian nuôi chỉ 5-6 tháng); trong lượng giết mổ trung bình của bò ở Việt Nam chỉ khoảng 300 kg hơi (trong thời gian nuôi 27 tháng), trong khi đó của thế giới là 500 kg hơi (trong thời gian nuôi 15 tháng)5.

Trong 10 năm qua sản lượng thịt chăn nuôi ở Việt Nam tăng khá nhanh nhưng chủ yếu là do tăng quy mô đàn chứ không phải do tăng năng suất. Sản lượng thịt bình quân/con/năm còn rất nhỏ. Những năm gần đây năng suất thịt có tăng lên so với giai đoạn trước nhưng đến năm 2002, sản lượng thịt lợn hơi bình quân/con chỉ đạt 71.4 kg, của gia cầm là 1.5 kg, của bò là 22,3 kg, và của trâu là 16.6 kg.

Bảng 5.7. Sản lượng thịt hơi ở Việt Nam (1990-2002)

5 Bộ NN&PTNT, "Báo cáo Hội thảo Phát triển chăn nuôi và khoa học đến năm 2010", 1996.

101

Page 110: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Vùng

Sản lượng thịt bình quân/con (kg)

Tăng trưởng bình quân sản lượng thịt/con(%/năm)

1990 2002 1990-1995 1996-2002 1990-2002

Tây Bắc 26,4 26,9 1,36 0,27 0,72

Đông Bắc 46,2 56,0 -0,17 2,97 1,66

Đồng Bằng Sông Hồng

63,9 80,9 2,63 1,58 2,02

Bắc Trung Bộ 47,8 52,9 1,57 0,45 0,91

Duyên Hải Nam Trung Bộ

50,3 59,5 2,36 0,86 1,49

Tây Nguyên 45,5 53,8 2,54 1,07 1,68

Đông Nam Bộ 85,7 96,5 -1,25 2,89 1,17

Đồng Bằng Sông Cửu Long

92,9 110,8 -0,97 3,61 1,70

Cả nước 58,9 71,4 0,96 2,10 1,63

Nguồn: ICARD

Với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tỷ lệ áp dụng giống lai/ngoại còn thấp nên năng suất sinh sản gia súc gia cầm không cao. Sản lượng thịt bình quân/nái ở Việt Nam còn rất thấp so với mức bình quân trên thế giới. Một con lợn nái bình quân của Việt Nam mỗi năm chỉ cho 500 kg thịt hơi, trong khi bình quân trên thế giới đạt trên 1 tấn, có nước đạt 1.56 tấn thịt hơi/nái/năm6. Đông Nam bộ và ĐBSCL là những vùng có năng suất nái cao nhất, sản lượng thịt/nái ở Đông Nam bộ và ĐBSCL đạt 722 kg/năm và 744 kg/năm. Tây Bắc là vùng có năng suất nái thấp nhất, với sản lượng thịt hơi/nái chỉ đạt 158 kg/năm

Chi phí cao, hiệu quả chăn nuôi thấp

Nhìn chung chi phí sản xuất chăn nuôi của Việt Nam cao. Số liệu ước tính dưới đây cho thấy chi phí sản xuất gà và trứng của Việt Nam là khá cao so với các nước khác nhất là Thái Lan, Malaysia. Chi phí sản xuất một giỏ trứng của Việt Nam cao gấp 1.4 lần so với Thái Lan, Malaysia và lợi nhuận chỉ bằng một nửa so với Thái Lan.

Bảng 5.8. Chi phí sản xuất 1 giỏ trứng 18 kg (USD)

6 Nguyễn Văn Cát, "báo cáo: Điều tra tình hình chủ trương Phát triển chăn nuôi", 2000 p.17

102

Page 111: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Giá 1 giỏChi phí thức ăn

Tổng chi phí Lợi nhuận

Indonesia 20.5 7.2 9.9 10.7

Malaysia 15.4 7.4 9.5 5.9

Philippin 19.7 10.9 14.9 4.9

Thái Lan 13.9 7.0 9.6 4.3

Việt Nam 15.9 9.2 13.7 2.2

Nguồn: World Poultry, No 1 Volume 16 2000

Bên cạnh đó chi phí trên 1 kg gà thịt ở Việt Nam cao gần gấp 2 lần so với Thái lan, gấp 1,5 lần so với Malaysia.

Bảng 5.9. Chi phí sản xuất gà con, gà thịt và thức ăn một số nước, năm 2002 (USD/kg)

Việt Nam Thái Lan Indonesia Malaysia Philippin

Gà con (usd/con) 0.46 0.16 0.38 0.21 0.27

Thức ăn gà con (usd/kg) 0.23 0.22 0.24 0.21 0.28

Thức ăn gà choai(usd/kg) 0.22 0.21 0.23 0.20 0.25

Thức ăn gà thịt (usd/kg) 0.21 0.20 - - 0.20

chi phí/kg gà thịt 0.9 0.5 0.8 0.63 0.62

Giá thị trường/kg gà thịt 1.0 - 0.91 0.71 0.75

Nguồn: ASA Indonesia, 3/2003

Chi phí sản xuất của Việt Nam cao chủ yếu do giá thức ăn cao, giá nguyên liệu thức ăn cao. Thường giá nguyên liệu thức ăn gia súc của Việt Nam (ngô, đậu tương) cao hơn giá thế giới từ 30-40%. Tính trung bình trong giai đoạn 5 năm lại đây, giá ngô trong nước của Việt Nam cao hơn giá ngô thế giới 66USD/tấn 7 .

Hình 5.9. Giá ngô của Việt Nam và thế giới 1998-2003(USD/tấn)

7 IAE

103

Page 112: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

20

40

60

80

100

120140

160

180

1998 1999 2000 2001 2002 2003

Việt Nam Thế giới

Nguồn: ICARD

Tương tự, giá đậu tương của Việt Nam cũng khá cao so với giá đậu tương trên thị trường thế giới. Năm 2003, giá đậu tương trung bình của thế giới chỉ có 218 USD/tấn, trong khi đó giá trên thị trường trong nước của Việt Nam lên tới trên 400USD/tấn.

Sự thiếu hụt đậu tương, ngô cùng mức giá quá cao khiến hàng năm các nhà máy chế biến thức ăn phải nhập khẩu hàng ngàn tấn. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các nhà máy chế biến thì chất lượng nguyên liệu nhập khẩu thường đồng đều hơn và họ có thể nhập lượng hàng lớn hơn.

Hình 5.10. Giá đậu tương của Việt Nam và thế giới 1998-2003 (USD/tấn)

0

50100150200250

300350400

450

1998 1999 2000 2001 2002 2003

Việt Nam

Thế giới

Nguồn:CEG

104

Page 113: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Nhìn chung, người chăn nuôi lợn Việt Nam không mấy có lãi. Với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu nhập cao. Theo điều tra năm 2004, chi phí sản xuất một kg thịt lợn hơi vào khoảng trên 12 ngàn đồng/kg. Theo các hộ chăn nuôi, chi phí sản xuất tăng lên so vưói những năm trước đây do giá thức ăn tăng lên, giá giống tăng lên và hộ chăn nuôi trú trọng hơn công tác thú ý, vệ sinh truồng trại…Với giá bán trung bình trên 14.000 đồng/kg, người chăn nuôi lợn lãi từ 1000-1400 đồng/kg. Kể từ khi dịch cúm gà bùng phát, người tiêu dùng đã phải đổi sang dùng thịt lợn làm cho giá thịt lợn tăng mạnh. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp đặc biệt, dịch cúm gà là một thảm hoạ đối với người chăn nuôi gia cầm và ngành chăn nuôi nói chung.

Bảng 5.10. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợnKhoản mục Giá trị (VND) Tỷ trọng (%)

Chi phí sản xuất 12520 100.0

Giống 2500 20.0

Lao động 720 5.8

Thức ăn 8000 63.9

Thú y 500 4.0

Chuồng trại 200 1.6

Nguyên liệu khác 100 0.8

Chi phí khác 500 4.0

Giá bán/kg 14000

Lãi/kg 1480  

Nguồn: khảo sát Hải Dương

Trong chi phí chăn nuôi lợn, chi phí dành cho thức ăn chiếm từ 65 – 70%. Tuy nhiên giá thức ăn ở Việt Nam lại quá cao so với giá thế giới. Do đó, chi phí chăn nuôi cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam, không tính đến khía cạnh chất lượng. Khối lượng thịt lợn xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Nhu cầu tiềm năng trên thị trường nội địa vẫn còn cao, song sức mua thấp do giá cao.

Giống như người chăn nuôi lợn, người chăn nuôi gà ở Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong hai năm gần đây khi dịch cúm gà bùng phát trên khắp đất nước. Cúm gà gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Ngay cả khi không có dịch và giá cả hợp lý, người chăn nuôi gà cũng chỉ lãi lời rất ít.

105

Page 114: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.11. Chi phí chăn nuôi gà năm 2004 

Khoản mục Giá trị (đồng) Tỉ lệ (%)

Chi phí chăn nuôi 13000 100

- Giống 2200 16.92

- Chi phí thức ăn 9000 69.23

- Chi phí thú y 500 3.85

- Chi phí lao động 1000 7.69

- Chuồng trại, khác 300 2.31

Giá bán/kg 17000

Lãi/kg 4000  

Nguồn: Khảo sát tại Hải Dương

Theo kết quả khảo sát tại Hải Dương cho thấy, chi phí sản xuất của một kg thịt gà hơi năm 2004 khoảng 13 ngàn đồng. Các hộ sản xuất cho biết, việc phục hồi sau nạn cúm đẩy mức gía nên khá cao, đồng thời hộ trú trong hơn công tác thú y, nên chi phí sản xuất cao hơn 20% so với những năm trước đây. Với mức giá bán 17.000 đồng/kg, người sản xuất có lãi trung bình 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh xảy ra, người nuôi gà có thể bị lỗ nặng.

Hiệu quả chăn nuôi thấp chính là hậu quả của rất nhiều vấn đề liên quan đến năng suất chăn nuôi thấp, giá thức ăn cao, chăn nuôi manh mún, tận dụng, rủi ro cao…

Mặc dù có hạn chế của các hộ chăn nuôi Việt Nam là nhỏ, manh mún như nhìn chung trong chăn nuôi chưa thể hiện tính kinh tế quy mô, lợi nhuận tăng chậm hơn khi quy mô đàn và tổng doanh thu tăng lên. Điều này có nghĩa là với các gia trại nhỏ hiệu quả cao hơn, nơi mà việc chăn nuôi các giống địa phương với các loại thức ăn rẻ tiền cao hơn ở các gia trại quy mô lớn nơi có áp dụng các kỹ thuật sản xuất thâm canh với thức ăn chất lượng cao.

106

Page 115: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.12. Hệ số ước lượng phương trình lợi nhuận theo quy môLoại vật nuôi Biến phụ thuộc Biến độc lập a1 a2

Tất cả các loại vật nuôi

Log(Lợi nhuận chăn nuôi) Log (doanh thu chăn nuôi) 0,165 0,887

Lợn Log(Lợi nhuận chăn nuôi) Log (doanh thu chăn nuôi) 0,419 0,864

Log(Lợi nhuận chăn nuôi) Log(số lượng lợn) 7,47 0,664

Gia cầm Log(Lợi nhuận chăn nuôi) Log (doanh thu chăn nuôi) 0,63 0,827

Log(Lợi nhuận chăn nuôi) Log(số lượng gia cầm) 5,66 0,67

Nguồn: IFPRI-MARD, 1999

Chất lượng thịt chưa cao

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng đáng kể về sản lượng nhưng chất lượng thịt của Việt Nam so với các nước khác còn thấp. Tỷ lệ thịt nạc còn thấp. Trung bình tỷ lệ nạc của giống lợn địa phương chỉ chiếm 34,5 %. Tỷ lệ nạc cao hơn đối với giống lợn ngoại, chiếm 42,6%. Trong khi đó tỷ lệ nạc bình quân trên thế giới chiếm 55%. Tỷ lệ thịt xô của bò ở Việt nam cũng thấp, chỉ đạt 36,6%

Bảng 5.13. Tỷ lệ thịt nạc và thịt xô của một số loại theo vùng (%) Loại vật nuôi Vùng Trung bình

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Lợn địa phương 33,6 36 34 34,5

Lợn cải tiến 40,6 41,4 46 42,6

Bò 35,7 37,5 36,7 36,6

Nguồn: IFPRI -MARD, 1999

Tỷ lệ nạc thấp một phần do chăn nuôi ở Việt Nam quy mô nhỏ, chất lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn kém, chủ yếu là thức ăn tận dụng. Bên cạnh đó, giá thức ăn công nghiệp khá cao nên các hộ chủ yếu sử dụng thức ăn xanh, thô. Ngoài ra, tỷ lệ áp dụng giống cải tiến còn chưa cao nhất là đối với hộ quy mô nhỏ, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thịt vật nuôi ở Việt Nam.

107

Page 116: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Chất lượng thịt và các sản phẩm thịt thấp không chỉ do khâu sản xuất mà còn do công nghệ thiết bị giết mổ và chế biến, phương tiện lưu kho lạc hậu, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hiện nay, chỉ có một vài cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ cho xuất khẩu.

Rủi ro cao

Bên cạnh lời lãi không đáng kể, người chăn nuôi Việt Nam còn gặp nhiều rủi ro trong sản xuất cũng như thị trường, dịch bệnh. Theo kết quả điều tra của IFPRI – MARD năm 1999, tỉ lệ chết của lợn ngoại do bệnh dịch chiếm tới 3,69%, tỉ lệ chết bệnh của lợn lai và lợn địa phương là 2,28% và 2,48% trong tổng đàn. Tỉ lệ này của gà thậm chí còn cao hơn nhiều, với 14,67% đối với giống gà địa phương và 5,31% đối với gà ngoại.

Bảng 5.14. Tỉ lệ chết bệnh của một số gia súc gia cầm (%)Loại Lợn Gà Vịt Bò Trâu

Địa phương 2,48 14,67 4,71 0,97 1,67

Lai 2,28 8,29 4,60 0,75 -

Ngoại 3,69 5,31 5,50 - -

Nguồn: Điều tra của MARD – IFPRI, 1999

Do việc phòng và điều trị bệnh hạn chế, dịch bệnh đã lan rộng trong những năm gần đây. Hiện nay không có vùng an toàn dịch bệnh nào cho sản phẩm thịt xuất khẩu. Thiệt hại về sản xuất do dịch bệnh ngày càng trầm trọng và có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi và các nhà sản xuất do chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. Chỉ tính riêng đàn lợn, tổn thất do dịch bệnh đã chiếm tới 10% trong tổng đàn. Theo khảo sát của MARD và IFPRI, thiệt hại cấp quốc gia do chết bệnh năm 1999 đã lên tới gần 60 triệu USD, trong đó 29 triệu USD do gà chết, tiếp đến là 23,3 triệu USD do lợn chết.

108

Page 117: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.15. Tổn thất toàn quốc do gia súc chết Loại Tỉ lệ tổn thất do gia

súc chết so với doanh thu của người sản xuất (%)

Tổn thất toàn quốc do gia súc chết

(triệu đồng)

Tổn thất toàn quốc do gia súc chết

(triệu USD)

Lợn 2,38 325.425 23,24

Gà 10,18 408.972 29,21

Vịt 5,68 48.054 3,43

Bò 1,78 15.504 1,11

Trâu 2,95 10.846 0,77

Tổng 808.000 57,77

Nguồn: Điều tra của MARD - IFPRI, 1999

Hay như dịch cúm gia cầm vừa qua, Việt Nam đã phải chịu thiệt hại rất năng nề. Việt Nam tiêu tuỷ 43,2 triệu gia cầm, trong đó 29,7 triệu con gà, 13,5 triệu con vịt, ngỗng. 13 tỉnh thành đã phải thiêu huỷ hơn 1 triệu gia cầm. Hơn 61 triệu quả trứng cũng được tiêu huỷ. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tiêu huỷ 13,9 triệu chim bồ câu và nhiều loài chim khác.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thiệt hại kinh tế trực tiếp do cúm gà đã lên tới trên 1.000 tỉ đồng8.

Tiềm năng xuất khẩu rất thấp

Phần lớn các sản phẩm thịt của Việt Nam được tiêu thụ trên thị trường nội địa, chỉ có một lượng nhỏ được xuất khẩu, hoàn toàn là sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên xuất khẩu thịt của Việt Nam còn rất bấp bênh, không ổn định và phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Hồng Kông.

8 Báo cáo của MARD về dịch cúm gia cầm.

109

Page 118: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.11. Lượng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam (1995-2004)

0

5

10

15

20

25

30

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Do chi phí thức ăn cao cộng với phương thức ăn sản xuất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng nên nhìn chung giá thành sản xuất thịt lợn của Việt Nam cao, trong khi đó giá xuất khẩu không cao hơn nhiều so với giá thành. Chính vì thế, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp. Điều này được thể hiện thông qua chỉ số Chi phí nguồn lực nội địa (DRC) của Việt Nam còn rất cao, nhất là một vài năm trước đây. Năm 1997, DRC của thịt lợn là xấp xỉ 1,5. Điều này có nghĩa là chúng ta phải bỏ ra 1,5 USD chi phí nguồn lực trong nước để sản xuất thì nếu xuất khẩu chỉ thu về được 1 USD. Trong khi đó, DRC của gạo, cà phê năm 1997 chỉ đạt khoảng 0,5. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn so với các nông sản khác như gạo, cà phê còn thấp và thực chất trong những năm qua, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu thịt lợn.

110

Page 119: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.12. Hệ số Chi phí nguồn lực nội địa

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Việc nghiên cứu DRC cho thấy nhữn năm 2001-2002, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn có tăng lên, dù vẫn còn rất yếu và vấn đề chủ yếu là do “giá thành sản xuất thịt còn cao”. Và sự tăng lên chỉ là nhất thời.Chỉ có một số ít các doanh nghiệp hay trang trại quy mô lớn, áp dụng chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, giống tốt thì mới có khả năng xuất khẩu ra thị trường Hồng Kông, Nga, Đài Loan còn phần lớn lượng thịt lợn sản xuất vẫn là phục vụ nội tiêu.

Mặc dù chăn nuôi Việt Nam còn nhiều hạn chế và khả năng xuất khẩu rất thấp nên hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy, chiến lược phát triển chăn nuôi nên tập trung vào thị trường trong nước.

Trong quá trình hội nhập AFTA và thế giới, do nhu cầu và thị hiếu tiêu thụ thịt tươi nên việc nhập khẩu có thể sẽ không hiệu quả, nhất là đối với sản phẩm thịt lợn. Hiện nay, chăn nuôi lợn các nước trong khu vực chưa phát triển và áp lực cạnh tranh trong sản phẩm thịt lợn khi hội nhập chưa lớn.

Trong các nước ASEAN, chỉ có chăn nuôi gia cầm là phát triển và nhất là Thái lan, vì thế Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh lớn từ sản phẩm thịt gà từ nước này. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm làm sẵn và qua kênh tiêu thụ sẽ còn cần thời gian vì thế trong ngắn hạn sự cạnh tranh nay sẽ chưa có ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên về dài hạn sẽ là vấn đề lớn, và Việt Nam cần có những chính sách giảm giá thành và nâng cao chất lượng.

111

Page 120: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.2.3. Phân tích SWOT Điểm mạnh lao động nông thôn rồi rào

Kinh nghiệm chăn nuôi Chính sách ưu tiên của Chính phủ Các trang trại phát triển

Điểm yếu Thị phần xuất khẩu nhỏ Chi phí sản xuất cao Quy mô chủ yếu của các hộ sản xuất còn nhỏ Lợi nhuận của người sản xuất thấp Năng suất thấp Vệ sinh thú y kém, thiệt hại nhiều do bệnh tật Thiếu thiết bị chế biến hiện đại Kênh thị trường không hiệu quả Thiếu hợp đồng SPS

Cơ hội Tăng thu nhập khiến tiêu dùng trong nước tăng Thói quen tiêu thụ thịt tươi và giống nộiPhát triển trồng trọt thức

ăn chăn nuôi Gần các thị trường lớn Tiêu thụ trong nước tăng Hỗ trợ từ Chính phủ Giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm nhờ hội nhập kinh tế

Thách thức Cạnh tranh dữ dội của từ cả thị trường trong và ngoài nước: sữa, sản phẩm từ gia cầm, thịt bò

Bệnh tật Áp lực hội nhập

112

Page 121: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.3. Chè

5.3.1. Sản lượng chè Việt Nam

Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước đây. Sau khi chiếm đóng Đông Dương, thực dân Pháp đã đưa cây chè vào từ cuối thế kỷ 19. Năm 1885, Phát tiến hành cuộc điều tra đầu tiên các đồn điều chè ở Việt Nam và đồn điền chè đầu tiên ra đời năm 1890 ở Tinh Cuong, Phú Thọ (Zeiss và Den Braber, 2001). Đến năm 1938, diện tích trồng chè là 13.405 ha, sản lượng đạt 6.100 tấn chè khô. Trong cuộc chiến đấu giành độc lập, các đồn điền chè phần lớn đều bỏ hoang và thị trường sụp đổ. Quả thực, đến năm 1946, sản lượng chè chỉ đạt 300 tấn. Sau năm 1954, sản xuất chè phát triển mạnh. Năm 1958, diện tích trồng chè là 30.000 ha và Việt Nam có hai nhà máy chế biến chè ở Hà Nội và Phú Thọ với tổng công suất chế biến là 1.100 tấn mỗi năm. Năm 1977, diện tích chè mở rộng lên 44.330 ha, sản lượng đạt gần 18.000 tấn chè khô. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và chè được coi là mặt hàng chiến lược, sản xuất chè ngày càng phát triển, Tính đến năm 2000, sản lượng chè đã đạt trên 35.000 tấn, có hơn 600 doanh nghiệp và 10.000 nông dân tham gia vào chế biến tại hộ.

Sản lượng chè Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong thập niên 90, mặc dù phần lớn là do việc mở rộng diện tích trồng chè hơn là tăng trưởng về năng suất. Trong giai đoạn 1990-2003, sản lượng chè đã tăng bình quân 7%/năm, trong khi diện tích và năng suất chỉ tăng lần lượt 3,5%/năm và 3,1%/năm. Sản lượng giảm mạnh trong năm 2003 khi thị trường sụp đổ vì cuộc chiến ở Irắc. Tuy nhiên, dự kiến sản lượng sẽ đạt mức cao trở lại vào năm 2004.Việt nam sản xuất 3 loại chè chế biến là chè đen orthodox (60%), chè đen CTC (7%) và chè xanh (33%).

113

Page 122: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.13. Sản lượng và diện tích chè của Việt Nam từ 1990-2003

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

450000DiÖn tÝch (ha)S¶n l î ng (tÊn bóp t ¬i)

Nguồn: ICARD

Trên phạm vi cả nước, chè được trồng tập trung ở 5 vùng:

- Tây bắc: Sơn La, Lai Châu

- Đông bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái

-Trung du phía bắc: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nam Tuyên Quang

- Bắc trung bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Tây Nguyên: Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum

Tính đến năm 2003, Việt Nam đã có tổng cộng 99.000 ha chè, trong đó hơn 70% do các hộ nông dân nhỏ trồng và gần 30% thuộc các đồn điền lớn của nhà nước và công ty liên doanh. Tỷ lệ diện tích của các hộ nông dân tăng lên nhanh chóng từ năm 1995 khi Nhà nước thực hiện Nghị định 01 giao khoán đất cho nông hộ. Năm 1990, diện tích chè của các nông sản xuất chỉ chiếm xấp xỉ 50%.

5.3.2. Xuất khẩuNgành chè Việt Nam chủ yếu tập trung vào xuất khẩu với 85% sản lượng chè được bán ra thị trường thế giới trong niên vụ 2001/02, một bước nhảy vọt từ chỉ có 24% năm 1991. Sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là chè đen chất lượng thấp được chế biến theo công nghệ orthodox. Phần lớn chè được bán buôn, không có nhãn mác hay đóng gói. Tính đến năm 1997, chỉ có 10% chè xuất khẩu được dán nhãn với một thương hiệu Việt Nam.

114

Page 123: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.14. Sản lượng và khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 1990-2003 (tấn chè khô)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Xuất khẩu

Sản lượng

Nguồn: ICARD

Bên cạnh sản phẩm xuất khẩu chính là chè đen còn có một lượng nhỏ chè xanh và các loại chè khác (chè đặc sản như Ôlong và Suchong). Mặc dù cơ cấu các loại chè có sự thay đổi theo từng năm, loại chè chiếm ưu thế trong xuất khẩu vẫn là chè đen orthodox.

115

Page 124: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.15. Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Việt Nam

71

88

60

19

7

20

10 520

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1999 2000 2003

Chè đen Chè xanh Chè khác

Chú ý: Loại chè khác bao gồm các loại chè đặc sản như Ôlong và Suchong, chè đặc sản.

Nguồn: Accenture 2000.

5.3.3. Thị trường

Trước năm 1991, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè sang Liên bang Xô Viết và Đông Âu. Khối lượng xuất khẩu trong thập niên 80 đạt 12.000 - 14.000 tấn chè sơ chế mỗi năm. Các nước nhập khẩu sau đó chế biến lại và đóng gói trước khi bán ra. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu chè sang 59 nước trên thế giới (tính đến đầu năm 2004), trong đó 80% khối lượng chè xuất sang Irắc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan và Nga. Trong khi Irắc, Pakistan và Ấn Độ chủ yếu mua chè đen, Đài Loan và Pakistan lại là khách mua chè xanh chủ yếu (Accenture 2000). Irắc và Đài Loan chiếm 50% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.

Gần đây, Việt Nam nỗ lực mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu chè. Cá nước châu Âu như Đức, Anh là các thị trường lớn. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu chè sang Đức và Anh lần lượt chiếm 3,5% và 1,5% tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Á như Nhật, Indonesia và Singapore.

116

Page 125: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.16. Nước nhập khẩu chè Việt Nam 1999-2003

31.0 35.0 32.0 29.9

4.73

29.0 16.0 26.319.2

27.70

5.012.0

10.0

11.0

22.89

31.0 29.0 25.933.6 38.9

2.72.0

4.13

4.03.81.7 4.0

1.683.6

2.0

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1999 2000 2001 2002 2003

Irắc Đài Loan Pakistan Ba lan Ấn Độ Khác

Nguồn: Accenture 2000 và ICARD 2003, Nguyễn Tấn Phong, “Lộ trình mới cho Phát triển ngành chè”, tạp trí NLC, số 6- 2004

Khó khăn khi phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu hạn chế đã trở nên rõ ràng hơn khi chiến tranh Irắc nổ ra vào năm 2003 làm mất đi nhu cầu đối với chè Việt Nam và đã gây tác động mạnh tới tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam, nhất là những thành phần có liên quan tới các doanh nghiệp quốc doanh xuất khẩu qua VINATEA. Năm 2003, VINATEA chỉ xuất khẩu được 15.000 tấn chè sang Irắc mặc dù các hợp đồng ký kết là 30.000 tấn. Không những thế, Irắc không thể thanh toán cho số chè đã giao vì thế nợ khó đòi lên tới 1,3 triệu Euro.

Việt Nam có khoảng 130 công ty xuất khẩu chè, trong đó 40 công ty chuyên xuất khẩu. VINATEA không còn thống trị thị trường xuất khẩu kiểm soát dưới 50% khối lượng chè xuất khẩu. Phần lớn là chè đen chế biến theo công nghệ orthodox. 70% chè của VINATEA bán ra được chế biến lại và dán nhãn nước ngoài; chỉ có 17% số chè bán ra dưới nhãn hiệu VINATEA. Bên cạnh đó, Công ty cũng bán ra một lượng nhỏ chè xanh sang Nhật Bản, Đài Loan và Pakistan và một lượng nhỏ chè đen CTC sang Bỉ. Các công ty TNHH hiện kiểm soát khoảng 40%, công ty liên doanh (8%), thị phần còn lại được kiểm soát bởi các loại liên doanh khác.)

117

Page 126: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.17. Tỷ lệ xuất khẩu theo loại hình sở hữu công ty 2004

Nguồn: VITAS

5.3.4. Đánh giá lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh

Không có sự cạnh tranh mạnh trong khối ASEANTrước hết nghiên cứu các nước xuất khẩu chè trên thế giới cho thấy, trong khối ASEAN Việt Nam chỉ có cạnh tranh với Indonesia do Thái Lan, Malaysia hay Philipin không xuất khẩu. Hơn nữa các nước ASEAN không phải là những nước nhập khẩu chính vì thế khi tham gia AFTA, ngành chè Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều.

LiênDoanh 8%

Khu vực Nhà nước46%

Khác6%

Các công ty cổ phần

1%

Công ty TNHH 39%

118

Page 127: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.18. Thị trường xuất khầu chè thế giới (%)

  India, 27.6

  China, 24.2

  Sri Lanka, 9.8

  Indonesia, 5.2

  Turkey, 4.4  Japan, 2.8

  Bangladesh, 1.7  Viet Nam, 2.6

  Argentina, 2.0

  Kenya, 9.0

Hình 5.19. Tỷ trọng nhập khẩu chè của một số nước 2000-2002

Nguồn: FAOstat 2004

Chủ yếu xuất khẩu chè thôTuy nhiên trong thị trường chè thế giới, lượng xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ chiếm 2,6% tổng xuất khẩu chè thế giới. Bên cạnh đó, phần lớn Việt Nam xuất khẩu chè thô, chè nguyên liệu nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam rất thấp so với chè thế giới.

LB Nga, 11.7

Anh, 11.8

  Pakistan, 7.8Mỹ, 6.8

Ai Cập, 5.1

Nhật, 4.2

  Ả rập TN, 3.9

  Morocco, 3.0

Ba Lan, 2.3  Đức, 2.8

119

Page 128: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.20. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và giá thế giới 1990-2003 (USD/tấn)

700

900

1100

1300

1500

1700

1900

2100

230019

90

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Gi thÕ gií iGi xuÊt khÈu

Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê và FAO

Hơn nữa chè Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh chính vì thế uy tín trên thị trường thế giới chưa cao. Đây cũng là lý do năm 2004, Việt Nam đã đầu tư 27,5 tỷ cho Hiệp hội chè để cho chương trình xây dựng thương hiệu chè Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu phải gắn với chất lượng và chủng loại sản phẩm. Việc chủ yếu xuất khẩu chè nguyên liệu là khó khăn lớn khi xây dựng thượng hiệu mạnh.

Với chè nguyên liệu, giá trị đơn vị chè của Việt Nam là rất thấp so với các nước khác trên thế giới, chỉ khoảng trên 1000 USD, so với 7000-8000 USD của các nước Pháp, Anh hay trên 2000 USD của Srilanka, Ấn Độ.

120

Page 129: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.21. Giá trị đơn vị của các nước xuất khẩu chè lớn 2002 (USD/tấn)

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

10000

Pháp

Ả rậ

p tT

N

Anh Bỉ

Đức Mỹ

Sing

apor

e

lan

Sri L

anka

Ấn Đ

Keny

a

Nam

Phi

Trun

g Q

uốc

Việt

Nam

Indo

nesi

a

Uga

nda

Zim

baw

e

Agen

tina

Nguồn: FAOStat 2004.

Chính do xuất khẩu chè thô nên giá trị gia tăng sản phẩm chè do các thành phần trong nước tạo ra rất thấp, phần lớn giá trị gia tăng cuối cùng của sản phẩm chè là do các nhà phân phối nước ngoài nhận được. Nghiên cứu của ngân hàng Phát triển Châu á năm 2003 đối với hai sản phẩm chè Tesco và Twinings, các nhà phân phối chế biến nước ngoài chiếm tới 85-90% giá trị gia tăng của sản phẩm chè cuối cùng bán tại các siêu thị nước ngoài.

121

Page 130: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.22: Tỷ trọng trong tổng giá trị gai tăng chè bán tại các siêu thị nước ngoài

84% 92%

5% 1%3%

1%1%

2%7% 3%

0%

10%

20%30%

40%

50%

60%

70%80%

90%

100%

Tesco Own Label Twinings leaf tea

Người trồng chè

Người chế biến trong nước

Thương gia trong nước

Nhà xuất khẩu trong nước

Giá trị ở nước ngoài

Mức độ cạnh tranh trung bình theo DRCCông cụ thông thường để đánh giá lợi thê so sánh là Chi phí nguồn lực nội địa (DRC) - thước đo giá trị kinh tế các nguồn lực nội dịa trong sản xuất một mặt hàng xuất khẩu. Nếu DRC nhỏ hơn 1, mặt hàng đó có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng DRC là một thước đo tĩnh không tính đến các sự thay đổi của các thành phần nguồn lực.

Ở Việt Nam, việc tính toán Chi phí nguồn lực nội địa (DRC) đối với chè cho thấy chè vẫn là một mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trung bình. Chỉ số DRC của chè nhìn chung là thấp hơn 1, dù năm 2004 là xấp xỉ bằng 1 do khủng hoảng thị trường xuất khẩu với 15000 tấn chè sang I-rắc bị ngưng lại. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của chè thấp hơn so với cà phê, hạt điều và gạo.

122

Page 131: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.23. Chi phí nguồn lực nội địa của chè Việt Nam 1995-2004

0.000

0.200

0.400

0.600

0.800

1.000

1.200

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 95-99

2K-03

Nguồn: Tính toán của Nguyễn Ngọc Quế (ICARD)

5.3.5. Phân tích SWOTĐiểm mạnh Điều kiện thời tiết thuận lợi

Kinh nghiệm trồng

Đa dạng hóa sản phẩm

Phát triển xuất khẩu tư nhân

Thói quen uống chè của người Việt Nam

Các công ty chè nước ngoài và liên doanh phát triển

Là một nguồn thu nhập chính của người sản xuất

Điểm yếu Hệ thống thủy lợi kém, ít giống, năng suất thấp

Xuất khẩu chè sơ chế với giá trị thấp

Chưa có thương hiệu

Phụ thuộc vào một số thị trường lớn như Irắc khiến có nhiều rủi ro

Nhiều cơ sở chế biến thủ công

Chất lượng chè xuất khẩu không đồng đều

Các thương hiệu chè đen của nước ngoài thống lĩnh trên thị trường trong nước

123

Page 132: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Vườn chè đã lâu năm

Khu vực chè được tưới còn ít

Thiếu phương tiện cất trữ

Các công ty Nhà nước thiếu khả năng thương mại

Cạnh tranh không công bằng giữa khu vực Nhà nước và tư nhân

Cơ hội Thị trường thế giới phát triển

Chế biến tại hộ gia đình phát triển

Chè là một đồ uống giải khát

Phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật

Đa dạng hóa sản phẩm

Quá trình cổ phần hóa

Thách thức Sử dụng quá mức phân bón và thuốc trừ sâu

Thị trường xuất khẩu không ổn định

Cạnh tranh cao giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam

Cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác

124

Page 133: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.4. Tiêu

5.4.1. Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam

Hiện nay, tiêu được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam bộ (53%), Tây Nguyên (31%), Bắc Trung Bộ (7%), Duyên hải miền Trung (7%) và Đồng bằng sông Cửu Long (2%). Các vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên có ưu thế về đất, cho năng suất cao, còn các vùng tiêu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Phú quốc) và Bắc Trung bộ lại có ưu thế về khí hậu giúp tiêu có hạt chắc và hương vị đặc trưng.

Trong những năm 90, diện tích tiêu tăng với tốc độ trung bình 13%/năm. Cùng với tốc độ tăng về diện tích, năng suất cũng tăng đáng kể, trung bình 7%/năm. Cho đến tháng 6/2003, tổng diện tích trồng tiêu tại Việt Nam đạt khoảng 48,800 ha, trong đó diện tích thu hoạch chiếm 70%. Sản lượng tiêu năm 2003 đã đạt trên 90 000 tấn và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới. So với năm 1997, diện tích tiêu năm 2003 đã tăng gấp 4,9 lần và sản lượng tăng gấp 3,6 lần.

Hình 5.24. Xu hướng phát triển tiêu của Việt Nam

0

10

20

30

40

50

60

000h

a

0

10

20

30

40

50

60

70

80

000

tấn

Diện tích

Sản lượng

Hầu hết tiêu Việt Nam được thu hoạch để làm tiêu đen nên sơ chế tiêu ở nông hộ rất đơn giản. Tiêu chín và tiêu già được hái xuống, phơi nắng cho khô, tách hạt khỏi cành, loại bỏ các hạt lép, phân loại và cất giữ. Tiêu càng già thì sau khi phơi, tỷ lệ hạt chắc sẽ nhiều hơn và đều hơn. Trong những năm trước, nông dân thường thu hoạch khi quả còn rất xanh, nên hạt lép nhiều hơn. Trong những năm gần đây, nhiều hộ đã chú ý thu hoạch tiêu khi có nhiều quả chuyển sang màu vàng và chín đỏ nên chất lượng khá hơn. Tiêu chắc thường được đại lý trả giá cao hơn và doanh nghiệp xuất khẩu cũng thu được doanh thu

125

Page 134: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

cao hơn khi xuất tiêu đen chất lượng cao. Tiêu được thu hoạch trong mùa khô nên việc phơi tiêu rất thuận lợi. Việc bảo quản tiêu cũng tương đối dễ dàng, như bảo quản thóc. Các hộ sau khi phơi, cho tiêu vào bao bì hai lớp và để trên kệ gỗ khô ráo thì chất lượng tiêu có thể được giữ không thay đổi từ năm này sang năm khác.

Hiệu quả kinh tế của trồng tiêu

Tiêu là cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, chủ yếu do phải dựng choái, dàn che và thiết kế hệ thống tưới tiêu. Chi phí cho lãi xuất đầu tư vào tiêu như vậy là rất lớn, gần bằng chi phí cho phân bón và công chăm sóc, thu hoạch tiêu ở những năm sau. Ở những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi như Bình Phước, nếu tiêu không bị bệnh, năng suất rất cao, trung bình 3,5 tấn/ha và chi phí sản xuất chỉ 9 triệu/tấn tiêu. Ở nơi năng suất thấp, khoảng 2 tấn/ha thì chi phí đơn vị cao hơn nhiều, khoảng 16 triệu/tấn tiêu.

Bảng 5.16. Chi phí đầu tư và sản xuất tiêuCác khoản chi phí cho 1 ha Chi phí (tr. đồng)

Đầu tư ban đầu 157,6

Mua đất, khoan giếng, lắp đặt hệ thống tới, mua nọc chết

139,2

Phân bón cho 2 năm đầu 10,7

Chi phí lao động trong 2 năm đầu 7,7

Lãi xuất 9%/năm

Chi phí cho các năm sau 16,3

Chi phí phân bón 11,7

Chi phí lao động (chăm sóc & thu hái) 4,6

Năng suất từ năm 3 đến năm 10 3,5 tấn/ha*

Chi phí cho 1 tấn tiêu 9 tr./tấn*Năng suất ở Bình phước, Gia Lai tương đối cao so với các vùng khác.

Nguồn: Điều tra của Trung tâm Tin học, 2003.

Dựa trên các chỉ số đầu tư và chi phí ở bảng trên, nếu một hộ trồng tiêu từ năm 1995 và các điều kiện trồng trọt tốt, cho năng suất 1.5 tấn năm ba tuổi, 2.5 tấn năm 4 tuổi, 3.5 tấn năm 5 tuổi và 4 tấn các năm sau đó cho đến năm 10 tuổi, lợi nhuận của đầu tư trồng tiêu là 40%/năm, cao hơn lợi nhuận của cà phê (30%). Điều này giải thích vì sao từ những năm 1995, 1996, người dân Bình phước đã chặt cà phê để trồng tiêu trước và ngay sau khi giá cà phê giảm. Những người may mắn trồng tiêu từ năm 1995 và bán được giá cao

126

Page 135: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

những năm sau đó (1997-2000) thì thời gian hoàn vốn rất nhanh, chỉ mất 4 năm và những năm sau chỉ lo đầu tư phân bón và công lao động để thu lợi nhuận. Lợi nhuận cao cũng giải thích được tại sao họ có tiền để mua nước xe téc tưới vào năm 1998 khi có hạn.

5.4.2. Kênh tiêu thụ tiêuThu gom được chia làm hai cấp: người thu gom và đại lý thu gom. Người thu gom thường đi thu gom tại các hộ hoặc có điểm thu gom đặt trong vùng sản xuất, gần ngay với các hộ trồng tiêu. Mỗi người thu gom tiêu từ các hộ gần đó, trong phạm vi khoảng 2-3 km. Quy mô thu gom do đó nhỏ, vào thời điểm thu hoạch rộ cũng chỉ mua được 3-4 tạ/ngày, nơi thu gom nhiều cũng chỉ 5-7 tạ/ngày. Thời điểm thu mua nhiều nằm trong khoảng tháng 2 đến tháng 4.

Hình 5.25. Kênh tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam

.

Nguồn: Dựa theo điều tra thực địa, 2003

Ở mức độ thu gom trực tiếp này, tính cạnh tranh rất cao. Trước kia, các cơ sở thu gom chủ yếu nằm ở trung tâm thị trấn, nhưng sau một thời gian cạnh tranh, họ chuyển vào gần nông hộ hơn để mua được nhiều hơn. Ở Trung tâm chỉ còn lại các đại lý lớn thu gom tiêu từ các cơ sở nhỏ. Một xã có rất nhiều người thu gom, đặt cơ sở cách nhau không xa. Như

127

100%75%

25%

80%

20%

Người trồng tiêu

Đại lý thu mua

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu

FAQ (f.o.b)Người thu gom

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu

ASTA (c.&f.)

Thị trường nước ngoài

90%

Thị trường trong nước

10%

Page 136: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

ở xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, có đến 20 cơ sở thu gom nhỏ cố định, chưa kể người đi thu mua tận nhà của người trồng tiêu.

Các cơ sở nhỏ không mất chi phí vận chuyển cũng như chi phí thuế kinh doanh do họ không đăng ký doanh nghiệp. Thông thường nông dân tự chuyển tiêu đến bằng xe máy và vào cuối ngày, họ có xe của cơ sở thu gom lớn đến gom hàng.

Các cơ sở thu gom này cũng cho nông dân vay tiền mua vật tư. Lượng cho vay khoảng 1-5 triệu/hộ, phụ thuộc vào sản lượng tiêu của hộ. Một cơ sở cho 4-5 hộ vay. Chỉ có khoảng 50% số hộ vay bán lại tiêu cho cơ sở để trừ tiền. Thường, các cơ sở không lấy lãi và mua với giá mua thông thường để lấy nguồn cung hàng ổn định. Giá mua là giá khi giao hàng và thoả thuận không có hợp đồng chính thức, chỉ giao ước với nhau. Hiện tượng bán cả vườn tiêu và chạy làng cũng có, như năm 2003, có 3 trường hợp/xã.

Các cơ sở thu gom lớn có ít nhất 3-4 bạn hàng là cơ sở thu gom nhỏ thường xuyên cung cấp tiêu. Ngoài ra, họ thu mua được tiêu của những người bán không thường xuyên và cũng mua trực tiếp từ nông dân. Trong mùa tiêu, mỗi ngày họ thu mua ít nhất 2 tấn tiêu. Họ có xe ô tô và khi gom đủ 1 chuyến xe (8-9 tấn) là có thể bán. Đối tượng khách hàng thường là đơn vị chế biến hoặc xuất khẩu. Điểm bán và thời điểm bán của các cơ sở này thường không cố định, tuỳ theo phán đoán của họ và biến động của thị trường. Tuy nhiên, họ không găm tiêu lâu, thường bán nhanh để quay vòng vốn. Lãi trung bình của các cơ sở này chỉ khoảng 50đ/kg.

5.4.3. Xuất khẩu

Tiêu sản xuất ra hầu hết được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hiện nay, tiêu được xếp vào nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh của Việt Nam và là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Tổng sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và tăng nhanh trong giai đoạn 1998-2004, từ 15.100 tấn lên trên 100.000 tấn.

Các doanh nghiệp hiện nay được tự do xuất khẩu. Cho đến nay có khoảng trên 70 doanh nghiệp xuât khẩu hồ tiêu, trong đó phần lớn các doanh nghiệp xuất tiêu nguyên liệu chất lượng thường (FAQ), một số ít các doanh nghiệp nước ngoài xuất tiêu chất lượng cao (ASTA). Đã có doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tiêu thành phẩm với thương hiệu Việt Nam sang các siêu thị nước ngoài như EU, Mỹ.

Hình 5.26. Lượng và kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam 1992-2004

128

Page 137: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

0

20

40

60

80

100

120

000

tấn

0

20

40

60

80

100

120

140

160

000

USD

LượngGiá trị

Việt Nam xuất khẩu tiêu sang 40 nước trên thế giới, trong đó các nước Châu Âu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tiêu sang Châu Âu chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 50%, sau đó là Mỹ (25%), các nước Châu á (12.6%) và Trung Đông (9.6%).

Hình 5.27. Thị trường XK tiêu VN, 2003 Hình 5.28. Thị trường XK tiêu VN, 2004

Châu á, 28

Mỹ, 19Châu Âu, 37

Trung Đông , 8

Khác, 7 Châu á, 12.6Trung Đông ,

9.6 Khác, 3.0

Châu Âu, 49.8

Mỹ, 25.0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trước năm 2000, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tiêu sang các nước Châu á, nhất là Singapore. Tuy nhiên, gần đây các nhà xuất khẩu tiêu đã chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nga, Tiểu vương quốc Ả rập.

129

Page 138: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Sự đa dạng hoá thị trường giúp các nhà xuất khẩu ngày càng tăng lượng xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm sự rủi ro nếu tập trung vào một số thị trường lớn (như trường hợp của chè khi chỉ tập trung vào thị trường I-rac.

Hình 5.29 Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam , 1996-2002

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

1998 1999 2001 2002

Mỹ Hà Lan Singapore

Đức A Rập Nga

Việt nam ngày càng hình thành phát triển các công ty xuất khẩu tiêu lớn. Năm 2003 có khoảng 73 công ty xuất khẩu tiêu, nhưng 10 công ty xuất khẩu lớn nhất chiếm 50% tổng lượng tiêu xuất khẩu (Thống kê Hải quan, 2003). Trong các công ty lớn này, Intimex Tp HCM là công ty xuất nhiều nhất, sau đó là EDF Man, Harriss Freeman, Phúc Sinh, Petrolimex, Cty xuất nhập khẩu Hà Nội, Cty Thanh Hà, Vina Harris, Olam.

Hầu hết các công ty nước ngoài được thành lập trong những năm gần đây khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu nhiều tiêu, như EDF man và Harris Freeman thành lập năm 1998, Olam thành lập năm 2003. EDF man là công ty của Hà Lan, Harris Freeman là công ty của Mỹ và Olam là công ty của Singapore đại diện cho các nước nhập khẩu tiêu lớn trên thế giới. Các công ty này đều có dây chuyền chế biến tiêu tiêu chuẩn ASTA. Sự phát triển các công ty này giúp mở rộng các thị trường mới nhất là khu vực các nước Châu âu.

130

Page 139: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.17. Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2004

Lượng (tấn) % lượngGiá trị (000USD)

% giá trị

Mỹ 18841 24.2 27328.2 25.0

Đức 10812 13.9 14786.3 13.5

Hà lan 6639 8.5 10626.1 9.7

Tiểu vương quốc Arập thống nhất 7990 10.3 10426.1 9.6

Xinh ga po 4968 6.4 6806.2 6.2

Liên bang Nga 5022 6.4 6237.2 5.7

Ba lan 2831 3.6 3944.0 3.6

Thổ nhĩ kì 2973 3.8 3693.4 3.4

Ucraina 2460 3.2 2925.5 2.7

Tây ban nha 1816 2.3 2709.7 2.5

Italia 1591 2.0 2528.9 2.3

Pháp 1403 1.8 2008.9 1.8

Anh 1314 1.7 1841.0 1.7

Malaixia 1051 1.3 1666.4 1.5

Phi lip pin 1354 1.7 1596.7 1.5

Total 77898 100 109134.4 100

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

5.4.4. Đánh giá khả năng cạnh tranhVới tốc độ phát triển mạnh, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tiêu đen nhất nhì thế giới. Tỷ tệ tiêu của Việt Nam trong tổng giá trị thương mại thế giới tăng liên tục từ dưới 5% năm 1990 lên trên 26% năm 2003/2004.

131

Page 140: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.30. Tỷ lệ xuất khẩu tiêu Việt Nam trên tổng thế giới (% giá trị)

0

5

10

15

20

25

30Việt NamIndonesiaẤn Độ

Nguồn: FAO

Trong khi đó, tỷ trọng tiêu xuất khẩu của các nước khác như Ấn Độ, Indonesia có xu hướng giảm xuống. Hiện nay, tỷ trọng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ chỉ đạt trên 5% năm 2004 so với trên 15% đầu những năm 1990. Việc tăng trường và xuất khẩu mạnh trong thời gian qua cho thấy, Việt Nam là nước có lợi thế về xuất khẩu tiêu và đây thực sự trở thành mặt hàng nông sản mũi nhọn.

Nghiên cứu hiệu quả xuất khẩu tiêu năm 203/2004 cho thấy, với mực giá thành tại thời điểm nghiên cứu thì xuất khẩu tiêu mang lại lợi nhuận khá tốt. Giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam cao hơn so với giá thành cuả các loại tiêu kể cả tiêu ASTA.

132

Page 141: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.31. Giá thành chế biến một số loại tiêu đen 2003/04

1000

1050

1100

1150

1200

1250

1300

1350

1400

1450

Tại hộ FAQ ASTA Giá xuất khẩu

Hộp 5.1. Doanh nghiệp Tấn Hưng

Công ty Thương Mại Dịch Vụ Tấn Hưng là một công ty tư nhân bắt đầu thành lập từ tháng 5/1995 do bà Lê Thị Giàu là giám đốc công ty. Tổng nguồn vốn kinh doanh hiện nay là 50.000.000.000 đồng (50 tỷ đồng) và có 500 nhân viên.

Công ty Tấn Hưng là nhà sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng: như phân bón, gạo, tiêu điều, cà phê. Công ty tổ chức đầu tư thu mua gạo, tiêu, điều, cà phê từ các nơi để bán cho thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài, thu ngoại tệ về cho đất nước.

Hồ tiêu là mặt hàng công ty mới kinh doanh từ tháng 9 năm 2003. Công ty đã xuất khẩu hồ tiêu đi Mỹ(boston, Losangeles), Hà Lan dưới dạng chế biến. Công ty đã xuất khẩu 30 tấn tiêu đen được sản xuất theo dây chuyền công nghệ sạch cho Công ty Federal Investment Group (Mỹ). Với các mức giá là:

- Tiêu trắng đóng trong chai nhựa 90g giá CNF: 0,48USD/chai

- Tiêu đen dung trọng > 450g/L và độ ẩm < 12,5% giá CNF: 0,98USD/chai 300 g

- Tiêu đen dung trong >530g/L với độ ảm <12,5% giá CNF: 0,65USD/chai 200 g

Công ty Federal Investment Group đã đồng ý bao tiêu trên 80% sản phẩm tiêu sạch của công ty Tấn Hưng. Đầu năm 2004 công ty dự định xuất trưc tiếp sang các siêu thị ở Boston, Losangeles khoảng 20 tấn tiêu đóng hộp đã qua chế biến.

133

Page 142: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Với công suất chế biến 2 tấn hạt tiêu /giờ, mỗi năm Công ty Tấn Hưng có thể chế biến trên 10.000 tấn năm tiêu sạch, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 15 triệu USD.

Dây chuyền sản xuất tiêu sạch này do Công ty Sinco chế tạo, có xử lý vi sinh trước khi đóng gói. Qua thử nghiệm chất lượng, hạt tiêu Tấn Hưng đạt tiêu chuẩn xuất vào thị trường châu Âu và Mỹ.

Thủ tục xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ cũng giống như các mặt hàng khác nhưng ở đây chỉ khác là phải đăng ký với tổ chức Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA-Food and drug administration) và phải có chứng thư xuất xứ hàng hóa.

Nguồn: Trung tâm Tin học, 2003.

Khả năng cạnh tranh của tiêu thể hiện rõ hơn khi phân tích chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC). Phân tích chỉ số DRC cho thấy, DRC cuả tiêu năm 2004 là khoảng 0.7, thấp hơn 1. Và điều này là dấu hiệu quan trọng cho thây Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tiêu và dù vẫn thấp hơn điều.

Hình 5.32. Chỉ số DRC của tiêu và một số nông sản khác năm 2004

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

Tiêu Cao su Điều

134

Page 143: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.4.5. Phân tích SWOTĐiểm mạnh Chi phí sản xuất thấp

Năng suất cao Có kinh nghiệm sản xuất tiêu đen Thị phần xuất khẩu lớn Xuất hiện một số nhà xuất khẩu lớn Phát triển thị trường xuất khẩu tiêu trực tiếp tới thị trường thế giới

Điểm yếu Đất đai bị phân tán và hạn chế Trồng tiêu đòi hỏi nhiều vốn Chất lượng thấp Cạnh tranh cao Kỹ thuật chế biến kém Tổ chức thu mua chưa tốt

Cơ hội Thị trường đa dạng Khôi phục thị trường xuất khẩu

Thách thức Bệnh tật Giá cả không ổn định Cạnh tranh cao Hạn chế về nguồn nước

135

Page 144: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

5.5. Dứa

5.5.1. Tình hình sản xuất dứa của việt nam

Trong những năm trước đây, sản xuất dứa ở Việt Nam chưa có sự phát triển mạnh. Trong suốt thập kỷ 80 diện tích dứa luôn ở mức xấp xỉ 38-39 ngàn ha/năm, sản lượng đạt khoảng 300-350 ngàn tấn/ năm. Trong giai đoạn 1991-1997, diện tích dứa có sự giảm sút đáng kể, từ 39 ngàn ha (năm 1995) xuống chỉ còn 26 ngàn ha (năm 1997). Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ ảnh hưởng xấu tới sản xuất trong nước.

Từ năm 1997 đến nay, do sự năng động của các công ty trong việc khai thác, tìm kiếm thị trường và nhờ các chính sách mở của nhà nước trong việc tăng cường phát triển thương mại với bên ngoài nên thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng và ổn định. Nhu cầu nhập khẩu dứa từ Việt nam của các nước bên ngoài nhất là khu vực Châu âu, Mỹ ngày càng tăng và đây chính là tiền để tạo ra sự phục hồi sản xuất dứa trong nước. Diện tích dứa tăng từ 26 ngàn ha năm 1997 lên xấp xỉ 38 ngàn ha năm 2002. Đặc biệt nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển dứa về đầu tư, nhập giống có năng xuất cao (giống cayen) lên năng suất dứa của Việt nam ở một số vùng có những tiến bộ đáng kể, làm sản lượng tăng liên tục trong thời gian gần đây. Trong 5 năm gần đây (1997-2002), sản lượng dứa cả nước tăng bình quân 9.6%/năm, đạt xấp xỉ 350 ngàn tấn năm 2002. Đây thực sự là bước tăng trưởng đáng kể của ngành dứa Việt Nam, và góp phần vào phát triển sản xuất nông hộ, tạo thu nhập, việc làm cho người sản xuất và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản.

Hình 5.33. Diện tích và sản lượng dứa Việt Nam

20000

22000

24000

26000

28000

30000

32000

34000

36000

38000

40000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

ha

000

tấn

150

200

250

300

350

400Diện tích

Sản lượng

136

Page 145: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

So sánh sự phát triển dứa với một số loại trái cây khác cho thấy, trong hơn thập kỷ vừa qua, dứa là cây có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Một số cây ăn quả khác như cây có múi, nhãn vải chôm chôm, xoài, do có thị trường cả trong và ngoài nước khá lớn lên có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Trong giai đoạn 1990-2001, nhãn, vải, chôm chôm có sự tăng trưởng cao nhất về diện tích, với tốc độ bình quân 33%/năm. Từ năm 1994 đến nay, diện tích các loại cây này tăng gấp 4 lần. Diện tích của nhóm cây ăn trái này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả của Việt Nam. Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam, nhãn thì trồng cả miền Nam và miền Bắc.

Tiếp theo là các cây có múi (cam, cham, bưởi quýt), với tốc độ tăng trưởng dù thấp hơn nhưng cũng rất cao, với bình quân 17%/năm. Trong khi đó, diện tích chuối hầu như không tăng, đây cũng là trái cây tiêu thụ trong gia đình khá lớn.

Hình 5.34. Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (000ha)

0

50000

100000

150000

200000

250000

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Nh· n v¶i, ch«m ch«m

Chuèi

C©y cã mói

Døa

Xoµi

Trong các vùng của cả nước, Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn qủa chủ yếu của cả nước. Diện tích cây ăn quả của vùng chiếm 35% tổng diện tích toàn quốc. Đối với cây dứa, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng sản xuất chính. Năm 2002, diện tích dứa của vùng đạt trên 20 ngàn ha chiếm 55,6% tổng diện tích dứa của cả nước. Các tỉnh trồng dứa chính của ĐBSCL là Kiên Giang với khoảng 8700 ha (chiếm 43% diện tích của vùng). Tiếp theo là Tiền Giang với 6870 ha dứa, chiếm 35%

137

Page 146: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

diện tích vùng. Do chiếm tỷ trọng khá lớn về diện tích lên, ĐBSCL chiếm tới 65,9% sản lượng cả nước. Tỷ trọng sản lượng cao hơn diện tích cho thấy, năng suất trung bình của vùng lớn hơn so với năng suất bình quân của cả nước.

Hiện nay nước ta đang trồng 3 nhóm giống dứa chính là: cayen, Queen và Spanish. Phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng lớn về diện tích (khoảng 90%) vẫn là 2 giống dứa truyền thống là dứa Queen (chiếm đa số) và dứa Spanish. Các giống dứa này ngọt, màu vàng và thơm nhưng trọng lượng quả nhỏ nên năng suất thấp, không thích hợp trong chế biến công nghiệp nhưng lại phù hợp cho việc tiêu thụ tươi. Giống Cayen cho năng suất cao, trọng lượng quả to, mắt nông và theo hàng, thịt quả rắn rất thích hợp với chế biến công nghiệp để xuất khẩu. Giống dứa Cayen trồng ở nhiều địa phương của nước ta đều sinh trưởng tốt và cho trái lớn hơn dứa Queen. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi cho thấy, ở Tiền Giang, do điều kiện tự nhiên không thích hợp nên việc sự lý ra hoa cho trái đối với giống cayen khó, năng suất dứa không cao.

Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp, đến nay, thống kê trong cả nước mới trồng được 3.600 ha dứa Cayen (chưa đến 10% tổng diện tích dứa cả nước). Trong mấy năm gần đây, ngân sách Nhà nước Trung ương và các tỉnh đã chi ra hơn 90 tỉ đồng để nhập khoảng 1.200 triệu chồi dứa Cayen và canh tác trên 3.227 ha. Tính mỗi ha dứa Cayen trồng mới chi hết 29,36 triệu đồng tiền giống nhập ngoại.

Hiện nay, Thái lan, Philipin, Brazil vẫn là nước sản xuất dứa nhiều nhất trên thế giới. Năm 2003, sản xuất dứa của Thái lan chiếm 11.5% lượng dứa toàn cầu, đạt khoảng 1,7 triệu tấn. Sản xuất dứa của Philipin chiếm tỷ trọng tương đương, khoảng 11,2% lượng dứa trên thế giới. Các nước tiếp theo là Trung Quốc (9.5%), Brazil (9%). Trong những năm gần đây, Costa Rica phát triển dứa khá nhanh nhằm đáp ứng khả năng tiêu thụ rất lớn của thị trường Mỹ (chủ yếu dứa tươi). Đến nay, sản lượng dứa của Costa Rica chiếm 7.2% lượng dứa toàn cầu. Đây cũng là nước cung cấp chủ yếu dứa tươi cho thị trường Mỹ và thế giới.

So với các nước trên thế giới, thì Việt Nam chỉ là nước sản xuất dứa nhỏ. Sản lượng dứa của Việt Nam chỉ chiếm 2,4% lượng dứa toàn cầu. Trong những năm qua, sản lượng dứa của Mỹ giảm liên tục. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990-2003, diện tích dứa của Mỹ giảm bình quân xấp sỉ 4%/năm. Do giảm liên tục nên hiện nay, Mỹ chỉ chiếm khoảng 2% lượng dứa trên thế giới.

138

Page 147: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.35. Tỷ trọng sản xuất dứa của một số nước trên thế giới (%)

Trung Quốc, 9.5

  Colombia, 2.4

  Costa Rica, 7.2

Ấn Độ, 7.5

  Indonesia, 3.1

  Mexico, 4.9  Philippines,

11.2

Thái lan, 11.5

Việt Nam, 2.4

Mỹ, 2

khác, 29.0

  Brazil, 8.9%

5.5.2. Xuất khẩu dứa

Xuất khẩu rau quả Việt Nam

Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển.

Trước năm 1991, rau quả của Việt Nam chủ yếu là ở Liên Xô cũ và thị trường các nước XHCN (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu) thị trường này nhỏ bé và không phát triển. Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ đạt con số 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị 330 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 2,2 lần năm 2000, chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm đáng kể, năm 2002  giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt 200 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 152 triệu USD, giảm 24,4% so với năm 2002.

139

Page 148: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.36. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (000 USD)

0

50

100

150

200

250

300

350

Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Gần đây chúng ta mở rộng sang một số nước Châu âu như Đức, Nga, Hà Lan và nhất là Mỹ. Xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng sang Mỹ đã tăng lên mạnh mẽ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Mỹ chiếm gần 10% tổng kim ngạch.

140

Page 149: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.37. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, năm 2000 và 2004 Năm 2000 Năm 2004

Taiwan, 9.8

Korea, 6.4

Japan, 5.5

Russia, 2.2US, 1.0 Others, 8.6

China, 56.5

China, 16.3

Taiwan, 12.8US, 9.8

Others, 25.4

Japan, 14.5

Campuchia, 4.0Russia, 7.1

Neitherland, 3.9

German, 3.2

Hongkong, 3.1

Nguồn: AIE, Đánh giá khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam, 2005

Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, việc xuất khẩu sang Trung Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là từ năm 2000. Mặc dù những năm gần đây, xuất khẩu sang các nước khác được đẩy mạnh nhưng do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh làm kim ngạch xuất khẩu chung giảm xuống. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm từ 140 triệu USD năm 2001 xuống chỉ còn 25 triệu USD năm 2004.

Hình 5.38. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

2000 2001 2002 2003 20040

10

20

30

40

50

60

70Value (000USD)Share (%)

141

Page 150: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Điều này cho thấy nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất mạnh và nếu Việt Nam không đa dạng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác thì ngành rau quả sẽ còn gặp nhiều khó khăn

Xuất khẩu dứa

Các sản phẩm dứa của Việt Nam bao gồm dứa tươi, dứa chế biến (dứa hộp, nước dứa, dứa đông lạnh). Đối với dứa tươi, hầu hết được tiêu thụ ở thị trường nội địa dưới dạng ăn tươi, làm thực phẩm, làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến ... việc xuất khẩu dứa tươi còn gặp nhiều trở ngại, trong đó nổi lên 2 vấn đề đáng quan tâm đó là bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển. Đối với dứa chế biến, xuất khẩu là chính, thị trường nội địa chiếm tỷ trọng không đáng kể (khoảng 2 -5% trong tổng sản lượng dứa chế biến).

Dứa là nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ khá lâu. Ngay từ những năm 70, Việt nam đã xuất khẩu các sản phẩm dứa hộp sang thị trường các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu. Hiện nay, ngoài khu vực thị trường truyền thống này, chúng ta đã mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa hộp và nước dứa ra nhiều nước ở khắp nơi trên thế giới với nhiều sản phẩm rất đa dạng, kể cả các nước Tây âu (Đức, Hà lan, Anh, Italia), Bắc Mỹ, Châu á (Nhật, Đài Loan, Singapore), Trung Đông, châu Phi...

Những sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dứa hộp và nước dứa, Việt Nam xuất khẩu rất ít dứa tươi. Tình hình xuất khẩu dứa của Việt Nam những năm qua rất thăng trầm đối với các loại sản phẩm khác nhau.

Hình 5.39. Xuất khẩu dứa của Việt Nam 1994-2002 (USD)

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Dứa hộpDứa tươiNước dứa

Hiện nay, hầu hết các công ty của Việt Nam xuất khẩu dứa của Việt Nam xuất theo giá FOB, xuất tại cảng Việt Nam. Theo khảo sát các công ty xuất khẩu thì có tới trên 95% lượng dứa của Việt nam xuất theo hình thức này. Chỉ có một lượng nhỏ dứa được xuất khẩu theo giá CF (có thêm cước vận chuyển, không có bảo hiểm). Lượng dứa này được

142

Page 151: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

xuất sang Châu âu (cảng Rotendam của Hà Lan) sau đó được phân phối đi các thị trường trong khu vực.

Gần đây, chúng ta đã tránh được việc xuất khẩu qua trung gian và theo khảo sát Tổng công ty xuất khẩu rau quả I thì hiện nay chúng ta xuất khẩu trực tiếp trên 95%. Chỉ có một lượng nhỏ, chúng ta xuất qua một số nhà nhập khẩu như Thái Lan, Singapore.

Hiện nay, hầu hết các nhà nhập khẩu đến các công ty khảo sát vùng nguyên liệu, công nghệ, nhà xưởng sau đó ký kết hợp đồng và đặt hàng. Một số thị trường yêu cầu các công ty phải có tiêu chuẩn HACCP hay TROSHER thì hộ mới nhập khẩu. Đây là yêu cầu có thể nhập khẩu hàng hóa chế biến vào nước họ.

5.5.3. Đánh giá khả năng cạnh tranhCạnh tranh mạnh trong khối ASEAN

Trong tổng sản lượng dứa sản xuất của thế giới có khoảng 60% dùng để xuất khẩu dưới các dạng dứa chế biến và dứa tươi nhưng chủ yếu là dứa chế biến, trong đó dứa hộp có sản lượng lớn nhất (trên dưới 1 triệu tấn/năm), Châu á là nơi xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 70%, với các cường quốc về dứa như Thái Lan, Philipin Indonesia, Malaysia.

Các nước xuất khẩu dứa hộp chủ yếu trên vẫn là các nước Châu á như Thái Lan, Philipin, Indonesia. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan đạt gần 210 triệu USD, của Philipin đạt trên 70 triệu USD. Một số quốc gia khác phát triển dứa mạnh trong những năm gần đây như Kynea và Trung Quốc. Mấy năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một sự cạnh tranh lớn về dứa đối với các nước xuất khẩu như Thái Lan, Philipin và Việt Nam. Chính vì vậy, so với năm 2001, thì lượng xuất khẩu dứa hộp của các nước xuất khẩu chính như Thái Lan, Philipin giảm mạnh (khoảng 100 ngàn tấn) nhưng lượng xuất khẩu của Trung quốc vẫn tăng xấp xỉ 2,4 lần, đạt 40 ngàn tấn.

143

Page 152: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.40. Xuất khẩu dứa hộp các nước trên thế giới năm 2002(000 USD)

0 50,000 100,000 150,000 200,000

Trung Quốc

Indonesia

Kenya

Malaysia

Philippin

Singapore

Thái Lan

Việt Nam

Đứng đầu hiện nay về xuất khẩu dứa hộp trên thế giới vẫn là Thái Lan. Theo số liệu năm 2002, tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan chiếm gần 40% lượng xuất khẩu trên thế giới, đạt 385 ngàn tấn. Tiếp theo là Philipin, với 14,4% thị phần thế giới về xuất khẩu dứa hộp với gần 200 ngàn tấn. Philipin là nước sản xuất và xuất khẩu nhất nhì trên thế giới. Hiện nay không như Thái Lan, chủ yếu là xuất khẩu dứa hộp, Philipin còn xuất khẩu một lượng lớn dứa tươi ra thị trường thế giới. Đối với một số thị trường nhập khẩu, như thị trường Mỹ thì tỷ trọng dứa (kể cả dứa hộp) của Philipin cao hơn nhất nhiều so với Thái Lan.

Indonesia cũng là nước xuất khẩu dứa hộp lớn, chiếm 14% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dứa hộp trên thế giới. Bên cạnh đó, phải kể đến Kenya, so với Việt Nam (chỉ chiếm khoảng 1%) thì đây cũng là nước xuất khẩu lớn hơn nhiều.

144

Page 153: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.41. Tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp trên thế giới năm 2002

Kenya, 7.6%

Malaysia, 3.3%

Singapore, 2.1%

Malaysia, 1.6%

Indonesia, 13.9%

Philipin, 14.4%

Thái lan, 39.4%

Nước khác, 17.8%

Là những nước xuất khẩu dứa từ rất lâu nên thị trường của các Thái Lan, Philipin và Malaysia rất đa dạng, gồm cả các nước Châu âu, Châu Mỹ, Châu Úc và cả Châu á. Nghiên cứu về thị phần xuất khẩu dứa của các quốc gia này cho thấy, nước nhập khẩu lớn nhất của cả ba nước chính là thị trường Mỹ. Điều này cho thấy sự khó khăn cũng như mức độ cạnh tranh rất lớn đối với Việt Nam, khi chúng ta muốn xâm nhập, tạo uy thế trong thị trường này.

145

Page 154: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.42. % xuất khẩu dứa chế biến của Thái Lan,Philipin và Malaysia

Mỹ

Mỹ

Mỹ

Nhật bản

Nhật bản

Nhật bản

Hà lan

Hà lan

Các nước khác

ĐứcĐức

Đức

Hà lanAnh

Anh

Anh

Pháp

Pháp

PhápBỉ

Bỉ

Bỉ

Các nước khácCác nước khác

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Thái Lan Philipin Malaysia

Thái Lan là nước xuất khẩu dứa hàng đầu trên thế giới. Đối với một số chủng loại xuất khẩu như dứa tươi thì Thái Lan kém Costa Rica và Philipin nhưng với một số mặt hàng khác như dứa hộp, dứa đông lạnh và dứa nước thì Thái Lan luôn là những nước đứng đầu. Ngoài thị trường Mỹ thì Đức là thị trường dứa lớn thứ hai của Thái Lan. Trong mấy năm gần đây thì Đức cũng là thị trường rất lớn của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt nam luôn phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ Thái Lan, không chỉ với cao su, gạo, mía đường mà đối với cả rau quả và sản phẩm dứa xuất khẩu. Nhìn chung, Thái Lan luôn có sự đi trước, có những tiến bộ và ưu thế hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường thế giới và ngay với Mỹ cũng rất rộng lớn, chính vì thế mà nếu biết thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành thì Việt Nam vẫn có thể khai thác thị trường Mỹ và các thị trường khác. Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dứa của Thái Lan luôn đạt mức khá cao, từ 250-300 triệu USD (gấp khoảng 50 lần so với Việt Nam).

Giá thành sản xuất và giá chào hàng cao

Bên cạnh một số nông sản như cà phê, chè, gạo…giá xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá quốc tế nhưng đối với một số loại rau quả thì giá bán của Việt Nam lại cao hơn so với một số nước khác. Hiện nay, do giá thành cao nên Việt Nam thường phải chào hàng cao hơn so với Thái Lan và Philipin. Trung bình giá dứa hộp xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Mỹ thường cao hơn so với giá xuất khẩu của Thái Lan từ 5-10%. Chi phí dứa của Việt Nam cao hơn Thái Lan là do ở cả 3 khâu nguyên liệu, chế biến và vận chuyển. Thứ nhất, nguyên liệu dứa của Việt Nam cao hơn Thái Lan 15%. Thứ hai, chi

146

Page 155: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

phí chế biến và vận chuyển của Việt Nam cao hơn Thái Lan trên 40% 9 . Điều này cho thấy nếu chung ta muốn cạnh tranh với Thái Lan, thì các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng mà làm sao giảm giá thành xuống hơn nữa.

Hình 5.43. Giá dứa hộp xuất khẩu Việt Nam- Thái Lan (USD/tấn)

0100200300400500600700800

1998 1999 200 2001 2002 2003

ViÖt nam Th i lan

Theo điều tra khảo sát Tổng Công ty rau quả I, chi phí chế biến dứa khúc trung bình xuất khẩu năm 2003 của Công ty trên 8,3 triệu đồng/tấn và có sự giao động giữa các đơn vị trong tổng công ty. Trong khi đó, giá xuất khẩu trung bình năm 2003 là 548 USD/tấn, tương đương với khoảng 8,6 triệu đồng. Như vậy mỗi tấn trung bình nhà xuất khẩu lãi khoảng 10 USD.

Nhưng mức giá dứa xuất khẩu năm 2003 còn khá cao. Giá xuất khẩu dứa của Việt nam thường biến động khá cao tuỳ thuộc vào thời điểm, loại sản phẩm và tuỳ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy ngay tại thời điểm đầu năm 2004, giá dứa khúc xuất khẩu sang Mỹ (F.O.B) xuống rất thấp, chưa đạt 500 USD/tấn. Ngoài ra chính sách thưởng xuất khẩu sang Mỹ của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không còn tiếp tục áp dụng nữa nên các công ty xuất khẩu còn bị lỗ. Họ vẫn phải bán cho nhà nhập khẩu để giữ mối hàng.

9 Trần Khắc Thi “Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dứa và cà chua trong hội nhập”, 2000.

147

Page 156: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Bảng 5.18. Chi phí chế biến 1 tấn dứa khúc 20.0Z trong nước dứa năm 200310

TT Khoản mục Đơn vị Chi phí

Tỷ trọng

(%)

1 NVLC 000đ 2430.5 29.1

2 Hộp sắt 000đ 3029.2 36.3

3 Năng lượng, điện 000đ 273.9 3.3

4 Khấu hao TSCĐ, dụng cụ 000đ 410.5 4.9

5 Lương, bảo hiểm 000đ 683.8 8.2

6 Chi phí chung 000đ 804.9 9.7

7 Nhãn 000đ 299.5 3.6

8 Hòm carton 000đ 248.6 3.0

9 Vận chuyển 000đ 78.0 0.9

10 Khác 000đ 80.2 1.0

11 Tổng chi 000đ 8339.1 100.0

12 Tổng chi USD 538.0

13 Giá xuất khẩu USD 548.0

14 Lãi USD/tấn 10.0

Nguồn: Tổng Công ty Vegetexco

Khả năng cạnh tranh trung bình theo DRC

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh theochỉ số DRC với số liệu năm 2004 cho thấy với DRC =0.9, cho thấy Việt Nam vẫn có lợi và có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tuy nhiên khả năng cạnh tranh của dứa là thấp hơn so với các mặt hàng khác.

10 Dứa khúc 20.0Z là loại hộp có trong lượng tinh là 565g, khác với loại hộp 30.0Z có trọng lượng 830g. Thường đơn vị xuất khẩu tính theo carton, gồm 24 hộp. Với loại 20.0Z, một tấn khoảng 74 carton, 1776 hộp.

148

Page 157: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Hình 5.44. DRC của một số mặt hàng năm 2003

0.00.10.20.30.40.50.60.70.80.91.0

Điều Gạo Dứa

Thiếu thương hiệu mạnh

Hiện nay, khoảng 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới thương hiệu nước ngoài. Điều này làm Việt Nam mỗi năm mất đi hàng trăm triệu USD11.

Sự phụ thuộc thương hiệu vào khách hàng làm cho các doanh nghiệp phải bán giá thấp, nhiều khi bị ép giá. Tình trạng này không chỉ đối với rau qủa mà còn đối với nhiều nông sản khác. Chính sự không có thương hiệu làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta hàng năm mất đi hàng triệu USD.

Hộp 5.2. Việt nam mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì không thương hiệu 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải qua trung gian dưới những thương hiệu của các nước khác nên người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết nhiều về những nét đặc thù của nông sản Việt Nam.

 

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp và nâng cao vị thế của của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về cà phê và các sản phẩm

11 VietNamNet 21 May 2005

Hầu hết rau quả xuất khẩu của ta còn chưa có nhãn hiệu.

149

Page 158: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

khác như điều, chè và xuất khẩu thủy sản đều ở mức cao trên thế giới. Tuy nhiên, theo Bộ NN - PTNT, hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất ra nước ngoài đều được bán dưới dạng thô hoặc sơ chế nên chưa tạo giá trị cao để tăng lợi nhuận cho nông dân. Thêm vào đó, trên 90% nông sản Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài là chưa có thương hiệu. Theo tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam, điều này khiến nước ta thất thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Bộ NN - PTNN và Cục Sở hữu trí tuệ, là do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của thương hiệu, vẫn còn quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”, thiếu thông tin thị trường cũng như không rõ về thủ tục, chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ và thương hiệu.

Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu cho rằng việc xây dựng thương hiệu nông sản phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và Nhà nước. Điều quan trọng khác là những sản phẩm nông sản phải tạo được một “linh hồn” gắn liền với lịch sử và truyền thống văn hóa của địa phương. Thêm vào đó, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh và tạo sự độc quyền trên thị trường quốc tế (VietNamNet 22/11/2003)

Chính vì không có thương hiệu và thương hiệu chưa mạnh nên hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất yếu. Chính vì vậy, bài toán lâu dài thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Hộp 5.3. Hàng VN kém cạnh tranh tại Mỹ vì thương hiệu chưa mạnh"Mỹ luôn là thị trường tiềm năng và thực tế đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn hàng hóa của nước ta vào đây đều phải qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các đối tác nước ngoài do chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa đủ mạnh".

Phó cục trưởng Cục Xúc tiến (Bộ Thương mại) Đỗ Thắng Hải đã khẳng định với VnExpress như vậy bên lề hội thảo "Xuất khẩu sang Mỹ, vấn đề thương hiệu và an toàn thực phẩm" sáng nay, tại Hà Nội. Cũng theo ông Hải, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về xây dựng và bảo hộ thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại nhiều nước chứ không chỉ thị trường Mỹ.

Luật sư Cash Hamrick (Công ty trading Corporation) khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên đăng ký thương hiệu khi có ý định làm ăn tại thị trường Mỹ. Bởi theo ông, việc hợp

150

Page 159: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

thức hóa thương hiệu tại đây sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh, thậm chí còn giúp thu hút đầu tư dễ dàng hơn. Ngay cả việc chỉ đăng ký thương hiệu (dù chưa được công nhận) cũng mang lại quyền ưu tiên cho doanh nghiệp đối với thương hiệu đó.

Bên cạnh thương hiệu, vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất tại hội thảo là những yêu cầu nghiêm ngặt của Mỹ liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo các luật sư của trading Corporation, ngoài những quy định chung, doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Việt Nam phải hết sức chú ý tới Đạo luật An toàn Y tế công cộng và Chuẩn bị phản ứng Khủng bố Sinh học mà quốc hội Mỹ vừa thông qua. Dù phải đến 13/12/2003, đạo luật này mới có hiệu lực, nhưng Washington yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc thú vật ở Mỹ đều phải tiến hành đăng ký với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) trước ngày 12/12. Việc đăng ký phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới tên, địa chỉ hoạt động của mỗi cơ sở (và các thương hiệu) mà người đăng ký điều hành kinh doanh, cũng như các loại thực phẩm mà cơ sở xử lý. Riêng các doanh nghiệp nước ngoài còn phải đăng ký tên người đại diện tại Mỹ...

Thiếu các hiệp định thương mại

Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã thúc đẩy mạnh buôn bán giữa hai nước. Kể từ khi ký hiệp định, xuất khẩu nông sản nói chung và dứa nói riêng sang Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Điều này cho thấy những lợi thế từ việc ký kết cac hiệp định thương mại tạo hành lang thông thoáng cho sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Việc Thái Lan và Trung Quốc ký hiệp định buôn bán rau quả đã làm cho xuất khẩu của Việt nam sang Trung Quốc giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình xuất khẩu quả chung của Việt Nam do Trung Quốc là thị trường chính của Việt Nam.

Sau khi ký hiệp định với Trung Quốc, thuế nhập khẩu quả từ Thái Lan chỉ còn 5% năm 2003 và là 0% năm 2004, trong khi đó thuế nhập khẩu quả của Việt Nam sang Trung Quốc trung bình từ 12% đến 24%. Sự chênh lệch này mang lại khó khăn không it cho các nhà xuất khẩu Việt Nam

5.5.4. Phân tích SWOTĐiểm mạnh Đặc điểm khí hậu đa dạng và thích hợp cho sản xuất rau quả

Sản phẩm phong phú

Hỗ trợ từ Chính phủ

151

Page 160: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Thu được nhiều lợi nhuận hơn sản xuất cây lương thực

Cầu trong nước lớn, đặc biệt đối với rau quả tươi

Điểm yếu Thiếu các hiệp định thương mại song phương

Thiếu SPS với các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc

Chất lượng thấp và không đồng đều

Thiếu nguyên liệu cho chế biến

Chưa có thương hiệu mạnh

Phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại kém

Thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo

Cơ sở hạ tầng kém

Các hộ chế biến lạc hậu và nhỏ

Chưa có giám sát kỹ thuật và hệ thống kiểm duyệt

Không có khu vực tập trung chuyên canh

Bệnh tật

Cơ hội Cầu thị trường trong nước và thế giới tăng

Chương trình hỗ trợ từ Chính phủ

Gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore

Đất thích hợp cho sản xuất hoa quả còn có thể mở rộng

Năng suất chế biến còn lớn

Tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật của Chính phủ

Thách thức Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác (Thái Lan) trên cả thị trường trong và ngoài nước

Xuất khẩu sang thị trường chính (Trung Quốc) giảm

Thiên tai (hạn hán, lũ lụt)

Sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân bón

Cơ sở hạ tầng nghèo nàn

5.6. Kết luận

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập có thể rút ra một số kết luận sau:

152

Page 161: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

Việt Nam có lợi thế mạnh trong xuất khẩu gạo, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Việt Nam có lợi thế năng suất cao, giá thành sản xuất thấp. Hơn nữa, lúa gạo là nông sản mũi nhọn và được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước và cố gắng giữ ổn định diện tích. Xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cịu sự cạnh tranh rất mạnh từ nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Thái Lan.

Nhìn chung việc thực hiện CEPT sẽ có ảnh hưởng ít nhiều trong thị trường nội địa, nhập khẩu gạo chất lượng cao từ Thái Lan sẽ tăng lên tuy nhiên sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến cung cầu trong nước. Sự cạnh tranh mạnh đối với Thái Lan là ở thị trường xuất khẩu.

Bên cạn đó, có hai nước có tiềm năng xuất khẩu mạnh là Myanmar và Camphuchia. Hai nước này có thể sẽ là những đối thủ cạnh tranh mạnh về xuất khẩu gạo của Việt Nam và cả Thái Lan trong tương lại.

Một vấn đề nữa còn tồn tại đối với sản phẩm lúa gạo là hiện nay tỷ lệ hao hụt quá cao và điều này mang lại tổn thất rất lớn. Hơn nữa nhìn chung thương hiệu gạo của Việt Nam chưa có, ảnh hưởng ít nhiều đến gía trị xuất khẩu.

Một khó khăn nữa đối với ngành lúa gạo Việt Nam là dù đang là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng Việt Nam không chủ động được giống lúa, hàng năm phải nhập một lượng giống khá lớn từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Đây thực sự là những thách thức lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới mức cung gạo.

Nhìn chung khi thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong AFTA, ngành chăn nuôi lợn không chịu sự ảnh hưởng mạnh. Mặc dù hiện nay Việt Nam không có lợi thế trong xuất khẩu thịt lợn nhưng sự cạnh tranh cũng sẽ không mạnh do có một số nguyên nhân sau:

Sự phát triển chăn nuôi trong nước cũng đang phát triển khá mạnh, sự tăng trưởng nhanh này ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với mức thu nhập dân cư đang tăng lên, việc tập trung vào thị trường nội địa là hướng phát triển tốt. Trong khi đó các nước trong khối ASEAN không phát triển mạnh chăn nuôi lợn, vì thế áp lực cạnh tranh trên sân nhà không nhiều. Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước này cũng không hẳn dễ dàng do sản phẩm thịt lợn của Việt Nam còn nhiều hạn chế (giá thành cao, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu) và do thói quen tiêu dùng của các nước trong khu vực không tiêu thụ sản phẩm thịt lợn nhiều.

Do thói quen tiêu dùng thịt tươi của người dân Việt Nam. Hiện nay có một số sản phẩm nhập ngoại phân phối qua siêu thị (đóng gói sẵn, đông lạnh)

153

Page 162: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

nhưng cũng không đươc người tiêu dùng ưa thích. Việc tiêu thụ các sản phẩm tươi là thói quen của người Việt Nam vì thế những snả phẩm đông lạnh nhập khẩu khó cạnh tranh. Hơn nữa việc mua bán qua sieu thị chưa phải là thói quen của người Việt Nam vì thế lượng hàng tiêu thụ qua kênh này còn rất hạn chế.

Đối với sản phẩm thịt gà sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh từ Thái Lan. Hiện nay, hiệu quả sản xuất gà của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái LaN, giá thành của Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên trong ngắn hạn chưa phải là vấn đề lớn do thói quen tiêu dùng gà giống nội và sản phẩm tươi sống (không qua đông lạnh). Nhưng nếu trong dài hạn khi giá thành của thịt gà Việt Nam đắt hơn, chất lượng lại không đảm bảo (nhất là xảy ra bệnh dịch), người tiêu dùng mất lòng tin sẽ chuyển sang sản phẩm nhập ngoại. Chính vì thế việc chăn nuôi những sản phẩm an toàn, xây dựng vùng chăn nuôi sạch bệnh là vấn đề rất cần thiết. Để thực hiện điều này thì vai trong của kiểm dịch là rất cần thiết.

Sản phẩm chè là sản phẩm ít chịu cạnh tranh nhất khi thực hiện cắt giảm thuế quan CEPT. Hiện nay, mức độ cạnh tranh của sản phẩm chè trong xuất khẩu ở mức trung bình. Vấn đề hiện nay là làm sao tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè trong những năm tới.

Khó khăn của ngành chè hiện nay còn rất nhiều từ khâu nguyên liệu (vườn chè giống cũ, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, dư lượng thuốc), đến chế biến (công nghệ thấp, môi trường bảo quản kém), và xuất khẩu (chủ yếu xuất thô, phụ thuộc mạnh vào Tổng công ty chè, thị trường bất ổn do phụ thuộc vào một số thị trường chính như I rắc, thương hiệu chưa mạnh, năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp nhà nước còn yếu …)

Đối với sản phẩm tiêu: Việt Nam là nước có lợi mạnh trong xuất khẩu tiêu.Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu tiêu từ Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra trên thị trường xuất khẩu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, duy trì và phát triển xuất khẩu cần tập trung mạnh vào khâu nguyên liệu và chế biến hơn nữa. Trong đó, việc phát triển vùng nguyên liệu tập trung không bị sâu bệnh, và phát triển tiêu chế biến theo công nghệ cao (ASTA) là rất cần thiết.

Đối với sản phẩm dứa: đây là sản phẩm chịu sự cạnh tranh mạnh với các nước trong khối ASEAN. Tuy nhiên sự cạnh tranh này diễn ra mạnh ở bên thị trường xuất khẩu. Giá thành xuất khẩu của Việt Nam còn cao, thương hiệu

154

Page 163: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2006/12/BAO CAO AFTA- VER 03_15582.doc · Web viewNhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như

yếu, chủ yếu vẫn xuất qua trung gian… Hiện nay, Việt Nam không có lợi thế mạnh trong xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên việc mở rộng ra các thị trường là thuận lợi giúp Việt Nam có thể phát triển, mở rộng sản xuất và xuât khẩu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dứa xuất khẩu Việt Nam cần chú ý cải thiện một số vấn đề sau:

Nâng cao áp dụng giống mới năng suất cao nhằm giảm giá thành nguyên liệu, tăng cường đầu tư cho áp dụng giống mới CAYEN.

Hỗ trợ tăng cường công tác xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại

Cải tiến hệ thống công nghệ chê biến, nâng cao chất lượng

Hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, nhất là các kiến thức hộ nhập.

155