hồ trữ lũ và cấp nước ngọt trà sư – tri tôn, tỉnh an giang

78
Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (ICMP) Thực thi bởi

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

Nghiên cứu khả thi Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)

Thực thi bởi

Page 2: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang
Page 3: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

Tra Su – Tri Ton Reservoir for Flood Storage and Fresh Water Supply in An Giang Province

Feasibility Study Integrated Coastal Management Programme (ICMP)

Tác giả:TS. Thorsten Albers (von Lieberman GmbH, CHLB Đức)

TS. Johannes Wölcke (UNIQUE, CHLB Đức)

Maximilian Roth (UNIQUE, CHLB Đức)

TS. Miriam Vorlaufer (UNIQUE, CHLB Đức)

TS. Anke Reichhuber (UNIQUE, CHLB Đức)

Christina Pieper (UNIQUE, CHLB Đức)

TS. Đặng Thanh Lâm (Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam)

Tháng 7/2018

Page 4: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

Mục lục

Danh mục bảng biểu ..............................................................................................iDanh mục hình vẽ ................................................................................................. iiNguồn biểu đồ và hình ảnh ............................................................................... iiiDanh mục thuật ngữ viết tắt .............................................................................iv

1 Tóm tắt ..................................................................................................................1

2 Giới thiệu .............................................................................................................2

3 Mô tả nhiệm vụ tư vấn .....................................................................................33.1 Khởi động nghiên cứu khả thi ....................................................................... 33.2 Nghiên cứu tài liệu hiện có ............................................................................ 33.3 Chuyến khảo sát thực địa lần thứ nhất, tháng 1/2018 .............................. 43.4 Báo cáo công tác ............................................................................................. 43.5 Đánh giá khả thi ............................................................................................ 10

Page 5: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

4 Mô tả vùng dự án ............................................................................................114.1 Địa hình .......................................................................................................... 114.2 Thủy văn ......................................................................................................... 114.3 Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................... 13

4.3.1 Các thông số địa kỹ thuật .................................................................................................. 13

4.3.2 Đặc điểm địa hóa ................................................................................................................ 14

5 Mô tả dự án đề xuất .......................................................................................15

6 Đánh giá khả thi dự án đề xuất ..................................................................176.1 Tính khả thi về kỹ thuật ............................................................................... 17

6.1.1 Tổng quan về thủy văn ...................................................................................................... 17

6.1.2 Vị trí và kích thước ............................................................................................................... 18

6.1.3 Đánh giá lượng bốc hơi ..................................................................................................... 21

6.1.4 Đánh giá lượng thấm ngấm .............................................................................................. 22

6.1.5 Lượng nước đầu vào .......................................................................................................... 22

Page 6: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

6.1.6 Lưu lượng xả......................................................................................................................... 23

6.1.7 Mô hình thủy văn ................................................................................................................ 25

6.1.8 Tóm tắt các hạng mục công trình ................................................................................... 27

6.1.9 Các yếu tố địa kỹ thuật và công trình ............................................................................. 29

6.1.10 Bảo vệ mái dốc .................................................................................................................... 34

6.1.11 Tính toán tải trọng (vd: cho giao thông)......................................................................... 37

6.2 Tính khả thi về thể chế ................................................................................. 376.2.1 Các chủ thể và bên liên quan ........................................................................................... 37

6.2.2 Các luật và quy định liên quan ......................................................................................... 40

6.2.3 Các phương án tăng cường thể chế ............................................................................... 41

6.3 Tính khả khi về môi trường ......................................................................... 416.3.1 Các chất ô nhiễm đất ......................................................................................................... 41

6.3.2 Quá trình a-xít hóa đất và quản lý đất ........................................................................... 42

6.3.3 Đa dạng sinh học ................................................................................................................ 43

6.3.4 Rừng tràm Trà Sư ................................................................................................................ 45

6.4 Tính khả thi về kinh tế xã hội ...................................................................... 46

6.5 Tính khả thi về kinh tế ................................................................................. 52

6.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội .............................................. 55

6.7 Yêu cầu nâng cao năng lực .......................................................................... 586.7.1 Các phương án phát triển năng lực ................................................................................ 59

7 Các kết quả và khuyến nghị chính ............................................................61

8 Kết luận .............................................................................................................63

9 Danh mục tài liệu tham khảo .....................................................................64

Page 7: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

i

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thông số đất trong vùng dự án ...................................................................................................... 13

Bảng 2: Các đặc điểm của hai kịch bản BĐKH ............................................................................................ 18

Bảng 3: Dung tích hồ theo các phương án thiết kế khác nhau .............................................................. 20

Bảng 4: Lưu lượng tối đa qua các cống trong trường hợp xả lũ ............................................................ 24

Bảng 5: Các thông số chính của hồ chứa đề xuất ..................................................................................... 27

Bảng 6: Tham số của các lớp đất vùng dự án ............................................................................................. 29

Bảng 7: Các yếu tố riêng về tác động hoặc ảnh hưởng của tác động .................................................. 29

Bảng 8: Các yếu tố chống chịu riêng đối với nền đất ............................................................................... 30

Bảng 9: Các yếu tố riêng đối với tham số đất ............................................................................................. 30

Bảng 10: Tính toán địa kỹ thuật về sụt lún và sụp đổ nền móng .......................................................... 32

Bảng 11: Kết quả tính toán xác định trạng thái giới hạn ......................................................................... 33

Bảng 12: Tóm tắt về các bên liên quan ........................................................................................................ 38

Bảng 13: Tổng quan về các luật và quy định liên quan ............................................................................ 40

Bảng 14: Tổng quan về các dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước.................................................... 45

Bảng 15: Quy mô hồ chứa (Phương án 4) ................................................................................................... 47

Bảng 16: Chi phí xây dựng ............................................................................................................................... 47

Bảng 17: Lịch canh tác lúa hai vụ .................................................................................................................. 48

Bảng 18: Chi phí và thu nhập từ hệ thống canh tác lúa hai vụ .............................................................. 48

Bảng 19: Tổng quan về quy mô của các mô hình sinh kế thay thế (kịch bản 6 năm) ...................... 52

Bảng 20: Tổng quan về dòng tiền của các mô hình sinh kế thay thế ................................................... 52

Bảng 21: Tổng dòng tiền của các mô hình sinh kế ................................................................................... 52

Bảng 22: Tóm tắt kết quả phân tích kinh tế ................................................................................................ 54

Bảng 23: Đánh giá các biện pháp bảo vệ an toàn môi trường và xã hội (Dựa trên Tiêu chuẩn môi trường xã hội của Ngân hàng thế giới) ............................................................................... 56

Bảng 24: Phân tích năng lực của các bên liên quan ở trung ương/khu vực cũng như cấp tỉnh theo phương pháp SWOT .............................................................................................................. 58

Bảng 25: Tổng quan các phương án phát triển năng lực trực tiếp ....................................................... 59

Page 8: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

ii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Vùng dự án và hồ chứa đề xuất ..........................................................................................................2Hình 2: Cửa lấy nước (trái) và đập cao su (phải) ............................................................................................7Hình 3: Đê bao phía Đông (trái) và đê bao phía Tây (phải) .........................................................................8Hình 4: Kênh chính ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ...............................................................................9Hình 5: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam, và vùng dự án ............................................ 11Hình 6: Mực nước vào mùa lũ tại Trạm Xuân Tô ........................................................................................ 12Hình 7: Hướng dòng chảy lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa lũ năm 2000 ....................... 13Hình 8: Hồ chứa dự kiến và vị trí các cống 1-6 ........................................................................................... 16Hình 9: Phạm vi hồ chứa dự kiến trên nền ảnh vệ tinh ........................................................................... 16Hình 10: Chế độ vận hành giản lược ............................................................................................................. 17Hình 11: Hồ chứa không bao gồm rừng tràm Trà Sư ............................................................................... 19Hình 12: Sơ đồ hồ chứa với các hạng mục thiết kế ................................................................................... 19Hình 13: Phương án thiết kế có thêm phần diện tích phía nam rừng tràm Trà Sư .......................... 20Hình 14: Lượng bốc hơi tính cho lòng hồ có bao gồm phần phía nam rừng tràm Trà Sư .............. 21Hình 15: Công suất bơm cần thiết để bù đắp lượng bốc hơi ................................................................. 21Hình 16: Lượng thấm ngấm và công suất bơm cần thiết để bù thấm ................................................. 22

Hình 17: Lưu lượng lấy nước qua cống có chiều rộng 40m tính cho các mực nước khác nhau trên kênh Vĩnh Tế ............................................................................................................................. 23

Hình 18: Lưu lượng xả qua các cống ............................................................................................................ 24Hình 19: Bể hấp thụ tạo bước nhảy thủy lực .............................................................................................. 25Hình 20: Mực nước và tình hình sử dụng nước với các phương án khác nhau .................................. 26Hình 21: Mặt cắt điển hình của đê bao phía tây ........................................................................................ 30Hình 22: Biểu đồ ứng suất dưới đê bao ....................................................................................................... 31Hình 23: Trượt cung tròn khi vượt quá trạng thái giới hạn ..................................................................... 33Hình 24: Khả năng trượt dốc với độ dốc tối đa 19,9° ............................................................................... 34Hình 25: Trít vữa hoàn toàn (trái) và trít vữa một phần (phải) ................................................................ 35Hình 26: Xếp đá (trên); Đổ đá (giữa); và Rọ đá (dưới) ................................................................................ 35Hình 27: Tường ván gỗ ..................................................................................................................................... 36Hình 28: Bó cừ (trái) và bó cừ nhét thêm đá (phải) ................................................................................... 36Hình 29: Kích thước giả định của các phương tiện giao thông khác nhau .......................................... 37Hình 30: Những thay đổi về sinh thái theo chu kỳ lũ ................................................................................ 44Hình 31: Vườn nổi ở Bangladesh (Nguồn: Rahman) ................................................................................. 49Hình 32: Nuôi cá trong hồ sen ....................................................................................................................... 51

Hình 33: Sự nhạy cảm của tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR với phần diện tích lòng hồ dành cho sản xuất nông nghiệp. ..................................................................................................................... 53

Hình 34: Độ nhạy cảm của IRR theo tần suất hạn hán ............................................................................ 54

Page 9: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

iii

NGUỒN BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1: Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy Lợi (TLUC)Hình 2: Thorsten AlbersHình 3: Thorsten AlbersHình 4: Thorsten AlbersHình 5: Thorsten AlbersHình 6: Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy Lợi (TLUC)Hình 7: SIWRRHình 8: Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy Lợi (TLUC)Hình 9: Google EarthHình 10: Thorsten AlbersHình 11: Google EarthHình 12: Thorsten AlbersHình 13: Google EarthHình 14: Thorsten AlbersHình 15: Thorsten AlbersHình 16: Thorsten AlbersHình 17: Thorsten AlbersHình 18: Thorsten AlbersHình 19: http://docplayer.org/docs-images/51/28145902/images/15-0.pngHình 20: Thorsten AlbersHình 21: Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy Lợi (TLUC)Hình 22: Thorsten AlbersHình 23: Thorsten AlbersHình 24: Thorsten AlbersHình 25: Bundesanstalt für Wasserbau (BAW)Hình 26: Bundesanstalt für Wasserbau (BAW)Hình 27: Technisches HilfswerkHình 28: Technisches Hilfswerk Hình 29: Schneider BautabellenHình 30: Coates Hình 31: RahmanHình 32: IUCNHình 33. UNIQUEHình 34. UNIQUE

Page 10: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

iv

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CBA Phân tích chi phí – lợi ích

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DoNREDWR

Sở Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Thủy lợi

EIA Đánh giá tác động môi trường

FS Nghiên cứu Khả thi

GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức

HCMC Thành phố Hồ Chí Minh

ICMP Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển

IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

LXQ Tứ giác Long Xuyên

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

MD Đồng bằng sông Cửu Long

PoR Đồng Tháp Mười

PPC Ủy ban nhân dân Tỉnh

SEA Đánh giá môi trường chiến lược

SIWRP Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam

SIWRR Viện Khoa học thủy lợi miền Nam

SP Tiểu dự án

ToR Điều khoản tham chiếu

TLUCVNDMA

Công ty TNHH Tư vấn của Đại học Thủy lợiTổng cục Phòng, chống thiên tai

WB Ngân hàng thế giới

Page 11: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang
Page 12: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

vi

Page 13: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

1

Nghiên cứu khả thi của GIZ về “Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang” trình bày kết quả đánh giá kỹ thuật về công trình trữ nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Ý tưởng về hồ chứa do tỉnh An Giang đề xuất. Một đơn vị tư vấn trong nước đã dự thảo đề cương thiết kế để tỉnh kêu gọi đầu tư. Đề xuất lấy nước ngọt từ kênh Vĩnh Tế để tích vào hồ vào cuối mùa mưa khi mực nước kênh còn đủ cao và xả nước phục vụ cấp ngọt cho các khu vực lân cận vào mùa khô. Cách thức vận hành này đảm bảo hồ có đủ nước ngọt để cấp nước trong thời kỳ khô hạn cũng như giúp giảm chi phí bơm nước tại các vùng lân cận. Theo đề xuất, các công trình hiện có như đê bao, kênh mương sẽ được tận dụng, có xây dựng thêm một số công trình phụ trợ như cống, trạm bơm và đê bao.

Nghiên cứu này đánh giá tính khả thi tổng thể của đề xuất hồ chứa nêu trên. Báo cáo khả thi trình bày các phát hiện và kết quả đánh giá chính và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị thực hiện và các bước tiếp theo.

Giai đoạn đầu của nhiệm vụ tư vấn này bao gồm một đợt tham vấn và khảo sát thực địa thu thập dữ liệu vào tháng 1/2018. Công tác đánh giá khả thi được tiến hành vào tháng 2 và tháng 3/2018, căn cứ vào các thông tin và dữ liệu đã thu thập được cũng như các phân tích ban đầu của đơn vị tư vấn Việt Nam. Một số thông tin và dữ liệu được thu thập thông qua đợt tham vấn lần thứ nhất. Rất nhiều nội dung phân tích và đánh giá, bao gồm các tác động kinh tế - xã hội, được tiến hành dựa trên bộ sở cứ và dữ liệu tổng hợp này. Sau khi dự thảo báo cáo này được giao nộp, GIZ tổ chức hội thảo tham vấn lần thứ hai (cũng là hội thảo cuối cùng) – dự kiến vào tháng 4/2018. Đơn vị tư vấn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với các bên liên quan và GIZ. Các ý kiến sẽ được tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện báo cáo cuối cùng.

Một phần của nhiệm vụ tư vấn này bao gồm phân tích cân bằng nước tổng thể trong các điều kiện thủy văn và thủy lực của vùng. Các quá trình thủy văn liên quan như bốc hơi, mưa và thấm ngấm được tính toán mô phỏng thông qua một mô hình giản lược. Lấy nước từ kênh Vĩnh Tế được xác định là một vấn đề cốt lõi. Cách thức vận hành chung của hồ cũng được phân tích trong đó các tác động môi trường được xem là yếu tố quyết định. Thiết kế đề xuất đã được điều chỉnh theo các kết quả ban đầu, và phương án tiềm năng nhất đã được nghiên cứu sâu. Hiệu suất thủy lực của các công trình đề xuất cũng được đánh giá. Các tham số địa kỹ thuật, biên độ lún, khả năng sạt lở chân đê bao và độ dốc tới hạn được tính toán. Chiều cao tối đa và độ dốc tới hạn của đê

bao được phân tích. Tất cả các kết quả này đã được sử dụng để đưa ra các khuyến nghị thực hiện, bao gồm cả các công trình đào đắp.

Nhìn chung, trên quan điểm thủy lực và thủy văn thì điều kiện cân bằng nước tổng thể là phù hợp để vận hành hồ chứa theo như đề xuất. Liên quan đến chi phí và lợi ích thì kích thước hồ là một yếu tố quyết định. Mặc dù thiết kế ban đầu có thể được xem là hiệu quả về chi phí vì tận dụng được các công trình hiện có, nhưng cũng đòi hỏi phải đào đắp và xây dựng các hạng mục bổ sung.

Chúng tôi khuyến nghị tránh nạo vét vì chi phí nạo vét và các chi phí liên quan sẽ làm tăng đáng kể chi phí dự án. Ngoài ra, việc nạo vét sẽ khiến quá trình phê duyệt trở nên phức tạp hơn do tiềm ẩn các tác động lớn về môi trường.

Chúng tôi cũng khuyến nghị không bao gồm rừng tràm Trà Sư trong phạm vi lòng hồ. Tình trạng ngập nước kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng tràm. Việc điều chỉnh (thu nhỏ) kích thước hồ (do không bao gồm rừng tràm Trà Sư) và giảm độ sâu hồ để tránh nạo vét sẽ làm giảm diện tích và dung tích của hồ và như vậy sẽ hạn chế các lợi ích mang lại của dự án.

Theo kết quả tính toán, quá trình bốc hơi sẽ làm tăng đăng kể chi phí bơm nước để duy trì mực nước trong hồ. Cần nâng cao trình của hệ thống đê bao để bù lún. Nhưng nguy cơ sụt chân cũng giới hạn chiều cao tối đa của hệ thống đê bao. Do đó, không thể tăng dung tích hồ bằng cách nâng cao trình hệ thống đê bao.

Cơ chế bồi thường do mất đất đai hoặc ảnh hưởng tới sinh kế, thu nhập của các cộng đồng địa phương do việc xây dựng hồ chứa là rất quan trọng. Nghiên cứu khả thi về thể chế đã cho thấy sự cần thiết phải tăng cường phối hợp liên tỉnh, xuyên biên giới và với cấp trung ương để đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm ẩn và tích hợp dự án hồ chứa này vào các quy hoạch, kế hoạch ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Cần xây dựng năng lực cho các chủ thể và bên liên quan để thực hiện điều này.

Kết quả của phân tích kinh tế cho thấy lợi ích kinh tế của hồ cần được cân nhắc thêm. Dự án này chỉ có lợi ích kinh tế với những giả định lạc quan. Do đó, tính kinh tế của dự án cần cân nhắc cẩn trọng trong quá trình nghiên cứu tiếp theo. Kết quả cho thấy việc lựa chọn và thực hiện các mô hình sinh kế thay thế là yếu tố cốt lõi trong việc công trình có mang lợi ích về kinh tế hay không.

1. TÓM TẮT

Page 14: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

2

Sản lượng lúa gạo tỉnh An Giang hàng năm đạt hơn 3,6 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 500.000 đến 600.000 tấn. Trong những năm gần đây, An Giang đã ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và trồng các giống lúa có giá trị cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa quy mô lớn. Đây được xem là một nỗ lực làm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, định hướng của An Giang là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình hình khô hạn kéo dài và thiếu nguồn nước do xây dựng hồ chứa ở thượng nguồn đã gây những thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ví dụ, mặc dù đã có dự báo đầy đủ về tình hình hạn hán vụ đông – xuân 2015-2016 đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời của chính phủ, thiệt hại về sản lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn rất lớn.

Trước tình hình như vậy, cần kết hợp các giải pháp phi công trình như chuyển đổi hệ thống cây trồng

hoặc mô hình sản xuất và giải pháp công trình như xây dựng hồ chứa để tăng cường khả năng trữ nước ngọt. Dự án hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn đã được đề xuất trong bối cảnh đó. Hồ chứa dự kiến nằm ở huyện Tịnh Biên, phía hạ lưu 2 đập cao su Trà Sư và Tha La (Hình 1). Mục tiêu chính của dự án đầu tư này bao gồm:

y Kiểm soát lũ từ Campuchia vào vịnh Thái Lan và kiểm soát lũ cho vùng phía nam Quốc lộ 91 nhằm bảo vệ diện tích lúa vụ Hè-Thu và tăng diện tích lúa vụ Thu-Đông trong vùng dự án. Mạng lưới công trình thoát lũ Châu Đốc - Tịnh Biên nằm trong hệ thống kiểm soát lũ Tứ giác Long Xuyên sẽ được vận hành chủ động để đáp ứng mục tiêu này.

y Trữ lũ và cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp.

y Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản vụ Đông-Xuân và vụ Hè-Thu.

y Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài.

2. GIỚI THIỆU

Hình 1: Vùng dự án và hồ chứa đề xuất

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 4

Figure 1: Project area and proposed reservoir

Page 15: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

3

3.1 Khởi động nghiên cứu khả thi

Nhiệm vụ tư vấn này được bắt đầu tháng 12 năm 2017, bao gồm việc thành lập nhóm tư vấn, hoàn thiện kế hoạch thực hiện và xác định vai trò và trách nhiệm cụ thể của các thanh viên.

Các nhiệm vụ trọng tâm của gói tư vấn, đặc biệt là các nhiệm vụ từ 1 đến 3 (nghiên cứu các tài liệu hiện có, bao gồm việc tổng hợp các thông tin dữ liệu hiện có và xác định các thông tin dữ liệu cần bổ sung) đã được thảo luận kỹ trong giai đoạn này. Các nhiệm vụ của gói tư vấn được lên kế hoạch và thực hiện theo chuỗi logic. Việc nghiên cứu các tài liệu hiện có bao gồm nội dung rà soát kỹ lưỡng bản đề xuất dự án để hiểu rõ về dự án này. Nhờ trước đây đã từng thực hiện các nhiệm vụ tư vấn liên quan trong vùng, nên nhóm tư vấn có hiểu biết tốt về dự án qua đó kế hoạch thực hiện đã được điều chỉnh một chút để có thể tiến hành đợt tham vấn đầu tiên và chuyến khảo sát thực tế thu thập dữ liệu vào cuối tháng 1 năm 2018.

Dưới đây là các tài liệu chính đã được nghiên cứu rà soát:

y Tóm tắt Đề xuất dự án “Hồ trữ lũ và cung cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn” do Công ty tư vấn của Trường Đại học Thủy lợi (chi nhánh phía Nam) lập

y Bài trình bày về dự án trên của Công ty tư vấn của Trường Đại học Thủy lợi (chi nhánh phía Nam)

y “Thu thập và đánh giá các thông tin cơ bản về Chiến lược trữ nước Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Koos Neefjes và Lê Anh Tuấn biên soạn, tháng 11 năm 2017

y Nghiên cứu khả thi của Chương trình GIZ/ICMP “Quản lý nước ở vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long”, do Công ty tư vấn UNIQUE thực hiện năm 2016

y Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên do Bộ NN&PTNT ban hành ngày 20/12/2017

3.2 Nghiên cứu tài liệu hiện có

Khâu rà soát tài liệu hiện có này dẫn đến một số vấn đề kỹ thuật cần được làm rõ trong đợt tham vấn đầu tiên. Ngoài ra, các dữ liệu và tài liệu cần thiết cũng được xác định ở khâu này. Nhìn chung, công tác nghiên cứu rà soát các tài liệu kỹ thuật hiện có do đơn vị tư vấn phía Việt Nam cung cấp được chia thành ba chủ đề:

y Thủy văn

y Thủy lực

y Quản lý đất

Trong phần Tóm tắt đề xuất cũng như bài trình bày về dự án, có một số điểm không nhất quán về cách tính diện tích hồ, dung tích trữ và mực nước. Những tính toán này, bao gồm lớp thông tin cơ bản về độ cao địa hình, cần được xác minh. Các file dữ liệu số về hình học hồ chứa, bao gồm mô hình số địa hình, cũng cần phải xác minh cách tính toán.

Hơn nữa, bản Tóm tắt đề xuất cũng đề cập đến các báo cáo kỹ thuật về Quy trình vận hành của hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên. Các báo cáo và quy trình vận hành này cùng các tài liệu liên quan như quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quản lý nước và thủy lợi, quản lý lũ, nông nghiệp, thủy sản, rừng, giao thông – của Đồng bằng sông Cửu Long, Tứ giác Long Xuyên và các tỉnh liên quan, đặc biệt là An Giang và Kiên Giang – đều đã được nghiên cứu rà soát.

Công tác nghiên cứu tài liệu hiện có cũng cho thấy cần thảo luận và đánh giá các mô hình hiện có đã được sử dụng để xây dựng quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên (được GIZ hỗ trợ một phần).

Nguồn nước từ kênh Vĩnh Tế để cấp vào hồ chứa là một yếu tố cốt lõi của dự án theo đó cần lắp đặt một số trạm bơm. Ở đây có một vấn đề đặt ra là liệu có khả thi khi sử dụng công trình đập ngăn để kiểm soát nước đầu vào. Trong trường hợp này, cần đánh giá và xác minh chế độ thủy văn cũng như mô hình quản lý vận hành hồ.

3. MÔ TẢ NHIỆM VỤ TƯ VẤN

Page 16: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

4

Ngoài ra, cần có danh mục chi tiết hơn về các chi phí xây dựng để đánh giá một cách cụ thể và tin cậy hơn. Trong trường hợp này, các yếu tố địa công trình như nền móng đập, đê bao và cửa cống đã được xác định là những hạng mục quan trọng. Cần có thông tin bổ sung chi tiết hơn về công tác khảo sát địa chất đã thực hiện để có thể tính toán các chi phí xây dựng một cách chính xác hơn. Để có thiết kế kỹ thuật phù hợp và ước tính chi phí tin cậy, cũng cần thêm thông tin về nền đất ở vùng dự án.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu các tài liệu hiện có, nhóm tư vấn thấy cần làm rõ các vấn đề kỹ thuật về thủy lực, thủy văn và quản lý đất như đã nêu ở trên trước khi tiến hành đánh giá các chi phí và lợi ích của dự án.

3.3 Chuyến khảo sát thực địa lần thứ nhất, tháng 7/2018

Giai đoạn đầu của gói tư vấn bao gồm đợt tham vấn thứ nhất và khảo sát hiện trường để thu thập dữ liệu. Trong số các nội dung chính, đợt tham vấn lần này bao gồm đánh giá vị trí dự án và bản thiết kế sơ bộ và lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan ở cấp trung ương, cấp vùng và cấp tỉnh. Mục tiêu chính là xác nhận tính hợp thức của các vấn đề nghiên cứu và lấy ý kiến về kế hoạch thực hiện nghiên cứu khả thi. Một hội thảo nhỏ đã được tổ chức với các bên liên quan chủ chốt. Kế hoạch thực hiện gói tư vấn đã được hoàn tất với sự phối hợp chặt chẽ với Chương trình GIZ ICMP. Thành phần tham dự, chương trình và các nội dung chính của hội thảo được đề cập trong Báo cáo Khởi động.

3.4 Báo cáo công tác

Ngày 19/1, một cuộc họp đã được tổ chức tại Tổng cục Thủy lợi (DWR) của Bộ NN&PTNT tại Hà Nội với sự tham dự ông Đỗ Văn Thành (Phó Tổng cục trưởng) và ông Hoàng Anh Tuấn (Phó Vụ trưởng) cùng một số cán bộ của Tổng cục. Nhóm tư vấn trình bày tổng quan về dự án hồ chứa để mọi người hiểu rõ về đề xuất này.

Sau đó, các thành viên cuộc họp thảo luận những vấn đề liên quan, trong đó bao gồm yếu tố liên quốc gia của 2 đập cao su Trà Sư, Tha La và kênh Vĩnh Tế. Như vậy, đề xuất dự án phải phù hợp với các quy định quốc tế, chẳng hạn như phải thông báo cho Ủy ban Sông Mê-kông. Cho đến nay, hồ chứa này chưa

phải là một phần của bất kỳ quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt nào và đề xuất này của tỉnh An Giang là nhằm mục tiêu chính là đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh. Trong bối cảnh như vậy, sự tham gia của Bộ NN&PTNT trong quá trình quy hoạch là rất cần thiết.

Việc xây dựng hồ chứa này sẽ làm thay đổi hệ thống quản lý nước trong vùng. Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi và các kế hoạch quản lý nước hiện có của tỉnh An Giang và Kiên Giang cũng cần được cập nhật theo.

Để đảm bảo tuân thủ tiếp cận liên tỉnh ngay từ giai đoạn chuẩn bị, GIZ/ICMP khuyến nghị mời đầy đủ đại diện các cơ quan liên quan của cả 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang tham dự hội thảo tham vấn lần thứ nhất, cũng như nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Các đại biểu cũng chia sẻ rằng trong điều kiện nguồn nước hiện tại thì tỉnh An Giang vẫn đủ nước dù chưa có hồ chứa. Thiếu nước là vấn đề lớn đối với Kiên Giang hơn là An Giang. Do đó, rất cần tiến hành phân tích chi phí - lợi ích (CBA) của dự án này. Trong phân tích hiệu quả kinh tế, cần xem xét một thực tế là không phải năm nào tình trạng khô hạn cũng xảy ra trong khu vực.

Bản thiết kế đề xuất trong đó kênh Vĩnh Tế là nguồn cấp nước duy nhất cho hồ - được xem là rủi ro vì trong một số năm mực nước trên kênh Vĩnh Tế có thể xuống rất thấp. Thêm nữa, Tứ giác Long Xuyên có vai trò rất quan trọng trong thoát lũ. Như vậy, nên xem xét dời vị trí lấy nước xuống phía hạ lưu 2 đập cao su để đảm bảo hiệu quả kiểm soát lũ. Liên quan tới vấn đề này, các đại biểu cũng đề cập đến kế hoạch thay thế 2 đập cao su bằng các cống bê tông. Hiện tại, 2 đập cao su được sử dụng để quản lý nước phục vụ sản xuất lúa trong vùng dự án. Nếu hồ được xây dựng thì chức năng này sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, 2 đập cao su có yếu tố quốc tế nên cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về vị trí cửa lấy nước.

Kích thước của hồ chứa và nhu cầu nước giả định được xem là quá lớn. Các đại biểu khuyến nghị nên thiết kế hồ với 3 hoặc 4 ngăn có thể vận hành riêng để có thể kiểm soát tốt hơn, đặc biệt là trong trường hợp sự cố.

Các đại biểu cũng chỉ ra rằng nền đất trong vùng là đất yếu. Do vậy việc đảm bảo nền móng công trình như đê và đê bao là khá phức tạp. Khi tính toán địa kỹ thuật phải tính đến khả năng sạt lở do độ dốc nếu có nạo vét và xây dựng đê bao. Hơn nữa, toàn bộ khu vực đều có lớp đất phèn, hàm chứa những

Page 17: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

5

tác động tiềm tàng về môi trường do vậy cần rất cân nhắc khi quyết định nạo vét. Như vậy, dung tích thực của hồ có thể nhỏ hơn nhiều so với thiết kế hiện tại. Chi phí nạo vét bảo trì kênh mương ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất cao, và đối với hồ chứa cũng tương tự. Đây là yếu tố cần cân nhắc vì lượng bùn cát tích tụ trong hồ theo ước tính sẽ khá lớn.

Cũng phải xem xét các tác động của quá trình xây dựng các công trình phụ trợ như cống đối với sự di chuyển của cá và thủy sinh. Diễn biến chất lượng nước cần được nghiên cứu do có sự vận chuyển các chất gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng công trình.

Mối liên hệ (về sinh thái, chế độ thủy văn v.v) giữa hồ chứa và rừng tràm Trà Sư cũng phải được nghiên cứu đầy đủ.

Về ngôn ngữ, thuật ngữ “hồ chứa” được xem là không đủ tính chính xác đối với dự án này bởi vì dự án có tính đến việc thiết lập (và duy trì) dòng chảy qua hồ. Tư vấn khuyến nghị nên tìm một thuật ngữ thỏa đáng hơn.

Cũng trong ngày 19/1, một cuộc họp đã được tổ chức tại Tổng cục phòng, chống thiên tai (VNDMA) của Bộ NN&PTNT tại Hà Nội. Tham dự có bà Đoàn Thị Tuyết Nga (Giám đốc Vụ KHCN&HTQT) và ông Tạ Ngọc Tân (Chuyên viên). Nhìn chung, theo VNDMA thì An Giang được xác định là khu vực có tiềm năng để trữ nước ngọt. Tỉnh An Giang và Kiên Giang có sự đồng thuận về nhu cầu trữ nước ngọt trong khu vực. Tuy nhiên, vùng dự án lại không phải là khu vực có tình trạng thiếu nước trầm trọng nhất và cho đến nay chưa có thiệt hại nghiêm trọng nào xảy ra tại khu vực này. Mối quan tâm của tỉnh An Giang về trữ nước thực ra là nhắm tới các kịch bản trong tương lai.

Giả định rằng một cơ chế hợp tác giữa An Giang và Kiên Giang sẽ được xây dựng và thực hiện suôn sẻ, cũng như Kiên Giang sẽ được hưởng lợi từ hồ chứa. Dự án Tuyến thoát lũ An Giang – Kiên Giang (hiện là một Tiểu dự án thuộc WB-9 của Ngân hàng Thế giới) đã được thảo luận nhiều và hiện vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Hiện chưa có thông tin chính thức về tình trạng của Tiểu dự án này (liệu có thực hiện hay không).

Khái niệm hồ chứa theo đề xuất của dự án này có sự khác biệt so với khái niệm truyền thống về trữ nước trong hồ chứa. Như vậy, khái niệm và ý tưởng này cần được giải thích sâu sắc hơn, bao gồm những minh họa chi tiết về thủy văn, thủy lực. Hiểu theo cách thông thường, một hồ chứa sẽ trữ nước bên

trong phạm vi lòng hồ được giới hạn bới các công trình phân ranh, và không có sự lưu thông dòng chảy đáng kể qua hồ. Trong khi hồ chứa đề xuất lại khác – có dòng chảy qua hồ, với lưu lượng đáng kể. Vì vậy, khuyến nghị nên xem lại tên gọi cũng như bản chất của công trình.

Đề xuất cũng phải phù hợp với quy định pháp luật về xây dựng đê điều, cống và đê bao. Đối với hồ chứa quy mô lớn, quy trình vận hành là rất quan trọng. VNDMA quan tâm đến những vấn đề như cao trình của đê đê bao đê bao trong dự án này vì công tác quản lý nước có mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực giảm thiểu rủi ro.

Ngày 22/1, một cuộc họp đã được tổ chức tại Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP) tại TP.HCM với sự tham dự của nhóm cán bộ của Viện cùng nhóm tư vấn và Chương trình GIZ/ICMP. Các tư vấn trong nước đã được thông báo về kết quả các cuộc họp tại Bộ NN&PTNT. Các đại biểu cho biết hiện chưa có cập nhật chính thức về viễn cảnh của Tiểu dự án tuyến thoát lũ An Giang – Kiên Giang thuộc Dự án WB-9. Điều này cần được làm rõ vì Tiểu dự án này được lập cho cùng một khu vực và chồng lấp một phần với phạm vi hồ chứa đề xuất. Mục đích của hồ chứa đề xuất chỉ giới hạn ở trữ và cấp nước mà không có chức năng kiểm soát lũ. Bản đề xuất hiện có dựa trên những đánh giá thủy lực khá đơn giản. Các khía cạnh kinh tế - xã hội chưa được phân tích thấu đáo. Luận điểm chính trong đề xuất xây dựng hồ chủ yếu dựa trên tính kinh tế và như vậy cần thiết phải phân tích các yếu tố kinh tế một cách sâu sắc và toàn diện. Trong đợt khô hạn cực đoan năm 2016, lưu lượng nước quan trắc tại sông Hậu xuống thấp nhất trong 80 năm. Hiện tượng cực đoan này được cho là sẽ chỉ lặp lại sau khoảng 100 năm. Điều này phải được xem xét khi phân tích chi phí – lợi ích của hồ.

Cũng vào ngày 22/1, một cuộc họp với Công ty TNHH Tư vấn Trường đại học Thuỷ lợi (TLUC) được tổ chức tại TP.HCM với sự tham dự của ông Phạm Cao Tuyến (Giám đốc) và cộng sự. Đây là một đơn vị chuyên ngành đã cố vấn giúp UBND tỉnh An Giang lập thiết kế hồ chứa. TLUC trình bày bản đề xuất (nội dung như đã cung cấp cho GIZ trước đó), có bổ sung thêm 2 trang trình chiếu về mực nước trong kênh Vĩnh Tế.

Sau phần trình bày, các bên đã thảo luận một số câu hỏi mở. Bản thiết kế thủy lực cơ bản giả định một dòng chảy không đổi qua hồ chứa, được thực hiện bằng cách bơm nước khoảng 50 ngày mỗi mùa. Số

Page 18: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

6

liệu về dung tích cho thấy sự thiếu nhất quán trong tính toán dung tích trữ tối đa của hồ. Điều này khẳng định một thực tế là ý tưởng về dự án này vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi và do vậy vẫn còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ.

Ngày 23/1, một cuộc họp với Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đã được tổ chức tại TP. Long Xuyên với sự tham dự của Giám đốc Sở, Chi Cục trưởng Thuỷ lợi, đại diện các huyện liên quan, Công ty TLUC, và GIZ/ICMP. Buổi họp bắt đầu với phần trình bày của Công ty tư vấn TLUC. TLUC đã phối hợp với tỉnh An Giang xây dựng bản đề xuất và thiết kế ban đầu này mà không có nguồn tài trợ nào. Đây có thể coi là bản dự thảo đầu tiên trong đó cần xem xét chỉnh sửa lại nhiều nội dung như tên gọi, vùng dự án cụ thể (huyện Tịnh Biên chứ không phải Tri Tôn như hiện đề cập), ranh giới và dung tích chính xác, độ sâu/cao trình của các hạng mục cũng như cách thức quản lý đất đai và các mô hình sinh kế khác nhau.

Sau phần trình bày, Giám đốc Sở NN&PTNT đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý nước và cấp nước cho tỉnh An Giang. Trong một hội thảo vào tháng 9/2017 với đại diện của Đại sứ quán Hà Lan, GIZ, cùng 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, đây được xác định là những thách thức cần được ưu tiên giải quyết theo đó các đại biểu đã nhất trí cần nghiên cứu hai phương án thí điểm chung cho Đồng bằng sông Cửu Long là: (i) các hồ chứa quy mô lớn có diện tích từ 2.000 đến 10.000 ha; và, (ii) các hồ chứa quy mô nhỏ. Nghiên cứu khả thi các hồ chứa quy mô nhỏ sẽ do IUCN thực hiện và việc nghiên cứu đề xuất các hồ chứa quy mô lớn đã được giao cho Sở NN&PTNT An Giang tiến hành. Theo kế hoạch, đến năm 2019, sau khi các nghiên cứu khả thi hoàn thành, Bộ NN&PTNT sẽ quyết định lựa chọn một phương án để triển khai.

Về thể chế, dự án hồ chứa phải được lồng ghép vào kế hoạch phát triển của tỉnh do có ảnh hưởng đến sử dụng đất trong khu vực. Khi xảy ra các hiện tượng cực đoan thì phạm vi thậm chí còn mở rộng hơn. Như trong đợt khô hạn cực đoan năm 2016, Việt Nam đã phải đề nghị Trung Quốc xả các đập ở thượng nguồn để hỗ trợ đưa nước về sông Hậu. Kiên Giang được xem là tỉnh hưởng lợi từ dự án hồ chứa này trong trường hợp xảy ra các hiện tượng cực đoan tương tự. Trong phạm vi vùng Tứ giác Long Xuyên, Chương trình GIZ/ICMP đã và đang hỗ trợ thúc đẩy hợp tác giữa 2 tỉnh An Giang – Kiên Giang, và dự án hồ chứa này nếu được thực hiện thì cũng cần góp phần tăng cường quá trình hợp tác liên tỉnh này trong đó những lợi ích mà dự án mang lại cho tỉnh hạ nguồn Kiên Giang cần được làm rõ.

Các đại biểu cũng thảo luận về cách thức vận hành đập cao su Trà Sư và Tha La, và những hàm ý xuyên biên giới của hai công trình này. Trong vài năm qua, Chương trình GIZ/ICMP đã và đang hỗ trợ thúc đẩy hợp tác giữa 2 tỉnh láng giềng của Việt Nam và Campuchia về vấn đề này. Đã hình thành được cơ chế chia sẻ thông tin về vận hành đập cũng như tình hình mùa vụ nhằm giảm thiểu các tác động, thiệt hại hoặc mâu thuẫn có thể nảy sinh. Thêm nữa, 2 đập cao su này cũng thuộc Tiểu dự án Tuyến thoát lũ An Giang – Kiên Giang của Dự án WB-9 vì vậy mối liên hệ với dự án hồ chứa cần được làm rõ.

Về thông số kỹ thuật, các đập cao su này có cao trình 3,8m. So với yêu cầu của dự án hồ chứa thì cao trình này là chưa đủ. Trong nghiên cứu khả thi này, dựa trên các thông tin thu được, nhóm tư vấn giả định rằng cả hai đập cao su này sẽ được thay thế bằng cống bê-tông như đã nêu trong phần Tóm tắt. Dự án đầu tư này đã được phê duyệt và hiện nay đang tiến hành đấu thầu, dự kiến bắt đầu triển khai cuối năm 2018. Chi phí xây dựng không được đề cập trong Báo cáo này vì được huy động từ các nguồn kinh phí khác nhau và cũng chưa có con số chính xác.

Như đã đề cập, vẫn chưa có thông tin xác thực về Tiểu dự án Tuyến thoát lũ thuộc Dự án WB-9. Đây là vấn đề cần làm rõ vì tiểu dự án này và dự án hồ chứa có sự chồng lấp về không gian. Có thông tin không chính thống rằng tiểu dự án này đã bị loại bỏ do không đảm bảo tiêu chí chi phí - lợi ích. Nếu đúng vậy, thì điều này củng cố yêu cầu phải tiến hành phân tích chi phí – lợi ích của dự án hồ chứa một cách sâu sắc trong nghiên cứu khả thi này. Hồ chứa này hiện có 2 chức năng chính là trữ và cấp nước ngọt. Tuy nhiên, cần cân nhắc liệu có thể bổ sung nhiệm vụ cắt đỉnh lũ vào quy trình vận hành hồ không?

Tóm lại, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đã xác định 3 vấn đề cốt lõi cần làm sáng tỏ trong nghiên cứu khả thi này, đó là:

Các giải pháp kỹ thuật

Các mô hình sinh kế

Ảnh hưởng tới tình hình quản lý nước trong vùng

Các đại biểu cũng đề cập khả năng kênh Vĩnh Tế không cấp đủ nước để tích vào hồ. Do đó, chế độ thủy văn và quy trình vận hành cống là những yếu tố quan trọng và cần được tối ưu hóa bằng các mô hình hiện có. Cũng cần xem xét liệu có các nguồn lấy nước bổ sung chẳng hạn qua các cống phía Đông của hồ.

Page 19: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

7

Nghiên cứu Khả thi cũng cần xem xét các yếu tố địa chất công trình chẳng hạn như độ lún do nâng cao đê bao hay khả năng sụt đê bao do độ dốc khi mực nước dâng cao cũng như công tác quản lý đất trong nạo vét. Do thời gian ngập nước kéo dài tới 7 tháng, độ dốc cần được kiểm tra kỹ và thường xuyên. Nhìn chung, đê bao cần cao nhất có thể để đảm bảo dung tích tối đa của hồ, nhưng tích một lượng nước lớn như vậy cũng hàm chứa những rủi ro như đã đề cập. Điều kiện địa chất trong vùng dự án cũng không đồng nhất. Đặc biệt, ở phần phía tây còn thiếu thông tin về nền đất. Khả năng chịu tải của đường giao thông trên mặt đê bao cũng cần được nghiên cứu. Trong trường hợp này, giả định là đê bao sẽ phải chịu tải trọng lớn hơn do giao thông ngày càng gia tăng

Việc nạo vét được lường trước là sẽ có những tác động lớn vì sẽ làm giảm chất lượng đất phục vụ nông nghiệp qua đó ảnh hưởng đến sinh kế người dân và hiện chưa có phương án để bù đắp. Thêm nữa, nạo vét cần được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, chủ trương của Sở NN&PTNT là tránh nạo vét và nâng cao trình đê bao đến mức tối đa. Nghiên cứu khả thi cần đánh giá và đưa ra cao trình giới hạn của đê bao.

Một vấn đề quan trọng nữa là sự tương tác giữa hồ chứa và rừng tràm Trà Sư. Do Sở NN&PTNT phụ trách quản lý nước trong phạm vi rừng tràm nên sự phối hợp hồ-rừng là khả thi. Nếu có hồ chứa, cần phải xây dựng kế hoạch vận hành quản lý nước chi tiết riêng cho rừng tràm theo đó quy trình vận hành các cống phải hỗ trợ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nước trong phạm vi rừng. Cần

hạn chế xói lở rừng do dòng chảy lớn khi mở cống. Vấn đề cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là làm thế nào để kiểm soát và quản lý chất lượng nước từ rừng tràm khi là một phần của hồ chứa – đây vẫn là một câu hỏi mở.

Sở NN&PTNT An Giang đề xuất các mô hình sinh kế khác nhau có thể áp dụng trong trường hợp xây dựng hồ, bao gồm:

Trong mùa lũ (khi hồ ngập nước) dân địa phương được một công ty tư nhân thuê nhân công trồng trọt, canh tác trong khu vực. Có thể trồng sen kết hợp du lịch sinh thái hoặc nuôi trồng thủy sản.

Vào mùa khô, dân địa phương duy trì các hoạt động sinh kế như trước đây.

Bàn giao việc vận hành hồ chứa cho một công ty (của nhà nước) quản lý hệ thống thủy lợi. Nông dân địa phương nhận đền bù từ công ty đó.

Việc vận hành và duy tu hồ chứa có thể được bàn giao cho một công ty thuộc sở hữu nhà nước, công ty tư nhân hoặc có thể kết hợp cả hai. Cần cân nhắc bổ sung nhu cầu thiết bị giám sát vào trong tính toán chi phí.

Trong đề xuất này, nuôi trồng thuỷ sản và trồng sen được khuyến nghị là một giải pháp sinh kế thay thế trong thời kỳ hồ tích nước. Cần kiểm tra chất lượng nước có đạt tiêu chuẩn cho mục đích này không. Giao thông thủy cũng cần được xem xét trong Nghiên cứu khả thi. Không rõ liệu đây có phải là vấn đề lớn trong khu vực dự án không.

Hình 2: Cửa lấy nước (trái) và đập cao su (phải)

Page 20: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

8

Ngày 24/1, trong chuyến thực địa đến vùng dự án tại huyện Tịnh Biên, nhóm tư vấn đã thị sát khu vực cửa lấy nước gồm đập cao sư (Hình 2). Sau đó, đoàn

cứu khả thi, cần kiểm tra xem liệu chất lượng đất trong khu vực hồ chứa có phù hợp với các mô hình sinh kế thay thế không. Cần có dữ liệu bổ sung về chất lượng đất. Chỉ một vụ sản xuất thất bại thì lợi ích của hồ chứa này sẽ bị đặt dấu hỏi. Vì vậy, phân tích chi phí – lợi ích là rất quan trọng. Các mô hình sinh kế thay thế cho người dân địa phương là những tiêu chí quan trọng để đánh giá đề xuất này. Chính sách đền bù cho người dân cũng vậy.

Khi đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, tình trạng thất thoát nước do thấm ngấm và bốc hơi không được phép bỏ qua. Các yếu tố kỹ thuật chi tiết như thiết kế đê cần phải rõ ràng vì có ảnh hưởng lớn đến chi phí và lợi ích của hồ chứa. Lượng nước bơm vào hồ cũng cần tính toán chính xác hơn vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích chi phí - lợi ích

Vị trí và kích thước chính xác của hồ chứa cần được làm rõ vì có ảnh hưởng lớn đến khu vực / diện tích cũng như số dân chịu ảnh hưởng. Cũng cần làm ai là những đối tượng được hưởng lợi từ hồ chứa. Việc kết hợp các mô hình sinh kế phù hợp là rất cần thiết cho sự thành công của dự án.

Ngoài phân tích chi phí - lợi ích, cần Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) vì hồ chứa sẽ có tác động đến đa dạng sinh học của rừng tràm Trà Sư.

Sở NN&PTNT Kiên Giang nhận thấy khả năng hồ chứa có thể mang lại lợi ích cho tỉnh Kiên Giang, nên có mối quan tâm, ủng hộ nào đó với đề xuất dự án

Hình 3: Đê bao phía Đông (trái) và đê bao phía Tây (phải)

cũng khảo sát các đê bao hiện có ở phía Đông và phía Tây của hồ chứa dự kiến (Hình 3).

Tại vị trí cực Nam của hồ chứa, khi đối chiếu với bản đồ dự án, đoàn nhận thấy phần phía Bắc của rừng tràm Trà Sư nằm trong khu vực đề xuất của hồ chứa. Thực tế này không nhất quán với tài liệu thuyết minh dự án và cần được làm rõ. Nhìn chung, đê bao phía Đông đủ cao và mái dốc được phủ bê-tông. Các đoạn có độ dốc lớn cần kiểm tra mức độ ổn định về địa kỹ thuật. Có một con kênh lớn chảy vào khu vực dự án từ hướng Đông. Ở đây, cần phải kiểm tra kỹ thiết kế của công trình cống dự kiến. Đê bao phía Tây chưa đủ cao trình cũng như độ ổn định. Nền đất chủ yếu là sét mềm. Dọc theo con lộ, nhiều đoạn đê bao bị lún có thể nhận thấy bằng mắt thường.

Ngày 25/1, tại Rạch Giá nhóm tư vấn đã họp tham vấn với Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang với sự tham dự của Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Trưởng phòng Quản lý Nước của Sở TN&MT và Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang. Theo ý kiến đại biểu, cần xem xét liệu hồ chứa có phù hợp với các quy định hiện hành không. Lượng nước kênh Vĩnh Tế ở phía thượng lưu cần được tính toán và lồng ghép vào bản kế hoạch quản lý vận hành nhất quán của hồ chứa. Cần xác định rõ các tác động tới hạ du và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Quy hoạch tuyến thoát lũ An Giang - Kiên Giang phần nào mâu thuẫn với kế hoạch xây dựng hồ chứa này. Vì vậy, cần làm rõ hiện trạng Tiểu dự án này của Dự án WB-9 của Ngân hàng Thế giới. Trong Nghiên

Page 21: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

9

này. Mâu thuẫn lợi ích giữa hai tỉnh phải được làm rõ trong Báo cáo khả thi này. Cần xem xét các tác động có thể của hồ chứa (cả tiêu cực hoặc tích cực) đối với tình trạng xâm nhập mặn tại Kiên Giang.

Trong chuyến khảo sát thực địa ngày 25/1 tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, đoàn đã đi thăm một số kênh chính nối với khu vực hồ chứa (Hình 4). Khoảng cách tới hồ chứa khoảng 37 km và các thành viên đoàn đều có suy nghĩ rằng những tác động của hồ chứa đến khu vực này của tỉnh Kiên Giang là khá hạn chế.

hồ chứa và ở mức độ nào. An Giang hiện không bị thiếu nước.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang chia sẻ quan điểm chung ủng hộ hồ chứa và không nên bao gồm rừng tràm Trà Sư vào lòng hồ, nhưng kiến nghị cần kiểm tra các kích thước của hồ. Tỉnh Kiên Giang sẽ xây dựng các cống dọc theo bờ biển nên tình hình xâm nhập mặn sẽ được giảm thiểu. Như vậy, mục đích chính của hồ chứa sẽ là phục vụ cấp nước tưới trong khi chức năng đẩy mặn sẽ không đáng kể. Khi hồ xả nước có thể đe dọa an toàn đến hệ thống đê bao thấp của người dân. Các tác động cục bộ này cần được đề cập trong Báo cáo khả thi. Việc đền bù cho người dân trong phạm vi lòng hồ là một vấn đề rất quan trọng. Các nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê bao nội đồng và xung quanh hồ chứa cần được bao gồm trong phân tích chi phí – lợi ích bởi vì sau 7 tháng ngập lũ các công trình hạ tầng này sẽ bị xuống cấp đáng kể.

Chi cục Kiểm lâm cũng đồng quan điểm loại trừ rừng tràm Trà Sư khỏi dự án. Những biến động về chế độ thủy văn sẽ tác động tiêu cực đến rừng. Mặt khác, khi có hồ, rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn nước bổ sung này nếu hồ được vận hành phù hợp và như vậy sẽ phụ thuộc vào việc đơn vị nào sẽ vận hành hồ.

Trong những năm có mực nước lũ thấp, chỉ từ 1-2 m, thì cần bơm thêm rất nhiều nước để tích vào hồ. Việc bơm nước này cần phải được tính đến trong phân tích chi phí - lợi ích của Báo cáo khả thi. Quy trình vận hành hồ phải rõ ràng, bao gồm dung tích trữ, nhu cầu nước, sử dụng nước v.v. Các đại biểu nhìn chung nhất trí rằng vị trí đề xuất của hồ là khả thi vì chi phí xây dựng có thể được giảm thiểu nhờ hệ thống đê bao hiện có. Tuy nhiên, Báo cáo khả thi có thể vẫn cân nhắc và đề xuất các địa điểm khác.

Sự đồng thuận của người dân địa phương là vấn đề tối quan trọng. Cần có một nghiên cứu toàn diện về các khía cạnh kinh tế xã hội và các mô hình sinh kế khác nhau. Các thay đổi về sinh kế phải được xem xét trong Nghiên cứu khả thi. Du lịch sinh thái có thể được coi là một đồng lợi ích (cho các bên), nhưng mức độ được cho là hạn chế. Các chi phí và lợi ích liên quan cần được nghiên cứu hoặc trong Nghiên cứu khả thi này khi có thể, hoặc cần được khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn trong giai đoạn xây dựng dự án. Việc nghiên cứu này sẽ cung cấp “bằng chứng” cho các cơ quan địa phương khi thảo luận và thương thuyết với các hộ dân liên quan.

Hình 4: Kênh chính ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Ngày 26/1, một hội thảo nhỏ đã được tổ chức tại Nhà khách UBND tỉnh An Giang ở TP. Long Xuyên. Sau phần trình bày chung của nhóm tư vấn trong nước và quốc tế về đề cương dự án và các phát hiện, kết quả tham vấn lần đầu, các đại biểu đã thảo luận về bài trình bày và các nội dung liên quan.

Đại biểu cho biết, dự án thay thế 2 đập cao su Trà Sư – Tha La bằng các cống bê-tông được cho là sẽ bắt đầu trong năm 2018. Lượng điện tiêu thụ để bơm 50 triệu m³ nước cần phải được tính đến.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang kiến nghị không đưa rừng tràm Trà Sư thuộc vào vùng hồ chứa vì sẽ làm thay đổi hệ sinh thái. Ông bày tỏ quan điểm ủng hộ đề xuất, nhưng cũng yêu cầu cần điều tra thêm.

Phó Giám đốc Sở TN&MT cũng bày tỏ đồng tình và coi mục đích cấp nước là rất quan trọng, nhưng cần làm rõ những đối tượng nào sẽ được hưởng lợi từ

Page 22: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

10

Các yếu tố giới và dân tộc thiểu số cũng cần được xem xét trong Nghiên cứu khả thi này. Nếu hồ chứa bị ngập nước trong vòng 6 hoặc 7 tháng với mực nước đến 5 m, phải lường trước nguy cơ đuối nước với trẻ em.

Một cuộc họp với GIZ ICMP cũng đã được tổ chức để nhóm tư vấn trong nước và quốc tế báo cáo tóm tắt lại tiến độ thực hiện, các kết quả đã đạt được, cũng như nhất trí về kế hoạch tiếp theo.

Hai cuộc tham vấn dự kiến với Ban 10 (CPO-10, thuộc Ban quản lý các dự án thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT) tại Cần Thơ và với Tiến sĩ Andrew Wyatt của IUCN Việt Nam tại TP.HCM sẽ do nhóm tư vấn trong nước thực hiện trước khi tiến hành đánh giá sâu, và các chuyên gia tư vấn quốc tế tham gia thông qua skype.

3.5 Đánh giá khả thi

Sau khi tham vấn, bước tiếp theo là đánh giá các yếu tố khả thi. Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được qua công tác tham vấn và khảo sát

thực địa, nhóm tư vấn tiến hành các phân tích khả thi khác nhau, bao gồm cả phân tích các tác động kinh tế xã hội.

Ngày 22/3/2018, nhóm đã thảo luận với Tiến sĩ Andrew Wyatt của IUCN thông qua Skype về đề cương chung và các mục tiêu chính của báo cáo. Ý kiến của ông Wyatt về thay đổi sinh kế và các vấn đề môi trường đã được tiếp thu trong nghiên cứu này.

Sau khi dự thảo Báo cáo khả thi được giao nộp, GIZ/ICMP sẽ gửi cho các bên liên quan. Sau đó, sẽ tổ chức hội thảo tham vấn lần cuối dự kiến vào tháng 4/2018. Các nhận xét và khuyến nghị sẽ được trình bày và thảo luận tại hội thảo.

Sau hội thảo, nhóm tư vấn sẽ hoàn thiện báo cáo cuối cùng dự kiến vào tháng 5/2018. Báo cáo sẽ bao gồm các nội dung theo như cấu trúc đã được nhất trí trước đó, cũng như sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội thảo sau cùng.

Page 23: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

11

Sông Cửu Long là một trong những hệ thống sông lớn nhất thế giới với chiều dài 4.200 km và diện tích lưu vực là 795.000 km2. Ở Việt Nam, sông Cửu Long bao trùm một diện tích khoảng 40.500 km2. Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu tại Phnom Penh ở

4. MÔ TẢ VÙNG DỰ ÁN

Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 5: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam, và vùng dự án

4.1 Địa hình

Vùng dự án là một phần của Tứ giác Long Xuyên. Địa hình dao động từ 0,5 m đến 1,8 m so với mực nước biển, với độ dốc nhỏ hơn 1%. Vùng dự án là một phần của khu vực trữ lũ của Tứ giác Long Xuyên.

4.2 Thủy văn

Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 26,5 đến 27,3°C, nhiệt độ hàng tháng từ 25,0 đến 28,5°C. Độ ẩm trung bình hàng năm nằm trong khoảng từ 82,2 đến 85,7%. Khí hậu, nhìn chung, đặc trưng bởi hai mùa gió: gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình ở Rạch Giá là 2.122 mm, Hà Tiên 1.991

Campuchia, nơi con sông này chia thành hai nhánh – sông Tiền và sông Hậu. Sông Hậu chảy qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng (Hình 5).

mm, Long Xuyên 1.511 mm và Châu Đốc 1.306 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 10 chiếm 60% và lượng mưa từ tháng 8 đến tháng 10 chiếm 50% tổng lượng mưa hàng năm. Mức độ bốc hơi cao nhất từ 180-220 mm xảy ra trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5. Mức độ bốc hơi giảm xuống còn 100-150 mm khi mùa mưa bắt đầu.

Tứ giác Long Xuyên chịu ảnh hưởng (ở mức độ hạn chế) bởi chu kỳ thủy triều của cả Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Biên độ bán nhật triều của Biển Đông dao động từ 3,5 đến 4,0 m ở vùng cửa sông. Triều Biển Đông xâm nhập sâu vào sông Hậu và lan tỏa rộng khắp hệ thống kênh rạch. Thủy triều của Vịnh Thái Lan có chế độ hỗn hợp bán nhật triều với biên độ từ 80 đến 100 cm.

Page 24: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

12

Lưu lượng trung bình của sông Tiền và sông Hậu quan sát ở Tân Châu và Châu Đốc khoảng 387 tỷ m3 mỗi năm và phân bố không đều trong năm. Thông thường, vào mùa lũ sớm (tháng 7 đến tháng 8), mực nước lũ ở Châu Đốc duy trì ở mức từ 2,5 đến 3,0 m đến cuối tháng 7. Tứ giác Long Xuyên chịu ảnh hưởng bởi mực nước lũ ở sông Hậu và lũ từ Campuchia. Vào tháng 8, mực nước ở Châu Đốc là từ 3,0 đến 3,5 m và hầu hết các cánh đồng lúa ở An Giang đều ngập sâu khoảng 2,0 m. Đến cuối tháng 8, mực nước ở Châu Đốc có thể tiếp tục tăng. Lũ từ Campuchia có thể gây ngập lụt nghiêm trọng cho Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt ở vùng phía Bắc kênh Mặc Cần Dưng, mực nước sâu từ 2,0 đến 2,5 m, ở một số vị trí sâu từ 3,0 đến 4,0 m (Hình 7).

Từ tháng 9 đến tháng 10 là giữa mùa lũ. Vào thời điểm đó, lũ đạt đỉnh, thông thường mực nước ở Châu Đốc là 4,0 m và toàn bộ đồng ruộng chìm trong nước. Lưu lượng dòng chảy có thể lên tới 25.500 m3/s. Từ tháng 11 đến tháng 12, lũ bắt đầu giảm và mực nước

ở các con sông chính cũng giảm theo. Tổng cộng, phần lớn tỉnh An Giang bị ngập sâu từ 3,0 đến 4,0 m từ tháng 8 đến cuối tháng 12.

Vào tháng 12, khi mực nước giảm nhanh và ít mưa, mùa khô bắt đầu. Mực nước trung bình thấp nhất xảy ra vào nửa cuối tháng 4. Lưu lượng dòng chảy đạt tối thiểu là 2.340m3 /s.

Hình 6 minh họa mực nước trong mùa lũ tại trạm Xuân Tô và mực nước ở kênh Vĩnh Tế để có thể tích vào hồ. Mức và thời điểm lũ thay đổi qua các năm và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của hồ chứa dự kiến.

Nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu Long khá dồi dào và được sử dụng cho một số mục đích: nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác không bền vững đã dẫn đến suy giảm mực nước ngầm, nhất là vào mùa khô ở một số khu vực (như Cù Lao Dung).

Hình 6: Mực nước vào mùa lũ tại Trạm Xuân Tô

Page 25: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

13

4.3 Địa chất và thổ nhưỡng

4.3.1 Các thông số địa kỹ thuật

Nhìn chung, đất trong khu vực hồ chứa có hệ số thấm rất nhỏ và do đó có khả năng giữ nước. Bảng 1 tóm tắt các thông số đặc trưng quan trọng của đất được trích dẫn từ bản Tóm tắt đề xuất dự án và được đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu các tài liệu hiện có.

Bảng 1: Thông số đất trong vùng dự án

Tầng 1a Tầng 1 Tầng 2 Tầng 2a

Mô tả Hỗn hợp sét hữu cơ yếu đến rất yếu

Sét giàu hữu cơ yếu đến rất yếu

Sét cứng đến rất cứng và trung bình

Đất cát pha sét độ cứng trung bình

Độ dày [m] 1.8-2.2 3.3-6.0 3.4-4.0 >4.0

Phân loại theo DIN 18196 OT / (OU) OT TL / TM / (UL / UM) ST / ST*

Phân loại theo DIN 18301 BB 1 / BO 1 BB 1 / BO 1 BB 3 / BB 4 BN 1 / BN 2

Cấp độ nén ZTVE-StB-97 V3 V3 V3 V1 – V2

Đơn vị trọng lượng theo DIN 1055 [kN/m³]

14 (4) 14 – 16 (4-6) 20 – 21 (10.5 – 11) 18 – 20 (10 – 12)

Góc ma sát theo DIN 1055 [°] 15 15 – 20 22.5 – 27.5 25 30

Độ gắn kết theo DIN 1055 [kN/m²]

0 0 15 – 25 5 – 10

Mô-đun đàn hồi [MN/m²] 0,5 – 3 1 – 5 2,5 – 10 20 40

Độ thấm theo DIN 18130 [m/s] < 10-8 < 10-8 <10-8 10-7 – 10-4

Hình 7: Hướng dòng chảy lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa lũ năm 2000

Page 26: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

14

Sử dụng các thông số thổ nhưỡng này cùng kích thước của các đê bao dự kiến để ước tính biên độ lún công trình theo đó biên độ lún ước tính vào khoảng vài chục cm và sẽ ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và chi phí xây dựng cũng như dung tích tối đa của hồ chứa.

4.3.2 Đặc điểm địa hóa

Ở miền Nam Việt Nam, khoảng 1,6 triệu ha đất (47%) ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, phía Tây sông Hậu, và một phần lớn bán đảo Cà Mau chủ yếu là đất phèn, với hàm lượng sun-phít sắt cao và rất nhạy cảm với những biến động của mực nước ngầm và lưu lượng dòng chảy của sông (Tuan & wyseure, 2016). Đất phèn được chia thành hai phân nhóm: đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Đất phèn hoạt động tập trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện thoát nước kém. Trên các vành đai ven biển, đất phèn nhiễm mặn rất phổ biến (Truong 2002). Đặc điểm chính của loại đất này là khả năng phát triển tính axit cao khi tiếp xúc với ô-xy (hashimoTo, 2001). Đất phèn tiềm tàng chiếm diện tích 613,000ha, đặc biệt ở các khu vực tiêu thoát nước. 72% diện tích này là sản xuất lúa nước và 5% sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác. Nguyên nhân khiến không khí (ô-xy) xâm nhập vào đất có thể do khai thác nước ngầm, đào đắp các hệ thống thoát nước hoặc các

quá trình thu nước. Những can thiệp này gây nên những biến đổi lớn về môi trường và kinh tế - xã hội, và là nguyên nhân của các vấn đề môi trường hiện nay.

Từ khoảng năm 1996, quá trình xâm nhập mặn và phèn hóa đất có xu hướng gia tăng cùng các thiệt hại về bão lũ theo đó các chức năng tự nhiên quan trọng của các hệ sinh thái nguyên thủy bao gồm đa dạng sinh học đã mất mát đáng kể (NI và các cộng sự, 2016). Một nghiên cứu của DENT (1986) đã phát hiện ra rằng đất phèn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hóa học, vật lý và sinh học. Đặc biệt, quá trình oxy hóa pyrite tạo ra hợp chất nhôm có độc tính cao và làm đất bị a-xít hoá, do sản sinh sunfua-hydro và sắt. Tại các khu vực bị ảnh hưởng, cần có giải pháp kỹ thuật cụ thể để khôi phục đất một cách hiệu quả để phục vụ cây trồng. Do đó, điều quan trọng là phát triển và chuyển giao các giải pháp nông nghiệp mới phù hợp với những điều kiện thổ nhưỡng cụ thể. Có thể liệt kê những hậu quả từ quá trình phèn hóa đất bao gồm: các khoáng sét có thể bị phá hủy và các khoáng nhôm bị hòa tan. Hơn nữa, đất bị thiếu hụt dinh dưỡng do các quá trình rửa trôi. Ngoài ra, độ pH của đất giảm và giải phóng các kim loại nặng. Quá trình rửa trôi cũng khiến nước ngầm và nước mặt bị a-xít hóa.

Page 27: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

15

Ý tưởng chung của dự án đầu tư này là từ giữa mùa lũ (khoảng tháng 9 và tháng 10) bắt đầu tích nước vào hồ chứa cho đến khi mực nước ở sông Hậu và kênh Vĩnh Tế bắt đầu giảm. Thời đoạn này có thể thay đổi đáng kể tùy điều kiện cụ thể từng năm. Quy trình vận hành này cũng cho phép cắt đỉnh lũ từ kênh Vĩnh Tế.

Tổng diện tích vùng dựnán theo đề xuất ban đầu là 3.050 ha, và được bao quanh bởi hệ thống đê bao có tổng chiều dài 37.4 km. Theo đề cương, lòng hồ có cao trình từ 0,5 đến 0,8 m. Tuy nhiên, các dữ liệu GIS lại cho thấy cao trình này là là từ 1,1 đến 1,6 m, và giá trị trung bình là 1,26 m. Theo đề xuất, sẽ tiến hành nạo vét để hạ cao trình lòng hồ xuống 0,00 m. Giả định với mực nước 4,5m thì tổng dung tích hồ chứa là 137,25 triệu m³ [= 3,050 ha • 10,000 m²/ ha • (4,5 m - 0,0 m)]. Lượng nước trong kênh không được tính vào tổng dung tích này. Vào mùa khô, cần bơm bổ sung 50 triệu m³ nước từ kênh Vĩnh Tế để làm đầy hồ cũng như bù đắp cho các lượng nước đã cấp đi hoặc do thất thoát, và do đó làm tăng dung tích toàn phần của hồ tính cho toàn bộ thời gian. Để thực hiện điều này, cần lắp đặt các trạm bơm và cửa cống tại kênh Vĩnh Tế trong đó bao gồm thay thế 2 đập cao su. Các trạm bơm có công suất 2 m³/giây và cần bơm trong khoảng 48 ngày để đạt được dung tích nêu trên. Khoảng 30.000 ha lúa dự kiến sẽ được hưởng lợi từ hồ này.

5. MÔ TẢ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Trong công tác quản lý nước, việc vận hành các cống này thế nào sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Hình 8 minh họa vị trí dự kiến của 6 cống này trong bản thiết kế ban đầu. Theo đề xuất, tất cả các cống (bao gồm các cống hạ lưu 3-6) sẽ được mở tại thời điểm đó, hoặc cũng có thể cần đóng các cống 3-6 để đạt mức nước yêu cầu 4.50 m. Điều này phụ thuộc vào năng lực của các cống và dòng chảy qua hồ. Lưu lượng tối đa qua các cống 1 và 2 phải được kiểm tra. Khi mực nước ở sông Hậu và kênh Vĩnh Tế giảm, tất cả các cống đều đóng để duy trì mực nước thiết kế. Trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 2, nếu hồ chưa đạt mực nước thiết kế 4,50 m thì sẽ tiến hành bơm. Việc bơm bổ sung này sẽ tùy thuộc vào mực nước ở kênh Vĩnh Tế.

Vào mùa khô, dự tính sẽ duy trì mực nước cao càng lâu càng tốt. Bơm bổ sung để duy trì mực nước cũng như bù đắp cho lượng nước đã sử dụng (kể cả bốc hơi / thấm ngấm). Khi mực nước trên kênh Vĩnh Tế không còn đủ để bơm, mực nước trong hồ sẽ giảm do hoạt động cấp nước. Khi đó các cống 3-6 sẽ mở để cấp nước cho các vùng hạ du. Hồ chứa phải được vận hành để vẫn giữ được nước khi bắt đầu mùa lũ. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 tháng, mực nước trong hồ cần ở mức 4,50 m hoặc thấp hơn một chút và trong thời gian này các cánh đồng lúa sẽ bị ngập và không thể canh tác.

Page 28: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

16

1

2

3

4

5 6

Hình 9: Phạm vi hồ chứa dự kiến trên nền ảnh vệ tinh

Hình 8: Hồ chứa dự kiến và vị trí các cống 1-6

Page 29: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

17

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu các tài liệu hiện có và đợt tham vấn lần thứ nhất, nhóm tư vấn đã xác định được các chủ đề chính cần tập trung làm rõ trong nghiên cứu khả thi. Mối liên hệ chặt chẽ giữa một số chủ đề đòi hỏi cách tiếp cận lặp trong nghiên cứu.

Các tính toán thủy lực và thủy văn được thực hiện sử dụng mô hình do các chuyên gia trong nước xây dựng. Số liệu đầu vào mô hình, dữ liệu địa chất công trình, đánh giá tác động môi trường bao gồm rừng tràm Trà Sư cũng như các số liệu phục vụ đánh giá tình hình kinh tế, xã hội bao gồm các mô hình sinh kế khác nhau và phân tích chi phí - lợi ích được tổng

hợp và kế thừa từ những nghiên cứu trước đây. Tại các cuộc họp tham vấn, các tỉnh liên quan cũng đã đồng ý cung cấp cho nhóm tư vấn những số liệu cập nhật nhất, đặc biệt về sử dụng đất, nông nghiệp/thủy sản và nhân khẩu học.

6.1 Tính khả thi về kỹ thuật

6.1.1 Tổng quan về thủy văn Quy trình vận hành hồ - như đề cập ở phần 5 - có thể được mô tả theo sơ đồ giản lược dưới đây.

6. ĐÁNH GIÁ KHẢ THI DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Tháng/

cống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12123456Mực nước[m]

4.50

4.50

4.50

4.50

Hình 10: Chế độ vận hành giản lược

(đỏ = đóng, xanh = mở, gạch chéo = bơm, = mực nước tăng, = mực nước giảm)

Tuy nhiên, cần xem xét các kịch bản lưu lượng khác nhau. Bộ TN&MT đã xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Kịch bản này cung cấp tham số đầu vào cho các dự án quản lý nước hiện tại và trong lương lai. Thay vì sử dụng các giá trị cố định, những tham số như lưu lượng sông suối, nước biển dâng, xâm nhập mặn hay lượng mưa cần được tính toán với các giá trị tối thiểu và tối đa (Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, 2013). Bảng 2 cung cấp các tham số chính của kịch bản BĐKH phát thải trung bình và cao cho giai đoạn 2050 và 2100.

Trong vận hành hồ, việc lấy nước từ kênh Vĩnh Tế qua các cống 1 và 2 là hoạt động trọng yếu. Cần lưu ý là lũ sớm từ Campuchia có thể mang theo nhiều phân bón và thuốc trừ sâu do vậy không khuyến nghị tích lũ sớm này vào hồ nếu không tiến hành phân tích chất lượng nước. Đây có thể là yếu tố hạn chế lượng nước tích cho hồ nhưng hiện có thể bỏ qua. Hình 6 cho thấy mực nước trong mùa lũ ở kênh Vĩnh Tế. Mực nước và hình thái thời gian thay đổi theo từng năm và do đó ảnh hưởng đến lượng nước cần bơm vào hồ. Trong phần tính toán dưới đây, tư vấn giả định rằng lượng nước trong kênh Vĩnh Tế đủ để tích vào hồ từ tháng 8 đến tháng 11.

Page 30: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

18

Bảng 2: Các đặc điểm của hai kịch bản BĐKH

Kịch bản phát thải trung bình Kịch bản phát thải cao

2050 2100 2050 2100

Tăng lưu lượng dòng chảy mùa mưa Không thay đổi 10 % 0 – 10 % 20 – 50 %

Tăng lượng mưa trong mùa mưa 0 – 5 % 5 – 10 % 10 – 20 % 10 – 30 %

Lưu lượng dòng chảy mùa khô

+/- 5 %(cao hơn hoặc thấp hơn)

5 % cao hơn15 % thấp hơn

10 – 30 %Thấp hơn

30 – 60 %Thấp hơn

Giảm lượng mưa trong mùa khô 0 – 10 % ít hơn 5 – 15 % ít hơn 10 – 20 % ít hơn 20 – 40 % ít hơn

Gia tăng xâm nhập mặn Nhẹ Trung bình Trung bình Cao

Nước biển dâng 20 – 30 cm 57 – 73 cm 40 – 60 cm 78 – 95 cm

Nguồn: Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long 2013

6.1.2 Vị trí và kích thướcTheo đề xuất ban đầu, lòng hồ bao gồm cả rừng tràm Trà Sư. Tuy nhiên, tư vấn khuyến nghị không nên đưa rừng tràm Trà Sư vào khu vực lòng hồ vì các vấn đề về sinh thái. Tình trạng ngập nước kéo dài nhiều khả năng sẽ gây hại nghiêm trọng cho khu rừng này. Nếu không bao gồm rừng tràm Trà Sư thì diện tích lòng hồ giảm xuống còn 2.175 ha. Theo đó, tổng chiều dài đê bao là 20,94 km. Diện tích hồ sẽ giảm khoảng 29%, và dung tích sẽ là 97,875 triệu m³ [= 2.175 ha · (4,50 m – 0,00 m)] thay vì là 137,25 triệu m³ như đề xuất. Hình 11 thể hiện phần lòng hồ không bao gồm rừng tràm và Hình 12 thể hiện sơ đồ hồ chứa với các hạng mục thiết kế.

Thêm nữa, nạo vét được xem là có nguy cơ cao về sinh thái (như kích hoạt các chất ô nhiễm, vận

chuyển khối lượng lớn) cũng như đòi hỏi chi phí cao (chi phí nạo vét và các chi phí liên quan) nên cần tránh phương án này. Nếu không nạo vét, tổng dung tích hồ sẽ giảm xuống chỉ còn 70,470 triệu m³ [= 2.175 ha · (4,50 m – 1,26 m)]. Diện tích lúa được cho là sẽ hưởng lợi từ nước hồ chứa cũng sẽ giảm theo và xuống còn khoảng (0.51 · 30.000 ha = 15.300 ha).

Theo một phương án thiết kế khác trong đó sử dụng phần diện tích phía nam của rừng tràm Trà Sư để làm lòng hồ thì hồ sẽ có tổng diện tích là 3.040 ha (Hình 13). Phương án này đòi hỏi phải xây dựng công trình phụ trợ như cầu thủy lực (kênh tự chảy hay đường ống áp lực) từ khu vực phía bắc xuống phía nam rừng tràm Trà Sư. Như vậy, chi phí sẽ cao hơn nhưng giúp tăng diện tích hồ, và mang lại những lợi ích khác.

Page 31: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

19

Hình 11: Hồ chứa không bao gồm rừng tràm Trà Sư

Hình 12: Sơ đồ hồ chứa với các hạng mục thiết kế

Page 32: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

20

Hình 13: Phương án thiết kế có thêm phần diện tích phía nam rừng tràm Trà Sư

Như trình bày ở phần trên, về cơ bản có 4 phương án thiết kế:

1. Thiết kế ban đầu, có bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 3.050 ha, có nạo vét

2. Thiết kế ban đầu, có bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 3.050 ha, không nạo vét

3. Thiết kế điều chỉnh, không bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 2.175 ha, có nạo vét

4. Thiết kế điều chỉnh, không bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ 2.175 ha, không nạo vét

Phương án thiết kế bổ sung (5) có bao gồm phần diện tích phía nam của rừng tràm Trà Sư, diện tích hồ sẽ là 3.040 ha, và có diện tích tương đương với diện tích của thiết kế ban đầu. Các phương án thiết kế khác nhau sẽ có dung tích tối đa khác nhau như chỉ ra trong Bảng 3.

Bảng 3: Dung tích hồ theo các phương án thiết kế khác nhau

Dung tích Không nạo vét Có nạo vét

Thiết kế ban đầu 98,820 x 106 m³ 137,250 x 106 m³

Thiết kế ban đầu, không bao gồm rừng tràm Trà Sư 70,470 x 106 m³ 97,875 x 106 m³

Thiết kế ban đầu, không bao gồm rừng Trà Sư, thêm phần phía nam rừng tràm Trà Sư

98,496 x 106 m³ 136,800 x 106 m³

Khi tích nước, do tốc độ dòng chảy trong hồ thấp nên bùn cát sẽ dần lắng đọng dưới đáy hồ. Theo RENAUD &KUENZER (2012), tổng hàm lượng bùn cát lơ lửng của sông Cửu Long và các kênh rạch trong mùa lũ vào khoảng 100-200 mg/l. Giả định rằng lượng bùn cát gần lòng sông không được vận chuyển vào lòng hồ (do có các công trình bẫy bùn chẳng hạn) thì biên độ bùn cát tích tụ sẽ vào khoảng 0,01 m và như vậy có thể bỏ qua.

Page 33: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

21

Hình 14: Lượng bốc hơi tính cho lòng hồ có bao gồm phần phía nam rừng tràm Trà Sư

Sự chênh lệch giữa lượng bốc hơi và lượng mưa cho thấy nhu cầu bơm bổ sung nếu muốn duy trì một mực nước nhất định. Công suất bơm sẽ phụ thuộc vào diện tích hồ. Hình 15 cho thấy nếu muốn duy trì mực nước như vậy thì bắt buộc phải bơm, và hoạch định các chi phí liên quan. Nếu vì lý do tài chính hoặc do thiếu nước từ kênh Vĩnh Tế mà không thể bơm nước vào hồ thì mực nước trong hồ sẽ giảm như mức đã chỉ ra trong Hình 14.

Hình 15: Công suất bơm cần thiết để bù đắp lượng bốc hơi

6.1.3 Đánh giá lượng bốc hơi Lượng bốc hơi được tính toán theo Penman (LECHER et al., 2015). Chi tiết tính toán và các giả định cần thiết được trình bày trong phần Phụ lục. Hình 14 cho thấy kết quả tính toán lượng bốc hơi theo mm/tháng, và lượng mưa tại khu vực dự án.

Page 34: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

22

6.1.4 Đánh giá lượng thấm ngấm Nhìn chung, các thông số thổ nhưỡng trong vùng dự án cho thấy hệ số thấm ngấm rất nhỏ và do vậy nền đất ở đây phù hợp để xây hồ. Tuy nhiên, lượng thấm ngấm đã được tính toán theo công thức Darcy nhằm xác thực giả định chung.

Lưu lượng thấm ngấm Q = v · A với vận tốc thấm v = kf · I

Áp dụng hệ số kf = 1 · 10-8 m/s đối với sét.

Gradient thủy lực I được xác định bởi công thức I = z / ls trong đó ls là khoảng cách từ đáy hồ đến tầng nước ngầm và z là độ sâu mực nước trong hồ.

Dựa vào kết quả tính toán, lưu lượng thấm ngấm vào khoảng 0.015 m³/m²/tháng tùy thuộc vào mực nước trong hồ. Mực nước càng cao thì lượng thấm ngấm cũng tăng (Hình 16).

Như vậy, để bù thấm và duy trì mực nước trong hồ thì cần bơm bổ sung. Công suất bơm được thể hiện trong Hình 16. So với thất thoát do bốc hơi thì thấm ngấm là khá nhỏ và có thể coi là không đáng kể.

UNIQUE | Nghiên cứu Khả thi Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn 27

Hình 16: Lượng thấm ngấm và công suất bơm cần thiết để bù thấm

Lượng nước đầu vào Lượng nước đầu vào từ kênh Vĩnh Tế là yếu tố trọng yếu đảm bảo tính khả thi của hồ. Mặc dù có thể và cần bơm bổ sung, nhưng nên giảm thiểu chi phí bơm. Mục tiêu chung là tăng lượng cấp do tự chảy nhiều nhất có thể thông qua các cống dự kiến dọc kênh Vĩnh Tế. Dòng chảy qua cống được tính toán theo công thức Toricelli:

𝑄𝑄 = µ ∗ 𝑠𝑠 ∗ 𝑏𝑏𝑔𝑔 ∗ √2 ∗ 𝑔𝑔 ∗ ℎ𝑅𝑅

Trong đó: hR = mực nước trên kênh Vĩnh Tế µ = 0,6 (hệ số thực nghiệm, giá trị điển hình cho cửa mép thẳng) 𝑠𝑠 = biên độ mở [m] 𝑏𝑏𝑔𝑔 = bề rộng cửa cống

Hình 17 cho thấy lượng lấy nước thông qua cống bê-tông sẽ thay thế cho đập cao su. Tổng cộng có 2 cống bê-tông như vậy dự kiến được xây dựng tại vị trí của 2 đập cao su hiện tại. Chiều rộng của các cống này dự kiến là 40m, cao trình đáy 1,5 m. Ngay cả với kịch bản đỉnh lũ thấp khoảng 2m (Hình 6), thì dòng tự chảy qua các cống dự kiến với chiều rộng 40 m và cao trình đáy 1.5 m – cũng là đủ phục vụ mục đích lấy nước.

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 28

Assessment of infiltration Generally, the characteristic soil parameters in the project area show very small permeability coefficients and thus the subsoil is suitable to retain water in the reservoir. However, infiltration according to Darcy’s filter law is calculated to verify the general assumption. The infiltration rate is Q = v · A with a filter velocity v = kf · I. The according kf value is considered to be 1 · 10-8 m/s for clay. The hydraulic gradient I is defined as I = z / ls whereas ls is the distance from the bottom of reservoir to ground water layer and z is the water depth in the reservoir Based on the calculation, infiltration is up to 0,015 m³/m² and month depending on the water level in the reservoir. Higher water levels increase the infiltration rate (Figure 16). If the water level in the reservoir should be kept in balance, additional pumping is required. Required pumping rates are indicated in Figure 16. In comparison to the effects of evaporation, loss of water due to infiltration can be neglected.

Figure 16: Infiltration rates and required pumping to balance infiltration

Water inlet The water inlet from the Vinh Te canal is essential for the feasibility of the proposed reservoir. Although additional pumping is possible and will be required, pumping costs should be mini-mized. The general goal should be to increase gravity flow through the projected sluice gates at the Vinh Te canal as much as possible. The controlled flow through the sluice gate was calculated according to Toricelli:

𝑄𝑄 = µ ∗ 𝑠𝑠 ∗ 𝑏𝑏𝑔𝑔 ∗ √2 ∗ 𝑔𝑔 ∗ ℎ𝑅𝑅

whereas: hR = water level in the Vinh Te canal µ = 0,6 (empirical coefficient, typical value for sharp-edged weirs) 𝑠𝑠 = opening of sluice gate [m]

6.1.5 Lượng nước đầu vàoLượng nước đầu vào từ kênh Vĩnh Tế là yếu tố trọng yếu đảm bảo tính khả thi của hồ. Mặc dù có thể và cần bơm bổ sung, nhưng nên giảm thiểu chi phí bơm. Mục tiêu chung là tăng lượng cấp do tự chảy nhiều nhất có thể thông qua các cống dự kiến dọc kênh Vĩnh Tế.

Dòng chảy qua cống được tính toán theo công thức Toricelli:

Trong đó:

y hR = mực nước trên kênh Vĩnh Tế

yy µy=y0,6y(hệ số thực nghiệm, giá trị điển hình cho cửa mép thẳng)

y s = biên độ mở [m]

y bg = bề rộng cửa cống

Hình 17 cho thấy lượng lấy nước thông qua cống bê-tông sẽ thay thế cho đập cao su. Tổng cộng có 2 cống bê-tông như vậy dự kiến được xây dựng tại vị trí của 2 đập cao su hiện tại. Chiều rộng của các cống này dự kiến là 40 m, cao trình đáy 1,5 m.

Ngay cả với kịch bản đỉnh lũ thấp khoảng 2m (Hình 6), thì dòng tự chảy qua các cống dự kiến với chiều rộng 40 m và cao trình đáy 1.5 m – cũng là đủ phục vụ mục đích lấy nước.

Hình 16: Lượng thấm ngấm và công suất bơm cần thiết để bù thấm

Page 35: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

23

Hình 17: Lưu lượng lấy nước qua cống có chiều rộng 40m tính cho các mực nước khác nhau trên kênh Vĩnh Tế

6.1.6 Lưu lượng xả Lượng nước trong hồ được cấp cho các mục đích sử dụng khác nhau ở khu vực lân cận thông qua các cống chính trên hệ thống đê bao trong đó lưu lượng xả tối đa qua các cống 3, 4, 5 và 6 là một thông số quan trọng.

Lưu lượng xả cũng được tính toán theo công thức Toricelli:

Trong đó:

y hR = 4.5 m - mực nước tối đa trong hồ chứa

yy µy=y0,6 (hệ số thực nghiệm, giá trị điển hình cho cửa mép thẳng)

y s = biên độ mở [m]

y bg = bề rộng cửa cống

Lượng nước xả qua 4 cống và tổng lượng xả qua tất cả các cống được hiển thị trong Hình 18. Theo tính toán, hồ có đủ nước để đảm bảo lưu lượng nước cần thiết cung cấp cho các khu vực lân cận. Nhìn chung, có thể giảm bớt chiều rộng của các cửa cống hoặc thậm chí bớt đi một cửa cống, ví dụ như với cống số 5.

UNIQUE | Nghiên cứu Khả thi Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn 28

Hình 17: Lưu lượng lấy nước qua cống có chiều rộng 40m tính cho các mực nước khác nhau

trên kênh Vĩnh Tế

Lưu lượng xả Lượng nước trong hồ được cấp cho các mục đích sử dụng khác nhau ở khu vực lân cận thông qua các cống chính trên hệ thống đê bao trong đó lưu lượng xả tối đa qua các cống 3, 4, 5 và 6 là một thông số quan trọng. Lưu lượng xả cũng được tính toán theo công thức Toricelli:

𝑄𝑄 = µ ∗ 𝑠𝑠 ∗ 𝑏𝑏𝑔𝑔 ∗ √2 ∗ 𝑔𝑔 ∗ ℎ𝑅𝑅

Trong đó: hR = 4.5 m - mực nước tối đa trong hồ chứa µ = 0,6 (hệ số thực nghiệm, giá trị điển hình cho cửa mép thẳng) 𝑠𝑠 = biên độ mở [m] 𝑏𝑏𝑔𝑔 = bề rộng cửa cống

Lượng nước xả qua 4 cống và tổng lượng xả qua tất cả các cống được hiển thị trong Hình 18. Theo tính toán, hồ có đủ nước để đảm bảo lưu lượng nước cần thiết cung cấp cho các khu vực lân cận. Nhìn chung, có thể giảm bớt chiều rộng của các cửa cống hoặc thậm chí bớt đi một cửa cống, ví dụ như với cống số 5.

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 29

𝑏𝑏𝑔𝑔 = width of the sluice gate

Figure 17 displays the input through one sluice gate that will replace one of the rubber dams. In total two sluice gates are projected at the location of the two rubber dams. Their width was considered as 40 m. Their base was considered to be at an elevation of 1.50 m. Even in case of scenarios with lower peak water levels in the flood season around 2 m (cf. Figure 6) gravity flow through the projected sluice gates with a width of 40 m and a base with an ele-vation of 1.50 m is sufficient.

Figure 17: Inlet flow through one sluice gate with the width of 40 m depending on the water level in the Vinh Te canal

Water discharge The water volume that is used for fresh water supply must be led from the reservoir to the surrounding areas via the main sluice gates in the embankments that form the border of the reservoir. Thus, the maximum discharge through the sluice gates 3, 4, 5 and 6 is a key parameter. This controlled discharge is also calculated according to Toricelli:

𝑄𝑄 = µ ∗ 𝑠𝑠 ∗ 𝑏𝑏𝑔𝑔 ∗ √2 ∗ 𝑔𝑔 ∗ ℎ𝑅𝑅

whereas: ℎ𝑅𝑅 = 4,5 𝑚𝑚 – maximum water level in the reservoir µ = 0,6 (empirical coefficient, typical value for sharp-edged weirs) 𝑠𝑠 = opening of sluice gate [m] 𝑏𝑏𝑔𝑔 = Width of the sluice gate

Page 36: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

24

Hình 18: Lưu lượng xả qua các cống

Trong trường hợp khẩn cấp, như mực nước trong hồ chứa vượt cao trình tối đa 5,5 m thì hồ cần phải xả lũ. Do đó, cần kiểm tra lưu lượng xả qua cống khi mở hoàn toàn. Bảng 4 hiển thị lưu lượng tối đa. Trong bản thiết kế ban đầu với diện tích hồ 3.050 ha, khi xả lũ như vậy, mực nước có thể giảm 0,37 m mỗi giờ, và đến 0,51 m mỗi giờ trong trường hợp diện tích hồ là 2.175 ha. Năng lực xả lũ của các cống như vậy được xem là thỏa mãn.

Bảng 4: Lưu lượng tối đa qua các cống trong trường hợp xả lũ

Cống Chiều rộng [m] Qmax [m³/s]Trà Sư 1 40 1,240

Nhơn Thới 10 310

Kênh Ranh 20 620

Kênh Đào 30 930

Tổng cộng 100 3,100

Theo Toricelli, vận tốc dòng chảy tại cửa ra của các cống được tính theo công thức

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 31

According to Toricelli the current velocity at the outlet of the sluice gate is 𝑣𝑣 = √2 ∗ 𝑔𝑔 ∗ ℎ𝑅𝑅, and thus up to 9.4 m/s at an upstream water level of 4.5 m. This very high outflow velocities induce massive erosion and scouring and thus require a wide and massive absorption pool. Absorption pools are a constructional measure to dissipate the energy of the water. They gen-erate a controlled hydraulic jump from supercritical to subcritical flow. By this, the bottom is protected against erosion and scouring is prevented. The material has to be resistant against erosion, for example concrete, stones or gabions. If an absorption pool is not applied, erosion at the outlet can endanger the stability of the sluice gate.

Figure 19: Absorption pool with hydraulic jump Source: http://docplayer.org/docs-images/51/28145902/images/15-0.png

Hydrological model The results of the previous sections are summarized in a simplified hydrological model. It con-siders the following processes according to the previous descriptions:

precipitation, evaporation, infiltration, pumping (considering 6 pumps with an capacity of 2 m³/s each), filling through sluice gates 1 and 2, discharge through sluice gates 3, 4, 5 and 6 for fresh water supply.

The calculation has been done by several iterations using start values (water level at a certain date, e.g. end of dry season) and end values (water level at a certain date) and different bound-ary conditions (basically geometry including dyke heights). Figure 20 shows the results of the model (water levels, potential fresh water supply) for the various alternatives assuming a constant use of the stored water. The reservoir is filled up with gravity flow from the Vinh Te Canal is far as possible, and pumping is used to maintain the water level until the fresh water supply starts. Water levels and according water depths are 1.00 m or higher if the water supply should be possible during the entire dry season. If the summer rice crop should be kept, the water level from April to July must be significantly below 1 m. During that time no water supply would be possible, and this would significantly limit the function of the reservoir.

theo đó vận tốc này có thể đạt 9,4 m/s với mực nước ở thượng nguồn là 4,5 m. Vận tốc như vậy là rất cao và có thể gây xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng, do đó đòi hỏi phải có công trình bể hấp thụ có kích thước và năng lực đủ lớn.

Bể hấp thụ là công trình nhằm làm tiêu tán năng lượng của dòng nước. Bể dạng này giúp hạ cấp bước nhảy thủy lực để bảo vệ đáy công trình không bị xói lở và rửa trôi. Vật liệu sử dụng phải có khả năng chịu xói mòn, như bê tông, đá hay rọ đá. Nếu không có bể hấp thụ, xói mòn ở cửa xả có thể đe dọa sự ổn định của cống.

3000

2000

1000

0

0Độ mở cửa cống, s (m)

Lưu

lượn

g xả

Q (m

3 /s)

1 2 3 4 5

Trà sư 1 (40m)Nhơn Thới (10m)Kênh Ranh (20m)Kênh Đào (30m)Tổng cộng

Page 37: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

25

Hình 19: Bể hấp thụ tạo bước nhảy thủy lực

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 31

According to Toricelli the current velocity at the outlet of the sluice gate is 𝑣𝑣 = √2 ∗ 𝑔𝑔 ∗ ℎ𝑅𝑅, and thus up to 9.4 m/s at an upstream water level of 4.5 m. This very high outflow velocities induce massive erosion and scouring and thus require a wide and massive absorption pool. Absorption pools are a constructional measure to dissipate the energy of the water. They gen-erate a controlled hydraulic jump from supercritical to subcritical flow. By this, the bottom is protected against erosion and scouring is prevented. The material has to be resistant against erosion, for example concrete, stones or gabions. If an absorption pool is not applied, erosion at the outlet can endanger the stability of the sluice gate.

Figure 19: Absorption pool with hydraulic jump Source: http://docplayer.org/docs-images/51/28145902/images/15-0.png

Hydrological model The results of the previous sections are summarized in a simplified hydrological model. It con-siders the following processes according to the previous descriptions:

precipitation, evaporation, infiltration, pumping (considering 6 pumps with an capacity of 2 m³/s each), filling through sluice gates 1 and 2, discharge through sluice gates 3, 4, 5 and 6 for fresh water supply.

The calculation has been done by several iterations using start values (water level at a certain date, e.g. end of dry season) and end values (water level at a certain date) and different bound-ary conditions (basically geometry including dyke heights). Figure 20 shows the results of the model (water levels, potential fresh water supply) for the various alternatives assuming a constant use of the stored water. The reservoir is filled up with gravity flow from the Vinh Te Canal is far as possible, and pumping is used to maintain the water level until the fresh water supply starts. Water levels and according water depths are 1.00 m or higher if the water supply should be possible during the entire dry season. If the summer rice crop should be kept, the water level from April to July must be significantly below 1 m. During that time no water supply would be possible, and this would significantly limit the function of the reservoir.

6.1.7 Mô hình thủy văn

Những kết quả trình bày trên đây có thể được tóm tắt trong một mô hình thủy văn giản lược, có xét đến các quá trình sau:

y Lượng mưa

y Lượng bốc hơi

y Lượng thấm ngấm

y Bơm nước (6 bơm, công suất mỗi bơm 2 m³/s)

y Lấy nước qua các cống số 1 và 2

y Xả nước qua các cống số 3, 4, 5 và 6 phục vụ cấp nước

Việc tính toán được thực hiện bằng phương pháp lặp hồi quy sử dụng các giá trị ban đầu (mực nước trong một ngày nhất định, như cuối mùa khô) và giá trị cuối (mực nước trong một ngày nhất định) và các điều kiện biên khác nhau (chủ yếu bao gồm địa hình đáy hồ và cao trình đê bao).

Hình 20 hiển thị các kết quả mô hình (mực nước, khả năng cấp nước) đối với các phương án khác nhau với giả định nước trong hồ được sử dụng liên tục. Hồ được tích nước qua tự chảy từ kênh Vĩnh Tế nhiều nhất có thể, và có bơm bổ sung để duy trì mực nước cho đến khi bắt đầu xả cấp nước.

Mực nước và độ sâu hồ cần đảm bảo từ 1,00 m trở lên nếu muốn cấp nước trong suốt mùa khô. Nếu muốn duy trì vụ lúa hè thì mực nước từ tháng 4 đến tháng 7 sẽ phải ở mức dưới 1m. Trong thời gian đó hồ không thể xả cấp nước, và điều này sẽ hạn chế đáng kể chức năng / lợi ích của hồ.

Page 38: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

26

Hình 20: Mực nước và tình hình sử dụng nước với các phương án khác nhau

5

4

3

2

1

0

0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nạo vétKhông nạo vét

tháng

-3E+007

-2.5E+007

-2E+007

-1.5E+007

-1E+007

-5E+006

tháng

cấp/xả nước tích nước bơm

Mực

nướ

c (m

)Sử

dụn

g (m

3 )

Nạo vét, 3.050haNạo vét, 2.175haKhông nạo vét, 3.050haKhông nạo vét, 2.175ha

Page 39: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

27

6.1.8 Tóm tắt các hạng mục công trình Bảng 5 hiển thị các thông số chính như kích thước hồ chứa và các biện pháp công trình tương ứng.

Bảng 5: Các thông số chính của hồ chứa đề xuất

STT. Mô tả Đơn vị Thông số Lưu ý

1 Các thông số chính a Diện tích hồ ha 2.175

b Cao trình nền đất hiện tại của khu vực dự án

m +1,1 đến +1,6 (trung bình là 1,26)

c Cao trình đáy hồ m +1,1 đến +1,6 Không nạo vét

d Mực nước m 2,65 đến 4,50

e Độ sâu m 1,00 đến 3,24

f Tổng dung tích tối đa m3 70,470 x 106

g Tổng lưu lượng tối đa bơm từ kênh Vĩnh Tế vào hồ

m3/s 12

h Diện tích tưới dự kiến ha 15.300

2 Thông số của các hạng mục công trình

STT Mô tả Đơn vị Tình trạng hiện tại Biện pháp Lưu ý

1 Đê bao phía tây kênh Trà Sư, đoạn #1: không nâng cấp a Chiều dài m 2.000 Không cần biện pháp gì Không

tốn chi phí

b Chiều rộng mặt đê bao m 6,00

c Cao trình đỉnh m 5,50

d Cao trình đáy m 0,80

e Độ dốc - 1:1,5

f Bảo vệ mái đê bao - Rọ đá

g Mặt đê bao - Đường nhựa

2 Đê bao phía tây kênh Trà Sư, đoạn #2: xây dựng mới a Chiều dài m 2.000

b Chiều rộng mặt đê bao m 6,00

c Cao trình đỉnh m 5,50+0,60

d Biên độ lún m 0,57

e Cao trình đáy m 1,00 0,80

f Độ dốc m 1:1,5

g Bảo vệ mái đê bao - Rọ đá

h Mặt đê bao - Đường lát đá

3 Đê bao phía tây kênh Trà Sư, đoạn #3: nâng cấpa Chiều dài m 3.700

b Chiều rộng mặt đê bao m 6,00

c Cao trình đỉnh m 5,00 +0,50

d Cao trình đáy m 1,00 0,80

e Độ dốc - 1:1,5

f Bảo vệ mái đê bao - Rọ đá

g Mặt đê bao Đường lát đá

Page 40: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

28

4 Đê bao phía nam: xây dựng mới a Chiều dài m 3.000

b Chiều rộng mặt đê bao m 6,00

c Cao trình đỉnh m 5,50 + 0,60

d Biên độ lún m 0,57

e Cao trình đáy m 0,80

f Độ dốc - 1:1,5

g Bảo vệ mái đê bao - Rọ đá

h Mặt đê bao - Đường lát đá

5 Đê bao phía đông kênh Tha La: không nâng cấp a Chiều dài m 8.600 Không cần biện pháp gì Không

tốn chi phí

b Chiều rộng mặt đê bao m 6,00

c Cao trình đỉnh m 0,80

d Cao trình đáy - 1:1,5

e Độ dốc - Rọ đá

f Bảo vệ mái đê bao - Đường nhựa

6 Đê bao phía bắc kênh Vĩnh Tế: không nâng cấp a Chiều dài m 1.800 Không cần biện pháp gì Không

tốn chi phí

b Chiều rộng mặt đê bao m 6,00

c Cao trình đỉnh m 0,90

d Cao trình đáy -- 1:1,5

e Độ dốc - Rọ đá

f Bảo vệ mái đê bao - Đường nhựa

7.1 Cống Kênh Đàoa Chiều rộng m 30,00

b Cao trình đáy m -2,00

c Số cửa, tiết diện, vận hành m2 3 x (10 x 6,5)Vận hành bằng tời điện

d Bể hấp thụ m Dài 20 m, rộng 30 m

7.2 Cống Trà Sư 1a Chiều rộng m 40,00

b Cao trình đáy m -2,00

c Số cửa, tiết diện, vận hành m2 4 x (10 x 6.5) vận hành bằng tời điện

d Bể hấp thụ m Dài 20 m, rộng 40 m

7.3 Cống Nhơn Thới a Chiều rộng m 10,00

b Cao trình đáy m -2,00

c Số cửa, tiết diện, vận hành m2 10 x 6,5 vận hành bằng tời điện

d Bể hấp thụ m Dài 20 m, rộng 10 m

7.4 Cống Kênh Ranha Chiều rộng m 20,00

b Cao trình đáy m -2,00

c Số cửa, tiết diện, vận hành m2 2 x (10 x 6,5) vận hành bằng tời điện

d Bể hấp thụ m Dài 20 m, rộng 20 m

8 Trạm bơm a Công suất m3/s 6 x 2 m²/s

Page 41: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

29

6.1.9 Các yếu tố địa kỹ thuật và công trình

Để tính toán địa kỹ thuật và công trình, cần có thông tin về nền đất vùng dự án. Do số liệu ở phần phía tây của hồ rất hạn chế, nên các tham số thổ nhưỡng đặc trưng được lấy từ bản tóm tắt đề xuất dự án. Các giá trị trình bày trong Hình 41, 43 và 44 của bản tóm tắt được sử dụng để tính toán các thông số của nền đất bên dưới các đoạn đê bao cần nâng cấp. Bảng 6 tổng hợp các thông số đã được đánh giá.

Bảng 6: Tham số của các lớp đất vùng dự án

Đấtγ

[kN/m³]γ’

[kN/m³]ϕ [°]

c[kN/m²]

Es[MN/m²] Lớp đất

14.00 4.00 15.00 0.00 0.50 1a (sét pha hữu cơ)

14.00 4.00 15.00 0.00 1.00 1 (sét dẻo)

20.00 10.50 22.50 15.00 2.50 2 (sét)

18.00 10.00 25.00 5.00 20.00 2a (cát pha sét)

Chú giải: γ trọng lượng đơn vị; γ’ trọng lượng đơn vị nổi; ϕ góc ma sát trong; c độ kết dính ES mô-đun đàn hồi

Cần áp dụng một số biện pháp địa kỹ thuật cho hệ thống đê bao. Nếu đê bao chịu tải, ứng suất thẳng đứng sẽ tăng. Ứng suất này làm tăng sức căng dọc khiến nền đất dịch chuyển xuống phía dưới. Đây chính là quá trình sụt lún nền đất dẫn đến giảm cao trình tổng thể của công trình. Quá trình sụt lún này có thể được bù bằng việc nâng cao trình đỉnh của công trình.

Để kiểm tra độ an toàn của mái đê bao, đã tiến hành tính toán để xác định ứng suất trượt phát sinh dọc theo bề mặt có khả năng nứt gãy nhất và so sánh với khả năng chịu trượt của đất. Quá trình này được gọi là phân tích tính ổn định dốc của mái đê bao. Bề mặt có khả năng nứt gãy nhất là bề mặt tới hạn có hệ số an toàn tối thiểu. Quá trình thấm và việc lựa chọn bề mặt trượt làm gia tăng độ phức tạp của vấn đề. Nếu áp lực gây bởi tải trọng tĩnh của đê bao và tải trọng động trên mặt đê bao là quá lớn, thì móng hoặc mái đê bao có thể bị sụp đổ.

Phần mềm GGU-Footing được sử dụng để tính toán độ lún, độ dốc và sụt lở chân đê bao. Phần mềm này sử dụng các tiêu chuẩn Eurocode 7 (EC 7) – là phần về địa kỹ thuật trong bộ tiêu chuẩn của Châu Âu (EN), cung cấp cách tiếp cận chung cho các công trình xây dựng dân dụng. EC 7 cung cấp khái niệm về các yếu tố an toàn riêng tùy thuộc vào tình trạng của hệ thống. Tính toán này dựa trên nguyên tắc là các tác động phải nhỏ hơn hoặc ngang bằng với sức chống chịu của thiết kế. Để đảm bảo độ tin cậy của thiết kế, các yếu tố riêng lẻ được áp dụng cho tác động (A), khả năng chống chịu (R) hoặc thuộc tính vật liệu (M). Các tác động có thể là tải trọng hoặc trọng lượng riêng của nền, trong trường hợp này là trọng lượng của đê bao, và khả năng chống chịu là của nền đất. Các yếu tố an toàn được thể hiện trong các bảng sau.

Bảng 7: Các yếu tố riêng về tác động hoặc ảnh hưởng của tác động

Tác động Ký hiệuTập hợp

A2 A2

Cố địnhKhông thích hợp

YG

1.35 1

Thích hợp 1 1

Biến đổiKhông thích hợp

YQ

1.5 1.3

Thích hợp 0 0

Page 42: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

30

Bảng 8: Các yếu tố chống chịu riêng đối với nền đất

Dạng chống chịu Ký hiệuTập hợp

R1 R2 R3

Tải YRv 1 1.4 1

Trượt YRh 1 1.1 1

Bảng 9: Các yếu tố riêng đối với tham số đất

Tham số đất Ký hiệuGiá trị

M1 M2

Sức kháng cắt Yϕ1 1 1.25

Độ kết dính hiệu nghiệm Yc1 1.25

Cường độ trong điều kiện ngậm nước Ycu1 1.4

Cường độ kết dính Yqu1 1.4

Độ kết dính hiệu nghiệm Yc1 1.4

Mật độ tỷ trọng Yy1 1

1 Tham số này áp dụng cho tang ϕ

Ví dụ, đoạn đê bao #2 của kênh Trà Sư được sử dụng để tính toán (Hình 21). Đoạn này ở phía tây của hồ và sẽ được xây dựng mới.

Hình 21: Mặt cắt điển hình của đê bao phía tây

Tải trọng của đê bao được tính toán bằng cách áp dụng trọng lượng cụ thể của hỗn hợp sét hữu cơ (lớp 1 a) được xem xét sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng đê bao. Việc tính toán này dựa vào hình thái thiết kế đê bao với diện tích mặt cắt là 52,65 m2 với mỗi mét dài. Sau khi nhân diện tích mặt cắt với trọng lượng cụ thể là 14 kN/m3, sẽ có tải trọng mỗi mét chiều dài là 737,10 kN. Với trọng lượng tĩnh của đê bao, có thể bỏ qua trọng lượng của cấu trúc đường bộ hay vải địa kỹ thuật. Hình 22 cho thấy biểu đồ ứng suất và sự phân lớp giả định dưới đê bao.

Page 43: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

31

Hình 22: Biểu đồ ứng suất dưới đê bao

Bước đầu tiên là tính toán biên độ lún của đê bao, kết quả cho thấy biên độ lún này là 57 cm. Trong trường hợp này, không cho thấy mối liên hệ với sự sụt lở nền móng. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng dưới đây.

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 38

The load of the embankment is calculated applying the specific weight of organic clay mix (layer 1 a) that is considered to be used as construction material for the embankment. This is done based on the geometry of the embankment with a cross sectional area of 52.65 m² per running meter. After multiplication of the cross sectional area with the specific weight of 14 kN/m3, a load of 737.10 kN per running meter length are obtained. Regarding the large dead weight of the embankment, the weight of the structure of the road and the geotextiles can be neglected. Figure 22 shows the stress curve and the presumed layering below the embankment.

Figure 22: Stress curve below the embankment.

In a first step a calculation of the settlement of the embankment is performed, which is found to be 57 cm. In this case, base failure is not relevant. The following table shows the results of the calculation.

Page 44: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

32

Bảng 10: Tính toán địa kỹ thuật về sụt lún và sụp đổ nền móng

An toàn một phần (sụp đổ nền) γGr = 1.40

σ0f,k / σ0f,d = 157.37 / 112.41 kN/m²

Rn,k = 2485620.21 kN

Rn,d = 1775443.01 kN

Vd = 1.35 · 995085.00 + 1.50 · 0.00 kN

Vd = 1343364.75 kN

μ (song song với trục x) = 0.757

cal ϕy= 20.0 °

ϕygiảm, do điều kiện 5°

cal c = 5.98 kN/m²

cal γ2 = 6.18 kN/m³

cal σ0 = 0.00 kN/m²

cal β = 10.00 °

Cạnh dưới của đường xoắn ốc lôgarit = 13,60 m dưới bề mặt nền

Chiều dài của đường xoắn ốc lôgarit = 47.03 m

Diện tích của đường xoắn ốc lôgarit = 310.51 m²

Các yếu tố chịu tải (x):

Nc0 = 14.82; Nd0 = 6.38; Nb0 = 1.96λ

Hệ số hình dạng (x):

νc = 1.004; νd = 1.003; νb = 0.997

Hệ số dốc địa hình (x):

λ c = 0.859; λ d = 0.692; λ b = 0.575

Lún do tổng tải trọng:

Độ sâu giới hạn tg = 16,36 m dưới mặt đất

Độ lún (trung bình của tất cả các điểm góc)

Độ lún của các điểm góc

Trên cùng bên trái = 56,95 cm

Trên cùng bên phải = 56,95 cm

Dưới cùng bên trái = 56,5 cm

Dưới cùng bên phải = 56,95 cm

Độ xoắn (x) (điểm góc) = 0.0

Độ xoắn (y) (điểm góc) = 0.0

Chỉ số kháng EQU (trạng thái cân bằng):

Quan trọng: bề rộng của móng:

Mstb = 995085.0 · 11,70 · 0,5 · 0,90 = 5239122,5

Mdst = 0.0

μEQU = 0.0 / 5239122.5 = 0.000

Cơ sở tính toán:

Tiêu chuẩn: Eurocode 7

Công thức tính sụp đổ nền DIN 4017:2016

Khái niệm an toàn bộ phận (EC 7)

γGr = 1.40

γG = 1.35

γQ = 1.50

Trạng thái giới hạn EQU (trạng thái cân bằng)

γG,dst = 1.10

γG,stb = 0.90

γQ,dst = 1.50

Bề mặt nền = 1.00 m

Mặt móng = 1.00 m

Nước ngầm = 1.00 m

Độ sâu giới hạn với p = 20.0 %

Kết quả với móng riêng biệt:

Tải trọng = ổn định / nhất thời

Tải trọng đứng Fv,k = 995085.00 / 0.00 kN

Tải trọng ngang Fh,x,k = 0.00 / 0.00 kN

Tải trọng ngang Fh,y,k = 0.00 / 0.00 kN

Động lượng Mx,k = 0.00 / 0.00 kN·m

Động lượng Mx,k = 0.00 / 0.00 kN·m

Độ sâu a = 1350.00 m

Độ rộng b = 11.70 m

Dưới tải trọng không đối

Độ lệch tâm ex = 0.000 m

Độ lệch tâm ex = 0.000 m

Kết quả chính 1.

Chiều dài a’ = 1350.00 m

Chiều rộng b’ = 11.70 m

Dưới tổng tải trọng:

Độ lệch tâm ex = 0.000 m

Độ lệch tâm ey = 0.000 m

Kết quả chính 1.

Chiều dài a’ = 1350.00 m

Chiều rộng b’ = 11.70 m

Sụp đổ nền:

Đã kiểm tra khả năng bị chọc thủng, không đáng kể.

Page 45: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

33

Nhân chiều cao đê bao (4,5m) với mật độ riêng (14kN/m3) sẽ cho giá trị ứng suất tương ứng là 63 kN/m2, và 88.2 kN/m2 (nếu áp dụng hệ số an toàn một phần γGr = 1,4). Nếu vượt quá trạng thái giới hạn, sẽ xảy ra tình trạng sụt lở nền móng như trình bày trong Hình 23. Ví dụ, giả định độ dốc trung bình của đáy hồ là 10°.

Hình 23: Trượt cung tròn khi vượt quá trạng thái giới hạn

Để tính chiều cao tối đa của đê bao, cần xác định trạng thái tới hạn khi xảy ra sụt lở nền móng. Giá trị ứng suất σR,d = 112,4 kN/m2 được cho là phù hợp.

Bảng 11: Kết quả tính toán xác định trạng thái giới hạn

Nếu tải trọng giới hạn 112,4 kN/m2 được chia cho hệ số an toàn là 1,4 thì ứng suất sẽ là 80,29 kN/m2. Nếu chia cho trọng lượng riêng là 14 kN/m3 thì chiều cao tối đa của đê bao sẽ là 5,70 m.

Trong quá trình lặp, độ dốc tối đa của đáy hồ hoặc của kênh bên cạnh đê bao là 19,9° được cho là phù hợp. Hình 24 minh họa sự cố sụt lở khi vượt quá độ dốc.

UNIQUE | Nghiên cứu Khả thi Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn 40

Cạnh dưới của đường xoắn ốc lôgarit = 13,60 m dưới bề mặt nền Chiều dài của đường xoắn ốc lôgarit = 47.03 m Diện tích của đường xoắn ốc lôgarit = 310.51 m² Các yếu tố chịu tải (x): Nc0 = 14.82; Nd0 = 6.38; Nb0 = 1.96λ Hệ số hình dạng (x):

�c = 1.004; �d = 1.003; �b = 0.997 Hệ số dốc địa hình (x): λ c = 0.859; λ d = 0.692; λ b = 0.575 Lún do tổng tải trọng: Độ sâu giới hạn tg = 16,36 m dưới mặt đất Độ lún (trung bình của tất cả các điểm góc) Độ lún của các điểm góc Trên cùng bên trái = 56,95 cm Trên cùng bên phải = 56,95 cm Dưới cùng bên trái = 56.,5 cm Dưới cùng bên phải = 56,95 cm Độ xoắn (x) (điểm góc) = 0.0 Độ xoắn (y) (điểm góc) = 0.0 Chỉ số kháng EQU (trạng thái cân bằng): Quan trọng: bề rộng của móng: Mstb = 995085.0 · 11,70 · 0,5 · 0,90 = 5239122,5 Mdst = 0.0 μEQU = 0.0 / 5239122.5 = 0.000

Nhân chiều cao đê bao (4,5m) với mật độ riêng (14kN/m3) sẽ cho giá trị ứng suất tương ứng là 63 kN/m2, và 88.2 kN/m2 (nếu áp dụng hệ số an toàn một phần γGr = 1,4). Nếu vượt quá trạng thái giới hạn, sẽ xảy ra �nh trạng sụt lở nền móng như trình bày trong Hình 23. Ví dụ, giả định độ dốc trung bình của đáy hồ là 10°.

Hình 23: Trượt cung tròn khi vượt quá trạng thái giới hạn

Hệ thống

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 41

Figure 23: View of the circular slip, when the limit state is exceeded.

To assess the maximum possible height of the embankment, a calculation is done to reveal the critical state when base failure is going to occur. A stress of 𝑅𝑅,𝑑𝑑 = 112.4 kN/m2 is found to be relevant.

Table 11: Results of the calculation to find the limited state

If the limit load of 112.4 kN/m2 is divided by the safety factor of 1.4, the resulting pressure is 80.29 kN/m2. Divided by the specific weight 14 kN/m3, a maximum height of the embankment of 5.70 m is obtained. In an iterative process, a maximum slope of the bottom of the reservoir or the canal of 19.9° next to the embankment has been found to be relevant. Figure 24 shows the mode of failure if the slope is exceeded.

Page 46: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

34

Hình 24: Khả năng trượt dốc với độ dốc tối đa 19,9°

Các kết quả tính toán địa kỹ thuật có thể được tóm tắt với 4 điểm chính như sau:

yy Biên độ lún đê bao dự kiến là 0,56 m

yy Sự cố sụt đê bao dự kiến không xảy ra

yy Cao trình đê bao tối đa là 5,7 m

yy Nếu độ dốc nền đất quanh đê bao vượt quá 19.9° sẽ xảy ra sạt trượt

Một số thông số được đánh giá dựa trên thông tin có sẵn. Đặc biệt, thiếu thông tin về nền đất đê bao phía tây là vấn đề đáng lo ngại. Thiết kế có thể được tối ưu hóa nếu có nghiên cứu chi tiết hơn về nền đất, với các thông số đất cụ thể hơn. Với bộ tham số đầu vào đã được sử dụng, các giá trị tính toán có thể được dung để thiết kế sơ bộ các hạng mục công trình.

Các công trình lớn và nặng hơn như cống và trạm bơm cần được xây dựng trên nền móng sâu như cọc bê-tông hoặc khoan nhồi.

6.1.10 Bảo vệ mái dốc

Độ dốc mái đê bao được đề xuất là 1:1,5 – đây là độ dốc tương đối cao. Ưu điểm của thiết kế này là tiết kiệm được không gian. Đặc biệt, với tải trọng thủy tĩnh và cả tải trọng thủy động lực với mức độ nhất định – độ dốc mái đê bao cần được bảo vệ.

Sự hình thành sóng đã được đánh giá dựa trên vận tốc gió, biên độ sóng và độ sâu mực nước tối đa. Áp dụng phương pháp của Saville, Young & Verhagen, chiều cao sóng vào khoảng 0,06 m đến 0,14 m với chu kỳ từ 2-4 giây.

Nhìn chung, cón hiềugiải pháp khả thi để bảo vệ mái đê bao. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật truyền thống như sử dụng giáp đá, một số đê bao lát mái gần với thiên nhiên như kết hợp đất, gỗ và cành cây cũng đang được sử dụng và được mô tả dưới đây.

Giáp đá

Trít vữa hoàn toàn: yy Đá được đổ không khítyy Các khe rỗng được lấp đầy hoàn toàn bằng chất kết dính thủy hóa, vữa dày yy Khả năng gây biến dạng nền đất: hạn chế

GS = 1.00GW = 1.00 1.000.54.07.5

11.014.518.021.525.028.032.0

-1.67

-6.65-10.00

Hệ thống

Page 47: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

35

Trít vữa một phần:

yy Đá được đổ không khít

yy Các khe rỗng được lấp đầy một phần bằng chất kết dính thủy hóa, vữa dày

yy Tính linh hoạt hạn chế, được xác định bởi lượng vữa

Hình 25: Trít vữa hoàn toàn (trái) và trít vữa một phần (phải)

Đổ đá mái đê:

yy Đá được đổ trên mái đê bao (thủ công hoặc bằng máy)

yy Khả năng xảy ra biến dạng nền đất: cao

yy Xây dựng đơn giản

yy Yêu cầu nguyên vật liệu cao; cần giám sát liên tục

Xếp đá mái đê:

yy Đá được xếp kín mái đê (thủ công hoặc bằng máy)

yy Các lớp đơn lẻ

Rọ đá:

yy Các rọ hình chữ nhật, được xếp đầy đá (daw 2012)

Hình 26: Xếp đá (trên); Đổ đá (giữa); và Rọ đá (dưới)

Cố kết đất

yy Đất được trộn với chất kết dính

yy Tăng khả năng chống chịu xói lở

yy Toàn bộ đê bao được làm bằng đất cố kết / lớp đất cố kết ở phía thượng nguồn của đê bao

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 43

Armour stones

Full grouting:

Loosely poured stones Cavities completely filled with hydraulic bound, dense grout Ability to follow deformation of the underground: limited

Partial grouting:

Loosely poured stones Cavities partially filled with hydraulic bound, dense grout Limited flexibility, determined by amount of grout

Figure 25: Full grouting (left) and partial grouting (right) Source: Adapted from Baw (2008)

Dumped riprap:

Stones dumped on slope (manually or mechanically) Ability to follow deformation of the underground: high Simple construction High material requirement; constant monitoring necessary

Placed riprap:

Stones placed without cavities (manually or mechanically) Single layer

Gabions:

Rectangular cages, filled with stones (DAW 2012)

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 44

Figure 26: placed riprap (top); dumped riprap (middle); gabions (bottom) Source: Adapted from Baw-Plus (2003)

Soil consolidation

Cohesive soil mixed with binding agent Increased erosion resistance Full embankment made out of consolidated soil / consolidated soil layer on upstream

side of the embankment Possible binding agents: fine lime, lime hydrate, highly hydraulic lime, cement Planting possible

(BAW-PLUS 2003)

Wood

Stands (10 – 25 cm thick) driven into the ground, slope according to embankment slope

Stacking of planks (5 – 8 cm thick) behind the stands

Figure 27: Plank wall Source: Adapted from Bundesanstalt Technisches Hilfswerk (2001)

Fascines

Bundle of sticks, 20 – 60 cm diameter, several meters lengths Held together with wire Can be filled with stones Hold in position by piles / worked into the ground

Page 48: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

36

yy Các chất kết dính có thể được sử dụng: vôi mịn, vôi hydrate, vôi thủy lực, xi măng

yy Có thể trồng cây

(baw-plus 2003)

Gỗ

yy Các thanh gỗ nẹp (dày 10 – 25 cm) được gắn xuống đất, dốc theo mái của đê bao

yy Chồng xếp các ván (dày 5 – 8 cm) sau các thanh gỗ nẹp

Hình 27: Tường ván gỗ

Các bó cừ

yy Bó cừ, đường kính 20 – 60 cm, dài vài mét

yy Được buộc lại với nhau

yy Có thể nhét đá

yy Được cố định bằng cọc / được cắm xuống đất

Hình 28: Bó cừ (trái) và bó cừ nhét thêm đá (phải)

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 44

Figure 26: placed riprap (top); dumped riprap (middle); gabions (bottom) Source: Adapted from Baw-Plus (2003)

Soil consolidation

Cohesive soil mixed with binding agent Increased erosion resistance Full embankment made out of consolidated soil / consolidated soil layer on upstream

side of the embankment Possible binding agents: fine lime, lime hydrate, highly hydraulic lime, cement Planting possible

(BAW-PLUS 2003)

Wood

Stands (10 – 25 cm thick) driven into the ground, slope according to embankment slope

Stacking of planks (5 – 8 cm thick) behind the stands

Figure 27: Plank wall Source: Adapted from Bundesanstalt Technisches Hilfswerk (2001)

Fascines

Bundle of sticks, 20 – 60 cm diameter, several meters lengths Held together with wire Can be filled with stones Hold in position by piles / worked into the ground

Page 49: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

37

6.1.11 Tính toán tải trọng (vd: cho giao thông)

Ban đầu, đê bao phía đông và đê bao phía bắc được thiết kế là đường giao thông dành cho xe máy và xe ô tô nhỏ. Đê bao phía tây được thiết kế dành cho xe máy.

Nếu đê bao phía tây được mở rộng, xe ô tô sẽ di chuyển được trên đó. Do đó, phải điều chỉnh mức tải trọng thiết kế. Theo Hình 29, có thể ước tính tải trọng phát sinh do thay đổi kích thước đê bao dựa trên tải trọng thiết kế chuẩn cho các tòa nhà và tải trọng động. Đối với xe khách, tải trọng thông thường là 3 kN / m² và hệ số tải 1,3 là phù hợp. Đối với xe tải nhỏ, tải trọng thông thường là 5 kN / m² và hệ số tải 1,2 là phù hợp. So với tải trọng thường xuyên, tải trọng giao thông có thể không đáng kể. Tuy nhiên, cần lớp phủ thích hợp tránh làm hư hỏng đê bao.

Hình 29: Kích thước giả định của các phương tiện giao thông khác nhau

6.2 Tính khả thi về thể chế

Phân tích tính khả thi về thể chế được xem như là một đánh giá ngắn gọn về các đặc điểm thể chế và bối cảnh chung (về các bên liên quan, các chính sách hiện có, và cần phải có). Phân tích này bao gồm đánh giá về năng lực hiện có và cần có của các bên liên quan liên quan để quản lý hiệu quả và bền vững hồ chứa đề xuất. Nhìn chung, đánh giá thể chế và năng lực sẽ cung cấp thêm thông tin về các nguyên tắc quản lý hồ chứa theo cách chính thức và không chính thức cũng như có ảnh hưởng đến việc xây dựng và vận hành hồ chứa. Ngoài ra, đánh giá này cũng giúp đưa ra cái nhìn tổng quan ban đầu về mối quan tâm của tất cả các bên liên quan trong dự án và năng lực hiện có cũng như cần có để đảm bảo thực hiện dự án thành công.

Các phần dưới đây sẽ cung cấp: i) tóm tắt thông tin về các bên liên quan; và, ii) đánh giá các luật và quy định hiện hành; tiếp theo là phân tích các quy định và mối quan tâm trong nước và quốc tế cũng như quy trình quy hoạch và hợp tác liên tỉnh. Kết quả phân tích sẽ đưa ra các phương án tăng cường thể chế trong tương lai.

6.2.1 Các chủ thể và bên liên quan

Nếu được xây dựng như đề xuất, hồ chứa Trà Sư - Tri Tôn sẽ là một công trình thủy lợi thuộc Hệ thống công trình thủy lợi Tứ giác Long Xuyên, do Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên quản lý1. Hội đồng này do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm Chủ tịch, và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (DWR) và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ làm Phó Chủ tịch. Các thành viên khác là đại diện các ban ngành liên quan của tỉnh và trung ương, như Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, các công ty quản lý công trình thủy lợi2 và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam.

1 Quyết định số 3334 / QĐ-BNN-TCCB ngày 29/11/2005 của Bộ NN&&PTNT thành lập Hội đồng quản lý Hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên.

2 Theo Quyết định số 1702 / QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm quản lý thủy lợi An Giang cũ đã được chuyển đổi thành Công ty khai thác thủy lợi An Giang do nhà nước sở hữu nhằm phục vụ lợi ích công.

Page 50: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

38

Trong khi chưa thành lập được một ban hoặc cơ quan quản lý chuyên môn cho hồ chứa được đề xuất, Sở NN&PTNT An Giang được xem là cơ quan quản lý phù hợp, trực tiếp phối hợp với Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên. Ngoài việc chỉ đạo quản lý vận hành hồ chứa được đề xuất, Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi TGLX còn chịu trách nhiệm xem xét các yếu tố quốc tế, cộng đồng địa phương cũng như các tác động qua lại giữa thượng lưu và hạ lưu trong công tác quy hoạch và quản lý3.

Bảng 12 dưới đây cung cấp thông tin tổng quan về các bên liên quan (bao gồm cả các tổ chức / cơ quan quốc tế cũng như các bên liên quan trong nước, như cơ quan công quyền, NGO và tổ chức xã hội). Các bên liên quan được phân loại theo hướng dẫn của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) về phân tích thể chế và tổ chức cũng như tăng cường năng lực (PRITCHARD, M. 2014). Theo Hướng dẫn của IFAD, các bên liên quan được phân loại như sau: “Các bên liên quan chủ chốt, các bên liên quan trực tiếp và các bên liên quan gián tiếp được phân loại theo sự tham gia hoặc chủ đạo, trực tiếp hoặc gián tiếp của họ vào quá trình thực hiện dự án” (ibid).

Bảng 12: Tóm tắt về các bên liên quan

Bên liên quan Vai trò và trách nhiệm Lợi ích / mối quan tâm với hồ chứa

Các bên liên quan chủ chốt

Cơ quan cấp tỉnh An Giang (Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, UBND tỉnh)

Là cơ quan quản lý chung hồ chứa đề xuất

Chịu trách nhiệm về sinh kế thay thế cho cộng đồng địa phương (bao gồm các dịch vụ khuyến nông) và chi trả bồi thường nếu có

Phối hợp với các tỉnh chịu ảnh hưởng từ hồ chứa

Kỳ vọng các lợi ích trực tiếp và gián tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường với tỉnh An Giang

Giảm chi phí đầu vào thủy lợi

Nâng cao năng suất đất nông nghiệp quanh khu vực hồ chứa

Cải thiện sinh kế cho người dân địa phương

Bộ NN&PTNT và Tổng cục thủy lợi

Chủ trì & đồng chủ trì Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi TGLX và theo đó, chịu trách nhiệm vận hành hồ chứa

Chịu trách nhiệm quản lý, quy hoạch và xây dựng chính sách

Đảm bảo hài hòa nhu cầu với các tỉnh lân cận

Xem xét ảnh hưởng có thể xảy đến đối với các tỉnh khác

Lồng ghép quản lý & vận hành hồ chứa trong quá trình quy hoạch và xây dựng chính sách của tỉnh, vùng và toàn quốc

Cộng đồng địa phương trong khu vực hồ chứa

Cung cấp đất để xây dựng hồ chứa

Cung cấp nhân lực lao động cho các phương án canh tác thay thế

Thay đổi trực tiếp sinh kế của cộng đồng địa phương trong khu vực hồ chứa

Tác động lên các mô hình sinh kế của cộng đồng xung quanh khu vực hồ chứa do xả nước

3 Quyết định số 56 / QĐ-BNN-TL ngày 08/01/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên;

Page 51: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

39

Các bên liên quan trực tiếp

Các cơ quan cấp tỉnh của Kiên Giang (Sở NN&PTNT, UBND tỉnh)

Là bên tham gia Thỏa thuận quản lý nước chung giữa An Giang và Kiên Giang

Có thể thiếu nước do tích nước hồ chứa

Nông nghiệp có thể bị tác động do xả nước

Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam

Có vai trò tư vấn trong quá trình quy hoạch và xây dựng hồ chứa

Lồng ghép quản lý và vận hành hồ chứa vào quy hoạch thủy lợi cấp tỉnh, vùng và toàn quốc

Các cơ quan quản lý ở phía thượng nguồn của Cam-pu-chia

Việc cung cấp đủ lượng nước cho hồ có thể bị ảnh hưởng bởi việc xả/trữ nước tại các đập ở thượng nguồn

Việc xây dựng hồ chứa có thể ảnh hưởng đến chế độ lũ & hạn dọc theo biên giới Cam-pu-chia

Dự án ICRSL của Ngân hàng thế giới

Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho việc xây dựng và vận hành hồ chứa

Xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội trong quá trình xây dựng và vận hành hồ chứa

Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi An Giang

Vận hành các mô hình tạo thu nhập thay thế trong mùa lũ trong khu vực hồ chứa

Các bên liên quan gián tiếpTổng cục Phòng, chống thiên tai

Giám sát việc xả nước, đặc biệt trong điều kiện lũ lụt cao

Sử dụng hồ chứa (trữ và xả nước) và các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Ban quản lý các Dự án thủy lợi (CPO-10)

Giám sát việc quy hoạch và phát triển thủy lợi tại Đồng bằng sông Cửu Long

Đảm bảo các biện pháp tưới và lượng nước phù hợp trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo năng suất sản xuất nông nghiệp

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)

Cung cấp kinh nghiệp về những biện pháp sinh kế thay thế và thực tiễn quản lý xã hội / môi trường

Xem xét các tiếp cận thân thiện môi trường trong quản lý hồ chứa và thực hiện các biện pháp sinh kế thay thế

GIZ Tư vấn kỹ thuật cho Sở NN&PTNT An Giang & Kiên Giang cũng như Bộ NN&PTNT cùng các ban, ngành có liên quan

Quản lý và vận hành tích hợp hồ chứa (xem xét đến lợi ích quốc gia và lợi ích liên tỉnh cũng như các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường)

Ủy ban sông Mê-kông (MRC)

Tạo điều kiện liên kết hợp tác vùng trong quản lý các nguồn tài nguyên chung của Lưu vực sông Mê-kông

Đại diện cho lợi ích của các quốc gia khác ven sông

Các tỉnh ở hạ lưu Có thể thiếu nước do trữ nước trong hồ

Có thể chịu tác động do xả nước

Page 52: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

40

6.2.2 Các luật và quy định liên quan

Phần này đánh giá các chính sách (cả chính thống và không chính thống), luật định và chuẩn mực văn hóa / xã hội có liên quan, cùng những tác động có thể đối với hồ chứa được đề xuất. Đánh giá này cũng giúp tìm hiểu về các cơ hội điều chỉnh khung thể chế hiện hành. Bảng 13 liệt kê một số chính sách, luật và quy định, chuẩn mực văn hóa / xã hội và tác động của những văn bản này đối với dự án hồ chứa đề xuất.456

Bảng 13: Tổng quan về các luật và quy định liên quan

Luật/Quy định/Tiêu chuẩn Nội dung liên quan Tác động có thể

Quy trình vận hành Hệ thống công trình thủy lợi Tứ giác Long Xuyên (Bộ NN&PTNT, 2017)

y Quy chế điều phối liên tỉnh trong vận hành quản lý nước tại Tứ giác Long Xuyên

y Quan trắc thủy văn trong vùng và chia sẻ thông tin

y Chuyển giao kỹ thuật, xây dựng năng lực vận hành & duy tu hệ thống thủy lợi

y Quy chế vận hành 2 đập Trà Sư – Tha La và hồ chứa

y Cung cấp thông tin đầu vào cho xây dựng và quản lý hồ chứa (sử dụng đất, nhu cầu nước, mô hình thủy lực, mạng quan trắc, trách nhiệm vận hành và duy tu của các cơ quan)

Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (MDP)4

y Xây dựng hạ tầng và sử dụng nước tại Tứ giác Long Xuyên trong tương lai

y Xác định tình hình lũ lụt, xâm nhập mặn và hạn hán trong khu vực

y Tích hợp hồ chứa vào hệ thống thủy lợi vùng

y Dự thảo quy chế vận hành hồ chứa và hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên trong tương lai

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang

y Mục tiêu sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn thực hành canh tác nông nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

y Kế hoạch quản lý xã hội và môi trường vùng dự án

y Quy chế vận hành 2 đập Trà Sư – Tha La và hồ chứa

y Các mục tiêu sản xuất của khu vực trong lòng hồ hoặc lân cận

Quy hoạch tổng thể Quản lý nước tại Đồng bằng sông Cửu Long5

y Tính sẵn có của nguồn nước trong khu vực

y Chia sẻ nguồn nước trong khu vực

y Cải thiện khả năng cân bằng nước và cấp nước của hồ chứa

Kế hoạch tổng thể Phát triển sản xuất lúa gạo ĐBSCL6

y Thông tin sử dụng đất

y Chiến lược sản xuất lúa gạo & an ninh lương thực

Kế hoạch Thích ứng BĐKH cấp tỉnh

y Xác định tình hình lũ lụt, xâm nhập mặn và hạn hán của khu vực trong tương lai

y Thí điểm cấp nước hồ chứa cho khu vực dự án

y Xây dựng năng lực quản lý tài nguyên nước, quản lý rủi ro lũ lụt / hạn hán

y Thay đổi cơ cấu cây trồng

y Cập nhật các kế hoạch tổng thể, kế hoạch ngành, chính sách

y Tích hợp hồ chứa vào hệ thống thủy lợi vùng

y Cơ hội đầu tư và xây dựng hồ chứa

y Quản lý và vận hành hồ chứa tốt hơn

y Thay đổi mục đích sử dụng đất trong vùng sự án

y Cập nhật dự án xây dựng hồ chứa vào kế hoạch phát triển ngành

Mục đích của cộng đồng địa phuong tăng sản lượng lúa gạo

y Sản lượng lúa cao, giá lúa sẽ thấp, tạo cơ hội chuyển đổi đất lúa sang trồng sen, nuôi trồng thủy sản

y Hỗ trợ cộng đồng khi xây dựng hồ chứa

4 Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030”

5 Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Quy hoạch Thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 định hướng 2050 trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng”;

6 Quyết định số 101/QĐ-BNN-TT ngày 15/01/2015 của Bộ NN&PTNT về “Quy hoạch phát triển sản xuất lúa Thu đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”

Page 53: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

41

6.2.3 Các phương án tăng cường thể chế

Tiếp theo các phần trên, phần này đưa ra phân tích ngắn gọn và các khuyến nghị liên quan đến các quy định và lợi ích quốc tế, quốc gia và liên tỉnh.

Các quy chế và lợi ích quốc tế

Về nguyên tắc, hồ chứa Trà Sư - Tri Tôn phụ thuộc vào nguồn nước đầu vào từ thượng nguồn trong khi không được gây ảnh hưởng tiêu cực tới lượng nước cho các tỉnh ở hạ du. Như đã đề cập ở trên, việc vận hành hồ có thể dẫn đến: i) kéo dài thời gian ngập lũ ở phía thượng nguồn do đóng cống để giữ nước trong hồ; và, ii) giảm mực nước (trên kênh Vĩnh Tế) vào cuối mùa lũ do bơm lấy nước vào hồ. Cả hai yếu tố này đều hàm chứa những mối liên quan với chế độ lũ phía Campuchia khu vực gần biên giới với Việt Nam và như vậy theo các quy chế và thông lệ quốc tế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan của cả hai bên. Trong khi điều này có thể đạt được thông qua các kênh trực tiếp, sự tham gia của Uỷ hội sông Mê-kông (MRC) với vai trò cơ quan điều phối có thể là rất hữu ích để đảm bảo sự phối hợp cần thiết cũng như cơ chế giải quyết mâu thuẫn nếu có.

Các quy chế và lợi ích vùng và quốc gia

Liên quan đến đề xuất hồ chứa này, sự phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ NN&PTNT (như Tổng cục Thủy lợi và Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam) còn khá hạn chế. Các cơ quan trên chưa có đủ thông tin về đề xuất xây dựng hồ chứa này.

Ngoài ra, căn cứ vào Luật Quy hoạch mới được ban hành7, các dự án đề xuất mới cần phù hợp với các luật và quy định ở cấp cao hơn (trong trường hợp này là quy hoạch tích hợp không gian, các kế hoạch vùng & quốc gia) và đòi hỏi phải có đánh giá môi trường chiến lược (SEA) một cách toàn diện. Theo Bảng 13 ở trên, hiện có rất nhiều luật và quy định khống chế hoặc có thể bị tác động bởi hồ chứa đề xuất. Do vậy cần có các điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cách tiếp cận quản lý và quy hoạch tích hợp liên ngành và các kế hoạch ngành tương ứng.

Quy hoạch và hợp tác liên tỉnh

Nhìn chung, tỉnh An Giang và Kiên Giang có sự thống nhất về quan điểm và mục đích của hồ chứa, mặc dù lợi ích của Kiên Giang theo đề xuất hiện tại có thể là hạn chế. Các vấn đề về vận hành cũng như nhu cầu nước của tỉnh (như đảm bảo đủ nước tưới) sẽ được giải quyết thông qua một nhóm điều phối liên tỉnh8.

Nhằm đảm bảo tính bền vững tài chính của hồ chứa, cần lồng ghép dự án xây dựng hồ chứa này vào các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm cũng như quy hoạch vùng sắp tới chẳng hạn như Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (theo Nghị quyết 120). Việc lồng ghép này cho phép tăng cường khả năng điều phối cũng như đảm bảo ngân sách dành cho quản lý và vận hành hồ.

6.3 Tính khả thi về môi trường

6.3.1 Các chất ô nhiễm đất

Asen (As) là một nguyên tố phổ biến được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất và trong các đá phun trào và đá trầm tích ở nồng độ thấp hơn, chẳng hạn trầm tích biển. Chất này có trong không khí, đất, nước, thực vật, đá và các loài động vật. Các hoạt động tự nhiên, như sự phun trào của núi lửa hoặc cháy rừng có thể giải phóng asen vào môi trường (VITHANAGE 2016). Trong tự nhiên, asen được giải phóng chủ yếu qua quá trình phong hóa. Khi các sulfua chuyển đổi asen thành dạng di động hoặc hòa tan sẽ hình thành a-xít asenic (As (V)) và tham gia vào vòng tuần hoàn asen dưới dạng dung dịch, ví dụ như trong nước mưa hoặc bụi (MAITY và cộng sự, 2011). Cây trồng hấp thụ asen có trong đất (HUANG và cộng sự, 2006). Bên cạnh nguồn gốc tự nhiên trong vỏ trái đất, asen còn được sinh ra qua một số hoạt động của con người như đốt than, phân động vật hoặc dùng nước

7 Do Bộ KH&ĐT xây dựng và được Quốc hội phê duyệt ngày 24.11.2017

8 Được quy định tại Thỏa thuận quản lý nước vùng Tứ giác Long Xuyên giữa hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, ký ngày 7/6/2012

Page 54: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

42

nhiễm asen cho tưới (BHATTACHARYA và cộng sự, 2007). Sự hạ thấp hàm lượng asen trong đất xảy ra do quá trình phân hóa vi sinh giải phóng asen vào không khí. Asen trong không khí hoặc sẽ được cây trồng hấp thụ hoặc xâm nhập vào môi trường xung quanh. Theo một số khảo sát, nguy cơ ô nhiễm asen trong nước mặt hoặc nước ngầm là thấp bởi vì asen tập trung nhiều hơn trong đất hoặc đá. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng asen trong đất bao gồm (MANDAL & SUZUKI 2002):

y Đá gốc

y Các thành phần hữu cơ và vô cơ của đất

y Thế ô-xy hóa khử

Trong các nguồn nước tự nhiên, sự xuất hiện của As mới được chú ý trong những thập kỷ gần đây khi được phát hiện ở nồng độ thấp. Ở một số quốc gia, nồng độ tối đa cho phép là 50 µg As/l đối với nước uống. Tuy nhiên, các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị giá trị chuẩn là 10 µg As/l (VITHANAGE 2016). Tính di động của asen trong đất và nước ngầm phụ thuộc vào: độ pH, thế ô-xy hóa khử, chất hữu cơ hòa tan, sự có mặt của các chất hấp thu như các ô-xit và hydrôxit, các chất ẩm và tỷ lệ khoáng sét (BISSEN & FRIMMEL 2003). Quá trình giải phóng asen diễn ra trong các môi trường địa hóa khác nhau tùy thuộc vào vị trí ban đầu (VITHANAGE 2016). Nhiều người sống gần hoặc trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước ngầm nhiễm asen (BHATTACHARYA ET AL. 1997). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, quá trình khử tan asen và ô-xit sắt (Fe) chứa asen là một trong những tác nhân quan trọng nhất giải phóng asen vào nguồn nước ngầm (BAUER & BLODAU 2006).

Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thủy triều, đất giàu sunfua sắt (HUSSON ET AL. 2000) nên có pH thấp dưới 3. Ngoài sunfua sắt, sắt, amoni, asen và cacbon hữu cơ hòa tan (DOC) cũng được tìm thấy trong đất. “Hydroxit sắt là một trong những pha phổ biến nhất của quá trình hình thành trầm tích tầng chứa. Cơ chế giải phóng hấp thu asen từ hydroxit sắt là nguyên nhân của nồng độ asen di động trong nước ngầm cao như hiện nay”(ISLAM ET AL. 2013). Để giải phóng asen khỏi đất và trầm tích, cần xem xét tính cạnh tranh giữa asen và các anion hữu cơ tại các vị trí hấp thụ trong dải thế ô-xy hóa khử của chúng. Một trong những nguồn asen tiềm tàng là phân bón: phosphate thường được sử dụng để làm phân bón. Tuy nhiên, asen lại bị hấp thụ vào phosphate (STANGER ET AL. 2005). Do tình trạng axit hóa ngày càng gia tăng, nước sông và nước kênh rạch không còn là lựa chọn tối ưu cho nước tưới. Theo BERG và cộng sự (2006) khoảng 40% các giếng nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long có nồng độ asen trên 100 µg/l. Nồng độ asen cao này làm cho độ pH của nguồn nước cũng cao trên 7. Trong khoảng chưa đầy mười cây số tính từ sông Hậu, nồng độ asen trong nước đo được là 64 µg/l. Nồng độ trung bình giảm xuống còn 8 µg/l khi khoảng cách tăng (BERG ET AL. 2006). Hàm lượng asen cao không chỉ thấy trong nước ngầm mà còn ở các giếng khoan cấp nước sinh hoạt của các hộ gia đình. “Điều này cho thấy rủi ro nhiễm độc asen mãn tính cho hàng triệu người sử dụng nước ngầm chưa được xử lý phục vụ sinh hoạt” (VITHANAGE 2016 và BERG cùng cộng sự, 2001).

Đặc biệt trong trường hợp nạo vét, vật liệu nạo vét được phải được xử lý theo các quy định hiện hành về xử lý vật liệu nguy hại. Trước khi được tái sử dụng, vật liệu nạo vét phải được phân tích và chỉ được sử dụng theo chỉ định của kết quả phân tích. Do vậy không sử dụng đất nạo vét cho các mục đích rộng rãi được. Cũng phải đảm bảo rằng việc nạo vét không giải phóng, kích hoạt các chất ô nhiễm đang tồn tại trong các lớp đất sâu.

6.3.2 Quá trình a-xít hóa đất và quản lý đất

Giá trị pH thấp trong đất – nếu diễn ra trong thời gian dài – sẽ dẫn tới axit hóa đất. Các dấu hiệu thường không thể hiện rõ. Trong điều kiện tự nhiên, quá trình axit hóa có thể diễn ra trong hàng nghìn năm trong đó các khu vực có lượng mưa cao sẽ bị ảnh nghiêm trọng hơn (CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, 2000). Quá trình này ảnh hưởng đến các lớp đất mặt cũng như và dưới sâu ở mức độ tương đương. Theo TRUONG (2002), Đồng bằng sông Cửu Long có ba loại đất khác nhau:

y Đất nhiễm mặn

y Đất phù sa

y Đất phèn

Page 55: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

43

Các bên liên quan rất quan ngại về việc nạo vét vì sẽ làm giảm chất lượng đất phục vụ canh tác nông nghiệp và qua đó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Các thông tin và kết quả nghiên cứu về các chất gây ô nhiễm đất đã minh chứng cho điều này. Hơn nữa, việc nạo vét đòi hỏi phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và như vậy thủ tục phê duyệt là rất phức tạp. Ngoài ra, nạo vét có thể giải phóng các chất gây ô nhiễm đang ngủ yên trong lòng đất. Khi được vận chuyển theo dòng nước về hạ du, các chất ô nhiễm này sẽ có tác động tiêu cực đến rừng tràm Trà Sư.

Chi phí xử lý đất bao gồm xới, xúc, vận chuyển và thải đổ ước tính khoảng 6 USD / m³. Dự kiến có 1 triệu m³ vật liệu nạo vét và chi phí xử lý sẽ đội chi phí đầu tư lên đáng kể. Các chi phí liên quan như xây dựng và phục hồi các đường tạm, khu vực đổ đất v.v sẽ làm tăng chi phí của các phương án thiết kế có nạo vét. Giả sử các vật liệu nạo vét sẽ được lưu giữ tạm thời và được sử dụng hoàn toàn cho mục đích xây dựng về sau, thì tổng chi phí sẽ lên đến 10 USD mỗi m³, kéo theo chi phí bổ sung là 10 triệu USD cho việc nạo vét. Nếu phải làm sạch và xử lý đất nạo vét thì chi phí còn cao hơn nữa.

Giả sử với cao trình vùng dự án như chỉ ra trong Bảng 5, để có thêm 0,5 m độ sâu bằng cách nạo vét, chi phí nạo vét sẽ tăng gấp đôi. 6.3.3 Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học ở ĐBSCL được đặc trưng bởi những thay đổi theo mùa do tác động trực tiếp và gián tiếp của gió mùa. Chế độ mùa này dẫn đến những thay đổi thường xuyên về đa dạng sinh học và điều kiện sinh cảnh (COATES và cộng sự, 2003). Các vùng ngập lũ, như khu vực hồ Trà Sư - Tri Tôn được đề xuất là một ví dụ điển hình cho những thay đổi này trong mùa lũ và mùa khô. Nhìn chung, sự mở rộng phạm vi lũ hàng năm dẫn đến sự gia tăng các loài thủy sinh trong khi mùa khô là điều kiện thuận lợi làm gia tăng đa dạng sinh học của các loài chân đốt. Sự xuất hiện hay thiếu vắng lũ hình thành các loại sinh cảnh khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Điều này không chỉ quan trọng trong việc cung cấp bãi đẻ cho tôm cá mà còn thúc đẩy quá trình phân hủy thảm thực vật, qua đó cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho vụ lúa tiếp theo (Hình 30).

Page 56: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

44

Hình 30: Những thay đổi về sinh thái theo chu kỳ lũ

Page 57: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

45

Những thay đổi về chế độ lũ do xây dựng hồ chứa quy mô lớn sẽ tác động tới những hệ sinh thái vốn thích nghi với chu kỳ ngập-khô, đặc biệt trong khu vực lòng hồ. Các tác động có thể bao gồm:

y Suy giảm đa dạng sinh học động vật chân đốt do tần suất khô hạn giảm

y Tính đa dạng của các loài thủy sinh bị thay đổi, chẳng hạn như một số loài cá sẽ phát triển quá mức hoặc suy giảm quá mức

y Thay đổi quần thể chim đang sinh sống gần rừng tràm Trà Sư và ăn cá hoặc côn trùng trong các khu vực lân cận

6.3.4 Rừng tràm Trà Sư

Khu rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 2.800 ha được trồng từ năm 1978. Tràm là loài cây chính tại đây. Ngoài ra, bạch đàn được trồng dọc bìa rừng. Tràm được xem là loài cây bản địa của An Giang và được thấy ở nhiều địa phuong trong tỉnh. Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, phần lớn diện tích tràm bị chuyển đổi sang trồng lúa, dẫn sự suy giảm nghiêm trọng cả về quy mô và diện tích rừng.

Bảng 14: Tổng quan về các dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước

Dịch vụ hệ sinh thái Mô tả Mức độ quan trọng (tương đối)Cung cấpThức ăn Nuôi cá, trồng cây trái, ngũ cốc,

mật ong v.v Cao

Nước ngọt Trữ và duy trì nguồn nước, cung cấp nước tưới

Trung bình

Điều tiếtĐiều tiết khí hậu Điều tiết khí nhà kính, nhiệt độ,

lượng mưa và các quá trình khí hậu khác

Trung bình

Chế độ thủy văn Trữ, nạp và cung cấp nước ngầm Trung bìnhCác thảm họa tự nhiên Kiểm soát bão lũ Trung bìnhVăn hóaGiải trí/ thẩm mỹ Du lịch thiên nhiên Trung bìnhHỗ trợĐa dạng sinh học Sinh cảnh loài Trung bìnhChu trình dinh dưỡng Lưu giữ, tái sinh và xử lý dinh

dưỡng Cao

Thành tạo đất Lưu trữ trầm tích và tích tụ chất hữu cơ

Trung bình

Rừng tràm Trà Sư được xem là khu bảo tồn chim có giá trị bảo tồn cao, là sinh cảnh của nhiều loài chim, động vật lưỡng cư và cá nước ngọt, qua đó cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước ở đây rất đa dạng và cân bằng. Rừng tràm Trà Sư đang cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng (xem Bảng 14 ở trên) có giá trị lên đến 44.000 USD/ha mỗi năm.

Ban đầu rừng tràm Trà Sư được đề xuất lồng ghép vào trong phạm vi hồ chứa và giữ nước như những phần còn lại của hồ. Bằng cách này mực nước tự nhiên tối đa của hồ chứa sẽ tăng từ 3.5m lên 4.5m. Sau khi tham vấn các cơ quan địa phương thì thấy rằng rừng tràm nên được đưa ra khỏi hồ chứa đề xuất vì có một số tác động tiêu cực như sau:

y Mất giá trị đa dạng sinh học của rừng

Page 58: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

46

y Làm gián đoạn hệ sinh thái đất ngập nước do thay đổi chế độ lũ

y Tác độc tiêu cực tới nông nghiệp ở hạ du do đất và nước từ rừng tràm có tính a-xít rất cao làm giảm năng suất lúa

y Các loài ngoại lai có thể xâm lấn vào rừng tràm hoặc qua các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các khu vực của hồ

y Làm mất đi giá trị văn hóa và du lịch của rừng do sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập nước theo mùa

Ngoài các vấn đề tiềm ẩn nêu trên, các tác động tiêu cực khác có thể làm giảm khả năng cung cấp và chất lượng của tất cả dịch vụ hệ sinh thái như mô tả trong Bảng 14.

Việc xây dựng hồ có những tác động khác nhau tới rừng tràm Trà Sư, theo cả 2 phương án: i) lồng ghép rừng trong hồ chứa; hoặc, ii) tách rừng khỏi hồ chứa nhưng mở rộng hồ chứa về phía nam của rừng. Phần dưới đây tóm tắt ngắn gọn về những tác động tiềm ẩn này, tuy nhiên cần thực hiện thêm các nghiên cứu để định lượng các tác động một cách chi tiết hơn. Các tác động này bao gồm: các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ, những thiệt hại cho hệ sinh thái và thay đổi chi phí vận hành.

Tác động tới du lịch sinh thái

Lồng ghép rừng tràm trong hồ chứa sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái hệ sinh thái, cũng như mất mát các giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Hậu quả là làm giảm lượng du khách vốn đến đây để tận hưởng các đặc điểm tự nhiên của đất ngập nước. Giả định rằng một vùng sinh thái sẽ được thiết lập và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng điều này cũng có thể làm giảm thu nhập của khoảng 400 hộ dân hiện đang hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp từ các hoạt động du lịch ở đây.

Những mất mát tiềm ẩn về hệ sinh thái

Như trình bày ở các phần trước, việc lồng ghép rừng vào hồ chứa có thể gây suy thoái hệ sinh thái do thay đổi chế độ lũ cũng như những thiệt hại về cả động và thực vật. Với giá trị hệ sinh thái ước tính tối đa khoảng 44.000 USD/ha, việc lồng ghép rừng vào hồ chứa sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại gián tiếp. Mặc dù chưa thể đưa ra con số thiệt hại chính xác về tài chính nhưng tổn thất sẽ bao gồm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm khả năng điều tiết khí hậu của đất ngập nước, suy giảm nguồn cung cấp thực phẩm và hạn chế các cơ hội sinh kế trực tiếp/ gián tiếp từ rừng.

Thay đổi trong chi phí hoạt động

Trong cả hai phương án, lồng ghép hay tách rừng khỏi hồ, thì quy trình vận hành hệ thống cống cần được kiểm soát để hài hòa được chế độ nước của hồ và của rừng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên, cũng như nhu cầu nhân lực. Cần có thêm các nghiên cứu định lượng về chủ đề này.

Với những tác động tiêu cực tiềm tàng như đã đề cập, thì khuyến nghị không bao gồm rừng tràm Trà Sư trong phạm vi hồ chứa. Thay vào đó, có thể xem xét phương án mở rộng hồ chứa về phía Nam, dẫn đến việc rừng tràm sẽ bị kẹp giữa 2 phần của hồ. Do rừng và hồ có mực nước tối đa khác nhau nên việc gia cố (nâng cao trình) đê bao quanh rừng tràm là tối quan trọng để đảm bảo hệ sinh thái đất ngập nước của rừng tràm rừng không bị ảnh hưởng khi mực nước của hồ chứa dâng cao. Do vậy, hoạt động quản lý nước ở hồ chứa và tại rừng tràm cần được phối hợp chặt chẽ và đảm bảo chế độ nước thích hợp trong phạm vi rừng được duy trì ngay cả khi điều kiện môi trường xung quanh thay đổi. Ngoài ra, các bên hữu quan cũng có thể cân nhăc lại và lựa chọn một vị trí hoàn toàn mới cho hồ chứa mà không làm ảnh hưởng gì đến rừng tràm.

Khả năng tăng cường năng lực trữ nước của khu vực xung quanh rừng Tràm cũng sẽ mang lại lợi ích cho rừng, vì hiện tại mỗi năm cần bơm thêm khoảng 40 triệu m³ nước vào rừng để đảm bảo lượng nước cho mùa khô. Trong tương lai lượng nước này có thể được cung cấp từ hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn.

6.4 Tính khả thi về kinh tế xã hội

Theo các kết quả đánh giá môi trường, có thể giả định rằng các phương án từ 1 đến 3 (có nạo vét và làm ngập rừng tràm) sẽ không qua được bước đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội. Do vậy khâu đánh giá kinh tế xã hội sẽ tập trung vào phương án 4 – tách rừng tràm khỏi hồ chứa và không phải thực hiện nạo vét đáng kể.

Theo số liệu thống kê, diện tích đất (canh tác) trung bình của mỗi hộ gia đình ở An Giang là 0.89 ha, như vậy có thể giả định rằng có khoảng 2.444 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc xây dựng hồ chứa, trong khi khoảng 20.565 hộ gia đình sẽ được hưởng lợi từ hồ (ví dụ: do tránh được những tổn thất do hạn hán, và giảm chi phí bơm). Bảng 15 trình bày quy mô hồ chứa dự kiến xây dựng.

Page 59: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

47

Bảng 15: Quy mô hồ chứa (Phương án 4)

Thông số Đơn vị Giá trịTổng diện tích hồ ha 2.175

Tổng chiều dài đê bao km 21

Tổng dung tích hồ m3 83.737.000

Tổng diện tích tưới ha 18.303

Tổng số hộ bị ảnh hưởng - 2.444

Tổng số hộ được hưởng lợi - 20.565

Với những khoản đầu tư kỹ thuật bắt buộc, tổng chi phí xây dựng (6 năm) lên tới 21 triệu USD (xem Bảng 16). Đơn giá xây dựng do Bộ/Sở NN&PTNT cung cấp. Ngoài chi phí xây dựng, tổng chi phí duy tu và quản lý hàng năm ước tính là 292.450 USD. Chi phí duy tu được giả định là 3% tổng chi phí xây dựng. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của tư vấn từ các nghiên cứu tương tự, chi phí bơm hang năm cũng được xem xét. Khi xây dựng mới các đê bao cũng cần có kế hoạch tái định cư. Căn cứ vào định mức của các chương trình / dự án trước đây, tổng chi phí đền bù tái định cư ước tính khoảng 300,000 USD.

Bảng 16: Chi phí xây dựng

Hoạt động Các thông số Đơn vị Giá trịA Chiều dài đê bao nâng cao trình m 3.700

Chi phí USD/m 65B Số trạm bơm - 6

Chi phí USD 420.000C Chiều dài đê bao xây dựng mới m 5.000

Chi phí USD/m 250D Chiều dài kè m 8.700

Chi phí USD/m 350E Chiều dài ốp lát mặt đê / trải đường m 8.700

Chi phí USD/m 25F Cống - 4

Chi phí USD 3.307.500Tổng chi phí xây dựng (6 năm) USD 20.803.000

A-B-C-D-E-F Tổng chi phí duy tu hàng năm USD/năm 230.450Tổng chi phí bơm hàng năm USD/năm 62.000Tổng chi phí duy tu / quản lý hàng năm USD/năm 292.450Đền bù tái định cư (xây dựng đê bao mới) USD 300.000Tổng chi phí xây dựng / duy tu / quản lý (6 năm) USD 21.494.350

Các bản đồ sử dụng đất cho thấy cả khu vực dự kiến xây dựng hồ chứa và khu vực hưởng lợi phần lớn canh tác lúa hai vụ. Vụ đầu tiên trong năm (đông-xuân) từ tháng 12 đến cuối tháng 2, vụ thứ 2 (hè-thu) bắt đầu từ đầu tháng 4 và thu hoạch vào tháng 7 (xem Bảng 17). Đồng có bờ bao thấp khoảng 2m, và sẽ bị ngập nước sau khi thu hoạch vụ 2. Cuối tháng 11 khi nước rút, nước được bơm ra khỏi đồng để gieo xạ vụ đông-xuân. Suốt vụ hè-thu, nước được bơm khoảng 2 tuần mỗi lần. Những hệ thống canh tác này tận dụng được phù sa màu mỡ do lũ mang lại, qua đó giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

Hệ thống canh tác lúa hai vụ đòi hỏi mực nước dao động từ 0.0 đến 0.15 m. Do hồ chứa bị ngập nước từ tháng 10 đến tháng 1 với mực nước tối đa 4.5m và tối thiểu 1.5 m trong mùa khô, canh tác lúa hai vụ sẽ không còn phù hợp / khả thi trong phạm vi lòng hồ.

Page 60: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

48

Bảng 17: Lịch canh tác lúa hai vụ

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Đông-Xuân

Hè-Thu

Khoản thu nhập thất thoát của những hộ bị ảnh hưởng được tính toán dựa vào chi phí và thu nhập trồng lúa, theo đơn giá năm 2014 do GIZ cung cấp. Bảng 18 trình bày chi phí và thu nhập của hệ thống canh tác lúa hai vụ với lợi nhuận hàng năm là 1.005 US$/ha. Giả sử với diện tích đất trung bình là 0,89 ha, các hộ nông dân phải đối mặt với khoản thất thoát hàng năm là 890 USD nếu không áp dụng những mô hình sinh kế thay thế khác trong khu vực hồ chứa. Với diện tích hồ chứa 2.175 ha khoản thất thoát hàng năm ước tính là 2.185.747 USD.

Bảng 18: Chi phí và thu nhập từ hệ thống canh tác lúa hai vụ

Định mức (USD/ha) Vụ Đông-Xuân Vụ Hè-ThuGiống 79 64Làm đất 66 81Phân bón 219 175Thuốc trừ sâu 202 180Tưới / bơm 65 86Nhân công 101 94Thu hoạch 139 150Khấu hao tài sản cố định 27 12Lãi 16 0Các chi phí khác 14 0Tổng chi (USD/ha) 927 842Sản lượng (kg/ha) 7.000 5.400Giá bán tại ruộng (USD/kg) 0,22 0,22Tổng thu (USD/ha) 1.566 1.208Tổng lợi nhuận (USD/ha) 639 366

Việc người nông dân có ủng hộ xây hồ hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc các mô hình sinh kế dựa vào lũ có mang lại lợi nhuận không, và ở mức nào. Phần dưới đây trình bày các mô hình sinh kế lũ này, có xét đến các yếu tố kỹ thuật của hồ chứa. Trên cơ sở tham vấn Bộ/Sở NN&PTNT và IUCN cũng như nghiên cứu tài liệu, các hệ thống canh tác sau đây đã được thảo luận và đánh giá về kinh tế:

y Vườn nổi

y Mô hình cá-sen

Vườn nổi

Canh tác vườn nổi là một mô hình thủy canh hoặc canh tác sử dụng ít đất. Ở Bangladesh, phương thức này được gọi là vasoman chash, baira, hay dhap còn ở Mynamar là kaing. Về mặt lịch sử, các loài thực vật thủy sinh như lục bình (eichhornia crassipes), tảo, thảo mộc, rơm, rau được sử dụng để hình thành các bè nổi dầy trên đó trồng các loại rau và hoa màu khác trong mùa mưa. Công nghệ này được áp dụng trồng các loại rau cho lá (như xà lách), cà chua, nghệ, dưa chuột, ớt, dưa, hoa, bí đỏ và một số loài bầu, củ cải đường, đu đủ, súp lơ và một số loại khác (Islam và Atkins 2007).

Page 61: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

49

Hình 31: Vườn nổi ở Bangladesh (Nguồn: Rahman)

Hiện nay, vườn nổi được xem là một chiến lược đa dạng hóa sản xuất trong các vùng đất ngập nước và để ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở những nơi có thời kỳ lũ dài gây khan hiếm đất canh tác (Parvej, 2007). Từ 1999, IUCN Bangaldesh đã hỗ trợ mở rộng mô hình vườn nổi như một phương án phát triển sinh kế lũ cho các cộng đồng khó khăn (Chương trình Quản lý môi trường bền vững (SEMP), SHOUHARDO). Gần đây, thiết kế đã có những cải tiến, bao gồm những loại bè không phụ thuộc vào chất liệu hữu cơ (Islam và Atkins 2007).

Các ưu điểm của canh tác vườn nổi bao gồm:

y Hệ thống sản xuất công nghệ thấp (chi phí thấp) với các khoản đầu tư ban đầu thấp (Pantanella et al. 2011)9

y Lợi nhuận trên mỗi hecta khá cao

y Rút ngắn chu kỳ sản xuất hoa màu, có thu nhập định kỳ

y Đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách kết hợp với nuôi trồng thủy sản

y Bè đã qua sử dụng có thể chuyển thành phân hữu cơ cho hoa màu trong những vùng bị ngập úng theo mùa (Irfanullah 2013)

y Cải thiện chất lượng nước và giảm bùng phát dịch bệnh lây lan qua lục bình

9 Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây (IUCN và cộng sự, 2009; Islam và Atkins, 2007, 132) cho thấy chi phí canh tác đã tăng lên, và lưu ý rằng “chi phí để làm một chiếc bè lục bình dài 60m là 1,500 TK [tương đương 23USD]” và cần 7 cái bè nổi như vậy cho mỗi héc-ta đất ngập nước. Theo nghiên cứu này, canh tác vườn nổi mang lại lợi nhuận 851USD/ha mỗi mùa. (Islam và Atkins 2007).

UNIQUE | Feasibility Study Tra Su – Tri Ton Reservoir 59

production due to droughts and reduction of pumping costs). Table 15 illustrates the scale of the planned reservoir.

Table 15: Scale of reservoir (Option 4)

Given the technically required investments, total construction costs (6 years) sum up to approx-imately 21 m US$ (see Table 16 ). Construction unit costs are based on data provided by MARD/DARD. Besides construction costs, total annual maintenance and management costs of 292.450 US$ are expected to occur. For that, maintenance costs of 3% of the total construction costs were assumed. Furthermore, annual pumping costs, which are based on consultant’s ex‐perience from comparable assignments, have been considered. The construction of the new embankments further requires resettlements. Based on cost norms from previous projects/pro-grams, total compensation costs for resettlement of 300,000 US$ were assumed.

Table 16: Construction costs

Land use maps have shown that both the target area for the construction of the proposed res-ervoir and the benefitting area is dominated by double rice cropping. The first crop (the Winter- spring crop) is from December to late February, the second crop (the summer-autumn crop)

Key variable Unit Value Total reservoir area ha 2,175 Total embarkment length km 21 Total volume of reservoir m3 83,737,000 Total area benefitting ha 18,303 Total hh reservoir number 2,444 Total hh benefitting number 20,565

Activity Key variables Unit ValueA Length of heightehning of embarkments m 3,700.00

Costs of heightening of embarkments US$/m 65.00 B Number of pumps number 6.00

Costs of pumps US$/number 420,000.00 C Length of embarkments m 5,000.00

Cost of new embarkment US$/m 250.00 D Length of revetments m 8,700.00

Costs of revetments US$/m 350.00 E Length of crest/road cover m 8,700.00

Cost of crest/road cover US$/m 25.00 F Sluice gates number 4.00

Costs of sluice gates US$/number 3,307,500.00 Total construction costs (6 years) US$ 20,803,000

A-B-C-D-E-F Total annual maintenance costs US$/year 230,450Total annual pumping costs US$/year 62,000 Total annual maintenance/management costs US$/year 292,450Compensation for resettlements (new embankments) US$ 300,000Total construction/maintenance/management cost (6 years) US$ 21,494,350

Page 62: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

50

Các trở ngại tiềm ẩn:

y Đòi hỏi nhiều nhân công hơn trồng lúa

y Tính sẵn có của vật liệu phù hợp để làm bè (UNFCCC 2006), trở ngại này có thể khắc phục bằng việc điều chỉnh thiết kế bè

y Dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn và biến đổi lượng mưa

y Tiếp cận thị trường yếu (thiếu liên kết với thị trường và các bên liên quan của thị trường, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, thất thoát sau thu hoạch cao)

y Công nghệ chưa được áp dụng trong vùng Mê-kông

Về phương thức canh tác vườn rau nổi, ở Việt Nam chưa có số liệu thực tế và chưa có thông tin về chi phí và lợi nhuận canh tác. Các thử nghiệm vườn nổi ở Thái Lan cho thấy năng suất và sản lượng thu được tương tự như phương thức canh tác nông nghiệp trên đất, ví dụ như rau xà lách và bắp cải (Islam và Atkins 2007; Pantanella và cộng sự, 2011). Do đó, việc sử dụng số liệu của tài chính của mô hình canh tác nông nghiệp phổ biến trên đất với chi phí đầu vào cao được cho là có thể chấp nhận được cho mô hình vườn nổi.

Tại An Giang, các cây trồng cạn như sắn, ớt, bí ngô, cà tím, dưa leo, ngô hay khoai môn thường được trồng luân canh cùng cây lúa (Nguyen, 2015). Giả sử trồng 2 vụ với diện tích đất chia đều cho ớt và bí ngô, thì tổng lợi nhuận thu được là 3,855.33USD/ha/bè mỗi năm (Nguyen 2015). Lưu ý rằng, số liệu này áp dụng cho mô hình canh tác hiệu quả trên toàn bộ 1 hecta. Tổng diện tích mặt nước cho 1 hecta bè là khá lớn do đó có thể có ảnh hưởng tới giao thông trên kênh. Hơn nữa, giả định này chưa tính tới tiềm năng kết hợp mô hình vườn nổi này với các thực tiễn nuôi trồng thủy sản chẳng hạn như nuôi cá.

Mô hình cá-sen

Nhờ có khả năng trữ lũ cao nên việc trồng sen kết hợp với nuôi trồng thủy sản ngày càng được áp dụng như một mô hình phát triển sinh kế lũ. Cây sen ở Đồng bằng sông Cửu Long thường sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa lũ, trong các hồ và vùng nước đứng khác. Tất cả các bộ phận của cây, như hoa, lá, hạt và củ đều có thể thu hoạch. Ví dụ, hoa dùng để bày trí, củ và hạt dùng làm thực phẩm hoặc thuốc. Ngoài ra, do giá trị thẩm mỹ cao, vào mùa một số đầm sen ở Đồng bằng sông Cửu Long còn là điểm thu hút du lịch sinh thái. Các loài sen hiện có ở Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi mực nước từ 5cm đến 150cm. Theo IUCN, các giống sen khác đang được trồng ở Bangladesh có thể thích nghi với mực nước lên đến 4-5 m. Cần tiếp tục đánh giá xem sự gia tăng mực nước nhanh do xả cống có gây khó khăn cho việc trồng sen hay không. Thực tế ở Việt Nam cho thấy nuôi cá trong đầm sen mang lại lợi nhuận trung bình 130 triệu VND/ha (Ni và cộng sự, 2016).

Page 63: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

51

Hình 32: Nuôi cá trong hồ sen

Các thế mạnh của mô hình sinh kế lũ cá-sen bao gồm:

y Lợi nhuận cao so với canh tác lúa hai vụ

y Đầu tư ban đầu thấp, chi phí ứng trước cũng thấp

y Ít bị dịch bệnh

y Giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp phát triển du lịch sinh thái

y Nhu cầu thị trường cao (theo báo cáo của các công ty chế biến ở Đồng Tháp)

Các rào cản tiềm ẩn bao gồm:

y Nguy cơ hư hỏng cao (thất thoát sau thu hoạch lớn)

y Giá cả biến động do bị thương lái và các công ty chế biến thao túng10

y Đòi hỏi nhiều lao động, phải cắt hái hàng ngày

y Nhạy cảm với sự thay đổi mực nước và xâm nhập mặn

Tác động kinh tế của việc chuyển đổi từ canh tác lúa hai vụ sang làm vườn nổi và nuôi cá-sen được phân tích trong phần 6.5 dưới đây. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng cần triển khai các biện pháp sinh kế liên quan ở cấp dự án. Như đã đề cập trong các nhiệm vụ trước đây, việc áp dụng mô hình sinh kế thay thế được thúc đẩy bởi 5 hoạt động chính sau: (i) thành lập nhóm / hợp tác xã; (ii) xây dựng các điểm trình diễn; (iii) xây dựng / tăng cường hệ thống khuyến nông; (iv) xây dựng các công trình giám sát chất lượng nước và trữ nước; (iv) thúc đẩy hình thức khoán hợp đồng. Các hoạt động này phù hợp với mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”” của Chính phủ Việt Nam, khuyến khích nông dân tham gia hợp tác xã và hình thành mối quan hệ lâu dài với các công ty thông qua hợp đồng. Các hợp đồng này bao gồm việc cung cấp vật tư đầu vào, tư vấn khuyến nông thông qua các đại lý của công ty, mua sản phẩm của nông dân với giá thỏa thuận. Chương trình hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và giảm chi phí giao dịch, đặc biệt đối với tiểu thương (Smith, 2013).

10 Giá hạt sen dao động từ 4.000-14.000 VND/kg

Page 64: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

52

Quy mô của các phương án đề xuất

Quy mô thực tế khi triển khai các phương án sinh kế thay thế cần được đánh giá chi tiết trong giai đoạn xây dựng và lập kế hoạch dự án. Kết quả đánh giá khả thi trong phần 6.5 dưới đây được tiến hành với một diện tích khoảng 1.000 ha bao gồm các phương án sinh kế thay thế theo đó thời gian 2 năm đầu tiên là chỉ để dành cho việc chuẩn bị hệ thống canh tác trong đó cần cũng cấp các dịch vụ khuyến nông liên quan11

Bảng 19: Tổng quan về quy mô của các mô hình sinh kế thay thế (kịch bản 6 năm)

Mô hình Đ. vị Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Tổng diện tích sen ha - - 800 800 800 800

Tổng diện tích vườn nổi ha - - 200 200 200 200

Qua kết quả phỏng vấn cùng các kinh nghiệm trước đây, các mô hình dòng tiền sau đây (tính cho thu nhập sau khi đã khấu trừ các chi phí) được áp dụng cho cả 2 mô hình. Như đề cập ở trên, các giả định dưới đây cần được áp dụng cẩn trọng và có thể cần được tiếp tục nghiên cứu thêm do số lượng mẫu còn rất hạn chế.

Bảng 20: Tổng quan về dòng tiền của các mô hình sinh kế thay thế

Mô hình sinh kế Sen Vườn nổi

Dòng tiền / héc-ta (USD) 5.702,5 3.855,3

Với khung thời gian triển khai các mô hình sinh kế thay thế là 6 năm trên tổng diện tích 1.000 ha thì phân bố tổng dòng tiền sẽ như sau:

Bảng 21: Tổng dòng tiền của các mô hình sinh kế

Mô hình Đ. vị Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Sen USD - - 4.562.003 4.562.003 4.562.003 4.562.003

Vườn nổi USD - - 771.066 771.066 771.066 771.066

6.5 Tính khả thi về kinh tế

Dưới đây là phân tích tính khả thi về kinh tế của các giải pháp quản lý nước và sinh kế liên quan như đã trình bày ở trên. Lợi nhuận tổng thể của dự án hồ chứa đề xuất được thể hiện ở giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Phân tích này được đưa ra dựa trên sự so sánh giữa 2 kịch bản có và không có hồ. Phân tích cho khung thời gian 30 năm và tỷ lệ chiết khấu 10%. Như đã đề cập, phương án thiết kế #4 được lựa chọn để phân tích.

Những lợi ích kinh tế chính mà dự án mang lại bao gồm:

y Tránh tổn thất trong nông nghiệp do hạn hán và giảm chi phí bơm nước phục vụ sản xuất.

y Nâng cao lợi nhuận tính trên héc-ta so với trồng lúa hai vụ do áp dụng các mô hình sinh kế lũ (20% canh tác vườn nổi, 80% trồng sen) trong vùng lòng hồ.

y Tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái tự nhiên và hệ thống sinh kế của người dân thông qua áp dụng các mô hình sinh kế thay thế.

y Cải thiện ổn định và an sinh xã hội nhờ giảm bớt các rủi ro và hiểm họa tự nhiên.

Các lợi ích trực tiếp của 2 yếu tố cuối (tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao ổn định và an sinh xã hội) chưa thể được lượng hóa chính xác trong nghiên cứu này do dữ liệu chưa đầy đủ.

11 Giả định này không tính đến hình thức nuôi cá lồng do không có số liệu tài chính tin cậy vào thời điểm nghiên cứu

Page 65: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

53

Để định lượng thiệt hại do đợt hạn hán năm 2015/2016, tư vấn đã sử dụng dữ liệu của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam. Thiệt hại được tính toán dựa trên cường độ và tần suất các đợt hạn. Cả hai kịch bản “có hồ” và “không có hồ” đều áp dụng tần suất 50 năm cho đợt hạn hán 2015/16. Dựa trên sơ đồ thủy văn, các khoản đầu tư được đề xuất sẽ giúp giảm mức độ thiệt hại 100% cho diện tích 18.000 ha. Ngoài ra, hồ chứa dự kiến được cho là sẽ giúp giảm chi phí bơm nước phục vụ sản xuất. Trong cả hai kịch bản “có hồ” và “không có hồ”, sự gia tăng chi phí bơm nước hàng năm tăng khoảng 10% trong vòng 30 năm đã được xem xét. Dựa vào mô hình thủy lực, có thể giả định rằng nông dân sẽ giảm được 50% chi phí bơm nhờ có dự án hồ.

Để tính toán các lợi ích gia tăng nhờ việc chuyển đổi canh tác lúa hai vụ sang các mô hình sinh kế thay thế dựa vào lũ, tư vấn đã xây dựng các mô hình tính toán dòng tiền trong nông nghiệp trên mỗi héc-ta trong đó có sử dụng các giả định về chi phí nông nghiệp như đã trình bày ở trên.

Liên quan đến quản lý nước, tất cả các biện pháp được liệt kê trong Bảng 16 đã được phân tích. Do các hạn chế về năng lực kỹ thuật và xây dựng, việc nhân rộng các biện pháp cần được thực hiện trong suốt thời gian 6 năm của dự án. Các định mức chi tiêu sử dụng trong các tính toán sinh kế ở trên là căn cứ theo định mức của Ngân hàng thế giới theo đơn giá 2014. Thời gian để thực hiện các hoạt động và khoản đầu tư cũng được lấy là 6 năm.

Phép đánh giá đầu tiên cho thấy lợi nhuận của dự án đầu tư này là khá nhạy cảm với quy mô của các mô hình sinh kế thay thế. Nếu tổng diện tích phần lòng hồ dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ là 500 ha, thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là -3%. Nếu toàn bộ diện tích lòng hồ được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR có thể đạt 34%.

Hình 33: Sự nhạy cảm của tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR với phần diện tích lòng hồ dành cho sản xuất nông nghiệp.

Quy mô khả thi phụ thuộc vào một số yếu tố sau – rất quan trọng và cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư:

y Tác động của việc gia tăng sen, cá, và rau đối với sản lượng tới giá vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra y Cấu trúc các thị trường đầu vào y Nhu cầu và tính sẵn có về lao động của các mô hình sinh kế thay thế y Sự chấp thuận của người dân đối với việc áp dụng các mô hình sinh kế thay thế y Tác động của sản xuất nông nghiệp đối với chất lượng và số lượng nước

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

40

0 500 1000 1500 2000 2500

IRR

(30

năm

)

Tổng diện �ch đất nông nghiệp (ha)

Page 66: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

54

Giả sử một diện tích 1.000 ha hồ có thể sử dụng cho các mô hình sinh kế thay thế, thì các khoản đầu tư đề xuất có thể mang lại tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 15% và giá trị hiện tại ròng (NPV) là 9,226 triệu USD (với tỷ lệ chiết khấu 10%). Như vậy, từ góc độ kinh tế, dự án có thể mang lại lợi nhuận.

Bảng 22: Tóm tắt kết quả phân tích kinh tế

Chi phí / lợi ích Giá trị

Tổng chi phí của dự án (US$) (6 năm) 29,212 triệu

Tổng lợi nhuận của dự án (US$) (6 năm) 22,559 triệu

Lợi nhuận ròng (US$) (6 năm) -6 triệu

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (30 năm) 15%

Giá trị hiện tại ròng NPV (30 năm) 9,226 triệu

Tuy nhiên, phân tích độ nhạy cảm cũng chỉ ra rằng tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR phụ thuộc vào sự thay đổi của các dự báo về biến đổi khí hậu. Trên đây giả định rằng khoản đầu tư đề xuất sẽ giúp giảm 100% thiệt hại do các đợt hạn hán có tần suất lặp lại 50 năm trên 18.000 ha diện tích nông nghiệp và giảm 50% chi phí bơm trên cùng khu vực trong những năm không có hạn hán.

Hình 34 trình bày sự phụ thuộc của tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR vào tần suất hạn hán giả định, trong khi các giả định khác là không thay đổi.

Hình 34: Độ nhạy cảm của IRR theo tần suất hạn hán

Kết quả phân tích kinh tế cho thấy ở thời điểm này lợi nhuận kinh tế của hồ chứa đề xuất vẫn chưa rõ ràng. Dự án chỉ có lợi nhuận trong những giả định lạc quan về quy mô. Vì vậy, tính khả thi về kinh tế của dự án cần được xem xét một cách cẩn trọng trong các bước tiếp theo. Các kết quả đánh giá cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn và triển khai thực hiện các mô hình sinh kế thay thế sẽ là chìa khóa nếu dự án muốn mang lại lợi nhuận về kinh tế.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49

IRR

(30

năm)

Tần suất hạn hán

Page 67: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

55

6.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội

Trong quá trình lập và xây dựng các dự án đầu tư như hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn này, việc xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội là rất quan trọng để nhận biết và giảm thiểu các tác động tiềm ẩn có thể xảy ra đối với người dân địa phương và môi trường trong vùng dự án. Trong giai đoạn thiết kế, các biện pháp bảo vệ sẽ giúp xác định và đánh giá các tác động tiềm tàng về xã hội hay môi trường có liên quan. Các rủi ro chính về môi trường và xã hội tại khu vực hồ chứa bao gồm:

y Ô nhiễm

Như đã đề cập trong phần 6.3.2, việc nạo vét (để tăng độ sâu / dung tích hồ) có thể giải phóng các chất ô nhiễm từ các lớp đất sâu gây, tác động tiêu cực đến năng suất nông nghiệp (do sử dụng nước hồ). Ngoài ra, việc lồng ghép rừng tràm Trà Sư vào hồ có thể dẫn đến ô nhiễm phèn vốn tích tụ tự nhiên trong rừng tràm.

y Các cơ chế tái định cư, sinh kế và đền bù

Do hầu như không có dân sống trực tiếp trong khu vực sẽ xây dựng hồ nên tái định cư không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên xung quanh khu vực hồ chứa có các hộ dân sinh sống và họ có thể bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng các đoạn đê bao bổ sung. Thêm vào đó, sinh kế của cộng đồng địa phương hiện đang chủ yếu dựa vào đất nông nghiệp. Với chế độ ngập lũ của hồ, những cộng đồng này có thể bị mất đất và các phương thức canh tác nông nghiệp hiện hữu có thể sẽ không tiếp tục tại khu vực này được nữa.

y Đa dạng sinh học

Như đã trình bày ở phần 6.3.3 và 6.3.4, việc xây dựng và vận hành hồ chứa có thể tác động trực tiếp đến các loài thủy sinh trên sông, kênh rạch và trong khu vực hồ chứa do những thay đổi về chế độ lũ cũng như gây suy thoái rừng tràm Trà Sư.

y Sức khỏe và an toàn của cộng đồng

Vỡ đê gây ngập lụt các khu vực lân cận là mối đe dọa lớn đối với an toàn của người dân và có thể phá hủy các hệ thống nông nghiệp. Ngoài ra, hồ không có hệ thống rào ngăn có thể làm gia tăng nguy cơ đuối nước, đặc biệt với trẻ em.

y Các khía cạnh khác cần được xem xét:

- Hiện chưa có Đánh giá tác động môi trường (EIA)

- An toàn lao động

- Xem xét nhóm dân tộc thiểu số

- Quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan

Trong quá trình triển khai dự án, các rủi ro được xác định ở trên là tiền đề để xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn tăng cường được các tác động tích cực của hồ12. Với Luật Quy hoạch sửa đổi (được thông qua ngày 24.11.2017), đánh giá tác động môi trường, xã hội của các dự án đầu tư phải được thực hiện theo hình thức Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) hoặc Đánh giá tác động môi trường (EIA). Các rủi ro đã nêu ở trên được áp dụng theo các Tiêu chuẩn môi trường và xã hội của Ngân hàng thế giới (ESS13) để thiết lập và đề xuất các giải pháp giảm thiểu.

12 Dựa trên Khung môi trường và xã hội của Ngân hàng thế giới (bản trực tuyến tại: http://documents.worldbank.org/curated/en/383011492423734099/pdf/114278-WP-REVISED-PUBLIC-Environmental-and-Social-Framework-Dec18-2017.pdf) và Tiêu chuẩn an toàn về môi trường và xã hội của FAO (bản trực tuyến tại Diễn đàn học tập về đầu tư: http://www.fao.org/investment-learning-platform/themes-and-tasks/environmental-social-safeguards/en/)

13 ESS 7-9 (dân bản địa, di sản văn hóa và các cơ chế tài chính trung gian) không được xem xét do không áp dụng với trường hợp hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn

Page 68: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

56

Bảng 23: Đánh giá các biện pháp bảo vệ an toàn môi trường và xã hội (Dựa trên Tiêu chuẩn môi trường xã hội của Ngân hàng thế giới)

Tiêu chuẩn Các mục tiêu liên quan (theo Tiêu chuẩn MT-XH của

WB)

Các rủi ro được xác định Phương án giảm thiểu rủi ro cho hồ chứa

ESS1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động môi trường, xã hội

y Các dự án hạ tầng đòi hỏi phải có đánh giá tác động chi tiết theo yêu cầu của Việt Nam và quốc tế nhằm: - Dự kiến và phòng tránh

rủi ro, tác động;

- Giảm thiểu hoặc phòng tránh rủi ro, tác động

- Đền bù nếu rủi ro/ tác động vẫn còn

y Đến nay vẫn chưa có ĐTM của dự án hồ chứa đề xuất. Theo yêu cầu (của cả Việt Nam và các nhà tài trợ tiềm năng) cần ĐTM và đánh giá các rủi ro có liên quan

y Thực hiện đánh giá tác động chi tiết (xem xét Tiêu chuẩn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới ESS) theo yêu cầu của Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng sau khi hoàn thiện bản đề xuất

ESS2: Điều kiện lao động và làm việc

y Cải thiện an toàn và sức khỏe lao động

y Không cưỡng bức lao động (bao gồm lao động trẻ em)

y Thúc đẩy đối xử bình đẳng giữa tất cả nhân viên dự án

y Nguy cơ tai nạn tại công trình trong giai đoạn xây dựng

y Giải quyết các vấn đề an toàn lao động theo hợp đồng và yêu cầu công việc

y Tuân thủ quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam

y Cung cấp kênh cho nhân viên phản ánh ý kiến

ESS3: Quản lý tài nguyên và phòng ngừa ô nhiễm một cách hiệu quả

y Thúc đẩy sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

y Tránh hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm tới sức khỏe con người và môi trường

y Tránh hoặc giảm thiểu các hoạt động tạo thành rác thải.

y Giảm thiểu và quản lý rủi ro và tác động từ việc sử dụng thuốc trừ sâu

y Giải phóng các chất ô nhiễm tích tụ trong lớp đất sâu do nạo vét hoặc từ rừng tràm Trà Sư có thể đe dọa sản xuất nông nghiệp khu vực xung quanh và gây ra những mối lo ngại về sức khỏe của người dân trong vùng lân cận

y Xác định các khu vực an toàn để sử dụng/xử lý bùn đất nạo vét

y Thúc đẩy và phát triển các biện pháp canh tác không sử dụng thuốc trừ sâu trong và xung quanh khu vực hồ chứa

y Đảm bảo thoát nước định kỳ để hạn chế tích tụ các chất ô nhiễm trong hồ chứa

ESS4: Sức khỏe và an toàn cho cộng đồng

y Để thấy trước và phòng tránh những tác động tiêu cực tới sức khỏe và an toàn của cộng đồng

y Đưa ra những biện pháp hiệu quả để giải quyết các sự cố khẩn cấp

y Nguy cơ đuối nước đối với trẻ em

y Nguy cơ ngập lụt do vỡ đê bao và hậu quả mất nhà cửa và sinh kế

y Cung cấp hướng dẫn an toàn và nâng cao nhận thức nhằm giảm nguy cơ đuối nước trong hồ chứa

y Có các biện pháp khẩn cấp sẵn sàng khi xảy ra vỡ đê và xử lý hậu quả ngập lụt

y Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khi xây dựng đê bao nhằm giảm nguy cơ vỡ đê

Page 69: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

57

Tiêu chuẩn Các mục tiêu liên quan (theo Tiêu chuẩn MT-XH của

WB)

Các rủi ro được xác định Phương án giảm thiểu rủi ro cho hồ chứa

ESS5: Quy định về thu hồi đất, hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện

y Tránh hoặc giảm thiểu tái định cư không tự nguyện hoặc cưỡng chế

y Giảm tác động tiêu cực về xã hội và kinh tế bằng việc đền bù kịp thời cho những tổn thất tiềm ẩn

y Cải thiện điều kiện sống cho người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương

y Mất đất và/hoặc giảm năng suất nông nghiệp của người dân có đất trong khu vực hồ chứa

y Khả năng tái định cư do xây dựng các đoạn đê bao bổ sung

y Quy hoạch không gian có tác động thấp tới cộng động dân cư bao gồm đánh giá tác động của việc tái định cư do xây dựng các đoạn đê bao bổ sung

y Tránh tái định cư nhiều nhất có thể. Nếu không thể tránh, cần thực hiện đền bù thỏa đáng

y Các cơ chế đền bù cần được tham vấn với người dân địa phương

y Đảm bảo thực hiện cơ chế đền bù và phát triển các phương án sinh kế thay thế

ESS6: Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

y Bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học và sinh cảnh.

y Tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

y Hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương

y Các tác động tới sinh cảnh và thủy sinh trong hồ chứa do thay đổi chế độ lũ

y Nguy cơ suy thoái môi trường rừng tràm

y Tách rừng tràm Trà Sư khỏi hồ chứa dự kiến

y Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nước tổng hợp/ có điều phối để không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư

y Phát triển các mô hình sinh kế thay thế ít tác động tới môi trường và cải thiện đa dạng sinh học

ESS10: Sự tham gia của các bên liên quan và cung cấp thông tin

y Thiết lập cách tiếp cận có hệ thống để thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan

y Đánh giá mức độ quan tâm của các bên liên quan và hỗ trợ dự án lồng ghép quan điểm của các bên liên quan

y Đảm bảo các thông tin liên quan về rủi ro và tác động môi trường xã hội của dự án được cung cấp cho các bên liên quan

y Cung cấp cơ chế để các bên bị ảnh hưởng có thể nêu ý kiến và khiếu nại

y Hiện chưa có thông tin về quá trình tham vấn các bên liên quan, cách thức tổ chức quá trình này cũng thông tin về hồ chứa đã được chia sẻ với người dân địa phương như thế nào

y Tiếp tục thực hiện các hoạt động thúc đẩy tham gia của các bên liên quan và duy trì cách thức tiếp cận trong suốt quá trình vận hành hồ chứa

y Xem xét các vấn đề liên quan như dân tộc thiểu số (K’hmer) và vấn đề giới

y Xây dựng cơ chế giải quyết khiến nại thông qua họp định kỳ giữa cộng đồng và chính quyền địa phương có liên quan.

Page 70: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

58

6.7 Yêu cầu nâng cao năng lực

Trong phần này, năng lực của các bên liên quan chính – như đã xác định ở trên, được đánh giá dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu và theo những vai trò tương ứng của họ trong quá trình vận hành và quản lý hồ chứa. Trong bước tiếp theo, các kết quả dự kiến và yêu cầu năng lực tương ứng sẽ được phân tích cho các bên liên quan cụ thể.

Bảng 24 dưới đây đưa ra phân tích SWOT đối với từng bên liên quan của dự án, tiếp theo là đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực và xác định phương án đào tạo theo Nội dung Nâng cao năng lực của GIZ (GIZ, 2015). Phân tích này thực hiện dựa trên những cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và tài liệu sẵn có.

Bảng 24: Phân tích năng lực của các bên liên quan ở trung ương/khu vực cũng như cấp tỉnh theo phương pháp SWOT14

Bên liên quan Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

Cấp quốc gia/trung ương

y Có khung pháp lý liên quan

y Kinh nghiệm và quyền hạn trong hoạch định chính sách, quản lý và lập kế hoạch

y Thiếu cơ chế phối hợp trong quyết sách / lập kế hoạch tổng hợp giữa trung ương và địa phương

y Thực thi các quy định pháp luật thiếu và yếu

y Cơ chế tham gia giữa cấp trung ương và cấp tỉnh / khu vực

y Triển vọng nguồn vốn công và vốn ODA để tăng cường quản lý sau đầu tư

y Hỗ trợ lớn từ các nguồn bên ngoài (ODA)

y Cam kết mạnh mẽ trong cải thiện quy hoạch tổng thể

y Lập kế quy hoạch vùng là cơ hội để thúc đẩy phối hợp

y Tiếp cận quản lý tổng hợp / có sự tham gia có ít ý nghĩa do các quy định pháp lý không được thực thi

Cấp tỉnh14 y Hiểu được các tác động có thể xảy ra

y Có kinh nghiệm triển khai các dịch vụ khuyến nông

y Cơ quan trực tiếp quản lý và lập kế hoạch

y Thu nhập trực tiếp từ thủy lợi (ít nhất 50 tỷ/năm) và sẵn năng lực sẵn có

y Hiện tại, sự phối hợp với các tỉnh lân cận trong vận hành hồ chứa còn hạn chế

y Thiếu vốn và năng lực con người về quản lý và kỹ thuật

y Kiến thức và tính sẵn có của các mô hình sinh kế thay thế còn hạn chế

y Hỗ trợ tích cực từ các nguồn bên ngoài (ODA) và cam kết mạnh mẽ ở cấp trung ương nhằm tăng cường quy hoạch tích hợp

y Cách tiếp cận liên tỉnh (trong quy hoạch hồ chứa hay quy hoạch vùng) là cơ hội để thúc đẩy điều phối giữa các tỉnh

y Có các bài học kinh nghiệm và hỗ trợ từ các dự án ODA về phát triển sinh kế

y Cắt giảm nguồn kinh phí hiện có do dự án không có kết quả / trách nhiệm giải trình và chi phí cơ hội cao

14 Phân tích này tập trung vào Sở NN&PTNT An Giang do đây là cơ quan có tiềm năng thực hiện và quản lý hồ chứa dự kiến

Page 71: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

59

Bên liên quan Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

Các khía cạnh xuyên suốt

y Khung pháp lý sẵn có

y Tính sẵn có của số liệu tài chính để cải thiện công tác quản lý / phân bổ ngân sách còn hạn chế

y Thiếu cơ chế điều phối và thực thi chính sách

y Chuyển đổi sang các mô hình sinh kế chống chịu khí hậu tốt hơn

y Kinh phí sẵn có để cải thiện khả năng chống chịu khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

6.7.1 Các phương án phát triển năng lực

Phát triển năng lực trực tiếp

Để đảm bảo hồ chứa được quản lý và vận hành một cách hiệu quả và bền vững, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong một số lĩnh vực được nêu trong Bảng 25 dưới đây.

Bảng 25: Tổng quan các phương án phát triển năng lực trực tiếp

Lĩnh vực năng lực cần phát triển Các biện pháp phát triển năng lực

Yêu cầu quản lý

Tiếp cận quản lý tổng hợp đảm bảo phối hợp liên tỉnh và giữa trung ương - tỉnh

Bài học kinh nghiệm từ các dự án và các tỉnh khácCác cuộc họp nhóm công tác định kỳ Hướng dẫn thực hiện ban đầu

Áp dụng các cơ chế khiếu kiện và giải quyết hậu quả của cộng đồng địa phương

Các khóa tập huấn Hỗ trợ trong quá trình thực hiện

Quản lý bền vững môi trường hồ chứa và khu vực xung quanh

Các khóa đào tạo chuyên sâuHỗ trợ thực hiện / hướng dẫn kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật

Phát triển và nhân rộng các mô hình sinh kế thay thế

Các khóa đào tạo về mô hình sinh kế và phương pháp khuyến nông Hỗ trợ thực hiện các dịch vụ khuyến nông Tập huấn về phương pháp khuyến nông dựa vào cộng đồng và có sự tham gia

Quản lý kỹ thuật và vận hành hồ chứa Hỗ trợ năng lực kỹ thuật theo hình thức hướng dẫn triển khai và tập huấn

Học hỏi về thể chế

y Trong bối cảnh các dự án ở Việt Nam như dự án hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn, luôn có một ban quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch, vận hành và quản lý. Mặc dù một ban quản lý như vậy chưa hình thành cho dự án hồ chứa đề xuất, nhưng để đạt được các mục tiêu mong đợi của dự án thì cần phải có một đơn vị phù hợp chịu trách nhiệm quản lý nước / thủy lợi. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt về lĩnh vực này. Dự án hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn với chức năng chính là trữ lũ và cấp nước ngọt –cần nghiên cứu và kế thừa nguồn kinh nghiệm về thể chế này.

y Ngoài ra, cần xem xét làm sao để tăng cường sự hợp tác và chỉ đạo của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên qua đó cải thiện công tác quản lý và quy hoạch tổng hợp giữa trung ương và địa phương. Điều này bao gồm việc củng cố điều chỉnh các phương pháp hiện đang được

Page 72: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

60

áp dụng nhằm hướng tới cách tiếp cận quản liên tỉnh về lý nước và thủy lợi. Quá trình này có thể được thực hiện với sự tham gia của các Viện Thủy lợi miền Nam (Viện quy hoạch và Viện khoa học) như đại diện cho vai trò và mối quan tâm của cấp trung ương.

y Cần xem xét áp dụng các bài học kinh nghiệm và mô hình sinh kế đã thành công ở các tỉnh khác. Các mô hình này bao gồm nuôi thủy sản nước ngọt, vườn nổi, và trồng sen. Những kinh nghiệm này đã được đúc rút từ các dự án khác (như của IUCN) và từ các tỉnh khác (như trồng sen ở Sóc Trăng). Những cách tiếp cận như vậy nên được đưa vào các hệ thống khuyến nông hiện có để hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế này thông qua cộng đồng địa phương.

y Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, cần phải có đủ các dữ liệu và thông tin liên quan. Do vậy, tăng cường công tác thu thập và phân tích dữ liệu (đặc biệt về tài chính) sẽ giúp đưa ra các quyết định tốt hơn và nâng cao trách nhiệm giải trình của người ra quyết định nhằm chi tiêu các nguồn kinh phí sẵn có một cách hiệu quả nhất.

Page 73: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

61

Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế cần phải có sự kết hợp giữa các giải pháp phi công trình (như thay đổi hệ thống và mô hình canh tác hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất) với các giải pháp công trình (như xây dựng hồ chứa) để nâng cao năng lực trữ ngọt. Các biện pháp dự kiến trong khuôn khổ đề xuất dự án hồ chứa Trà Sư – Tri Tôn đáp ứng được những yêu cầu chung này.

Nhìn chung, trên quan điểm thủy văn - thủy lực, điều kiện cân bằng nước tổng thể là thỏa mãn để vận hành hồ chứa theo như đề xuất. Từ tháng 8 đến tháng 11, lượng nước trong kênh Vĩnh Tế được cho là đủ để phục vụ tích nước vào hồ thông qua tự chảy hoặc bơm bổ sung. Tuy nhiên, cần xem xét các kịch bản biến động lưu lượng của kênh Vĩnh Tế, đặc biệt là tác động của việc bơm tích nước tới các khu vực hạ du trong những năm kênh có lưu lượng nước thấp. Tính toán cho thấy, với lượng tích nước như vậy từ kênh Vĩnh Tế, gần như chắc chắn là các khu vực hạ du sẽ bị ảnh hưởng.

Hồ chứa được tích nước khi có điều kiện tự chảy từ kênh Vĩnh Tế, và được tiếp tục bơm để duy trì mực nước cho đến khi bắt đầu thời kỳ cấp nước. Giả định rằng lượng nước trữ trong mùa khô sẽ được sử dụng liên tục. Mực nước và độ sâu tương ứng là 1 m hoặc cao hơn nếu có thể vận hành cấp nước trong cả mùa khô. Nếu duy trì vụ hè thu, thì mực nước từ tháng 4 đến tháng 7 phải ở mức khá thấp dưới 1 m. Như vậy trong khoảng thời gian này sẽ không vận hành cấp nước được và điều này sẽ hạn chế đáng kể chức năng của hồ chứa.

Vì lý do sinh thái, hồ chứa không nên bao gồm rừng tràm Trà Sư. Việc nạo vét có thể phát tán các chất gây ô nhiễm tích tụ trong đất sau đó được vận chuyển theo dòng nước xuống hạ lưu sẽ tác động tiêu cực đến rừng tràm. Hơn nữa, chi phí đào đắp và các chi phí liên quan sẽ làm tăng đáng kể chi phí dự án nếu thực hiện nạo vét. Việc nạo vét cũng sẽ khiến quá trình phê duyệt dự án trở nên phức tạp hơn vì cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Do đó, nên tránh nạo vét và đưa rừng tràm Trà Sư ra ngoài khu vực dự án. Như vậy diện tích hồ chứa sẽ giảm xuống còn 2.175 ha và dung tích trữ tối đa sẽ giảm xuống còn 70,470 triệu m³.

Có một phương án nữa là sử dụng thêm vùng phía Nam rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 3.040 ha để làm lòng hồ. Trong trường hợp này cần xây dựng thêm các hạng mục như vượt thủy lực (kênh tự chảy

7. CÁC KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH

hoặc ống có áp) từ khu vực phía Bắc đến khu vực phía Nam của rừng tràm. Điều này sẽ làm tăng chi phí nhưng bù lại diện tích hồ được mở rộng và mang lại nhiều lợi ích hơn. Phương án này chưa được đánh giá một cách chi tiết trong khuôn khổ nghiên cứu khả thi này.

Tỷ lệ bốc hơi được đánh giá có thể lên đến 0,2 m mỗi tháng. Để bù đắp sự thất thoát này, cần bơm bổ sung để duy trì mực nước. Như vậy, chi phí bơm phát sinh này cần được tính đến.

Các tham số thổ nhưỡng đặc trưng của vùng dự án cho thấy hệ số thấm rất nhỏ và do đó nền đất ở đây là phù hợp để trữ nước. So với yếu tố bốc hơi, thì lượng nước thất thoát do thấm ngấm là không đáng kể. Trong thiết kế đề xuất, các hạng mục được tối ưu hóa về vị trí và kích thước do tận dụng một số công trình đã có sẵn như đê bao, kênh v.v. Điều này giúp giảm thiểu chi phí xây dựng. Các công trình lấy nước theo đề xuất (bao gồm cống bê-tông thay thế các đập cao su hiện có, trạm bơm) là đủ để vận hành hồ. Chiều rộng cửa đề xuất là 40 m và độ cao của khung tường 1,5 m là thỏa đáng. Việc xả nước được thực hiện qua 4 cống ở hạ lưu là thỏa mãn để đảm bảo dòng chảy cần thiết cung cấp cho các khu vực xung quanh. Nhìn chung, xét về mặt thủy lực thì bề rộng của các cửa cống có thể thu hẹp bớt. Phía sau cửa xả, vận tốc dòng chảy rất cao nên cần phải có bể hấp thụ đủ lớn được thiết kế phù hợp để tránh xói lở, rửa trôi gây mất ổn định công trình.

Các kết quả tính toán địa kỹ thuật có thể được tóm tắt như sau:

y Biên độ lún đê bao dự kiến là 0,56 m

y Sự cố sụt đê bao dự kiến không xảy ra

y Cao trình đê bao tối đa là 5,7 m

y Nếu độ dốc nền đất quanh đê bao vượt quá 19.9° sẽ xảy ra sạt trượt

Biên độ lún tính toán cần được bù thông qua cao trình đê bao. Điều này đã được bao gồm trong dự toán kinh phí. Nguy cơ sụt chân sẽ giới hạn chiều cao tối đa của đê bao. Do đó, không thể tăng dung tích hồ bằng cách nâng cao trình đê bao. Xét từ góc độ địa kỹ thuật, nạo vét là phương án rất rủi ro vì làm tăng độ dốc và nguy cơ sụp đê bao.

Các kết cấu lớn hơn như cống và trạm bơm cần có móng sâu bằng cọc đóng hoặc cọc khoan nhồi. Sự thiếu vắng dữ liệu về nền đất dưới tuyến đê bao phía tây là yếu tố rất đáng lo ngại do đó khảo sát địa chất chi tiết với độ giải cao là rất cần thiết.

Page 74: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

62

Theo đề xuất, hệ thống đê bao có độ dốc tương đối lớn, lên đến 1:1.5. Lợi thế là tiết kiệm được không gian. Tuy nhiên, do tải trọng thủy tĩnh và tải trọng thủy lực (ở mức độ nhất định), cần có biện pháp bảo vệ mái của hệ thống đê bao. Nên cân nhắc các phương án hòa với thiên nhiên.

Cơ chế bồi thường do mất đất đai hoặc ảnh hưởng tới sinh kế, thu nhập của các cộng đồng địa phương do việc xây dựng hồ chứa là rất quan trọng. Cần đảm bảo rằng các đối tượng bị tác động được bồi thường một cách phù hợp và thỏa đáng.

Đặc biệt quan trọng, cần tăng cường sự phối hợp liên tỉnh, xuyên biên giới và với cấp trung ương để đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm ẩn và tích hợp dự án hồ chứa này vào các quy hoạch, kế

hoạch ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Cần xây dựng năng lực cho các chủ thể và bên liên quan để thực hiện điều này.

Thêm nữa, việc tiến hành Đánh giá tác động môi trường hoặc Đánh giá môi trường chiến lược là phù hợp với các quy định của Luật Quy hoạch mới được ban hành cũng như quy định của các nhà đầu tư tiềm năng. Báo cáo ĐTM hoặc ĐMC này sẽ xem xét quy mô, các tác động tiềm tàng, trách nhiệm cũng như các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái có liên quan, đặc biệt là rừng tràm Trà Sư, cũng như các khu vực hạ du có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình bơm tích nước vào hồ.

Page 75: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

63

Nhìn chung, việc xây dựng hồ chứa để cấp nước ngọt trong mùa khô là một giải pháp khả thi để tăng cường khả năng chống chịu của các khu vực bị ảnh hưởng. Để đạt được hiệu quả, hồ chứa phải có kích thước đủ lớn. Một hồ chứa như vậy cần có các hạng mục công trình như cống và đê bao, đòi hỏi những khoản khoản đầu tư đáng kể. Việc lựa chọn vị trí thích hợp để xây dựng hồ có thể giúp giảm đáng kể chi phí và hạn chế những thiệt hại tiềm ẩn đối với môi trường.

Tuy nhiên, việc xây dựng hồ chứa với kích thước khả dụng như vậy không chỉ phức tạp về kỹ thuật công trình cũng như đòi hỏi chi phí xây dựng mà còn có những tác động to lớn đối với môi trường và sinh kế. Các tác động tiêu cực tới hạ du – chẳng hạn như do bơm lấy nước – là rất khó kiểm soát.

Vì vậy, việc tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược một cách chi tiết là rất quan trọng. Theo các quy định về hỗ trợ ODA cũng như của Luật Quy hoạch mới được phê duyệt, bản Đánh giá môi trường chiến lược này sẽ giải đáp những câu hỏi, mối quan ngại và giả định nêu trên.

Hơn nữa, việc đánh giá tài chính dựa trên phân tích chi phí - lợi ích sẽ là cơ sở quan trọng để ra quyết định. Sau khi có quyết định chung dựa trên kết quả Đánh giá tác động môi trường chiến lược, thì kích thước và các thông số thủy lực theo thiết kế phải được tối ưu hóa để đạt được tỷ lệ chi phí - lợi ích cao nhất.

8. KẾT LUẬN

Page 76: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

64

BAUER, M., & BLODAU, C. (2006). Mobilization of arsenic by dissolved organic matter from iron oxides, soils and sediments. Sci Total Environ 354, 179-190.

BHATTACHARYA, P., CHATTERJEE, D., & JACKS, G. (1997). Occurence of arsenic-contaminated groundwater in alluvial aquifers from delta plains, Eastern India. Options for safe drinking water supply. Int J Water 13, 79-92.

BISSEN, M., & FRIMMEL, F. H. (2003). Arsenic - a review. Part I: occurence, toxicity, speciation, mobility. Acta Hydrochim Hydrobiol 31, 9-18.

BUNDESANSTALT TECHNISCHES HILFSWERK (2001). Handbuch Hochwasserschutz - Deichverteiligung

BUNDESANSTALT FÜR WASSERBAU (BAW) (2008): MAW Merkblatt, Anwendung von Regel bauweisen für Böschungs- und Sohlensicherungen an Binnenwasserstraßen (MAR)

BW-PLUS Forschungstransfer Informationsveranstaltung (2003): Überströmbare Dämme, Dammscharten und Flussdeiche, Beitragsband zur Fachtagung am 11. November 2003 an der Fachhochschule für Technik in Stuttgart

CHOWDHURY, R. B. & MOORE, G. A. (2015): Floating agriculture: a potential cleaner production technique for climate change adaption and sustainable community development in Bangladesh, Journal of Cleaner Production

COATES, D., OUCH POEU, UBOLRATANA SUNTORNRATANA, N THANH TUNG & SINTHAVONG VIRAVONG. 2003. Biodiversity and fisheries in the Lower Mekong Basin. Mekong Development Series No. 2, Mekong River Comission, Phnom Penh, 30 pages

DENT, D. (1986). Acid sulphate soils: A baseline for research and development. ILRI Vol. 39, 204.

DEUTSCHE GESELLSCHAFT FÜR INTERNATIONALE ZUSAMMENARBEIT (GIZ) GmbH, 2015. Cooperation Management for Practitioners. Managing Social Change with Capacity WORKS. ISBN: 978- 3-658-07904-8

DWA-REGELWERK (2012): Merkblatt DWA-M 512-1, Dichtungssysteme im Wasserbau Teil 1: Erdbauwerke

HASHIMOTO, T. (2001). Environmental Issues and Recent Infrastructure Development in the Mekong Delta: Review, Analysis, and Recommendations with Particular Reference to Large-scale Water Control Projects and the Development of Coastal Areas. Sydney: Australian Mekong Resource Centre.

HUANG, R. Q., GAO, S. F., WANG, W. L., STAUNTON, S., & WANG, G. (2006). Soil arsenic availability and the transfer of soil arsenic to crops in suburban areas in Fujian Province, southeast China. Science of the Total Environment, 368, 531-541.

HUSSON, O., VERBURG, P. H., PHUNG, M. T., & VAN MENSVOORT, M. F. (2000). Spatial variability of acid sulphate soils in the Plain of Reeds, Mekong Delta, Vietnam.

IRFANULLAH, H., MD A. K. AZAD, MD KAMRUZZAMANM, MD A. WAHED (2011): Floating Gardening in Bangladesh: a means to rebuild lives after devastating flood, Indian Journal of Traditional Knowledge Vol. 10, pp. 31-38

ISLAM, A., MAITY, J. P., BUNDSCHUH, J., CHEN, C.-Y., BHOWMIK, B. K., & TAZAKI, K. (2013). Arsenic mineral dissolution and possible mobilization in mineral-microbe-groundwater environment. J Hazard Mater, 262, 989-996.

LECHER, K., LÜHR, H.-P., ZANKE U.(Hrsg.) (2015): Taschenbuch der Wasserwirtschaft, Springer Vieweg, ISBN 978-3-528-12580-6

MAITY, J. P., NATH, B., CHEN, C. Y., BHATTACHARYA, P., SRACEK, O., BUNDSCHUH, J., & et al. (2011). Arsenic-enriched groundwaters of India, Bangladesh and Taiwan - comparioson of h y d r o c h e m i c a l characteristics and mobility constraints. J. Environ Sci health 46, 1163- 1176.

MANDAL, B. K., & SUZUKI, K. T. (2002). Arsenic round the world: a review. Talanta, 201-235.

9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 77: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

65

NI, D. V., MALTBY, E., STAFFORD, R., TUONG, T.-P., & XUAN, V.-T. (2016). Agricultural Development, Environmental Pollution and Farmer Differentation. In Status of the Mekong Delta (p. 27).

PRITCHARD, M. (2014). A field practitioner’s guide: Institutional and organizational analysis and capacity strengthening. International Fund for Agricultural Development (IFAD). Online available at: https://www.ifad.org/documents/10180/9b01ec72-77c4-4b55-a456-7f459d57e2c9

RAHMAN, A.: Floating Vegetable Bed Cultivation, Bangladesh Centre for Advanced Studies – BCAS, Dhaka URL: http://ypcc.eu/wp-content/uploads/2016/02/III-3-3-8.pdf

renaud, F. g. & Kuezner, C. (ed.) (2012). The Mekong Delta System. Interdisciplinary Analyses of a River Delta Springer Environmental Science and Engineering

RUSSI, D., TEN BRINK P., FARMER, A., BADURA, T., COATES, D., FÖRSTER, J., KUMAR, R. & DAVIDSON, N. (2013) The Economics of Ecosystems and Biodiversity for Water and Wetlands. IEEP, London and Brussels; Ramsar Secretariat, Gland.

STANGER, G., TRUONG, T. V., NGOC, L. M., LUYEN, T. V., & THANH, T. T. (2005). Arsenic in groundwaters of the Lower Mekong. Sanaá Yemen.

TUAN, L. A., & WYSEURE, G. (2016). Water Environmental Governance in the Mekong River Delta, Vietnam. Can Tho.

VITHANAGE, M., HERATH, I., BUNDSCHUH, J., MAITY, J. P., & BHATTACHARYA, P. (2016). Natural Arsenic in Global Groundwaters: Distribution and Geochemical Triggers for Mobilization. Curr Pollution Rep, 69, 70, 74, 82.

Page 78: Hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư – Tri Tôn, tỉnh An Giang

Xuất bản bởiDeutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbHTrụ sở đăng ký:Bonn và Eschborn, Cộng hòa Liên bang Đức

Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)Địa chỉ:Phòng K1A, Số 14 Đường Thụy Khuê, Quận Tây HồHà Nội, Việt Namwww.giz.de/[email protected]

Thời điểm xuất bảnTháng 10 năm 2018

Biên tậpUNIQUE

Bản quyền hình ảnhGIZ, UNIQUE

Thiết kế và trình bàyGoldenSky

In ấnXXX

Đại diệnBộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ)

Tuyên bố về trách nhiệm đối với nội dung ấn phẩm

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Công ty tư vấn “UNIQUE forestry and land use”. Những kết luận và khuyến nghị nêu trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh quan điểm của GIZ hoặc các Chính phủ tài trợ.

Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ đánh giá nào của GIZ. Những bản đồ này được cung cấp bởi Công ty tư vấn UNIQUE.

Hà Nội, 2018

Giấy đăng ký KHXB-CXB số …….