bbt bẢn tin sỨc khỎe br-vt -...

32

Upload: others

Post on 26-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng
Page 2: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

  Chịu tráCh nhiệm xuất bản:

BS: Võ Văn hùng Phó Giám đốc Sở Y tế

  ban biên tập:1. BS. Võ Văn hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký

4. BS. trương Đình Chính TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên

5. BS. trương Đình trúc TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên

6. BS. nguyễn phạm hà TP.QLHNYDTN - Sở Y tế - Biên tập viên

7. BS. phạm minh an Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên

8. BS. trần Văn bảy Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi - Biên tập viên

9. BS. hà Văn thanh Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên

  trÌnh bÀY: Nghĩa Quý

 Ảnh bìa 1: THẾ PHI

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2009/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 6-1-2009- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Nhân dịp đón chào năm mới 2014-Xuân Giáp Ngọ, Ban biên tập Bản tin Sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu xin gửi đến Quý lãnh đạo ngành Y tế; các phòng ban chức năng – Sở Y tế; các đơn vị trực thuộc; các phòng Y tế huyện, thành phố; Quý bạn đọc và các cộng tác viên trong và ngoài ngành Y tế lời chúc mừng năm mới: Sức khỏe-Hạnh phúc-Thành công!

Ban biên tập bản tin Sức khỏe BR-VT xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Sở Y tế, sự hỗ trợ của các phòng, ban, các đơn vị trong ngành, các phòng Y tế huyện, thành phố, sự cộng tác nhiệt tình, sự cổ vũ và đóng góp chân thành của các cộng tác viên và bạn đọc cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đối với bản tin Sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu. Sự giúp đỡ, ủng hộ và cộng tác quý báu đó là yếu tố quan trọng giúp bản tin Sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu có chỗ đứng trong lòng bạn đọc và ngày một phát triển.

Chúng tôi hy vọng và tin tưởng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ, cộng tác của quý cơ quan, đơn vị và các độc giả, cộng tác viên để bản tin Sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng phong phú, chất lượng cả về hình thức và nội dung, góp phần tích cực trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT

Page 3: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Gửi cán bộ, công chức, viên chức, lao động ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhân dịp đón chào Xuân mới, Xuân Giáp Ngọ 2014, thay mặt lãnh đạo ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động, nhân viên Y tế thôn ấp/khu phố, nhân viên sức khỏe cộng đồng, các cộng tác viên; quý thầy thuốc đã nghỉ hưu, quý thầy thuốc thuộc mạng lưới Y tế ngoài công lập cùng gia đình lời Chúc mừng năm mới: Sức khỏe, hạnh phúc, thành công!

Năm 2013 cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội. Trên lĩnh vực Y tế, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp và khó lường; vấn đề an toàn tiêm chủng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên Y tế…luôn được xã hội đăc biệt quan tâm; trong khi đó, các bệnh viện nhất là tuyến tỉnh luôn trong tình trạng quá tải; yêu cầu của các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế ngày càng cao; nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng lớn; nhiều năm liền ngành Y tế luôn phải đối mặt với khó khăn rất lớn về thiếu hụt nguồn nhân lực, song với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt khó vươn lên, cùng với sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người dân, ngành Y tế đã đạt nhiều thành tích quan trọng, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, có nhiều bước tiến mới trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng đến xây dựng ngành Y tế ngày một chất lượng, công bằng và phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Thay mặt lãnh đạo ngành Y tế tỉnh, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích, tinh thần trách nhiệm hết lòng vì người bệnh, những đóng góp

thầm lặng nhưng rất đáng trân trọng trên tất cả các mặt hoạt động của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động đã góp phần vào thành công chung của toàn ngành trong năm qua!

Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Y tế và các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, trường thuộc Bộ Y tế; Cám ơn sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành và các địa phương đã ủng hộ, chung tay sát cánh cùng ngành Y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân!

Năm 2014 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục phát triển tạo đà cho việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011-2015) trong bối cảnh có nhiều thời cơ và thách thức đan xen, đặc biệt ngành sẽ đưa vào sử dụng bệnh viện Bà Rịa mới khang trang, hiện đại với quy mô 700 giường bệnh. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh nhà đang rất kỳ vọng vào những bước tiến mới của ngành Y tế. Bước sang năm mới, tôi tin tưởng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong toàn ngành sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, vượt khó, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện nâng cao Y đức và quy tắc ứng xử trong các cở sở Y tế, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc chuyên môn, coi trọng chất lượng, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, tiếp tục đưa ngành Y tế ngày một phát triển và phát triển bền vững, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh nhà!

Năm mới thắng lợi mới!Chào thân ái!

TTƯT, Bs.CKII Trương Văn KínhGiám đốc Sở Y Tế

Thư chúc Tết CỦA GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

3

Page 4: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

• Pv: Năm 2013 là năm có nhiều khó khăn, thách thức với ngành Y tế cả nước nói chung và BR-VT nói riêng, song toàn ngành đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Xin Bác sĩ Giám đốc có đánh giá khái quát về những thành quả nổi bật?

Bs.TVK: Trước hết, toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, nhất là các chỉ tiêu của nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ V (2011-2015) cũng như nghị quyết của HĐND và chỉ tiêu kế hoạch do UBND tỉnh giao năm 2013.

Về hoạt động dự phòng, các bệnh có khả năng gây dịch được tăng cường kiểm soát, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. So với năm 2012, bệnh tay chân miệng đã được khống chế tốt thông qua các biện pháp phối hợp liên ngành, đồng bộ. Số mắc giảm từ 7.211 ca của năm 2012 xuống còn 3.119 trong năm 2013, tử vong giảm từ 03 ca xuống còn 01 ca.

Tiếp tục triển khai tốt các CTMTQG và các chỉ tiêu được UBND tỉnh giao. Năm 2013 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 8,5% (chỉ tiêu giao là 8,9%). Hoàn thành tốt chỉ tiêu giảm sinh, đạt 0,62%o so với chỉ tiêu đề ra là 0,1%o. Các chỉ tiêu về tiêm chủng mở rộng, khống chế tử vong trẻ em, tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản đều vượt chỉ tiêu. Bước đầu triển khai thực hiện Đề án Y tế học đường do UBND tỉnh phê duyệt,kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, làm cơ sở cho việc triển khai các dự án thành phần trong những năm tiếp theo…

Về công tác khám chữa bệnh, thông qua nhiều giải pháp quyết liệt, cải tiến thủ tục hành chính, đầu tư trang thiết bị, triển khai tích cực đề án 1816, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao, các cơ sở điều trị, đặc biệt là tại bệnh viện tinh đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó mà trước đây phải chuyển lên

tuyến trên, nhất là trong lĩnh vực ngoại thần kinh, ngoại chỉnh hình, ngoại niệu, vi phẫu, hồi sức cấp cứu nhi, chạy thận nhân tạo… Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến tỉnh cũng chuyển giao nhiều kỹ thuật cho tuyến huyện, ưu tiên các lĩnh vực HSCC, sản khoa, ngoại khoa, XQ, kiểm soát nhiễm khuẩn, mắt, tâm thần…và các TTYT tuyến huyện cũng cử các bác sỹ về chuyển giao nhiều kỹ thuật mới cho các trạm y tế xã trên địa bàn. Năm 2013 toàn ngành đã khám chữa bệnh cho trên 2,7 triệu lượt người, đạt 175% kế hoạch được giao. Công tác khám chữa bệnh hỗ trợ tuyến xã và khám chữa bệnh từ thiện cũng được quan tâm tập trung thực hiện. Năm 2013 các đơn vị đã khám và cấp thuốc miễn phí cho hơn 5 ngàn lượt người bệnh nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Các hoạt động quản lý dược tại địa phương bám sát 9 mục tiêu quy định tại Chính sách quốc gia về thuốc, đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo Danh mục thuốc thống nhất toàn ngành.

Coi trọng chất lượng, nâng cao y đức, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn

Năm 2013 ngành Y tế toàn quốc nói chung và Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng toàn ngành cũng đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để nhìn nhận một cách toàn diện kết quả các mặt công tác trong năm qua cũng như những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế BR-VT trong năm 2014, phóng viên (Pv) Bản tin Sức khỏe Bà Rịa-Vũng Tàu đã có cuộc phỏng vấn Thầy thuốc ưu tú, Bs CKII Trương Văn Kính – Giám đốc Sở Y tế (Bs. TVK)

BS. TRƯƠNG VĂN KINH - giám đốc Sở Y tế

4

Page 5: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, trong năm 2013 ngành Y tế thông qua chương trình mổ tim từ thiện đã tiến hành phẫu thuật cho 76 bệnh nhân, trong đó có 27 trẻ em tại các Bệnh viện đầu ngành ở thành phố Hồ Chí Minh, mang lại sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc không chỉ cho các bệnh nhân. Đây là chương trình mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc.

Về Y tế cơ sở, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020. Sau năm 2012, năm đầu tiên triển khai bộ tiêu chí mới, chỉ có 05 xã, phường hoàn thành thì kết thúc năm 2013, dự kiến có thêm 30 xã, phường nữa đạt yêu cầu theo Bộ tiêu chí mới.

Về cơ sở vật chất, các đơn vị trong ngành tiếp tục được đầu tư để phục vụ người bệnh: chuẩn bị hoàn tất đưa vào sử dụng bệnh viện Bà Rịa qui mô 700 giường khang trang, hiện đại; đã khởi công xây dựng BV Tâm thần, TTYT huyện Long Điền; cải tạo, mở

rộng TTYT Quân Dân Y huyện Côn Đảo…

Bên cạnh đó, ngành cũng chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thông qua việc thực hiện E-office tại Sở Y tế, BV Bà Rịa, BV Lê Lợi; Triển khai hệ thống lấy ý kiến người dân tại hai cơ sở khám chữa bệnh là BV Lê Lợi và TTYT huyện Xuyên Mộc, làm cơ sở cho việc rà soát, chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.

Pv: Năm 2013 nhìn chung ngành Y tế cả nước rất “nóng” về công tác tiêm chủng, vậy tại BR-VT công tác này đã được ngành chỉ đạo thực hiện như thế nào, thưa Bác sĩ?

Bs.TVK: Thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế, đặc biệt là quyết định số 3029/QĐ-BYT, ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch tổng thể về tăng cường công tác an toàn tiêm chủng trong toàn tỉnh. Trước hết là tổ chức

tập huấn và tập huấn lại cho tất cả những người tham gia công tác tiêm chủng, có kiểm tra khắt khe kết quả đầu ra phải đạt yêu cầu chuyên môn; đồng thời tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế tham gia khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng; Tổ chức kiểm tra tất cả các điểm tiêm chủng thuộc ngành Y tế và các cơ sở Y tế ngoài công lập có tham gia công tác tiêm chủng với nguyên tắc là đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu, quy định của Bộ Y tế mới cho phép thực hiện.Tại các điểm tiêm, tuân thủ quy trình khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm, theo dõi 30 phút sau tiêm cũng như tuân thủ quy định không quá 50 cháu trong một buổi tiêm. Trung tâm Y tế dự phòng và các TTYT huyện, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các trạm Y tế trước, trong và sau khi tiêm chủng. Các sơ sở điều trị, nhất là 2 bệnh viện tỉnh sẵn sàng tiếp nhận và xử trí những trường hợp có tác dụng phụ sau tiêm nếu có xảy ra. Bên cạnh đó, các TTYT huyện, thành phố cũng thành lập các đội cấp cứu lưu

Một ca phẫu thuật tim tại bệnh viện Nhân dân 115 - TP. Hồ Chí Minh trong chương trình mổ tim từ thiện của tỉnh.

5

Page 6: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

động để hỗ trợ cho tuyến xã, phường trong những ngày triển khai tiêm chủng. Qua kiểm tra, giám sát, viện Pasteur TP HCM đánh giá cao công tác an toàn tiêm chủng tại BR-VT.

• Pv: Vấn đề Y đức không phải là mới nhưng nó cũng chưa cũ bao giờ và luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy ngành Y tế BR-VT đã có những giải pháp căn cơ nào để không ngừng nâng cao Y đức, thái độ phục vụ của nhân viên Y tế đối với người bệnh?

Bs.TVK: Y đức - Đạo đức của người thầy thuốc - Phẩm chất cần nhất và quý nhất của cán bộ, nhân viên Y tế. Bên cạnh cái gốc là tận tâm phục vụ, hết lòng cứu chữa người bệnh, không màng tư lợi, nội hàm của Y đức còn yêu cầu người thầy thuốc phải không ngừng học tập, giỏi về chuyên môn để chữa bệnh cứu người. Đây là vấn đề lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo tất cả các đơn vị trực thuộc đặc biệt quan tâm, thường xuyên rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh để mang lại lợi ích và sự hài lòng cao nhất cho người bệnh và thân nhân. Nhiệm vụ này được ngành luôn coi là

“sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong mọi hoạt động, nhất là trong các cơ sở khám chữa bệnh,

Để không ngừng nâng cao Y đức, ngành Y tế đã thường xuyên phát động các phong trào thi đua sâu rộng, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong cơ sở Y tế, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng tiêu chí đạo đức của cán bộ, nhân viên tại từng đơn vị, từng vị trí cụ thể; có kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt, đồng thời xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhất là vấn đề khám bảo hiểm Y tế; tổ chức khu vực trung tâm thông tin, hướng dẫn người bệnh và gia đình; triển khai các bảng biểu, thông báo, hướng dẫn và lồng ghép tư vấn chu đáo cho người bệnh và thân nhân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm để cùng chia sẻ và hợp tác.

Bên cạnh đó, Sở Y tế chỉ đạo sát sao các đơn vị phải thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình chuyên môn, đảm

bảo an toàn, chất lượng dịch vụ; Triển khai đồng bộ các biện pháp giảm quá tải bệnh viện; chú trọng đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực và trang thiết bị, nâng cao năng lực khám chữa bệnh. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã củng cố đường dây nóng, hòm thư góp ý, phòng tiếp dân. Mặt khác, ngành Y tế cũng mong rằng, các bệnh nhân và người nhà cần thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, của bệnh viện, cùng chia sẻ và hợp tác trong quá trình khám chữa bệnh, đẩy lùi những hành vi coi thường pháp luật, hành hung đối với thầy thuốc; đồng thời, với tinh thần cầu thị, ngành Y tế sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến góp ý kịp thời trên tinh thần xây dựng của người bệnh, người dân để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

• Pv: Xin Bác sĩ Giám đốc cho biết những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế BR-VT năm 2014?

Bs.TVK: Mục tiêu chung là phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, coi trọng chất

Cán bộ trung tâm y tế phổ biến kiến thức và kỹ năng truyền thông phòng chống lao cho các cộng tác viên.

6

Page 7: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

lượng, hiệu quả, nâng cao Y đức, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn. Những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên bao gồm:

Tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát triển hệ thống Y tế, đặc biệt là tuyến Y tế cơ sở, mạng lưới Y tế dự phòng. Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu Y tế quốc gia. Chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện, phòng chống kịp thời, không để các dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Triển khai tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giảm mạnh chênh lệch giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Triển khai kế hoạch hành động Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; Chương trình Y tế học đường…

Tổ chức tốt việc di dời bệnh viện Bà Rịa sang cơ sở mới trong quý I/2014; tập trung đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân viên để tiếp quản, sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả cơ sở vật chất-trang thiết bị phục vụ người bệnh. Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để nâng qui mô hoạt động từ 600 lên 700 giường bệnh.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện Bà Rịa và bệnh viện Lê Lợi; trong đó tập trung triển khai đề án 1816. Quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nhất là khu vực tư nhân; Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, thực hiện tốt công tác đấu thầu, mua thuốc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị bệnh.

Tăng cường, mở rộng các hình thức đào tạo; Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao. Triến khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các bệnh viện công; áp dụng viện phí mới gắn với nâng cao chất lượng phục vụ.

Về xây dựng, tiếp tục đầu tư xây dựng bệnh viện Vũng Tàu, 02 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh là bệnh viện Tâm thần và bệnh viện Y học cổ truyền. Với tuyến huyện, hoàn thiện TTYT huyện Long Điền; cải tạo, mở rộng TTYT Quân Dân Y huyện Côn Đảo, TTYT huyện Tân Thành; chuẩn bị đầu tư xây mới TTYT huyện Châu Đức;

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về Y tế, cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành.

• Xin trân trọng cám ơn Bác sĩ! VăN LêN(thực hiện)

Hỏi ông đệ tử lưu linhVui Tết đến người người phấn khởiMừng xuân sang mua sắm đủ đầyNgười lo sắm dép sắm giầyKẻ mua áo mới cho bầy trẻ thơ.

Riêng ông nọ chẳng lo chi hếtChỉ suốt ngày mê mệt rượu biaTiệc tùng ăn nhậu lia chiaĐể bầy con trẻ chầu rìa khổ thân.

Vợ vất vả chuyên cần khuya sớmNuôi đàn con khôn lớn từng ngàyCòn ông mới sớm đã sayTrưa về ói mửa mặt mày xanh xao.

Vợ vất vả má đào phai lạtCon đói cơm khao khát tình chaCon người rạng rỡ như hoaCon ông ủ rũ khóc la tối ngày.

Mọi người lao động hăng sayRiêng ông cứ sống kiểu này mãi sao?

XUÂN NINH(bệnh viện tâm thần)

7

Page 8: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Năm Quý Tỵ 2013 đã khép lại với những niềm vui mà ngành Y tế tỉnh BR-VT đạt được.

Năm Giáp Ngọ 2014 bắt đầu với những trăn trở cho những thách thức trong tương lai mà xã hội đặt ra cho ngành Y tế. Trăn trở lớn nhất đó là Chất lượng các cơ sở dịch vụ y tế sẽ như thế nào?

Bất cứ một ai đến với cơ sở Y tế đều ước muốn tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng, họ không mong muốn có bất cứ sai lầm nào xảy ra cho dù vô tình hay cố ý. Bởi vì sự sai lầm trong Y khoa sẽ dẫn đến mất lòng tin, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và cộng đồng. Hồ Chí Minh từng giáo huấn ngành Y rằng: “Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào, đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”. Hai từ “phó thác” nói lên sự toàn quyền quyết định của người thầy thuốc, của ngành Y tế đối với bệnh nhân và xã hội. Vì vậy, không có một lý do nào để cung ứng cho bệnh nhân và xã hội những dịch vụ Y tế có chất lượng kém. Vậy muốn tạo ra các dịch vụ Y tế có chất lượng chúng ta cần phải làm gì?

Thay đổi cách hiểu về chất lượng dịch vụ Y tế

Chất lượng dịch vụ Y tế là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng (khách hàng nội bộ: cán bộ, nhân viên trong bệnh viện; khách hàng bên ngoài: bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, nhân dân…). Vì vậy, kết quả khám chữa bệnh hay dịch vụ Y tế nào trong

ngành Y tế, bệnh viện mà không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi như là kém chất lượng cho dù trình độ chuyên môn, trang thiết bị Y tế có hiện đại đến đâu đi nữa. Ngày nay khi đến các cơ sở Y tế, mong muốn của mọi người là sẽ được thụ hưởng chất lượng phục vụ trên cả mong đợi. Đó là đòi hỏi chính đáng !

Sự đóng góp của nhân dân, sự quan tâm sâu sắc trong lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tạo cho ngành Y tế các nguồn lực cần và đủ để tạo ra chất lượng các dịch vụ Y tế, nhưng

chính ngành Y tế mới là động lực chính hình thành nên các chuẩn mực chất lượng Y tế.

Dịch vụ Y tế là loại dịch vụ đặc biệt liên quan đến tính mạng một con người, một cộng đồng dân cư, người nhận dịch vụ ít có khả năng đánh giá chất lượng, nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ chưa thiết lập hệ thống đánh giá số đông các dịch vụ của mình cung ứng. Chúng ta phải hiểu đây là loại dịch vụ cần phải được kiểm soát đánh giá khắt khe trước, trong và sau khi cung ứng, đánh giá một cách có hệ

TTƯT. BS CKII Võ VăN HùNg PGĐ Sở Y Tế Tỉnh Bà Rịa - VũnG Tàu

Y tế chất lượng và niềm tin

8

Page 9: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

thống khoa học và liên tục, nghĩa là chúng ta cần phải có hệ thống quản lý chất lượng Y tế.

Sự cần thiết xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Y tế

Trong kinh doanh, các nhà quản lý thường phải chọn cho tổ chức của mình hệ thống quản lý chất lượng, ISO - Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization: ISO 9000, ISO 14000, ISO 27000, ISO 9001: 2008… ); TQM - Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management); CQM - Quản lý chất lượng liên tục (Continuosly Quality Management); MBO - Quản lý theo mục tiêu (Management By Objectives)… Chính những hệ thống quản lý này cùng với những phương pháp quản lý khoa học làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp luôn được củng cố, cải tiến chiếm được lòng tin của khách hàng, niềm tin khách hàng là tài sản quí nhất mà doanh nghiệp luôn luôn tham vọng có được càng nhiều càng tốt.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nhà quản lý Y tế đã và đang quan tâm nhiều hơn về xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Y tế, bởi vì nó tạo ra sự khác biệt, đẳng cấp riêng. Vì nếu không thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thì khó có thể biết dịch vụ Y tế của cơ sở đó cung cấp có chất lượng hay không và nếu có những điều tiềm ẩn với những nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin, sức khỏe thì cũng không có phương pháp khoa học và cơ hội phát hiện ra để khắc phục. Trong Y khoa, một khi mất niềm tin thì xem như

mất tất cả, vì vậy hơn ai hết, lãnh đạo của các cơ sở Y tế cần thấy rõ sự sống còn, trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhằm chọn cho đơn vị mình hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

Thực tiễn chứng minh ở các đơn vị Y tế của tỉnh BR-VT có thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thì chất lượng Y tế cung cấp ngày càng được cải thiện, tạo được niềm tin của nhân dân. Còn ở những đơn vị chưa thiết lập hệ thống quản lý chất lượng Y tế thì ở những nơi ấy chưa thể có dịch vụ Y tế có chất lượng, niềm tin của nhân dân đối với các cớ sở đó sẽ mất dần theo thời gian và sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót về Y khoa.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo lãnh đạo các cơ sở Y tế trên toàn quốc hãy có tầm nhìn về vấn đề chất lượng Y tế với một quyết tâm chính trị cao nhằm thay đổi niềm tin tốt hơn nữa của nhân dân đối với ngành Y tế trong tương lai.

Tại tỉnh BR-VT, ngành Y tế đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng của các đơn vị, như: văn phòng Sở Y tế, bệnh viện Bà Rịa, bệnh viện Lê Lợi, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, chắc chắn chúng ta sẽ có những bước tiến vững chắc trong việc thiết lập hệ thống này ở tất cả các đơn vị còn lại. Các cở sở Y tế nhất thiết phải có hệ

thống quản lý chất lượng phù hợp.Chọn công cụ nào để đánh giá hệ

thống quản lý chất lượng Y tế ?Sau khi thiết lập hệ thống quản lý

chất lượng Y tế, điều kiện quan trọng tiên quyết là xây dựng bộ tiêu chí, đó là công cụ đánh giá, thước đo chuẩn mực chất lượng, các đơn vị phải căn cứ vào nguồn lực thực tế để xây dựng cho phù hợp.

Ở các đơn vị khám chữa bệnh, vừa qua Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 3/12/2013 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; theo đó, bộ tiêu chí gồm 83 chỉ tiêu đánh giá, được chia làm 5 phần gồm: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí); phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí); hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí); cải tiến chất lượng (8 tiêu chí); tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí). Mỗi tiêu chí được xây dựng dựa trên 5 bậc thang chất lượng (5 mức độ đánh giá) gồm: Mức 1- chất lượng kém; mức 2 - chất lượng trung bình; mức 3 - chất lượng khá; mức 4 - chất lượng tốt; mức 5 - chất lượng rất tốt.

Căn cứ theo bộ tiêu chí này hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh ở tỉnh BR-VT đạt mức 2-chất lượng trung

Chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bà Rịa. 9

Page 10: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

bình. Năm 2014, lãnh đạo các đơn vị khám chữa bệnh với quyết tâm chính trị và trách nhiệm cao hãy xây dựng những chương trình hành động nhằm cải thiện “thứ hạng chất lượng” nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh. Trên cơ sở bộ tiêu chí này, chúng ta có khá đầy đủ tài liệu để xây dựng các thủ tục quy trình tác nghiệp theo chuẩn ISO. Đây là những tiềm năng và cơ hội, chỉ còn cần có quyết tâm.

Đối với các cơ sở Y tế khác như: trường Trung cấp Y tế, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Giám định pháp Y… tùy theo khả năng thực tế mà chọn những bộ tiêu chí thích hợp

Vai trò người đứng đầu và đội ngũHồ Chí Minh đã từng dạy: “ Cán

bộ đi trước, làng nước theo sau”. Thực vậy, lãnh đạo đơn vị phải là người

đi đầu trong việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng Y tế. Lãnh đạo là người được Đảng-Nhà nước chọn và trao cho sứ mạng là người tiên phong, người thổi bùng ngọn lửa quyết tâm trong đội ngũ nhân viên. Nhân viên Y tế là chủ thể cho mọi hoạt động nâng cao chất lượng Y tế. Nâng cao chất lượng là sự hy sinh quyền lợi riêng tư, là sự chuyển động để tạo ra tầm cao hơn, đó là thật sự là cách mạng …Không có nhận thức chính trị đúng sẽ không có quyết tâm chinh phục đỉnh cao, không tạo ra thành quả chất lượng tốt. Nhưng có quyết tâm và nhiệt tình không cũng chưa đủ, lãnh đạo và nhân viên Y tế phải được tham gia các lớp huấn luyện bài bản để có đủ kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng, từ đó mới thay đổi được thái độ và hành vi xem “khách hàng là thượng đế”, “bệnh nhân là chủ, bệnh viện là nhà, nhân viên y tế là công bộc”, “tất cả vì bệnh nhân thấn yêu”, “bệnh nhân là trung tâm cho mọi suy nghĩ và hành động trong bệnh viện”...bởi quản lý chất lượng Y tế là kiến thức, khoa học, kỹ năng và nghệ thuật.

Giáp Ngọ 2014, với những ước muốn mã đáo thành công, ngành Y tế BR-VT sẽ quyết tâm chính trị cao, xây dựng Y TẾ CHẤT LƯỢNG VÀ NIỀM TIN

Lưu LinhLưu Linh là ai mà người đời thường gán cho những

người say xỉn, nghiện rượu là đệ tử của Lưu Linh? Theo một tài liệu cổ của Trung Quốc, thì Lưu Linh

là một người rất nổi tiếng về uống rượu và cũng rất nổi tiếng về văn thơ trong nhóm “Trúc lâm thất hiền”. Ông là một trong 7 naân vật nổi tiếng của nhóm “Trúc lâm

thất hiền” đời Tấn, Trung Quốc (265-420), gồm: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Hương Tú,

Tôn Đào, Nguyễn Hàu và Vương Khang.

Chủ trương của nhóm này là sống theo sở thích tự nhiên, sáng tạo nghệ thuật, văn thơ

cũng theo hướng đó. Theo họ thì “Thực vô danh, danh vô thực, danh gãả ngụy nhi hỉ dĩ” (cái chân thật thì không có tên, cái có tên thì không chân thực, tên gọi chỉ là một sự giả ngụy mà thôi). Bởi vậy, họ chỉ sống cho mình chứ không phải vì danh. Lưu Linh uống rượu không biết ngày đêm, khi quá chén, ông cởi hết quânmáo tồng ngồng như đứa trẻ lên hai tuổi, nằm lăn lóc trong nhà. Người đời chê, ông đáp: “Ngã sĩ thiên địa vi đông vũ, thất ốc vi côn y, chứ quân hà vi nhập ngã quân trung” (Ta lấy trời đất làm nhà, buồng ở làm quần áo, cớ sao các ông lại chui vào quần của ta mà kêu ta ở truồng). Đúng như tục ngữ người Anh: “Kẻ nghiện có cái lưỡi của kẻ ngốc và trái tim của kẻ đê tiện”. Để cuối cùng họ chuốc lấy cái nhục “Sáng xỉn, chiều say, cả ngày lảo đảo”. Kkhông còn hứng thú và khả năng lao động nữa.Rrồi làm khổ gia đình, làm mất trật tự xã hội, làm mất cân bằng cơ thể, dẫn tới mệt mỏi, uể oải, chán nản, lừ đừ, não nề, buồn thảm, rồi li bì… Đó là Lưu Linh.

TRầN TRấp (sưu tầm)

Phẫu thuật măt cho bệnh nhân tại Trung tâm Măt tỉnh.

10

Page 11: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

• Pv: Công tác phòng chống SXH là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của toàn ngành, xin Bác sĩ có đánh giá về những khó khăn trong công tác này? Và tại sao công tác phòng chống dịch của chúng ta chưa đem lại hiệu quả như mong muốn?

Bs. NVT- PGĐ SYT: Năm 2013 mùa mưa đến sớm hơn các năm và kết thúc cũng muộn hơn, muỗi có điều kiện đẻ trứng, phát triển, truyền bệnh. Thêm vào đó, nhiều cụm dân cư trên địa bàn chưa ổn định nên cơ sở hạ tầng về cấp thoát nước chưa tốt, thói quen của người dân thường dự trữ nước ở các chum, vại, lu, bể chứa nước mà không có nắp đậy hoặc nắp đậy không đảm bảo, các vật phế thải, vật linh tinh không được dọn dẹp cộng với các chậu cây cảnh, hòn non bộ là điều kiện thuận lợi để muỗi đẻ trứng. Mặc dù chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhưng ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường bệnh SXH. Tác nhân gây bệnh (virut Dengue) thay đổi týp huyết thanh cũng làm nguy cơ mắc

bệnh SXH tăng mạnh hơn do cơ thể chưa có miễn dịch.

Năm qua, tổng số ca mắc SXHD trên toàn tỉnh là 4.455 ca, trong đó có 104 ca SXHD nặng (chiếm 2,3%), Số ca mắc SXHD dưới 15 tuổi 1.795 ca (chiếm 40,2%). Như vậy số ca mắc SXH tăng so với cùng kỳ 2012 là 3.350 ca (tăng 24,8%); So với trung bình 5 năm giai đoạn 2006 -2010 tăng 36,3%. Tuy nhiên không có ca tử vong.

TP Vũng Tàu vẫn là địa phương có số mắc cao nhất 2.882 ca (chiếm 64,6%) so với toàn tỉnh, tiếp đó là Long Điền 410 ca (chiếm 9.2%), TP Bà Rịa 415 ca (chiếm 9,3%), Xuyên Mộc 212 ca (chiếm 4,7%), Tân Thành 224 ca (chiếm 5,0%), Châu Đức 181 ca (chiếm 4,0%), Đất Đỏ 76 ca (chiếm 1,7%), Côn Đảo 55 ca (chiếm 1,2%).

Để chủ động đối phó với dịch SXH, ngay từ đầu năm, ngành Y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các

ngành trong công tác phòng chống SXH trên địa bàn, nhiều hoạt động tăng cường như: tuyên truyền sâu rộng qua nhiều kênh truyền thông, đẩy mạnh các chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường, các hộ gia đình ký kết trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống SXH tại gia đình và cộng đồng…

Đối với công tác chuyên môn kỹ thuật, Sở Y Tế đã chỉ đạo TTYTDP tỉnh và TTYT các huyện, thành phố, giám sát chặt chẽ những xã, phường có ca bệnh, phát hiện sớm và xử lý ổ dịch nhỏ triệt để, tăng cường lấy mẫu huyết thanh tại những nơi có nguy cơ cao để nhận định tình hình dịch, giám sát côn trùng những xã trọng điểm, những xã có mật độ côn trùng cao có nguy cơ bùng dịch, chủ động phun diện rộng; tập huấn cho cán bộ các TTYT huyện, thành phố, Bệnh viện về công tác điều trị SXH, chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân SXH; các đội cơ động phòng chống SXH luôn sẵn sàng để ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.

Phòng chống sốt xuất huyết - cần có giải pháp căn cơ hơn

Không xuất hiện nhiều những dịch bệnh mới nổi, tái nổi, do vậy nhìn chung hoạt động Y tế Dự phòng trong năm 2013 vẫn chủ yếu tập trung vào thực hiện các chương trình Y tế quốc gia và phòng chống các bệnh dịch xảy ra thường xuyên hàng năm như Sốt xuất huyết và Tay chân miệng…Đặc biệt trong năm, dịch Sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại tỉnh BR-VT. Đã có thời điểm BR-VT vượt lên dẫn đầu cả nước về tỷ lệ số ca mắc trên 100.000 dân. Bao nhiêu công sức và nguồn lực tập trung cho hoạt động phòng

chống bệnh dịch này trong nhiều năm qua vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Trước thềm năm mới 2014 chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bs. Nguyễn Văn Thái- Phó Giám đốc Sở Y tế, phụ trách mảng

Y tế Dự phòng (Bs. NVT – PGĐ SYT) để có được phân tích sâu hơn về công tác phòng chống sốt xuất huyết trong năm 2013 và kế hoạch năm 2014. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.

BS. NGUYỄN VĂN THÁIPhó Giám đốc Sở Y tế

11

Page 12: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Mặc dù vậy, một số hộ gia đình trong cộng đồng vẫn chưa tự giác thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng tại hộ gia đình một cách thường xuyên, liên tục, còn ỷ lại, trông chờ vào ngành chức năng; việc xử lý ổ dịch nhỏ, phun hóa chất diện rộng cũng gặp trở ngại, công tác phối hợp trong công tác phun thuốc trên diện rộng đôi lúc cũng chưa nhịp nhàng, chặt chẽ nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả phun thuốc khống chế bệnh sốt xuất huyết.

Tuyên truyền, hướng dẫn diệt lăng quăng được giao cho các Ban ngành đoàn thể, khu phố, cộng tác viên đi vãng gia từng hộ gia đình, nhưng kỹ năng điều tra, hướng dẫn xử lý lăng quăng cũng chưa thật tốt dẫn tới diệt lăng quăng chưa triệt để, số lăng quăng ở các vật linh tinh chứa nước còn cao.

Mặt khác, đội phun hóa chất được thuê nhân công tại phường, xã và chỉ được tập huấn về kỹ thuật trước khi phun, do đó chưa có tính chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến chất

lượng phun. Việc giám sát máy phun chưa chặt chẽ, thiếu nhân lực thay thế khi phun trong thời gian dài làm cho kết quả đạt được sau phun không cao, ảnh hưởng đến công tác dập dịch.

Một khó khăn nữa là công tác tổ chức phun hóa chất, dập dịch diện rộng vào thời điểm từ 17h00 đến 22h00, là thời gian cao điểm người dân sinh hoạt gia đình nên có nhiều hộ không hợp tác với đoàn phun xử lý dịch; Thêm nữa, một số loại hóa chất sử dụng trong quá trình chống dịch ở cộng đồng có tác dụng phụ gây kích ứng ở một số người nhạy cảm, tạo tâm lý lo sợ, không hợp tác với đoàn phun… Một mối nguy nữa là các hố ga chống mùi của hệ thống thoát nước đô thị lại là nơi lăng quăng phát triển. Biện pháp xử lý gặp nhiều khó khăn… Tất cả những khó khăn, bất cập trên cùng với vấn đề dịch tễ phức tạp của bệnh SXH dẫn đến tình trạng công tác phòng chống dịch SXH chưa đạt được những kết quả như mong muốn.

• Pv: Vậy theo Bác sĩ, trong năm 2014 và những năm tiếp theo chúng ta phải có những giải pháp căn cơ gì để phòng chống dịch SXH hiệu quả hơn?

Bs. NVT- PGĐ SYT: Trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi người dân hiểu biết đầy đủ về sự nguy hiểm của bệnh SXH, đặc biệt là biết và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó chú trọng biện pháp diệt lăng quăng tại hộ gia đình. Diệt lăng quăng là biện pháp căn cơ nhất, dễ làm nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất. Đồng thời có biện pháp khác phục những bất cập nêu trên; thông qua các giải pháp liên hòa , phối hợp liên ngành; tăng cường giám sát, xử lý ổ dịch nhỏ kịp thời, không để dịch lan rộng, nâng cao chất lượng điều trị; tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể cùng với ngành y tế tăng cường các hoạt động phòng chống dịch chủ động, hiệu quả.

• Pv: Xin cảm ơn ông!KHáNH CHI

(Thực hiện)

BS. Nguyễn Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Y tế (bên trái) trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng.

12

Page 13: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Cuối năm 2008, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã tổ chức đoàn khảo sát thực trạng về công tác phát triển Đảng trong ngành Y tế; theo đó, số lượng đảng viên trong

toàn ngành là 327/ 2393 CBCNV, chiếm tỷ lệ 13,7%; công tác kết nạp đảng viên chậm và chưa bảo đảm yêu cầu, 41% trạm Y tế chưa có đảng viên…

Trước tình hình đó, ngày 12/01/2009 Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong ngành Y tế của tỉnh. Theo đó, mục tiêu kết thúc năm 2013 ngành Y tế phải đạt 25% đảng viên/Tổng số CBCNV; có trên 80% trưởng phòng, khoa, trưởng trạm Y tế, phòng khám khu vực là đảng viên.

Căn cứ Chỉ thị của Tỉnh ủy, Đảng ủy Sở Y tế đã tiến hành tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU gồm các đồng chí trong BCH Đảng bộ; Xây dựng Chương trình hành động số 29-CT/ĐU giai đoạn 1 từ năm 2009 đến năm 2011 và Chương trình hành động 155-CT/ĐU giai đoạn 2 từ năm 2012 đến năm 2013.

Sau 5 năm, ngành đã phát triển thêm 411 đảng viên, nâng tổng số lên 738 đảng viên, đạt tỷ lệ 30,8 % so với Tổng số CBCNV; 246/288 trưởng khoa phòng, trạm trưởng Y tế là đảng viên, đạt tỷ lệ 85%. Số lượng đảng viên tăng thêm so với đảng viên hiện có: năm 2009 là 8,4%; các năm 2010- 2013 tăng 20- 26%, tổng tỷ lệ chung 5 năm là 124,4%,

Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, phấn

đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giaoLựa chọn, bồi dưỡng để kết nạp những quần chúng ưu tú vào Đảng là hành động cụ thể góp phần xây

dựng Đảng vững mạnh, tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Đồng chí Võ Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy phát biểu chỉ đạo tại lễ kết nạp đảng viên của Chi bộ Trung tâm TT-GDSK.

13

Page 14: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

trung bình mỗi năm là 25% (chỉ tiêu chung của toàn tỉnh là 7%). Trong các năm 2009- 2013, 100% tổ chức đảng đều đạt trong sạch vững mạnh, từ 95 đến 100% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có trường hợp vi phạm tư cách đảng viên.

Kết quả phấn khởi của công tác phát triển Đảng trong những năm qua bắt nguồn từ sự quyết tâm chính trị rất cao của Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng ủy và của toàn Đảng bộ. Khi có Chỉ thị 38-CT/TU ngày 12/01/2009 của Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về phát triển đảng viên trong ngành Y tế của tỉnh, Đảng ủy Sở Y tế xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc giao nhiệm vụ cho chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên theo dõi, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để giới thiệu cho Đảng, đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng chi bộ thực hiện và coi đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, xếp loại chi bộ hàng năm. Bên cạnh việc đảm bảo chỉ tiêu hàng năm,

Đảng ủy cũng yêu cầu phải đảm bảo chặt chẽ về nguyên tắc, không vì chạy theo số lượng mà bỏ qua những tiêu chuẩn, chất lượng để kết nạp đảng viên. Chính vì thế, công tác phát triển Đảng trong 5 năm qua ở nhiều chi bộ trực thuộc đã được chú trọng nhiều hơn, vượt chỉ tiêu được giao, có thể kể đến: Chi bộ Văn phòng Sở Y tế 26/51 CBCNV, chiếm 50,1%; Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 20/52 CBCNV, chiếm 38.4%; Trung tâm Mắt 15/37 CBCNV, chiếm 40.5%v;…

Phấn đấu trong năm 2014, Đảng ủy Sở Y tế hoàn thành chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng đảng viên; chú trọng đối tượng đoàn viên ưu tú, đội ngũ bác sĩ, trưởng phó khoa phòng, cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số…, đưa công tác xây dựng Đảng trong ngành Y tế của tỉnh BR-VT ngày càng vững mạnh.

Để thực hiện mục tiêu đề ra cũng như vượt qua những khó khăn, thách thức, năm 2014 Đảng ủy Sở Y tế sẽ chú trọng công tác quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát và thường xuyên đôn đốc các chi bộ thực hiện các biện pháp tạo nguồn phát triển

đảng viên; giao đảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đúng quy định, tránh tình trạng vướng mắc trong những năm trước là phải chỉnh sửa, viết lại lý lịch nhiều lần dẫn tới việc thẩm định lý lịch bị kéo dài thời gian, làm chậm tiến độ; chú trọng những đơn vị tỷ lệ đảng viên còn thấp hoặc đơn vị chưa có tổ chức Đảng; lồng ghép công tác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên dự bị, quần chúng tích cực để tạo nguồn và phát triển cho Đảng; Gắn công tác phát triển Đảng với công tác quy hoạch cán bộ, tạo sự đồng bộ trong công tác kết nạp đảng viên với nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể.

Mừng Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, mừng Xuân Giáp Ngọ, mừng Đảng Ủy Sở Y tế tỉnh BR-VT ngày càng phát triển lớn mạnh, tin tưởng năm 2014 Đảng ủy Sở Y tế sẽ không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để lãnh đạo toàn ngành thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

BS.NgUyễN LựC ĐIềN

Coi chừngNgày xuân, ăn uống phải coi chừngChớ chén quá nhiều thịt, bánh chưng…Heo bệnh đem chôn, đừng mang bánGà toi thiêu hủy, chớ thấy dùngTiết canh, lòng lợn, ta nên tránhGỏi cá, mắm tôm, bạn cũng đừng Bia rượu chúc nhau có mức độThế là sức khỏe sẽ ung dung

NgUyễN THị THU

14

Page 15: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Mã xỉ hiện: Tên gọi khác: Rau sam.Tên khoa học Portulaca oleracea L. Mã là con ngựa, xỉ là răng, hiện là một thứ rau, có nghĩa một loại rau có lá giống hình răng con ngựa. Cây mọc hoang ở đất ẩm ướt nhiều nơi, không chỉ người dân nước ta và nhiều nước khác thường dùng làm rau ăn bổ mát còn là vị thuốc quý phòng trị bệnh. Tài liệu cổ có ghi: Mã xỉ hiện có vị chua, tính hàn. Tác dụng chủ trị chứng huyết lị, tiểu đục, tiểu khó, trừ giun sán.

Mã đề: Có nghĩa Mã là ngựa, đề là móng loại cỏ có lá giống móng chân con ngựa. Tên gọi khác: Mã đề thảo, Xa tiền thảo, hạt Xa tiền tử. Tên khoa học là Plantago major L. Mã đề là vị thuốc quý thiên nhiên ban tặng cho con người, cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi. Theo Đông y Mã đề: vị ngọt, tính mát, Tác dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, mát phế, nhuận gan. Chủ trị: tiểu buốt gắt viêm tiết niệu, phù thũng, ho lâu ngày, viêm amidal, đau mắt đỏ, phụ nữ khí hư bạch đới…

Mã kế: Tên gọi khác: Đại kế, Ô rô, Hồ kế, Dã hồng hoa, Tên khoa học: (Herba seu Radix Cirsii Japonici). Mã kế được nhân dân dùng làm thuốc rất lâu đời. Cây mọc hoang các tỉnh nước ta và các nước. Mã kế có tác dụng: lương huyết, chỉ huyết, tán ứ tiêu ung. Chủ trị: lạc huyết, nục huyết, băng lậu, niệu huyết. Nói chung là các chứng xuất huyết do huyết nhiệt rất hiệu quả.

Mã đề nước: Tên gọi khác: Trạch tả, Thủy tả, Cập tả. Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L. Mã đề nước bộ phận dùng là củ vị thuốc dùng rất nhiều trong bài thuốc Đông y. Cây mọc hoang chủ yếu ở vùng các tỉnh phía bắc và phần nhiều được nhập thêm để dùng. Củ có Vị ngọt, nhạt, tính hàn. Tác dụng: lợi tiểu, táo thấp, thanh nhiệt ở thận. Chủ trị: chứng phù thũng, tiểu khó, tiểu buốt, tiêu chảy do thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Mã tiên thảo: Tên gọi khác: Cỏ roi ngựa, loại cây có bông giống roi ngựa. Tên khoa học Verbena ofcinalis L. Cây mọc hoang nhiều nơi, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thuỳ lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh tím. Tác dụng: phá huyết, sát trùng, tiêu chướng, thông kinh. Chủ trị lở ngứa hạ bộ do thấp nhiệt, có nơi giã tươi lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt áp xe vú, hậu bối hiệu quả.

Mã tiền tử: Tên gọi khác: Phan mộc miết, Mã tiền, là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Mã tiền, có nhiều loại như: Strychnos pierriana A.W.Hill hoặc loại Mã tiền S.nux vomina L. thuộc họ Mã tiền (Longaniaceae). Mã tiền được dùng rất lâu đời cây mọc hoang ở nước ta và các nước Đông Nam Á. Theo cổ phương, Mã tiền tử tác dụng tiêu

Ngựa là loại động vật

được con người quý trọng, nhiều dân tộc còn thờ

phụng ngựa. Tổ tiên đã mượn tên loài Ngựa

(Mã) đặt tên cho một số vị thuốc quý.

Sau đây là một số vị thuốc mang tên loài

ngựa.

Những vị thuốc quýngựaMANG TÊN

15

Page 16: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

thũng tán kết, thông lạc chỉ thống. Chủ trị: các chứng ung thư sang độc, thương tổn sưng đau, chứng phong thấp đau nhức, gân cơ co rút, tê dại, bị bại liệt.

Mã liền an: Tên gọi khác: Mã lìn ón, Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò… Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều địa phương. Theo Đông y, Mã Liền an vị đắng, tính mát. Tác dụng: bổ máu, dưỡng can thận, thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt nóng, sốt rét, cảm sốt ra nhiều mồ hôi, bị sưng đau, phụ nữ ít sữa. Củ chế với đậu đen tác dụng như Hà thủ ô đỏ.

Mã đâu linh: Tên gọi khác: Dây khố rách. Cây mọc phần nhiều ở các tỉnh vùng cao phía bắc và phía Nam Trung Quốc. Tên khoa học: Aristolochia tagala. Vị đắng, hơi cay, tính hàn. Tác dụng: thanh phế, trừ đờm, chỉ khái, bình suyễn. Chủ trị: ho suyễn do phế nhiệt, khan tiếng, ho khạc ra máu hiệu nghiệm.

Mã Bột: Vị thuốc giống như cục bột, thuộc loài nấm. Tên khoa học: Lycoperdon boviste L. Theo sách Dược Tính Chỉ Nam, Mã bột vị cay, mát, giải nhiệt giải độc…Công dụng: mát phổi, giải được chứng nóng do phong nhiệt (ôn bệnh).. chủ trị đau sưng cổ họng, chảy máu cam, mụn nhọt… thường được dùng Mã bột bọc vải sắc uống hoặc phối hợp các vị như: Xạ Can, Sơn đậu căn, Liên kiều, Kim ngân.

Mã kỳ: Tên gọi khác: Thạch lam, Đỗ quyên..Tên khoa học: Styphelia malayana. Chi Styphelia. Họ Epacridaceae. Mã kỳ, bộ Ericales là cây bụi nhỏ. Lá hình mũi mác, hoa màu trắng hay hơi hồng, có mùi thơm, quả màu vàng, hơi đỏ. Cây hay mọc bãi cát ven biển miền Nam và trên các vách đá (Phú quốc - Kiên giang). Mã kỳ thuộc loại cây có nguồn gen qúy hiếm, là cây đại diện duy nhất của họ Mã kỳ (Epacridaceae) ở Việt Nam. Theo sách Dược Tính Chỉ Nam, Mã kỳ có vị cay ngọt, khí ấm, không độc. Công dụng ích tỳ vị, lợi hung cách, trừ khí

lạnh, dùng nó làm rau ăn được. Mã kỳ tử (quả) Tác dụng khai vị, hạ khí, tiêu cơm nước, chữa chứng ngực bụng đầy trướng…

Mã thầy: Tên gọi khác: Năn lùn, Năn ngọt, Bộp tề, Củ năn. Tên khoa học: Heleocharis dulcis (Burm.f.). Củ bên ngoài lớp vỏ màu nâu đen, bên trong nhiều tinh bột màu trắng. Mã thầy giàu dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe. Theo dược học cổ truyền củ vị ngọt, tính mát. Tác dụng: thanh nhiệt sinh tân, giải độc, hóa đàm, tiêu thũng, chỉ huyết..chủ trị: sốt cao mất nước, vàng da, tiểu ra máu, trĩ đại tiện ra máu, sỏi đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm họng....

Mã vĩ tùng: Mã là ngựa, vĩ là đuôi, tùng là thông. Loại câyThông có ngọn cành lá giống đuôi con ngựa. Tên khoa học: Pinus massoniana Lamb. Thuộc họ thông Pinaceae. Cây được trồng nhiều lấy gổ ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An…. các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Theo tên vị thuốc Đông y mắt chồi thông gọi(Tùng tiết), Nhựa Thông (Tùng hương). Hạt (tùng tử nhân) và lá vỏ, rễ, quả đều có vị đắng, tính ấm…Tác dụng: khư phong trừ thấp, tán hàn, chỉ thống, có nơi dùng cành chữa sáp tinh, vỏ thân sinh cơ chỉ huyết, lá giải cảm, hạt chữa nhuận trường...rễ cây chữa đau nhức tê thấp hiệu quả.

Mã chi: Tên gọi khác là hạt của nhiều loại bí như bí, bí ngô, bí rợ, đều thuộc họ bí Cucurbitaceae. Khi quả chín lấy hạt phơi khô rang ăn rất thơm ngon hoặc bóc lấy nhân làm thuốc. Theo Đông y nhân hạt có vị ngọt tính bình, không độc. Tác dụng chữa giun sán, lãi đũa, lãi kim, sát trùng đường ruột. Tài liệu gần đây cho biết nhân hạt chữa phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đường, phụ nữ sau sinh ít sữa.

Mã thuật: Tên gọi khác: Uất kim, Nghệ, Hoàng uất… Tên khoa học: Curcuma long L. Cây được trồng nhiều nơi làm gia vị làm thuốc. Đông y vị thuốc thường gọi thân củ

16

Page 17: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

(Khương hoàng), thân rễ (Uất kim). Mã thuật vị đắng, tính hàn. Công dụng: giải uất, hành khí, lương huyết, phá ứ. Chủ trị: thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, vàng da, lên da non, hành kinh đau bụng và các chứng đau do huyết ứ đều hiệu quả.

Mã hàm khung cùng: Tên gọi khác: Xuyên khung, Khung cùng, Tây khung…Tên khoa học: Ligusticum Wallichii Franch. Xuyên khung là vị thuốc quý thường dùng rất nhiều trong bài thuốc Đông y, ở ta có trồng nhưng phần nhiều vẫn được nhập. Xuyên khung có vị cay, tính ôn… Tác dụng: dùng sống chủ trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế. Sao chín bổ huyết, hành huyết, tán ứ, chữa đau đầu, chóng mặt.

Mã linh thự. Tên gọi khác: Khoai tây. Tên khoa học: Solanum tuberosum. Khoai tây là cây lương thực ngắn ngày vị thuốc giàu dược tính. Theo Sách Dược Tính Chỉ Nam, Củ khí êm vị ngọt, không độc…tác dụng: hòa vị, kiện tỳ, ích khí, chữa chứng chán ăn, tiêu hóa kém, táo bón kinh niên, viêm loét dạ dày, tá tràng, nôn mửa… củ tươi còn được dùng giã nhuyễn đắp chữa chữa chàm, bị bỏng nóng rát hiệu quả.

Mã Liễu: Tên gọi khác là nghể răm. Cây thân mềm, lá hình thoi dài, mọc hoang ở vùng trũng hoặc ẩm nhiều nơi ở nước ta. Tên khoa hoạc Polygonum hydropiper L. Thuộc họ Rau răm - Polygonaceae. Mã liễu vị hơi đắng, cay, ấm. Tác dụng giải độc thức ăn, chữa sưng, lở mụn nhọt, kích thích tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, đau bụng...

Ké đầu ngựa: Tên gọi khác: Thương nhĩ, Xương nhĩ, quả gọi Thương nhĩ tử. Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Cây cao chừng 1-2m, hình thoi, có móc. Cây mọc hoang và được

trồng khắp ba miền. Cành, lá, quả điều dùng làm thuốc. Theo Đông y, Ké đầu ngựa vị ngọt, hơi đắng, ấm. Tác dụng: tiêu độc, sát trùng…Chủ trị: viêm mũi, đau đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, phong hàn, bướu cổ đơn thuần do thiếu I ốt…

Bọ ngựa Tên khác: Ngựa trời, đường lang

Tên khoa học: Manti regliosaThuộc họ Bọ ngựa

(Mantidae)Là loài côn trùng màu xanh

hay nâu sống trên cây, chuyên bắt sâu bọ, côn trùng có hại. Đầu hình tam giác, mắt kép lồi to. Ngực trước dài. Hai chân trước dùng bắt mồi, bàn chân có 5 đốt. Khi giao phối xong, con cái thường ăn thịt con đực.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con bọ ngựa (đường lang) và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm (tang phiêu tiêu).

Bọ ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm. Công dụng trị động kinh, hầu họng sưng đau, trĩ sa viêm loét. Trị động kinh, trong dân gian người ta bắt bọ ngựa về, bứt bỏ cánh, đầu, chân, ruột rồi rang chín, tán thành bột mịn, uống 6- 12g mỗi ngày.

Tổ bọ ngựa. Tên gọi khác: Tang phiêu tiêu, là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Tên khoa học: Ootheca Mantidis. Người ta thường lấy tổ khi trứng còn chưa nở, đem về sấy khô cho chín trứng dể dùng. Theo Đông y, Tổ bọ ngựa có vị mặn ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng: ích thận cố tinh. chủ trị: liệt dương, mộng tinh, đau lưng, kinh không thông, bụng đau, tiểu nhiều, tiểu són.

Cá ngựa: Tên gọi khác: Hải mã, Hải long, Thủy mã. Tên khoa học Hippocampus fuscus. Loại cá sống dưới biển có dạng giống đầu ngựa. Trong y học cổ truyền, nó là thứ thuốc vị ngọt, hơi mặn, ấm, tính bình… Tác dụng giảm đau, hưng phấn, kích thích sinh dục, chữa thần kinh suy nhược, cơ thể mệt yếu, nam giới liệt dương, phụ nữ đau bụng, đẻ khó hoặc chậm có thai.

Lương y: MINH pHúC

(Bọ Ngựa Manti regliosa)

17

Page 18: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Cách đây khoảng một năm, khi giá dịch vụ y tế mới chưa được áp dụng, không chỉ bệnh nhân

mà ngay cả y, bác sĩ làm việc tại khu vực khám bệnh ngoại trú của Bệnh viện Lê Lợi cũng phải than phiền về điều kiện khám chữa bệnh. Do không đủ chi phí bù đắp, bệnh nhân và y, bác sĩ cùng phải chịu đựng cảnh nóng nực, ngột ngạt. Tình trạng trên cũng xảy ra ở nhiều đơn vị khám chữa bệnh khác trong tỉnh. Nhưng từ khi một số dịch vụ khám chữa bệnh được điều chỉnh tăng theo Thông tư 04/2012 của Liên bộ Y tế và Tài chính, tình trạng trên đã được cải thiện đáng kể. Tất cả các phòng khám của Bệnh viện Lê Lợi đã được trang bị đầy đủ máy lạnh và hoạt động đều đặn để phục vụ bệnh nhân. Cơ sở được sửa chữa, cải tạo khang trang hơn. Đây cũng là chuyển biến chung của các đơn vị khám chữa bệnh bằng BHYT trong tỉnh khi được giữ lại 15% từ tổng thu từ tiền khám bệnh và giường bệnh theo giá dịch vụ mới. Tính đến hết tháng 9/2013, các đơn vị khám chữa bệnh bằng BHYT trực thuộc ngành y tế tỉnh đã chi gần 3,4 tỷ đồng để

đầu tư cải thiện điều kiện khám chữa bệnh. Phần lớn số tiền này được đầu tư mua máy vi tính, máy lạnh, quạt, băng ca, xe đẩy bệnh nhân, sửa chữa phòng khám, buồng bệnh, trang bị bình nước uống nóng lạnh…

Ông Nguyễn Thành Khoa, một bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện Lê Lợi nhận xét: “Từ khi giá thu viện phí tăng thì tôi thấy bệnh viện trang bị thiết bị KCB đầy đủ hơn, thuốc men cũng đầy đủ hơn, các y, bác sĩ cũng phục vụ tận tình hơn xưa. Không còn cảnh chen lấn, xô đẩy và chờ đợi trong không khí ngột ngạt nữa…”

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, một Bệnh nhân đến khám tại TTYT Long Điền cũng có những nhận xét tương tự: “…Mới đầu khi nghe nói tăng giá viện phí, tôi thấy rất bực bội vì nghĩ rằng có tăng thế chứ tăng nữa thì mọi thứ cũng vẫn vậy thôi, nhưng rồi sau một thời gian, tôi nhận ra có một số thay đổi khi đến TTYT khám bệnh, các bảng chỉ dẫn rõ ràng hơn, ngồi chờ khám bệnh thoải mái hơn vì có ti vi để xem, các bác sĩ tư vấn, khám chu đáo hơn giờ thì tôi cảm

thấy việc tăng giá là hợp lý và không còn băn khoăn gì nữa”.

Nói về vấn đề tăng giá viện phí, Bác sĩ Trần Văn Bảy- Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi cho biết: “Sau khi điều chỉnh tăng giá viện phí, bệnh viện có điều kiện để mở rộng thêm phòng khám, số lượng bàn khám ngoại trú do đó cũng tăng lên, giảm bớt tình trạng chật chội, chen lấn khi chờ khám, bác sĩ có thời gian giải thích và tư vấn kỹ hơn cho bệnh nhân, thái độ và tinh thần phục vụ nhờ đó cũng thay đổi theo hướng tích cực…”.

Để nâng cao chất lượng KCB, ngành y tế cũng đã tích cực cải tiến quy trình khám bệnh. Tại các khu phòng khám, quầy thu viện phí, quầy phát thuốc của các đơn vị y tế đều có các bảng thông báo, hướng dẫn quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, giờ khám bệnh, giá viện phí mới..v..v…Các cơ sở y tế cũng tăng số lượng bàn khám và nhân viên phục vụ, hỗ trợ bệnh nhân làm các thủ tục nhập viện, chuyển viện. Nhờ đó đã rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân từ 2-3 giờ xuống còn 30 phút đến 1 giờ/lượt bệnh nhân. Qua công

Sau MỘT nĂM ÁP DỤnG GIÁ Thu VIỆn PhÍ MỚI:

Chất lượng và sự hài lòngđã được cải thiện rõ rệtCùng với việc triển khai và áp dụng giá viện phí mới theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế-Bộ Tài chính về việc Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, trong hơn một năm qua, ngành y tế tỉnh đã có nhiều nỗ lực nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực để từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

18

Page 19: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

tác đào tạo sau đại học và qua việc thực hiện đề án 1816 (chuyển giao kỹ thuật cho cơ sở y tế tuyến dưới), nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai.

Ông Phạm Kỉnh-Trưởng trạm y tế xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền cũng cho rằng: “…Sau một năm thông tư 04 ra đời công tác KCB đã tránh được phiền hà đáng kể cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn thuốc và trang bị thêm 1 số thiết bị thiết yếu cho trạm Y tế như: máy vi tính, máy lạnh, tủ lạnh, máy thở oxy và máy hút nhớt…”

Mới đây, Sở Y tế đã thực hiện cuộc khảo sát tại 6 bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thành phố. Kết quả, hơn 86% người được khảo sát cảm thấy

hài lòng hơn đối với cơ sở khám chữa bệnh sau khi điều chỉnh tăng giá viện phí.

Bác sĩ Trương Văn Kính- Giám đốc Sở y tế tỉnh BR-VT cũng đã đánh giá về việc áp dụng thông tư 04 tại tỉnh BR-VT: “….trong thời gian qua, tỉnh chúng ta đã phát triển được một số chuyên khoa mà chỉ có ở bệnh viện hạng 1 hay tuyến Trung Ương mới thực hiện được như cột sống, chấn thương sọ não hay u não, mổ nội soi. Ở tuyến huyện cũng có thể mổ những phẫu thuật đơn giản, điều đó chứng tỏ từ ngày có thông tư 04 cho phép sử dụng 15% trong giá thu viện phí mới để tái phục vụ người dân, về mặt chủ quan công tác KCB cũng nâng lên

được một bước, sự hài lòng của bệnh nhân cũng đã tăng lên đáng kể….”

Như vậy, sau một năm thực hiện khung giá mới, một số dịch vụ y tế áp dụng cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã mang lại những cải thiện tích cực về chất lượng KCB, điều kiện làm việc của bệnh viện, cơ sở vật chất, hạ tầng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Việc áp dụng giá dịch vụ mới không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Do đó, tăng giá dịch vụ y tế không những là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân mà còn tác động tích cực đến lộ trình BHYT toàn dân.

KHáNH CHI

Một ca phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Lê Lợi.

19

Page 20: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Chỉ mới được thành lập tháng 7 năm 2010 với qui mô ban đầu là 30 giường bệnh và

nay nâng lên 40 giường, khoa Ngoại Thần kinh được xem là khoa “trẻ” nhất bệnh viện Bà Rịa, nhưng những dấu ấn mà khoa để lại trong tâm trí của nhiều bệnh nhân và thân nhân của họ có lẽ rất khó phai mờ. Và đã nói đến khoa thuộc chuyên khoa mũi nhọn này thì không thể không nhắc đến người Trưởng khoa đã “lăn lộn” với khoa từ những ngày đầu…

Xin được trở lại hơn 20 năm về trước, khi ấy khoa Ngoại Thần kinh còn là một đơn nguyên điều trị trong khoa Ngoại tổng hợp và người Trưởng Khoa (bây giờ) khi ấy chỉ là một bác sĩ trẻ vừa mới ra trường. Từ một chủ trương rất đúng đắn của ngành Y tế (và một trong những người cụ thể hóa chủ trương này là GS.TS.BS Trương

Văn Việt – cựu giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy), đó là chuyển giao kỹ thuật mổ chấn thương sọ não về cho tất cả các tỉnh thành phía Nam để tận dụng “thời gian vàng”. Bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Thịnh - người con của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này của tỉnh BR-VT. Nhớ những ngày học trường đại học Y khoa Huế, vượt qua sóng to, gió lớn để vào đất liền học tập, nhiều phen anh tưởng đã phải bỏ mình giữa biển khi ước mơ, khao khát được học cái nghề mà mình yêu thích chưa thành. Nhưng những gian nan rồi cũng đã vượt qua. Năm 1991 tốt nghiệp ra trường, anh được gặp cơ duyên khi đến với miền đất lành BR-VT, để rồi lại tiếp tục một chặng đường gian nan “học nghề” nữa đang chờ anh phía trước…

Ngày ấy, dù lượng bệnh nhân bị chấn thương sọ não không nhiều như bây giờ, nhưng tử vong do bệnh lý này tại BV Bà Rịa và cả ở BV Chợ Rẫy chiếm tỉ lệ rất cao. Chính vì vậy mà các bác sĩ Ngoại Thần kinh hạ quyết tâm phải làm sao giải quyết được tình trạng này. Ngoài việc phải xử trí thật nhanh trong những giờ đầu khi có chỉ định phẫu thuật để tận dụng “khoảng thời gian vàng” còn phải thật khéo léo trong khi phẫu thuật để lấy hết máu tụ và khống chế những điểm chảy máu một cách triệt để mà không làm tổn thương thêm mô não. Thời gian phẫu thuật cho mỗi ca mất vài ba tiếng là chuyện thường. Phẫu thuật căng thẳng, nhưng đoạn hậu phẫu cũng còn nhiều lo âu, cần phải theo dõi rất sát để kịp thời phát hiện và xử lý điểm chảy máu tái phát hoặc chảy máu nội sọ đối bên do cơ chế dội.

“Cánh chim đầu đàn”của một chuyên khoa mũi nhọn

SONg Lê

Là khoa duy nhất trong các cơ sở Y tế của tỉnh BR-VT có thể điều trị các bệnh lý của thần kinh trung ương, lại cũng là khoa khá non trẻ về “tuổi đời”, nhưng bề dày thành tích thì rất đáng trân trọng và nể phục. Tôi muốn nói về khoa Ngoại Thần kinh - BV Bà Rịa và người bác sĩ Trưởng khoa luôn tận tụy với nghề - Ths. Bs Nguyễn Văn Thịnh!

20

Page 21: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Và thầy thuốc phải ngồi “canh” bệnh nhân thâu đêm suốt sáng để theo dõi bệnh là chuyện thường ngày. Mặt khác, vào thời điểm đó đâu đã có máy chụp cắt lớp điện toán (CT Scanner) hiện đại và thuận lợi như bây giờ, để chẩn đoán được khối máu tụ nội sọ phải khám, đánh giá lâm sàng thật kỹ, sau đó mới chụp mạch não đồ để định vị chính xác vị trí khối máu tụ. Nghe nói thì rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy hết nỗi khổ cực, vì bệnh nhân chấn thương sọ não bị kích thích rất dữ, phải huy động nhiều người giữ thật chặt thì hình chụp mới được rõ. Cũng không ít lần rượu và thức ăn của bệnh nhân (say sỉn) nôn bắn vào mặt, mũi các bác sĩ đang chăm chú làm việc, cứu họ. Nhưng với trách nhiệm hết lòng vì người bệnh, tận dụng từng giây, từng phút để giành giật lại mạng sống cho người bệnh khiến anh và các thầy

thuốc quên đi tất cả, khi mà mong muốn sau cùng là cứu được bệnh nhân, trả họ về với đời sống lao động và sinh hoạt bình thường như trước khi tai nạn – bệnh tật xảy ra, để vợ chồng con cái không phải lìa xa, hoặc “người đầu bạc” khỏi phải khóc “kẻ đầu xanh”… Nhiều trường hợp kết quả điều trị được như mong muốn và mọi cực khổ gian nan dường như chưa hề xảy ra. Thật đáng trân trọng biết bao đối với những người biết lấy niềm vui của người khác làm hạnh phúc cho mình. Nhưng (phải chi cuộc đời đừng có những chữ NHƯNG này!) cũng có nhiều lúc bệnh nhân không qua khỏi, anh lại thấy buồn, hụt hẫng cho dù những tổn thương của bệnh nhân là quá nặng. Song, bình tĩnh anh cũng đã biết vượt qua để vươn lên, và “tay nghề” ngày một chắc hơn, cao hơn.

BS Thịnh nói riêng cũng như các bác sĩ Ngoại Thần kinh khác không chịu dừng lại ở giải quyết các tổn thương sọ não do chấn thương mà còn đi sâu vào điều trị bệnh lý phức tạp hơn như chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống cũng như điều trị các khối U ở não. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa ở trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, ca phẫu thuật điều trị U não đầu tiên đã được triển khai ngay trong năm 2005 và ca chấn thương cột sống gây chèn ép tủy cấp cũng đã thực hiện lần đầu tiên tại tỉnh BR-VT vào năm 2010. Kết quả điều trị khả quan cũng như những khen thưởng, động viên kịp thời của các cấp lãnh đạo như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để đến hôm nay nhiều ca chấn thương sọ não nặng, xuất huyết não, u não và gãy cột sống… đã được điều

Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh thăm khám, theo dõi bệnh nhân.

21

Page 22: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

trị tại khoa Ngoại Thần kinh với tỉ lệ thành công cao (trên dưới 300 ca mỗi năm). Với những thành tích xuất sắc, BS Nguyễn Văn Thịnh đã được UBND tỉnh nhiều lần tặng bằng khen, và năm 2006 anh vinh dự được nhận Bằng khen do Bộ Y tế trao tặng.

Thật vui khi được nói về người Trưởng khoa tận tụy, gương mẫu và một tập thể khoa Ngoại Thần kinh luôn có nhiều cố gắng. Hãy một lần đến khoa để thấy các em Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo như thế nào trong tiếng “chửi rủa” của những người bệnh chấn thương sọ não chưa lấy lại được tri giác bình thường; để thấy những chị Y công cần mẫn dọn dẹp, lau chùi chất nôn của người bệnh (triệu chứng rất hay gặp khi chấn thương đầu), để thấy những bác sĩ sau một đêm trực gần như thức trắng vẫn cần mẫn khám bệnh, cho

Y lệnh điều trị trước khi giao ca, để rồi đầu giờ chiều có khi lại quay trở vào bệnh viện tham dự các buổi bình bệnh án, tập huấn chuyên môn… Tất cả nhắm tới mục tiêu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của từng bác sĩ, chất lượng điều trị ngày một tốt hơn, chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ngày một nâng cao.

Dù biết còn rất nhiều những tấm gương về các “Cánh chim đầu đàn” ở các chuyên khoa khác, ở các khoa, phòng khác trong và ngoài bệnh viện Bà Rịa cần được trân trọng và biểu dương, nhưng vì khuôn khổ trang báo có hạn, hy vọng quý đồng nghiệp ai cũng có thể tìm thấy bóng dáng của mình qua bài viết này, để từ đó, tìm lại cho mình nguồn động lực để tiếp tục vững bước trên con đường mình đã chọn. Chợt mong ước có một

ngày những “Cánh chim đầu đàn” này đồng loạt cất cánh để ngành Y tế vươn mình đến chân trời xa. Lại chợt nhớ về câu nói của người xưa: “Hữu xạ tự nhiên hương”, hãy hết lòng vì người bệnh, ắt sẽ đến ngày nhận được sự yêu mến, sẻ chia và cảm thông sâu sắc từ xã hội.

Sự nồng ấm của tình người, sự ấm áp của mùa Xuân đang đến, hòa quyện cùng tâm trạng rạo rực khi sắp được chuyển về một bệnh viện mới với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại mà cả ngành Y tế lẫn người dân trong tỉnh hằng mong ước bấy lâu nay đã thành sự thật. Và trên hết là sự cố gắng từng ngày, từng giờ trong công tác khám chữa bệnh cho người dân, khiến chúng ta vững tin hơn vào một năm mới với nhiều thành công mới!

Bà Rịa ngày cuối năm Quý Tỵ 2013

Một ca phẫu thuật sọ não tại bệnh viện Lê Lợi.

22

Page 23: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ bệnh nhân trên

địa bàn Thành phố Vũng Tàu, cũng như khách du lịch và các vùng miền khác, Bệnh viện Lê Lợi, Vũng Tàu đã chú trọng và mạnh dạn áp dụng nhiều kỹ thuật mới và kỹ thuật cao, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng từ phía người bệnh. Và cũng từ đó, hình ảnh của bệnh viện ngày một khẳng định vị trí của mình.

Để làm được điều đó, bệnh viện vừa chuẩn bị về nhân lực, gởi đi đào tạo ở tuyến trên và các trường đại học, vừa chuẩn bị trang thiết bị y tế cần thiết, vừa phối hợp chặt chẽ với tuyến trên theo chương trình 1816 của Bộ Y Tế, hoặc liên hệ trực tiếp theo qui trình chỉ đạo tuyến. Vừa học, vừa làm, vừa được chuyển giao là cách tiếp cận và hoàn thiện nhanh nhất các kỹ thuật mới, các kỹ thuật cao và triển khai nhanh nhất tại Bệnh viện.

Năm 2013, bệnh viện đã trưng cầu tuyến trên thẩm định và cho phép thực hiện mới 17 kỹ thuật lâm sàng và 10 kỹ thuật cận lâm sàng thuộc tuyến trung ương. Các kỹ thuật mới và kỹ thuật cao này bệnh viện đưa vào áp dụng một cách có hiệu quả, và số lượng bệnh nhân trở lại khám tại bệnh viện có tăng hơn nhiều so với năm trước, kể cả khám bệnh ngoại trú và nội trú.

Các kỹ thuật cao và kỹ thuật mới điển hình được áp dụng thành công tại bệnh viện trong năm qua bao gồm:Nội soi khớp gối tái tạo dây chằng chéo bị đứt; Nội soi khớp gối lấy bỏ sụn chêm bị tổn thương; Thay khớp háng trong gãy cổ xương đùi; Phẫu thuật tạo cầu nối động-tĩnh mạch trong chạy thận nhân tạo;

Phẫu thuật nội soi sỏi tiết niệu, u xơ TLT; Các phẫu thuật nội soi đường tiêu hóa như cắt túi mật, khâu thủng dạ dày, viêm ruột thừa…Phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tăng tiết mồ hôi tay 2 bên; Các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình như đóng định Sign trong gãy xương đùi, xương chày, bắt nẹp vis trong các loại gãy xương khác. v.v…

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã thành lập phòng Phẫu thuật thẩm mỹ thuộc khoa ngoại và cũng đã thực hiện nhiều phẫu thuật thuộc lĩnh vực này như: Các phẫu thuật tạo hình mắt, mũi, môi như cắt da thừa mi mắt, tạo mắt 2 mí, nhấn mi, chỉnh sửa mắt không đều, nâng mũi thường hoặc nâng mũi kiểu Hàn Quốc, nâng mũi S-line; Căng da mặt cổ một phần hoặc toàn bộ; Nâng ngực bằng túi gel; Thu nhỏ tuyến vú; Cắt da thừa – mỡ bụng có dời rốn hoặc không và một số phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ khác.

Ngoài ra, bệnh viện Lê Lợi cũng mời các Bs Bệnh viện Nhi Đồng 2-TP HCM về chuyển giao các phẫu thuật điều trị bệnh nhi như: Phẫu thuật tạo hình niệu đạo trước trong bệnh lỗ tiểu thấp; Phẫu thuật tinh hoàn ẩn; Hoàn thiện các kỹ thuật mổ thoát vị bẹn trẻ em nhỏ, các bệnh lý thừng tinh, bìu như nang nước, tràn dịch màng tinh v.v…

Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với các dịch vụ Y tế của nười dân, trên cơ sở những thành công bước đầu của một hướng đi đúng, sáng tạo của năm 2013, tin tưởng năm 2014 bệnh viện Lê Lợi tiếp tục thành công nhiều hơn với những kỹ thuật cao, tạo dựng niềm tin nơi người bệnh, người dân, để mỗi khi không may mắc bệnh, mọi người lại nghĩ ngay đến bệnh viện Lê Lợi thân thương, chất lượng.

NgUyễN HữU THọ

Bệnh viện Lê Lợi triển khai kỹ thuật AVF trong chạy thận nhân tạo.

BỆnh VIỆn LÊ LỢI:

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng điều trị

23

Page 24: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Những tin vui liên tục đến từ Khoa sản TTYT Xuyên Mộc trong năm và Lá thư của một người dân gửi đến BBT vào những ngày đầu tháng

11 năm 2013 là những ấn tượng khiến chúng tôi quyết định tìm về TTYT Xuyên Mộc để viết bài phản ánh. Khi được hỏi về những thành tựu của đơn vị nói chung và của Khoa sản nói riêng trong năm qua, Bs. Hồ Văn Hải giám đốc TTYT huyện Xuyên Mộc cho biết: “Năm 2013, Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc đã đạt được một số thành công nhất định. Trong hoạt động Y tế Dự Phòng: Bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đã giảm đáng kể về số mắc và ổ dịch nhỏ, không để xảy ra tử vong; các chương trình mục tiêu quốc gia đều đạt chỉ tiêu kế hoạch và duy trì hiệu quả bền vững. Hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị cũng có nhiều chuyển biến: số lượt khám bệnh tại TTYT huyện và các trạm Y tế xã đều tăng so với năm 2012, đạt 120% chỉ tiêu; công suất sử dụng giường bệnh tại TTYT đạt 90% (chỉ tiêu giao 80%). Có 5 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020 và đơn vị đã được UBND tỉnh xếp hạng bệnh viện lên hạng II…Tuy nhiên, điểm khởi sắc nhất của TTYT Xuyên Mộc trong năm 2013 chính là những thành công đến từ khoa sản khi liên tục cấp cứu thành công những ca nguy kịch, đưa hình ảnh của khoa sản thoát khỏi sự “nhạt nhòa” trong nhiều năm liền và từng bước tạo dựng được niềm tin của người dân trên địa bàn”.

Cũng như các cơ sở Y tế khác, ban lãnh đạo của TTYT Xuyên Mộc luôn quan tâm đặc biệt đến khoa sản vì đây là một khoa rất nhạy cảm, dễ xảy ra sai sót và dễ nhận lại phản ứng tiêu cực từ bệnh nhân cũng như thân nhân người bệnh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan như thiếu nhân sự, trang thiết bị, trình độ chuyên

Những tín hiệu vui từ khoa sản Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc

24

Page 25: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

môn còn hạn chế và quy trình khám sản chưa chặt chẽ, hoạt động tại khoa sản chưa thật hiệu quả, nhiều trường hợp phải chuyển lên tuyến trên do thân nhân thiếu tin tưởng và ngay cả các bác sĩ cũng không đủ tự tin giữ người bệnh ở lại dù hoàn toàn trong khả năng giải quyết được…

Nhận định nếu để tình trạng này kéo dài, vai trò của khoa Sản sẽ ngày càng trở nên yếu kém và không hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ mà người dân đòi hỏi cũng như để phù hợp với mô hình bệnh viện hạng

II, ban giám đốc của đơn vị đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp “sát sườn” tháo gỡ tất cả những “nút thắt” đang còn tồn tại và gây cản trở cho khoa sản trong quá trình phát triển.

Xác định “con người phải là ưu tiên số một”, do vậy đơn vị đã tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Y, bác sĩ. Một số bác sĩ của khoa đã được cử đi đào tạo chuyên khoa cấp I sản phụ khoa, nhiều nữ hộ sinh được theo học cử nhân. Bên cạnh đó, trong công tác tuyển dụng cũng ưu tiên tiếp nhận thêm nhiều nữ hộ sinh vào làm việc tại khoa sản. Tổ chức đào tạo liên

tục các lớp ngắn hạn và dài hạn cho bác sĩ và nữ hộ sinh (kể cả tuyến xã) để củng cố chất lượng chuyên môn ở tất cả các tuyến. Ngoài ra đơn vị còn cân đối lại nguồn ngân sách để đầu tư trang thiết bị, nguồn thuốc, nguồn máu dự trữ và huy động nguồn máu hiến từ đội ngân hàng máu sống tại đơn vị, phục vụ cho công tác cấp cứu và phẫu thuật sản phụ khoa. Trong năm qua, nhiều loại thiết bị như: máy siêu âm, monitor, điện tâm đồ, bàn sanh hiện đại và các máy móc, dụng cụ thiết yếu tại phòng mổ đã được trang bị. Quy trình chuyên môn, phác đồ điều trị theo hướng nâng cao chất lượng và áp dụng kỹ thuật mới cũng đã được cập nhật và hoàn thiện, tạo thuận lợi tối đa cho y, bác sĩ trong quá trình triển khai chuyên môn.

Để tránh những hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh tại khoa sản, lãnh đạo đơn vị cũng rất chú trọng nâng cao y đức cho nhân viên, với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, thông qua nhiều hình thức như: khen thưởng đột xuất những trường hợp nhiệt tình và hiệu quả trong cứu chữa bệnh nhân, đẩy mạnh công tác phê và tự phê trong các khoa phòng, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm y đức, quy tắc ứng xử… trong năm qua đã không để xảy ra bất kỳ đơn thư khiếu nại nào về thái độ cũng như chuyên môn của nhân viên khoa sản mà ngược lại hầu hết là những lời ngợi khen và cả những lá thư cảm ơn đến từ những thân nhân có người bệnh được cứu chữa tận tình, trách nhiệm.

Chia sẻ về những thành công đã đạt được trong năm qua, Bs CKI. Nguyễn Trọng Tuấn- trưởng khoa sản TTYT Xuyên Mộc cho biết: “có rất nhiều ca khó được khoa sản cấp cứu thành công trong năm 2013 này, nhưng để lại dấu ấn nhiều nhất về mặt chuyên môn phải kể đến ca cấp cứu sản phụ Trần Thị Thanh Hằng, ở Ninh Hải, Ninh Thuận vào cấp cứu ngày 27/7/2013 trong tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ, mất máu nặng; ca cấp cứu sản phụ Nguyễn Thị Kim Chi, ở xã Bình Châu, Xuyên Mộc,

Một ca phẫu thuật băt con tại Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc.

25

Page 26: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

vào viện cấp cứu ngày 7/10/2013 trong tình trạng co giật toàn thân (mang thai lần 2) và gần đây nhất là ca cấp cứu cho sản phụ Phùng Thị Nhiêm, ở xã Hòa Hội huyện Xuyên Mộc, mang thai 35 tuần, vào viện ngày 22/10/2013 trong tình trạng rất nặng: mất tri giác, mất phản xạ, da xanh nhợt, thở ngáp, mạch, huyết áp không đo được, huyết âm đạo đang còn rỉ rả chảy, siêu âm cấp cứu thấy tim thai đã ngừng đập, chỉ còn hy vọng cứu lấy người mẹ. Với tinh thần khẩn trương nhất phối hợp hiệu quả và chính xác trong từng y lệnh, cũng như sự tận tâm, hết mình vì người bệnh, các y, bác sĩ khoa sản TTYT Xuyên Mộc đã cấp cứu thành công tất cả các trường hợp kể trên, trả lại sự sống trong gang tấc cho từng sản phụ trong niềm vui khôn xiết của gia đình và người thân”.

Với những khởi sắc ban đầu sau hàng loạt những biện pháp nhằm thay đổi diện mạo của khoa sản đã tạo động lực để lãnh đạo đơn vị và tập thể khoa sản thêm vững tin vào chủ trương đã đề ra và mạnh dạn đưa khoa sản tiến thêm những bước mới. “Dự định của chúng tôi là sẽ tăng quy mô khoa sản từ 35 giường bệnh lên 50 giường bệnh đến năm 2015 và triển khai thêm một số kỹ thuật mới như: sàng lọc trước sinh, phương pháp đẻ không đau, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, phẫu thuật nội soi, nâng cao chất lượng điều trị các bệnh phụ khoa và tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác chỉ đạo tuyến”- Bs. Hồ Văn Hải phấn khởi cho biết thêm.

Còn rất nhiều việc phải làm để đạt được những mục tiêu đã đề ra cũng như xây dựng được thương hiệu của một khoa sản mà trước đó chưa có dấu ấn nào đáng kể. Song bằng quyết tâm của lãnh đạo và tập thể CBVC, tin tưởng rằng hoạt động của TTYT Xuyên Mộc nói chung và khoa sản nói riêng sẽ ngày càng khởi sắc, đem lại những dịch vụ Y tế tốt nhất cho người dân tại một huyện nghèo và xa xôi nhất của tỉnh.

KHáNH CHI

Công đoàn ngành Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng số 25 Công đoàn cơ sở với

trên 3.594 đoàn viên. Nhận thức một cách sâu sắc về vai trò trách nhiệm của y tế là một ngành đặc thù và nhạy cảm, với đối tượng phục vụ là những con người ốm đau bệnh tật, có nhu cầu cao về chăm sóc, điều trị và cảm thông , vì vậy vấn đề y đức , tinh thần thái độ phục vụ và kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong những vấn đề trọng tâm của ngành. Để nhân viên y tế đáp ứng được nhu cầu đó thì trước hết phải có lòng yêu ngành yêu nghề, phải có tay nghề chuyên môn và yên tâm côngt tác.

Trong những năm qua, song song với sự đầu tư của Ngành về nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, tổ chức

hiệu quả các phong trào thi đua như lao động giỏi, lao động sáng tạo, văn thể mỹ v.v. thì Công đoàn ngành luôn quan tâm chăm lo đời sống của cán bộ công chức, viên chức thông qua nhiều hoạt động phong phú và thiết thực, để tổ chức công đoàn thực sự trở thành nơi để đoàn viên công đoàn chia sẻ những tâm tư nguyện vọng, là chỗ dựa tinh thần cho mỗi đoàn viên rèn luyện, phấn đấu góp phần nâng cao hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các chế độ chính sách và quyền lợi của người lao động đã được triển khai một cách đầy đủ như đảm bảo đúng chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi ngành, nâng lương, chuyển ngạch, thai sản, nghỉ dưỡng sức, khám sức khỏe định kỳ và cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ

CÔnG ĐOàn nGành Y Tế Tỉnh BR-VT:

Ấm lòng quỹ tình thương đồng nghiệp

Ông Từ Phú Hải, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế BR-VT (bên trái) động viên và tặng quà cho đoàn viên măc bệnh nặng.

26

Page 27: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

lao động cho cán bộ làm trong môi trường độc hại, góp phần bảo vệ sức khỏe của CNVC-LĐ trong ngành.

Từ năm 2002, với mục đích chia sẻ, động viên, hỗ trợ kịp thời CBVC có hoàn cảnh khó khăn, khi ốm đau bệnh tật, khi gặp những biến cố trong cuộc sống, đồng thời động viên khích lệ con em cán bộn viên chức, công chức , người lao động trong ngành chăm ngoan học giỏi để cha mẹ yên tâm công tác, Công đoàn Ngành đã đưa ra sáng kiến thành lập và duy trì quỹ “tình thương đồng nghiệp” và quỹ “Khuyến học”. Quỹ được xây dựng trên tinh thần vận động đóng góp tự nguyện của đoàn viên công đoàn toàn ngành.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển quỹ, từ những phần kinh phí đóng góp ít ỏi 2.000đ/ người/ năm, đến nay đã vận động đóng góp tăng

lên mỗi người 1 ngày lương cho mỗi quỹ. Nhờ sự đóng góp này mà trong những năm qua đã có hàng ngàn xuất học bổng khuyến động viên các cháu con em ngành y tế và hàng trăm xuất quà trợ cấp, hàng chục căn nhà mái ấm được hỗ trợ cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Chỉ tính riêng năm 2013 từ nguồn quỹ này Công đoàn ngành thực hiện thăm hỏi tặng 122 suất quà đến CNVC-LĐ khó khăn, cán bộ CĐ hưu trí nhân dịp lễ tết, tổng kinh phí trên 50 triệu đồng, chi trợ cấp khó khăn 21 trường hợp bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo tổng kinh phí 88,9 triệu đồng, trao tặng 193 suất học bổng khuyến học, 41 suất học bổng khuyến tài cho 234 cháu là con của CCVCLĐ ngành y tế có hoàn cảnh khó khăn học giỏi với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng. Những phần quà hỗ trợ tuy chưa nhiều, nhưng thấm đượm nghĩa tình đồng nghiệp, đầy tính nhân văn sẻ chia và trách nhiệm.

Tại các CĐCS cũng đã trao tặng 257 suất học bổng khuyến học, kinh phí trên 120 triệu đồng, tổ chức 1/6, Trung thu cho các cháu, kinh phí 71,5 triệu đồng, thăm hỏi hàng trăm

trường hợp đoàn viên khó khăn với kinh phí trên 100 triệu đồng (bằng nguồn kinh phí vận động). Đẩy mạnh các hoạt động xã hội như: ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ bếp ăn tình thương tại Bệnh viện, đỡ đầu xã khó khăn, thăm hỏi các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cháu bị tàn tật được các đoàn viên hưởng ứng nhiệt tình v.v. tạo tinh thần đoàn kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với không khí vui tươi, bổ ích cho đoàn viên sau những ngày làm việc.

Với sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn ngành Y tế Việt Nam, đồng thời nêu cao khẩu hiệu: “Đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và hiệu quả vì quyền lợi, lợi ích của người lao động, vì sự ổn định phát triển của Ngành, vì an sinh xã hội và vì sự phát triển bền vững kinh tế đất nước”, Công đoàn ngành Y tế BR-VT sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, đặc biệt trong công tác chăm lo đời sống cho CBVC lao động, góp phần động viên đoàn viên công đoàn toàn ngành hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

CÔnG ĐOàn nGành Y Tế Tỉnh BR-VT:

Ấm lòng quỹ tình thương đồng nghiệp

Trao thưởng học bổng khuyến học, khuyến tài cho các em vượt khó học giỏi.

27

Page 28: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Đoàn Thanh niên ngành Y tế (Đoàn cơ sở sở Y tế) trực thuộc Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu,

hiện có 01 Liên chi đoàn và 12 chi đoàn trực thuộc, với gần 1000 đoàn viên, thanh niên. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn luôn xứng đáng là lực lượng nòng cốt của Ngành Y tế, gương mẫu, hăng hái trong các hoạt động về chuyên môn cũng như các hoạt động phong trào khác. Thực hiện chương trình công tác năm Thanh niên 2013 – năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần X và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 — 2017 và chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, Đoàn cơ Sở Sở Y tế đã tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám đốc nhiều chương trình hoạt động sôi nổi, phù hợp đặc thù nghề nghiệp của ngành, những hoạt động thiết thực đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2013.

Thực hiện phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp, Đoàn Cơ sở Sở Y tế đã chỉ đạo và tổ chức triển khai các phong trào phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. Cam kết thực hiện nghiêm túc 12 điều Y đức, đoàn viên, thanh niên chủ động và tích cực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, có nhiều sáng kiến cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác…Nhiều chi đoàn, liên chi đoàn đã tích cực hưởng ứng đăng ký công trình thanh niên, phần việc thanh niên với nhiều nội dung thiết thực và hiệu quả: Vườn cây thuốc Nam chuẩn, Quầy sách báo

thanh niên, Thùng gây quỹ từ thiện, tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và du học cho đoàn viên, thanh niên là học sinh…

Công tác đền ơn đáp nghĩa trong năm qua đã được chỉ đạo sát sao và thực hiện hiệu quả từ cấp Đoàn cơ sở đến hầu hết các chi đoàn, liên chi đoàn trực thuộc. Đầu năm 2013, Đoàn cơ sở đã tổ chức cho cán bộ Đoàn, các đoàn viên ưu tú Hành trình về nguồn và khám chữa bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân huyện Côn Đảo, viếng Nghĩa trang Hàng Dương với một chuỗi các hoạt động bổ ích khác. Duy trì hoạt động thăm khám và chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng tại xã Hoà Long và Long Phước, thành phố

Bà Rịa. Nhân ngày 27/7, các chi đoàn xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thiết thực: thăm hỏi tặng quà các gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình có công với cách mạng tại địa phương, tặng quà cho cán bộ nhân viên là con thương binh, liệt sĩ tại cơ quan, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ…

Bên cạnh các phong trào xung kích phát triển kinh tế xã hội, phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được Đoàn cơ sở Sở Y tế chú trọng và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc ở tất cả các chi đoàn, liên chi đoàn: hơn 40 đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo, tích cực trong công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, tuyên truyền về an toàn

Ân cần chăm sóc, động viên bệnh nhân nghèo.

Ấn tượng phong tràoĐoàn thanh niên năm 2013

28

Page 29: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Từ ngày 07 /01 – 25/01/2014, tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

Các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Sở Y tế là tổ chức Hội nghị trên tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn và tiết kiệm. Hội nghị tổng kết là dịp lãnh đạo và toàn thể CBCCVC tại các đơn vị cùng nhau đánh giá những mặt làm được, những mặt chưa làm

giao thông, tham gia tuyên tuyền về chủ quyền biển đảo, trong Hội thi “tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” Đoàn cơ sở đã tích cực tham gia và đạt giải A toàn đoàn.

Với đặc thù nghề nghiệp, trọng tâm của phòng trào tình nguyện của đoàn thanh niên ngành Y tế là khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo ở các xã khó khăn trong tỉnh. Trong nhiều năm qua, Đoàn thanh niên cũng như toàn ngành Y tế đã đảm nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt trong năm 2013, những hoạt động này được nhân rộng tới cấp chi đoàn. Chi đoàn Bệnh viện Bà Rịa và Lê Lợi là 2 chi đoàn đi đầu và chịu trách nhiệm chính trong công tác khám chữa bệnh từ thiện. Riêng chương trình “An sinh xã hội tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013”

của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 2 chi đoàn vượt mức chỉ tiêu đề ra, đã khám và phát thuốc cho hơn 1300 lượt người, đồng thời là lực lượng chủ đạo trong đợt khám bệnh từ thiện “Tháng Thanh niên năm 2013” do Tỉnh đoàn tổ chức.

Năm 2013, đánh dấu nhiều bước phát triển mới của hoạt động đoàn, đặc biệt là các chi đoàn mới thành lập, điển hình là 2 chi đoàn Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, TT Giám định Y khoa. Với số đoàn viên khoảng 13 người, được thành lập từ tháng 6 (năm 2013), nhưng số việc các chi đoàn viên non trẻ này đã làm được vượt xa những nội dung trong kế hoạch đặt ra. Hai chi đoàn đã phối hợp tổ chức phát 50 suất quà cho trẻ em nghèo nhân dịp Tết Trung

Thu, tại thành phố Vũng Tàu, trị giá 15 triệu đồng; tự huy động nguồn tài trợ riêng khám và phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách và người nghèo tại huyện Châu Đức, trị giá khoảng 38 triệu đồng. Chi đoàn Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có tham gia tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học tại chùa Liên Trì, thành phố Vũng Tàu…

Trong không khí của năm mới “Một năm bắt đầu từ mùa Xuân, Cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ” tin tưởng với sắc Xuân, sức trẻ, năm 2014 phong trào Đoàn tiếp tục giành nhiều thành tích mới, góp phần cùng toàn ngành Y tế tỉnh nhà phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

pHạM THị KHáNHBí thư Đoàn cơ sở SYT

Toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013

được, bài học kinh nghiệm và nguyên nhân của những tồn tại, đồng thời đề xuất với các cấp có thẩm quyền những nội dung thiết thực để phát triển công tác y tế của từng đơn vị trong những năm tiếp theo.

Lãnh đạo Sở Y tế đã đến dự và phát biểu kết luận, chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết của từng đơn vị, đồng thời giải quyết các vướng mắc, đề xuất của các đơn vị .

Cũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 – Phương hướng nhiệm vụ năm 2014, nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc của các đơn vị đã được cấp trên biểu dương khen thưởng.

Sau những Hội nghị tổng kết, toàn ngành Y tế lại tiếp tục bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới, công việc mới của năm 2014. Những chỉ đạo của lãnh đạo ngành cũng như những mục tiêu mà các đơn vị đặt ra sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Hy vọng năm 2014 sẽ có thêm nhiều thành tích mới, nhiều gương điển hình mới, nhiều tập thể xuất sắc hơn nữa trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. KHáNH CHI

29

Page 30: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Pharmaceutique là dược phẩm. Như vậy, sau 3.000 năm, các nhà Y học hiện đại đã nhất trí và chứng minh: “Thức ăn là thuốc đầu tiên” như Hypocrat từng nói.

Vấn đề cần quan tâm là thực phẩm phải đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch (an toàn thực phẩm), cách cấu tạo bữa ăn, cách chế biến, cách phân bổ các bữa ăn hàng ngày cho các lứa tuổi và các đối tượng khác nhau... Đó là vấn đề khoa học sinh dưỡng để sống lâu, sống khỏe. Theo nhà bác học tuổi thọ người Nga G.Kozlovskaia khẳng định: “Trong tương lai gần, nếu không chú ý đúng mức vấn đề ăn uống đối với sức khỏe thì khó có thể nói đến thực hiện chương trình tăng tuổi thọ”. Một nhà khoa học khác nhận xét: “Một mặt con người tạo ra thức ăn, nhưng mặt khác cũng có thể nói thức ăn tạo ra con người. Vì khi biết được chính xác, tỷ mỷ về cách ăn uống, mức độ dinh dưỡng của một người, người ta có thể biết được một phần khá cơ bản về người ấy, về sức khỏe, nếp sinh hoạt, tính tình, hiệu suất lao động và triển vọng bệnh tật của người ấy”. F.Enghel khi định nghĩa về sự sống như là cách tồn tại của chất đạm và thực chất của sự tồn tại ấy là sự thay cũ đổi mới thường xuyên trong các thành phần hóa học của chúng, qua con đường nuôi dưỡng và bài tiết (F.Enghel: Anti-Durhing, 1857). Tất cả những điều đó nói lên vị trí trung tâm của vấn đề ăn uống: Ăn uống - nghệ thuật sống lâu, sống khỏe.

Tuy thức ăn có 4 nhóm chủ yếu là: Đường, bột (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid) và nước, muối khoáng (đa và vi lượng), các Vitamin, những ứng dụng vào cuộc sống với tinh thần là một văn hóa ẩm thực và khoa học về dinh dưỡng là một vấn đề khoa học chuyên sâu. Bởi vì, ăn uống phải đảm bảo cân bằng, không thừa chất này, thiếu chất kia. Bởi mất cân bằng dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy giảm hàng loạt các chức năng tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, tụy, thần kinh v.v.. làm cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng sẽ dễ mắc bệnh tật và cuối cùng là giảm thọ.

Xuân Giáp Ngọ 2014DSCK2. TRầN TRấp

trường thọVĂN HÓA ẨM THỰC VÀ SỰ

Chúng ta đều biết, cơ thể con người là một khối thống nhất, nhu cầu dinh dưỡng cũng phải

giải quyết hài hòa, cân đối, đồng bộ, thống nhất trong bữa ăn đa dạng. Không thể giải quyết chia cắt, thấy thiếu thứ gì bổ sung thứ đó. Bởi vì người thiếu Vitamin A cũng đồng thời thiếu cả Vitamin B, C, E..., thiếu sắt cũng đồng thời thiếu cả iod, Cu, Zn, Selen, Cobal… cho nên ăn no, ăn ngon thì dễ, nhưng ăn đủ, cân bằng là cả một vấn đề khoa học. Vì thức ăn là nguồn cung cấp duy nhất cho cơ thể về năng lượng, cũng như nguyên liệu tạo hình. Giữa thức ăn và thuốc đều có mối liên hệ hữu cơ. Từ xưa Hypocrat (450-377 trCN) - người thầy vĩ đại đã nói: “Thức ăn là thuốc đầu tiên” và sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) đã nêu: “Một phần từ số thuốc là thức ăn, giữa thuốc và thức ăn có liên quan chặt chẽ và ăn là cách dùng thuốc hay nhất”. Còn Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) chỉ rõ: “Tỳ vị là bộ máy của hậu thiên (sống sau khi lọt lòng mẹ). Y học Phương Đông còn có trường phái trị bệnh gọi là phải bổ (thổ) do Lý Đông Viên (1180-1255) là một danh Y Trung Quốc đề xướng, ông đã soạn sách “Tỳ vị luận”, chủ trị bổ tỳ. Theo Khoa hạc ẩm thực, muốn nuôi dưỡng thận thì phải bổ tỳ, muốn

nuôi dưỡng tỳ thì phải nuôi dưỡng tâm trước, muốn nuôi dưỡng tâm phải nuôi dưỡng thần trước, muốn nuôi dưỡng thần phải nuỗi dưỡng khí trước, muốn nuôi dưỡng khí phải nuôi dưỡng tinh trước. Như vậy, người xưa đã biết dinh dưỡng theo âm dương. Y học Việt Nam từ xưa đã nghiên cứu về ăn uống theo nguyên lý âm dương ngũ hành, thể hiện sinh động văn hóa ẩm thực, dinh dưỡng đặc thù của 54 dân tộc Việt Nam. Từ chuyện bánh chưng, bánh dày, dưa hấu… được ghi lại rất sớm từ thời Trần – Lê trong “Lĩnh Nam Chính Quái”. Rồi các bài viết về cách ăn uống của nhà bác học Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ; của Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tuệ; của Phan Đình Hồ trong Vũ Trung Tùy bút; của Đào Duy Anh trong Việt Nam Sử Cương v.v… đã nói lên Việt Nam đã xuất hiện văn hóa ẩm thực rất sớm từ dân gian đến cung đình.

Ngày nay, y học hiện đại đã cung cấp và chứng minh những tư liệu rất quan trọng về: “Ăn uống, sức khỏe, tuổi thọ và bệnh tật”. Gần đây, các nhà Khoa học Pháp đã nêu 2 từ ghép: “Alicament và Nutraceutique”. Alicament gồm 2 chữ là: Aliment là thức ăn và Medicament là thuốc chữa bệnh và Nutraceutique gồm 2 chữ là: Nutration là dinh dưỡng và

30

Page 31: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

BảnSắcTiên Rồng Ông VạnTết

TinhHoaY-

DượcSángMuônXuân

Lương YMộtDạGhiĐiềuThiện

TừMẫuMuônĐờiNhớChữTâm

● Ngày Tết, nhiều của lạ vật ngon, khuyên bạn chớ ăn nhiều mà khổ!● Bữa Xuân, lắm t rà thơm rượu quý, nhủ mình đừng uống lắm kẻo nguy!

● Dù tóc bạc răng long, vẫn ngời tiếng Lương Y Như Từ Mẫu● Dẫu chân chồn gối mỏi, luôn sáng gương Thầy Thuốc Tựa Mẹ Hiền

Câu Đối TếtCâu Đối Tết

Page 32: BBT BẢN TIN SỨC KHỎE BR-VT - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/Suc khoe Xuan2014... · với quy mô 700 giường bệnh. Đảng

Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Ngành Y tế năm 2013